1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện ở trường tiểu học

117 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 BÙI THỊ KIM THÚY DẠY - HỌC ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Xuân HÀ NỘI, 2012 HÀ NỘI, 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu; phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; quý thầy, cô giáo, những người luôn truyền đạt những tri thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Lê Anh Xuân, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Và cuối cùng, xin cảm ơn tới Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám và trường Tiểu học Gia Thụy đã tạo điều kiện tốt nhất và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. HỌC VIÊN Bùi Thị Kim Thúy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu những cam kết trên là không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 Tác giả luận văn Bùi Thị Kim Thúy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11 1.1 Cơ sở lí luận Ngữ văn 11 1.1.1 Lí thuyết về Tập làm văn 11 1.1.2 Lí thuyết về văn kể chuyện 13 1.1.3 Lí thuyết về đoạn văn và đoạn văn trong văn kể chuyện 16 1.1.3.1 Khái niệm 16 1.1.3.2 Cấu trúc 17 1.2 Cơ sở lí luận tâm lí học 21 1.2.1 Tâm lí học lứa tuổi học sinh Tiểu học 21 1.2.1.1 Đặc điểm về mặt cơ thể 21 1.2.1.2 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống 22 1.2.1.3 Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) 23 1.2.1.4 Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học 24 1.2.1.5 Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học 25 1.2.1.6 Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học 25 1.2.1.7 Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học 25 1.2.2 Đặc điểm về ngôn ngữ của học sinh Tiểu học 26 1.3 Cơ sở thực tiễn 27 1.3.1 Chương trình sách giáo khoa Tiểu học 27 1.3.2 Thực trạng dạy và học TLV Tiểu học 31 1.3.3 Thực trạng dạy học đoạn văn trong văn kể chuyện 32 Tiểu kết chƣơng 1 33 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 34 2.1 Dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện theo hướng dẫn của sách giáo viên 34 2.1.1 Mục đích, yêu cầu cần đạt của bài học về đoạn văn kể chuyện 35 2.1.2 Đồ dùng dạy học chuẩn bị cho bài học 35 2.1.3 Các hoạt động dạy học 36 2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học đoạn văn trong văn kể chuyện. 42 2.2.1 Nâng cao vốn sống cho học sinh. 42 2.2.2 Nâng cao khả năng liên kết văn bản cho học sinh. 45 2.2.3 Tổ chức hoạt động nhóm 51 2.2.4 Sử dụng bảng phụ 53 2.2.5 Sử dụng bản đồ tư duy. 60 Tiểu kết chƣơng 2 66 CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM 67 3.1 Mục đích thực nghiệm 67 3.2 Nội dung thực nghiệm 67 3.2.1 Bài dạy thực nghiệm 67 3.2.2 Định hướng thiết kế giáo án thực nghiệm 68 3.2.3 Các giáo án cụ thể 68 3.3 Cơ sở và đối tượng thực nghiệm 87 3.4 Thời gian và quy trình thực nghiệm 88 3.5 Tiến trình triển khai thực nghiệm 88 3.6 Đánh giá thực nghiệm 88 3.7 Kết quả thực nghiệm 89 Tiểu kết chƣơng 3 92 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 98 DANH MỤC VIẾT TẮT TLV : Tập làm văn SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên GV : Giáo viên HS : Học sinh TH : Tiểu học NXB : Nhà xuất bản 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nhà trường Tiểu học, môn Tiếng Việt mang tư cách một môn khoa học đồng thời là công cụ giúp học sinh học những môn học khác. Đây là môn học cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về ngôn ngữ như là một phương tiện thông báo (về ngữ âm, cấu tạo từ, ngữ pháp, ); mặt khác, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà nó hình thành và rèn luyện ở HS thông qua các giờ học tạo thành vốn sống cần thiết cho mỗi người. Đây sẽ là một phần rất quan trọng tạo nên cái nền văn hóa cho mỗi cá nhân, giúp cho họ hòa nhập thành công trong xã hội ngay khi còn nhỏ và trong suốt quá trình trưởng thành. Bởi vậy, môn Tiếng Việt được coi là môn học trung tâm, chiếm thời lượng lớn nhất (8 tiết/ tuần) trong nhà trường Tiểu học, với 7 phân môn: Học vần, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mục đích của môn Tiếng Việt nói chung và từng phân môn nói riêng là đồng thời rèn luyện và nâng cao 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Các kĩ năng này không tách rời nhau trong từng bài học. Tuy nhiên, mỗi phân môn dường như chú trọng hơn về một vài kĩ năng: Học vần, Tập đọc chú ý hình thành và phát triển kĩ năng đọc (đọc thành tiếng và đọc – hiểu văn bản), Tập viết, Chính tả chú trọng rèn kĩ năng viết (viết đúng chữ và viết đúng chuẩn chính tả), Luyện từ và câu nhằm cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về ngôn ngữ để trẻ có thể sử dụng nó như một công cụ hiệu quả trong tư duy và giao tiếp, Kể chuyện thiên về hướng rèn luyện kĩ năng nghe – nói. Còn TLV, có thể nói, đây phân môn mang tính chất tổng hợp từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong cả bậc học và thể hiện được đậm nét dấu ấn ngôn ngữ cá nhân. TLV có vai trò rất đáng kể đối với nội dung chương trình Tiếng Việt nói riêng và chương trình giáo dục trong trường Tiểu học nói chung. 