PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNGTRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh làm tố
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh
so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
Tác giả sáng kiến: Lê Thị Tân
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường TH Hoàng Hoa
Số điện thoại: 0985493261 E_mail: letantrang1971@gmail.com
.
Vĩnh Phúc, năm 2017
Trang 2BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao kĩ năng phát triển các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4-5.
.
Trang 31 Lời giới thiệu
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng,Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục Một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là: hình thành và phát triển nhâncách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lựcphục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Ngôn ngữ nói chung, Tiếng việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết vớiphương pháp dạy học Tiếng Việt Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồmcác bộ phận ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệthống nhỏ, có cơ cấu tổ chức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thốngngôn ngữ
Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn cơ bản của nhà trường phổthông nên phải thực hiện theo nguyên tắc giáo dục học Bởi vậy nguyên tắc dạyhọc Tiếng Việt phải cụ thể hóa mục tiêu và các nguyên tắc dạy học nói chungvào bộ môn của mình
Như vậy mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt nằm trong mục tiêuchung của giáo dục nước ta trong giai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằm hình thành đội ngũ lao động có tri thức,
có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo
- Theo mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 3 chương trình Tiểu học được xácđịnh như sau :
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt( Nghe – Nói – Đọc – Viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạtđộng cùng lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyệncác thao tác tư duy
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và nhữnghiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người về văn hóa , văn học của ViệtNam và nước ngoài
+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trongsáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa
- Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện
Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người Trong đó biện pháp
so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này
Trang 4Một mặt, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽlàm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làmcho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm Sosánh còn là phương thức bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách kín đáo và tế nhị.Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức
và biểu cảm
Nhờ những hình ảnh bóng bảy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kianhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biếntrong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi So sánh còn giúp các em hiểu vàcảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thứclàm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quýTiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh
Vậy từ những mục tiêu trên của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn “Luyện từ và câu” nói riêng tôi thấy :
Trong khi nói hoặc khi viết, nếu các em biết sử dụng hình ảnh so sánh sẽgây được ấn tượng hơn, dễ nhớ hơn và bài văn sẽ hay hơn, sinh động hơn Thếnhưng hiện nay ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và ở trường tôi nói riêng,
cụ thể hơn là các em học sinh lớp 3 bắt đầu được nhận biết và làm quen với “Hình ảnh so sánh” Vậy làm thế nào để học sinh tìm được những hình ảnh sosánh ? Đó là một điều mà mọi giáo viên cụ thể là giáo viên trực tiếp giảng dạyphân môn Luyện từ và câu cần phải quan tâm
Qua thực tế giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, tôi thấy hầu hết có rấtnhiều em còn lúng túng, chưa biết tìm những “ Hình ảnh so sánh” trong nhữngcâu thơ, khổ thơ, bài thơ và trong những đoạn văn mà bài tập đã yêu cầu
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã mạnh dạn trao đổi với một số giáoviên và tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là:
*Về sách giáo khoa:
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ
và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý: mặc dù SGK đã chú trọng
phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiếnthức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều khókhăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới
* Về phía giáo viên:
Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiệndạy học và tài liệu tham khảo còn ít Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chútrọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn
Trang 5của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò củaphân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
* Về phía học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản,trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật so sánh còn hạn chế Vốn kiến thức vănhọc của học sinh, nhất là học sinh vùng thôn quê của chúng tôi còn rất hạn chế
về nguồn sách báo, tài liệu văn học còn ít ỏi Vì đa số các em đều là con em giađình thuần nông Một số em nhận biết về vốn từ ngữ còn hạn chế, khả năng giaotiếp kém, học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể Nên khi tiếp thu về nghệ thuật
so sánh rất khó khăn Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ
mỉ thực tế
* Gia đình: Một số gia đình chưa quan tâm tạo điều kiện và đầu tư cho
việc học của con em mình như: Chuẩn bị các tài liệu sách tham khảo
Như vậy qua thực tế, tôi thấy hoàn cảnh gia đình cũng là một yếu tố quantrọng ảnh hưởng gián tiếp đến việc học tập của các em, để hiểu rõ hơn về các
