Điều trị bệnh do Staphylococcus aureus trên chuột bạch

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của cỏ cứt heo (ageratum conyzoides l ) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 27)

cao lá cỏ cứt heo

3.4.2.1 Động vật thí nghiệm

Chuột bạch (Mus musculus domesticus), giống ddY (Nhật Bản), bốn đến năm tuần tuổi, có trọng lượng từ 22-24 gram/con được mua từ Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và nuôi trong các hộp nhựa hình chữ nhật, phía trên có nắp đậy. Mỗi ô hộp được lót độn bằng trấu, có thức ăn và nước uống riêng. Nước uống được đựng trong chai nhựa và có ống thông nhỏ cắm vào nắp hộp để chuột hút nước uống. Thay nước và trấu mỗi ngày vào buổi sáng. Chuột được cho ăn với khẩu phần thức ăn viên khoảng 5 g/ngày, đồng thời có bổ sung thêm các loại rau củ như dưa leo, giá, khoai lang. Tất cả chuột thí nghiệm được nuôi dưỡng, chăm sóc trong cùng điều kiện. Chuột nuôi thích nghi từ 3-7 ngày, tiến hành bố trí thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm chuột được kiểm tra lại trọng lượng.

3.4.2.2 Chuẩn bị vi khuẩn

Chủng Staphylococcus aureus được bảo quản và đem cấy truyền sang đĩa thạch NA , ủ ở 37oC trong 24 giờ. Lấy khuẩn lạc nuôi tăng sinh trong 5 ml môi trường canh thịt BHI (Brain Heart Infusion) đã khử trùng ở 121oC trong 15 phút, sau đó đem lắc (100 vòng/phút) ở 37oC trong 4 - 6 giờ. Ly tâm ở 2.500 vòng/phút trong 10 phút, phần dung dịch phía trên sau khi ly tâm được bỏ đi, phần lắng ở đáy được rửa sạch bằng dung dịch Ringer’s Solution 2 lần. Phần vi khuẩn lắng phía dưới sẽ được pha loãng với dung dịch Ringer’s solution đến khi đạt nồng độ 1010

cfu/ml theo tiêu chuẩn McFarland Standard 0,5 (kiểm tra lại mật độ vi khuẩn bằng máy so màu quang phổ với bước sóng 600 nm, điều chỉnh OD-1±0,1). Nồng độ này được sử dụng làm canh khuẩn để tiêm truyền bệnh cho chuột qua đường tiêm ở xoang bụng.

3.4.2.3 Bố trí thí nghiệm điều trị trên chuột

Mục đích: đánh giá khả năng điều trị bệnh do vi khuẩn S. aureus của cao cỏ cứt heo trên chuột bạch.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (4 chuột/nghiệm thức) và 3 lần lập lại, 12 đơn vị thí nghiệm Tổng số chuột dùng thí nghiệm là 48 chuột.

Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm điều trị trên chuột Nghiệm thức Lặp lại (lần) Tổng số chuột (con) Nguồn tác động Liều dùng (g/kg TT) Nhịp cấp Đƣờng cấp: uống Liệu trình

NT I 3 12 Cao CCH 0,217 2 lần/ngày 0,1 ml 7 ngày

NT II 3 12 Cao CCH 0,43 2 lần/ngày 0,1 ml 7 ngày

NT III 3 12 Cao CCH 0,65 2 lần/ngày 0,1 ml 7 ngày

NT ĐC 3 12 Nước cất – 2 lần/ngày 0,1 ml 7 ngày

CCH: Cỏ cứt heo

Nghiệm thức 1 (NT I): liều dùng 0,217 g/kg thể trọng.

Nghiệm thức 2 (NT II): liều gấp 2 nghiệm thức1: 0,43 g/kg thể trọng. Nghiệm thức 3 (NT III): liều gấp 3 nghiệm thức 1: 0,65 g/kg thể trọng.

NTĐC: nghiệm thức đối chứng (uống nước cất + DMSO 10%) 0,1ml/chuột/lần. Nhịp cấp 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng lúc 7h và buổi chiều lúc 17h

Phƣơng pháp tiến hành

Từ kết quả LD50 của Nguyễn Thị Hàn Ni (2014), tất cả chuột đều được gây nhiễm với vi khuẩn S. aureus nồng độ 1.2x1010 cfu/ml, liều 1 ml/con bằng đường tiêm xoang bụng. Sau 60 phút gây nhiễm, tiến hành điều trị cho chuột bằng cao cỏ cứt heo (cho uống 0,1ml/con) ở ba liều khác nhau: 0,217 g/kg thể trọng (P); 0,43 g/kg P; 0,65 g/kg P tương ứng với 3 nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng (ĐC) cho uống 0,1ml/con dung dịch nước cất và DMSO (10%).

Chuẩn bị cao cỏ cứt heo dùng trong điều trị

Nghiệm thức 1: liều 0,217 g cao/kg thể trọng

Dung môi pha cao: DMSO (10%) và nước cất (tỷ lệ 1:5)

Các nghiệm thức 2 (0,43 g/kg P) và nghiệm thức 3 (0,65 g/kg P) thực hiện tương tự nghiệm thức 1, chỉ thay đổi trọng lượng cao theo nghiệm thức.

Đối với lô đối chứng cho chuột uống liều: 0,1ml/chuột bằng DMSO (10%) + nước cất theo tỷ lệ 1:5.

Theo dõi: Ghi nhận triệu chứng lâm sàng, số chuột khỏi bệnh, mổ khám

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của cỏ cứt heo (ageratum conyzoides l ) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)