Kết quả mổ khám bệnh tích

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của cỏ cứt heo (ageratum conyzoides l ) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 37)

Sau 7 ngày điều trị, tiến hành mổ khám tất cả chuột thí nghiệm và quan sát bệnh tích. Kết quả khảo sát bệnh tích được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.4: Tần số xuất hiện các bệnh tích trên chuột sau 7 ngày điều trị

Các bệnh tích

Tổng chuột mổ khám

Số chuột biểu hiện (con) Tỷ lệ biểu hiện (%) NT1 NT2 NT3 ĐC n = 8 % n = 10 % n = 12 % n = 5 %

Phổi xuất huyết 35 1 12,5 1 10 1 8,3 4 80 20

Lách sưng to 35 1 12,5 1 10 0 0 3 60 14,2

Dạ dày mỏng 35 0 0 0 0 0 0 5 100 14,2

Phổi hoại tử 35 1 12,5 0 0 0 0 2 40 8,5

Thận hoại tử 35 0 0 0 0 0 0 2 40 5,7

Gan hoại tử 35 0 0 0 0 0 0 1 20 2,8

Ghi chú: NT1: nghiệm thức 1 với liều 0,217 g/kg P; NT2: nghiệm thức 2 với liều 0,43 g/kg P; NT: nghiệm thức 3 với liều 0,65 g/kg P; ĐC: nghiệm thức đối chứng không điều trị, n: số chuột mổ khám ở từng nghiệm thức.

Qua bảng 4.4 cho thấy bệnh tích xuất hiện chủ yếu ở phổi, gan, lách, dạ dày và thận; không ghi nhận ở tim và ruột. Bệnh tích xuất huyết trên phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (20%); tiếp đến là lách và dạ dày chiếm tỷ lệ bệnh tích bằng nhau (14,2%); phổi (8,5%); thận (5,7%); gan (2,8%). Khi so sánh hiệu quả điều trị giữa các nghiệm thức thấy rằng ở NT3 (0,65 g/kg P), bệnh tích biểu hiện thấp nhất so với NT2 (0,43g/kg P), NT1 (0,217 g/kg P) và ĐC không dùng cao cỏ cứt heo điều trị. Sự khác biệt này có thể thấy rõ qua sự biểu hiện bệnh tích ở các cơ quan như: phổi xuất huyết, tỷ lệ biểu hiện ở NT3: 8,3%, NT2: 10%, NT1: 12,5% và ĐC: 80%; lách sưng, tỷ lệ biểu hiện ở NT3: 0%, NT2: 10%, NT1: 12,5% và ĐC: 60%; phổi hoại tử, tỷ lệ biểu hiện ở NT3, NT2

hoại tử, và gan hoại tử không xuất hiện trên các chuột khi được điều trị bằng cao cỏ cứt heo (NT1, NT2, NT3), chỉ biểu hiện ở nghiệm thức không được điều trị bằng cao (ĐC) với tỷ lệ biểu hiện là 100%, 40% và 20% tương ứng. Điều này cho thấy Cỏ cứt heo cho tác dụng điều trị rất tốt đối với vi khuẩn S. aureus ở liều 0,65 g/kg P do cây Cỏ cứt heo có chứa các thành phần kháng khuẩn như: tanin, flavonoid ,các hợp chất alkaloid…

Ngoài ra, cỏ cứt heo còn giúp bảo vệ dạ dày chuột,và không gây độc tính trên gan và thận. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Shirwaikar et al.,(2003) khi sử dụng ethanol chiết xuất cỏ cứt heo để điều trị vết loét ở dạ dày chuột, kết quả cho thấy ở liều 500mg/kg và 750 mg/kg bảo vệ đáng kể tổn thương dạ dày đến 80,59% và 89,33% tương ứng liều. Mặt khác, cỏ cứt heo cũng không gây bất kỳ tác động có hại nào lên gan, thận, xương và tuyến tụy của chuột khi thử nghiệm ở liều 500 và 1000 mg/kg (Igboasoiyi et al., 2007).

Sau đây là một số hình ảnh về bệnh tích trên chuột:

Hình 4.6. Thận hoại tử (trái) và phổi hoại tử (phải)

Hình 4.8. Lách sưng to (NT ĐC), lách sau khi điều trị và lách chuột bình thường

Hình 4.9. Phổi bình thường (trái) và phổi xuất huyết (phải)

Đối chứng

Hình 4.10. Dạ dày bình thường (trái) và dạ dày mỏng (phải)

Hình 4.11. Bệnh tích hoại tử vùng tiêm vi khuẩn (trái) và vùng hoại tử sau khi điều trị (phải)

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của cỏ cứt heo (ageratum conyzoides l ) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)