em tôi đã tiếp cận gần gũi các em để tìm hiểu tâm lý của mỗi học sinh Sau khitìm hiểu tôi thấy rằng: Nhìn chung các em rất ngoan, rất chăm chỉ học bài Bêncạnh đó vẫn còn một số em tiếp thu bài chậm nguyên nhân là do các em mảichơi và có những em còn phải làm đỡ gia đình nên thời gian học bài không có
Từ những suy nghĩ và những băn khoăn trên đã thôi thúc tôi đi sâu
nghiên cứu tìm ra những phương pháp tối ưu để thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3”
2 Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình
ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3
3 Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Thị Tân
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hoàng Hoa - xã Hoàng Hoa
- Số điện thoại: 098549326 Email: letantrang1971@gmail.com
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Tân - Giáo viên Trường Tiểu học
Hoàng Hoa
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: “Nghiên cứu các pháp giúp học sinh làm tốt
dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3”
Trang 66 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng
1/10/2017
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến:
a) Về nhận thức của học sinh:
Bước vào đầu năm học, tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao trọngtrách làm chủ nhiệm lớp 3C Lớp tôi có tổng số 35 em học sinh, trong đó có 13
em nữ và 22 em nam Trong đó có 1 học sinh khuyết tật
Để biết rõ được chất lượng cụ thể của học sinh tôi đã tiến hành khảo sáttrong hai đợt
+ Đợt 1 : Khảo sát đầu năm học do nhà trường ra đề
+ đợt 2: Khảo sát đầu tháng 10 do tôi ra đề thông qua ý kiến của Ban giámhiệu
Như hoa đầu cành
b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch
c) Cánh diều như dấu “ á “
Ai vừa tung lên trời
Qua hai đợt khảo sát chất lượng như sau :
Trang 7Phân loại Sĩ số Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL % SL % Đợt 1 35 20 57,1 15 42,8
+ Học sinh đọc đề vội vàng, chưa đọc được câu văn một cách trọn ven, lưuloát dẫn đến không hiểu nội dung của bài yêu cầu bài tập
+ Học sinh còn hạn chế nhiều về vốn từ và kĩ năng sử dụng từ ngữ trong khinói, viết; kĩ năng đọc hiểu nên hầu hết các em nhầm lẫn giữa dạng bài tìm sự vậtđược so sánh với dạng bài tìm hình ảnh so sánh với nhau trong các câu thơ, câuvăn Bên cạnh đó một số em nắm được yêu cầu của bài nhưng khi làm còn lúngtúng về cách trình bày
+ Do các em chưa biết phân tích, tìm hiểu kỹ yêu cầu của đầu bài là yêu cầutìm “cái gì" ?
+ Do lứa tuổi của các em còn nhỏ, hiếu động, mải chơi
+ Do một số em kiến thức bị hổng từ lớp 2 nên có ảnh hưởng đến sự tiếpthu của kiến thức mới
Từ những nguyên nhân trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi phươngpháp dạy học và các biện pháp kết hợp giữa phương pháp truyền thống vớiphương pháp đổi mới Chắt lọc những tinh hoa của phương pháp truyền thống
và phương pháp hiện đại để có những biện pháp tối ưu nhất trong dạy và học
b) Những biện pháp thực hiện:
* Biện pháp 1: Củng cố kiến thức cũ ở lớp 2.
Như chúng ta đã biết, các kiến thức mà học sinh được học từ lớp dưới lêncác lớp trên là một vòng tròn xoáy trôn ốc Vậy để học được các kiến thức mới ởcác lớp trên trước hết các em phải nắm chắc các kiến thức cũ ở lớp dưới
Trang 8Thông qua việc hiểu và nắm chắc kiến thức cũ này sẽ giúp cho học sinh cónền móng để tiếp thu những kiến thức mới, đồng thời phát triển được tư duysáng tạo của các em.
Ngay sau khi khảo sát chất lượng và nắm được nguyên nhân, tôi đã nghiêncứu chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 để bổ sung kiến thức chocác em Tôi thấy những dạng bài tập Luyện từ và câu mà học sinh còn yếu, bịhổng kiến thức như : Từ chỉ sự vật,từ chỉ hoạt động
Trước hết tôi phải ôn tập cho học sinh những kiến thức từ dễ đến khó, từđơn giản đến phức tạp và điều quan trọng là phải bám sát vào chương trình củasách Tiếng việt 2
Ví dụ 1:
- Dạng 1 : Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau :
( SGK Tiếng việt 2 – tập 1- Trang 27)
- Dạng 2 : Từ dạng 1 tôi chuyển sang dạng 2 để nâng cao dần kiến thức lên
cho học sinh
Đề bài: Tìm các từ theo mẫu trong bảng ( mỗi cột 3 từ)
M : học sinh M : ghế M : chim sẻ M : xoài
( Sách Tiếng việt 2 - Tập 1 – Trang 35)
Để làm được bài tập ở dạng 2 này , học sinh cần phải hiểu được yêu cầucủa đề bài Cụ thể đề bài yêu cầu như sau :
+ Tìm từ chỉ người – Theo mẫu : Học sinh
Trang 9+ Tìm từ chỉ đồ vật – Theo mẫu : Ghế
+ Tìm từ chỉ con vật – Theo mẫu : Chim sẻ
+ Tìm từ chỉ cây cối – Theo mẫu : Xoài
- Mỗi cột cần phải tìm thêm 3 từ
Như vậy với dạng bài này Giáo viên cần khắc sâu cho học sinh biết : tất cảcác từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối được gọi chung là “Từ chỉ
sự vật”
Ví dụ 2: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp vào mỗi chỗ trống dưới đây :
a) Cô Xuân Mai………môn Tiêng việt
b) Cô dạy rất dễ hiểu
c) Cô chúng em chăm học
( SGK – Tiếng việt 2 – Tập 1 trang 59)
Giáo viên có thể chọn thêm bài tập để phát triển tư duy cho học sinh :
Đề bài : Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trongnhững câu sau :
a) Con trâu ăn cỏ
b) Đàn bò uống nước dưới sông
c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ
( SGK – Tiếng việt 2 – Tập 1 – trang 67)
Sau khi đã thực hiên biện pháp này trong một tháng tôi đã khảo sát và thấykết quả như sau :
SL % SL %
35 27 77,1 8 22,8Như vậy khi áp dụng thực hiện biện pháp 1, tôi thấy chất lượng học tậpcủa học sinh có nâng lên nhưng kết quả chưa cao, chưa đáp ứng được mongmuốn và yêu cầu đề ra
Trang 10Tôi thấy : Củng cố kiến thức cũ có ưu điểm là giúp học sinh hệ thống hóa lạicác kiến thức đã học và nâng cao phát triển tư duy độc lập, nâng cao hứng thúhọc tập cho các em Qua đó rèn luyện được những kỹ năng, kỹ xảo, nắm chắccác kiến thức đã học, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em Tuy nhiên, biện pháp củng cố kiến thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trongviệc tiếp tục học các kiến thức mới Nhưng thực tế qua đợt khảo sát cho thấyviệc dạy học sinh nắm được kỹ năng để nhận biết tốt các hình ảnh so sánh trởnên quan trọng và cần thiết Chính vì vậy tôi đã đi nghiên cứu và áp dụng biệnpháp dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so sánh.
