Mục đích nghiên cứu: Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh. Từ đó học sinh biết phân biệt, biết cách so sánh tu từ. Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3.
Trang 1Ơ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÉP TU TỪ
SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
Lĩnh vực : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học
Năm học: 2016 - 2017
Mã SKKN
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 2
V.PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU: 2
VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2
PHẦN II: NỘI DUNG 2
I CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
1 Cơ sở lí luận: Error! Bookmark not defined 2 Cơ sở thực tiễn: Error! Bookmark not defined II THỰC TRẠNG HIỆN NAY: 3
1 Thuận lợi: 3
2 Khó khăn: 3
III NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 5
1 Nội dung chương trình: 5
2 Những biện pháp cụ thể: 6
IV KẾT QUẢ: 17
PHẦN III : KẾT LUẬN 19
Trang 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Với tư cách là một phân môn thực hành của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập Đây là nhiệm vụ chính yếu, cuối cùng của dạy từ và câu ở Tiểu học Dạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho học sinh, giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm nghĩa của từ, luyện tập sử dụng
từ Từ đó giúp học sinh nói năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này So sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm So sánh tu
từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị Như vậy, đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm
Biện pháp tu từ so sánh là một trong những nội dung khó học nhất đối với học sinh lớp 3 Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học sinh thông qua các bài tập thực hành Từ đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay của một
số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn Mặt khác, việc dạy tu
từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5 Song thực tế học sinh lớp 3 nhận biết được hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức so sánh vào nói và viết còn nhiều hạn chế Chính vì lí do trên
nên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp học sinh
học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.”
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh Từ đó học sinh biết phân biệt, biết cách so sánh tu từ
Trang 4- Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong Tiếng Việt
- Tìm hiểu về nội dung dạy học về phép tu từ so sánh
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 để tìm hiểu nội dung, các dạng bài tập về phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 trong trường tiểu học, những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh
- Nghiên cứu và tham khảo các sách nâng cao, các tài liệu có liên quan
IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng qua thực tế giảng dạy tại các lớp khối
3 nơi tôi đang công tác hiện nay
V.PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU
- Phương pháp điều tra giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017
Trang 5
PHẦN II: NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Ngôn ngữ nói chung, Tiếng Việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học Tiếng Việt Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồm các bộ phận ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ, có cơ cấu tổ chức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống ngôn ngữ
Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn cơ bản của nhà trường phổ thông nên phải thực hiện theo nguyên tắc giáo dục học Bởi vậy nguyên tắc dạy học Tiếng Việt phải cụ thể hóa mục tiêu và các nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn của mình
Như vậy mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt nằm trong mục tiêu chung của giáo dục nước ta trong giai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằm hình thành đội ngũ lao động có tri thức,
có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo
II THỰC TRẠNG DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH Ở TRƯỜNG HIỆN NAY:
1 Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất đầy đủ thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập
- Giáo viên thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham gia các tiết chuyên đề để nâng cao chuyên môn
- Nhận thức của học sinh tương đối đồng đều
2 Khó khăn:
a.Về sách giáo khoa:
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ
và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý, mặc dù SGK đã chú trọng
phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiến thức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới
b Về phía giáo viên:
Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt
Trang 6Sử dụng phương pháp chưa linh hoạt
- Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh
* Chẳng hạn với những câu thơ :
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm
Học sinh tìm vật so sánh với nhau : mùa thu- con mắt
Kiến thức về so sánh còn hạn chế dẫn đến việc vận dụng so sánh vào nói và viết còn hạn chế Trong phân môn Tập làm văn chỉ có khoảng 40% học sinh biết vận dụng phép so sánh vào bài viết của mình hoặc có vận dụng thì hình ảnh cũng không đẹp hoặc chưa hợp lý Ví dụ khi tả mái tóc của mẹ có học sinh viết: “ Mẹ em có mái tóc mượt như nhung.”