2 Kiến thức trong phân môn TLV không phải là lí thuyết thuần tuý mà là các kiến thức về kiểu bài, về các kĩ năng làm văn. Chúng có vai trò định hướng, hướng dẫn cho một kiểu bài, ví dụ: Thế nào là kể chuyện, Thế nào là miêu tả (SGK Tiếng Việt 4, tập 1); kiến thức tập làm văn còn là những khái niệm lí thuyết làm cơ sở để rèn luyện kĩ năng, ví dụ: Cốt truyện, Nhân vật, Đoạn văn trong bài văn kể chuyện, Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật (SGK Tiếng Việt 4, tập 1), Thông qua tiết dạy TLV, giáo viên có thể hướng dẫn, giúp học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Mà đoạn văn chính là đơn vị trực tiếp tạo nên một văn bản nói và viết hoàn chỉnh. Mỗi văn bản nói và viết được hình thành từ nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn diễn tả một ý và giữa các đoạn có sự liên kết với nhau. Như vậy có thể thấy, tầm quan trọng của kỹ năng viết đoạn văn là vô cùng lớn. Không có những kiến thức, hiểu biết, kỹ năng tốt về viết đoạn văn, học sinh sẽ không thể hoàn thành được một bài văn hoàn chỉnh. Đặc biệt, trong thể loại văn kể chuyện, vai trò, vị trí của đoạn văn lại càng quan trọng. Văn kể chuyện có đặc điểm là người viết phải kể thành nhiều đoạn, để dẫn dắt câu chuyện. Do đó, việc dạy - học tốt các đoạn văn trong bài văn kể chuyện tạo điều kiện để học sinh làm tốt bài văn và rèn luyện kĩ năng kể chuyện, một thể loại chiếm khá nhiều thời lượng và được dạy khá kỹ trong chương trình tiểu học. Chính vì những lý do đã đề cập đến ở trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề: Dạy – học đoạn văn trong bài văn kể chuyện làm đề tài nghiên cứu chuyên ngành Giáo dục học của mình. 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Lịch sử nghiên cứu về phân môn TLV trong trường Tiểu học Việt Nam là một quốc gia văn hiến với truyền thống văn hóa khoa cử đã trải qua hàng ngàn năm. Ngót mười thế kỉ, từ khoa thi tiến sĩ đầu tiên năm 1075, đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ với 47 trạng nguyên. Hiện nay ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) vẫn còn 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ thời Hậu Lê. (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, tr 15). Trong suốt nghìn năm ấy, có thể nói, văn chương (các loại thi, từ, chiếu, biểu, văn,…) là môn học duy nhất để rèn luyện và tuyển chọn con người bổ sung vào hệ thống quan lại. [38, tr 354 – 356]. Đọc văn, giảng văn, làm văn … là hoạt động chủ yếu của nhà trường phong kiến suốt hàng ngàn năm. Từ những năm đầu thế kỉ XX, với sự cai trị của Thực dân Pháp, các nội dung dạy trong nhà trường không còn duy nhất môn văn mà có nhiều môn tự nhiên, xã hội. Sau năm 1945, nước nhà giành quyền độc lập, nền giáo dục cũng ngày càng phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Đã có những cuộc cải cách giáo dục (những năm 1950, 1956, 1979), và lần thay sách giáo khoa lần gần đây nhất (năm học 2001 - 2002) hướng tới mục tiêu đưa sự nghiệp giáo dục phát triển hiện đại và toàn diện. Phân môn TLV trong môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học và phân môn TLV trong môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông (trung học cơ sở và trung học phổ thông) cũng nằm trong xu hướng đó. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thể hiện sự đổi mới trong dạy học tiếng Việt nói chung và TLV nói riêng thông qua các chương trình cải cách, các bộ SGK và SGV mới. Trước năm 2000, dạy TLV trong nhà trường thiên về dạy viết văn bản. Nội dung TLV nói không thực sự được quan tâm, nó không phải là một nội dung độc lập mà chỉ là một thao tác chuẩn bị cho bài TLV viết. [...]... dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện - Thực nghiệm sư phạm 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Việc dạy và học đoạn văn trong bài văn kể chuyện cùa học sinh Tiểu học (chương trình Tiếng Việt 4 hiện hành) 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học các bài về đoạn văn trong bài văn kể chuyện ở Tiểu học Cụ thể là các bài sau : + Bài Đoạn văn trong bài. .. Luận văn được viết với mục đích tìm ra được những phương pháp, những cách thức phù hợp để có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện dành cho cấp tiểu học hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn trong công tác dạy học đoạn văn trong bài văn kể chuyện - Tìm hiểu về chương trình, sách giáo khoa phân môn TLV ở chương trình tiểu học - Đề... pháp dạy học kể chuyện Tác giả Nguyễn Trí đã viết quyển Để dạy học tốt Tiếng Việt 2 Phần viết về phương pháp dạy học kể chuyện, các tác giả đã vạch ra mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học kể chuyện Đồng thời, các tác giả đã xây dựng cách tổ chức dạy học một tiết kể chuyện 2.3 Lịch sử nghiên cứu về đoạn văn và đoạn văn trong bài văn kể chuyện Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn. .. tạo lập những văn bản hoàn chỉnh từ các đoạn văn Tuy nhiên từ đó lại đặt ra một vấn đề: Đoạn văn trong văn kể chuyện (mà sau đây chúng tôi sẽ gọi là đoạn văn kể chuyện) có những đặc trưng gì giống và khác với các đoạn văn khác như: đoạn văn miêu tả, đoạn văn nghị luận… Dạy học đoạn văn kể chuyện cần phải được tiến hành như thế nào? Mối quan hệ giữa việc rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn kể chuyện với các... nhiên, đối với HS tiểu học, việc nhận diện đoạn theo các dạng cấu trúc trên quá phức tạp Bởi vậy, chấp nhận quan điểm đoạn văn của bài văn kể chuyện thường có bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn Mỗi đoạn văn của bài văn kể chuyện thường kể về một sự việc, trong chuỗi sự việc làm nên cốt truyện Mở đoạn nêu sự việc, thân đoạn kể diễn biến và kết đoạn nêu kết thúc sự việc Ví dụ : Ở xã Vinh Quang,... kiểu bài khác như văn miêu tả, văn nghị luận, văn thuyết minh,… + Chỉ tên một phân môn trong chương trình Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học, bên cạnh các phân môn Học vần, Tập viết, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, TLV [26, tr 275] 14 Trong trường Tiểu học hiện nay, văn kể chuyện bắt đầu được dạy từ lớp 1 trong phân môn Kể chuyện, từ lớp 2 trong phân môn Tập làm văn và Kể chuyện với 3 kiểu bài chính:... chuyện với các kỹ năng làm văn khác ra sao… Những vấn đề này vẫn là vấn đề mới mẻ, chưa có tài liệu nào quan tâm một cách cụ thể và sâu sắc Trong luận văn này, tôi tiến hành khảo sát tình hình dạy và học đoạn văn kể chuyện ở trường Tiểu học, rút ra những kết luận cụ thể để từ đó đưa ra cách dạy tối ưu cho những tiết dạy – học đoạn văn trong bài kể chuyện cho học sinh tiểu học 8 3 Mục đích nghiên cứu,... khảo sát là giáo viên và học sinh ở hai trường tiểu học, một trường trong nội thành và một trường ở ngoại thành Hà Nội, đó là trường TH Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình và trường TH Gia Thụy, huyện Gia Lâm để lấy ý kiến các giáo viên trực tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học về cách tổ chức dạy học sinh cách viết đoạn văn kể chuyện 5.2 Phương pháp thống kê Luận văn sử dụng phương pháp thống... thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội + Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại + Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đã được nghe + Thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn + Phát biểu ý kiến trong cuộc họp 29 - Kết cấu 3 phần của bài văn kể chuyện và văn miêu tả (mở bài, thân bài, kết - Viết: bài) Lập dàn ý + Viết dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả bài văn kể. .. một tiết kể chuyện 6 Ở trong nước cũng có nhiều ý kiến về văn kể chuyện PGS.TS Lê A phân biệt rõ giữa chuyện và kể chuyện, câu chuyện và truyện, những khái niệm có liên quan trong sách Làm văn [2, tr 67 – 68] Trong cuốn Về văn miêu tả và kể chuyện, nhà văn Phạm Hổ, dưới hình thức tâm sự với trẻ nhỏ, đã đề cập đến khái niệm kể chuyện và cách kể chuyện Tác giả cũng đưa ra một số khái niệm: chuyện, ý . DẠY – HỌC ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 34 2.1 Dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện theo hướng dẫn của sách giáo viên 34 2.1.1 Mục đích, yêu cầu cần đạt của bài học về đoạn văn kể. quả dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện. - Thực nghiệm sư phạm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Việc dạy và học đoạn văn trong bài văn kể chuyện cùa học. cứu về văn kể chuyện và đoạn văn trong bài văn kể chuyện nói riêng, cũng như đưa ra được những nhận xét phản ánh thực trạng tình hình dạy học xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện trong

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w