b Biện pháp 2: Dạy kỹ năng làm tốt những bài tập (dạng tìm các hình ảnh so sánh).
Muốn làm được các bài tập về ‘‘Tìm hình ảnh so sánh’’ trước hết học sinhphải hiểu được yêu cầu của đầu bài
Khi các em đã hiểu được yêu cầu của đầu bài rồi thì các em sẽ tìm ra đượccách làm hay nhất và có hiệu quả nhất Để thực hiện được điều đó học sinh cầnphải biết rõ điều kiện và trình độ của mình để tiến hành làm bài
Vì vậy, khi dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh sosánh trước hết học sinh phải biết được : Từ chỉ người, từ chỉ đồ vật, từ chỉ convật, từ chỉ cây cối
Sau khi học sinh hiểu và nắm chắc được điều đó, tôi đã sử dụng phươngpháp đàm thoại để giảng bài Dùng các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở và trọng tâm cầnkhắc sâu kiến thức Tôi sắp xếp các câu hỏi theo một hệ thống từ dễ đến khó, từđơn giản đến phức tạp Trong quá trình giảng dạy, tôi chỉ là người nêu vấn đề vàhọc sinh tự tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đó
Để học sinh nắm được kỹ năng làm tốt các bài tập tìm hình ảnh so sánh,tôi đã hướng dẫn học sinh cần phải nắm được các bước sau :
Ví dụ 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau :
a) Bế cháu ông thủ thỉ :
Cháu khỏe hơn ông nhiều !
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
Phạm Cúc
Trang 11b) Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Trần Đăng Khoa
c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Trần Quốc Minh
* Bước 1: Đọc kỹ đề, tìm hiểu đề
Trước tiên tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ đề, vừa đọc vừa suy nghĩ xem yêu cầuđầu bài cần phải làm gì ? Sau khi học sinh hiểu được yêu cầu của đầu bài rồitôi đã yêu cầu học sinh tiến hành đến bước 2
* Bước 2: Tìm các sự vật được so sánh với nhau.
Trong bước 2 này, tôi sẽ dùng phương pháp đàm thoại và gợi mở hướng dẫnhọc sinh làm mẫu phần (a)
giáo viên nêu câu hỏi: Trong phần (a) sự vật nào được so sánh với sự vật nào
- Phần (c): những ngôi sao – mẹ đã thức vì chúng con, mẹ – ngọn gió
Sau khi học sinh đã tìm đúng các sự vật được so sánh, tôi tiếp tục yêu cầu họcsinh tìm từ so sánh
Trang 12* Bước 3: Tìm từ so sánh.
- Trong các dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh thì học sinh phải biết:
Từ so sánh nó được đứng sau sự vật được so sánh và đứng trước sự vật sosánh Nói tóm lại là từ so sánh đứng ở giữa hai vế :
+ Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh
+ Vế B nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh
Sau khi học sinh đã hiểu cách tìm từ so sánh các em sẽ nhận biết rất nhanh
Như vậy qua bước 2 và bước 3, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy rõ:
- Hình ảnh so sánh nó phải có sự vật được so sánh và sự vật dùng để sosánh Đặc biệt là phải có cả từ so sánh được đứng giữa hai sự vật ấy Từ đó họcsinh sẽ hiểu và làm đúng được bài tập
Bài làm: Các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ trên là :
a) Cháu khỏe hơn ông nhiều !
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
b) Trăng khuya sáng hơn đèn
c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Qua hai tháng thực hiện biện pháp 2 và một số biện pháp khác kèm theo để
bổ trợ cho biện pháp 2 Tôi thấy chất lượng học tập của học sinh có tính khảquan rõ rệt qua đợt khảo sát học kỳ I như sau :