Rất nhiều em chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh Với câu hỏi: Trong những hình ảnh so sánh, em thích hình ảnh nào nhất, vì sao? Học sinh chỉ nêu được hình ảnh mình thích nhưng không nêu được lí do tại sao mình thích
* Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận và vận dụng biện pháp tu từ
so sánh của học sinh lớp 3 trong học kỳ I năm học 2015 - 2016 tôi thống kê
số lỗi học sinh thường mắc sau :
Chưa cảm nhận được giá trị phép so
Trang 7III NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1 Nội dung chương trình:
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống kê phân tích các hướng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn: "Luyện từ và câu" của chương trình SGK lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy
Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 được dạy 1tiết/1 tuần trong đó có 7 tiết dạy
về So sánh (trong học kỳ I) Mục đích yêu cầu về nội dung, kiến thức mỗi tiết
cũng nâng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh từng bước nắm bắt, ghi nhớ và luyện tập có hiệu quả
Yêu cầu và mức độ của mỗi tiết dạy được tôi cụ thể hóa trong bảng sau:
Tiết 1 (Tuần 1) Học sinh bước đầu làm quen với biện pháp tu từ So sánh
Tiết 2 (Tuần 3)
Học sinh biết cách tìm những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn và nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các câu văn đó
Tiết 3 (Tuần 5)
Học sinh nắm bắt được kiểu so sánh: So sánh hơn kém, so sánh ngang bằng Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu văn chưa có từ so sánh
Tiết 4 (Tuần 7) Học sinh tìm hiểu thêm một cách so sánh: so sánh sự vật với con người, con người với sự vật
Tiết5 (Tuần10) Học sinh nắm bắt thêm cách so sánh: So sánh âm thanh với
âm thanh
Tiết 6 (Tuần 12) Học sinh biết cách so sánh hoạt động với hoạt động
Tiết 7 (Tuần 15) Học sinh đặt được câu văn có hình ảnh so sánh
Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập 1 dạy về So sánh gồm 7 tiết với các mô hình sau:
+ Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật
+ Mô hình 2: So sánh Sự vật - Con người
+ Mô hình 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động
+ Mô hình 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh
Đặc trưng của phân môn Luyện từ và câu có những điểm mới so với sách giáo khoa cũ là học sinh tự rút ra kiến thức qua việc thực hành làm các bài tập SGK đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả so sánh qua các dạng bài tập
Trang 8
2 Những biện pháp cụ thể:
Biện pháp 1 : Vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh
Vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào hai loại bài tập cơ bản của phép
tu từ so sánh: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng
+ Đối với bài tập nhận diện:
- Cách tiến hành :
Ví dụ : Tiết luyện từ và câu tuần 1
Bài tập 2: (Trang 8): Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong những câu văn, câu thơ sau:
Bước 1 : GV nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động
- HS đọc yêu cầu trong SGK, cả lớp đọc thầm
- GV yêu cầu HS đọc kĩ các câu văn, câu thơ rồi tìm ra các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn câu thơ đó
- Phổ biến cách làm (Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)
- Yêu cầu làm SGK
Bước 2 : HS phân tích ngữ liệu và làm vào sách
Bước 3 : Báo cáo kết quả:
- GV chiếu bài HS lên máy chiếu
- HS cả lớp theo dõi, phân tích kết quả của bạn, nêu nhận xét, bổ sung
- Chiếu thêm một số bài để kiểm tra
Trang 9Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm chắc các từ chỉ sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên là:
+ “ Hai bàn tay em” so sánh với “hoa đầu cành”
+ “ Mặt biển so sánh với “tấm thảm khổng lồ”
+ “ Cánh diều” so sánh với dấu “á”
+ “ Dấu hỏi” so sánh với “vành tai nhỏ”
Bước 4 : GV tổ chức cho học sinh rút ra được bài học thông qua các câu hỏi
dẫn dắt, gợi ý
Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao “Hai bàn tay em” được so sánh với “hoa đầu cành” hay vì sao nói “ Mặt biển” như “tấm thảm khổng lồ”? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn:
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp
+ Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á
Trên thực tế ấn tượng thính giác kết hợp với ấn tượng thị giác giúp các em
dễ dàng nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn nên tôi
đã cho học sinh xem ảnh “cánh diều” và “dấu á” Còn dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai thì tôi cho học sinh nhìn vào vành tai bạn
Cuối cùng tôi đưa ra kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật xung quanh ta Bởi vậy, khi so sánh cần có hai sự vật đưa ra, hai sự vật đó phải có điểm giống, điểm tương đồng với nhau
Và trong hai sự vật đó (1 sự vật được so sánh, 1 sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh) thường được đặt trước và sau từ “như” Đây là một dấu hiệu để nhận ra các sự vật được so sánh với nhau trong câu
Bước 4 : GV tổ chức cho học sinh rút ra được bài học thông qua các câu hỏi
dẫn dắt, gợi ý Đây là dạng bài thực hành nhưng mục đích là hình thành kiến thức mới cho học sinh tiến hành phân tích, phát hiện là chủ yếu Hướng dẫn phân tích tập trung chủ yếu vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện 2 yếu tố quan trọng của phép so sánh đó là cái so sánh và cái được so sánh
+ Đối với bài tập nhận diện:
Đối với dạng bài này khi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ chủ yếu
là chứng minh và phán đoán GV cần hướng dẫn các em điều kiện cần thiết khi tiến hành các mức độ phân tích đó
Cách tiến hành:
VD: Tiết Luyện từ và câu tuần 15
Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh trong tranh
Trang 10Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập
- Quan sát từng cặp sự vật trong tranh
- Viết các câu có hình ảnh so sánh trong tranh
Bước 2 : Viết tên từng cặp sự vật trong tranh
- Tranh 1: + Mặt trăng so sánh với quả bóng
- Tranh 2: + Nụ cười của bé so sánh với bông hoa
+ Khuôn mặt của bé so sánh với bông hoa
- Tranh 3: + Ngọn đèn so sánh với ngôi sao
VD: + Trăng tròn như quả bóng / Trăng đêm rằm tròn như quả bóng
+ Bé cười tươi như hoa / Nụ cười của bé tươi như bông hoa mới nở
+ Đèn sáng như sao / Ngọn đèn sáng như những vì sao
Sau khi làm bài GV giúp HS rút ra được kiến thức cần củng cố: Muốn viết được hình ảnh so sánh trước hết cần quan sát kĩ sự vật được so sánh với nhau sau đó tìm ra điểm giống nhau giữa chúng và từ đó viết ra hình ảnh so sánh
Biện pháp 2: Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào dạy tu từ
so sánh
GV sử dụng phương pháp trên để giúp học sinh tạo các hình ảnh so sánh
Trang 11GV có thể tiến hành các bước sau:
- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói
- Hướng dẫn phân tích mẫu theo một số yêu cầu
- HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Ví dụ : Em hãy đặt câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh với từ sau :
Ở câu trên, sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
Mặt trăng và cánh diều có đặc điểm gì giống nhau ?
Từ nào là từ dùng để so sánh? Còn có thể sử dụng từ so sánh nào khác nữa? Trăng đầu tháng còn được so sánh với sự vật nào nữa?
Dựa vào câu trên hãy đặt câu với từ Mặt trăng đầu tháng có sử dụng biện pháp so sánh
Bước 3: HS tập đặt câu:
VD: Trăng như quả cau phơi
Trăng như quả chuối vàng tươi
Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu tuần 12 học sinh được học so sánh hoạt động với hoạt động Sau khi học sinh làm xong bài tập 2 tìm các hoạt động được so sánh với nhau trong các khổ thơ, đoạn văn để học sinh có thể tạo ra các câu có hình ảnh so sánh GV đưa ra tình huống :
Trang 12Bước 2 : Hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống Cho HS sắm vai các
tình huống, các học sinh nhận xét, bổ sung hoặc nêu ra hình ảnh so sánh khác
Nam: Hải này, cậu biết không bác hàng xóm nhà tớ rất dũng cảm
Hải: Sao cậu lại bảo bác ấy dũng cảm?
Nam: Hôm trước tớ chứng kiến bác ấy đuổi theo một tên cướp lấy lại túi
xách cho một cô gái đấy
Hải: Bác ấy chạy nhanh thế cơ à?
Nam: Ừ, bác chạy nhanh như ma đuổi ấy
Bước 3: Nhận xét, bổ sung, đưa ra các hình ảnh so sánh khác nếu có
GV cho HS nhận xét về cách so sánh của bạn Hải
- Con có nhận xét gì về cách so sánh của bạn Hải? “Chạy như ma đuổi” là miêu tả người chạy nhanh trong tình huống nào?
- Con có thể thay hình ảnh so sánh đó bằng hình ảnh so sánh nào?
HS có thể nói: Bác ấy chạy như tên bắn
Bác ấy chạy nhanh như gió
Bác ấy chạy nhanh như cắt
Từ tình huống GV đưa ra có thể giúp học sinh thấy được trong giao tiếp muốn hình ảnh so sánh có phù hợp không thì phải đặt trong văn cảnh
Biện pháp 4: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy tu từ so sánh
Mục đích của việc thảo luận nhóm là đưa HS vào trong giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, để từ đó tự hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện
kĩ năng sử dụng phép so sánh trong giao tiếp Qua hoạt động nhóm, giáo viên đánh giá được khả năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức về so sánh tu từ trong giao tiếp của học sinh
Phương pháp này rất phù hợp với việc dạy tu từ so sánh Có thể sử dụng biện pháp này cho cả hai dạng bài tập: bài tập nhận dạng và bài tập vận dụng
Ví dụ : Luyện từ và câu tuần 3:
1 Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:
Bác nhìn dến tận Cà Mau cuối trời
b Em yêu nhà em