Chương trình sách giáo khoa Tiểu học

Một phần của tài liệu Dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện ở trường tiểu học (Trang 34)

Trong chương trình SGK Tiểu học, phân môn TLV viết và nói được bố trí song song từ lớp 1 đến lớp 5, với các nội dung học tập, chuẩn kiến thức, kỹ năng khác nhau. Riêng lớp 1 chưa có tập làm văn viết mà chỉ có tập làm văn nói vì lúc này học sinh đang học chữ, chưa viết được câu, đoạn.

Chương trình cụ thể của phân môn TLV trong SGK Tiểu học như sau:

Lớp Kiến thức Kỹ năng

1

Nói:

- Nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học

- Trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi đơn giản theo mẫu - Kể lại những mẩu chuyện được nghe, kể trên lớp (kết hợp nhìn tranh minh họa và đọc lời gợi ý dưới tranh)

2

- Sơ giản về đoạn văn và nội dung của đoạn văn

- Một số nghi thức, lời nói: Nói lời chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu, đáp lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu.

- Viết:

+ Viết câu kể, câu hỏi đơn giản

+ Viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả đơn giản bằng cách trả lời câu hỏi

+ Viết bưu thiếp, tin nhắn - Nói:

+ Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, đề nghị, tự giới thiệu, đáp lời cảm ơn, xin lỗi, lời mời,… trong các tình huống giao tiếp ở trường học, gia đình, nơi công cộng.

+ Trả lời và đặt câu hỏi đơn giản

+ Kể một mẩu chuyện hoặc một đoạn câu chuyện được nghe

+ Nói lời giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, bạn bè trường lớp theo gợi ý.

3

- Sơ giản về bố cục của văn bản - Sơ giản về đoạn văn - Một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường lớp; viết thư, đơn, báo cáo,…(không có tiết học riêng, nhận biết thông qua bài thực hành) - Viết:

+ Viết đoạn văn kể, tả đơn giản theo gợi ý. + Điền vào tờ khai in sẵn, viết đơn, viết báo cáo ngắn theo mẫu, viết bức thư ngắn, trình bày phong bì thư.

- Nói:

+ Dùng lời nói chính thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội.

+ Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại.

+ Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đã được nghe

+ Thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn. + Phát biểu ý kiến trong cuộc họp.

4

- Kết cấu 3 phần của bài văn kể chuyện và văn miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài). Lập dàn ý bài văn kể chuyện, miêu tả. - Đoạn văn kể chuyện, miêu tả - Bài văn kể chuyện miêu tả - Một số văn bản thông thường: đơn, thư, tờ khai in sẵn - Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận

- Viết:

+ Viết dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả + Viết đoạn văn miêu tả, kể chuyện theo dàn ý + Viết thư, giấy mời

- Nói:

+ Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc, thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Kể chuyện bằng lời nhân vật.

+ Bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi. thảo luận vấn đề gần gũi, đặt câu hỏi trả lời câu hỏi làm rõ vấn đề

+ Giới thiệu về con người, lịch sử, văn hóa địa phương

5

- Sơ giản về liên kết câu, đoạn văn - Văn miêu tả - Văn bản thông thường: đơn, - Viết:

+ Lập dàn ý trong bài văn miêu tả + Viết đoạn văn, bài văn miêu tả

+ Viết biên bản một cuộc họp, một vụ việc + Viết tóm tắt bản tin

báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hoạt động

- Một số quy tắc trong trao đổi, thảo luận

+ Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc, thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia

+ Trao đổi thảo luận về đề tài phù hợp với lứa tuổi; bày tỏ ý kiến, thái độ về vấn đề đang trao đổi, thảo luận

+ Giới thiệu về lịch sử, văn hóa, nhân vật tiêu biểu các địa phương

Trong chương trình TLV ở Tiểu học như đã trình bày ở trên, văn kể chuyện được coi là một kiểu bài rất quan trọng. Hiện nay, văn kể chuyện bắt đầu được dạy từ lớp 1 trong phân môn kể chuyện, từ lớp 2 trong phân môn TLV và phân môn kể chuyện. Học sinh tiểu học được học văn kể chuyện sớm vì đây là phương thức tự sự đã ổn định, được sử dụng nhiều trong đời sống, trong nhà trường và trong văn học.

Văn kể chuyện trong phân môn TLV và phân môn kể chuyện có nhiều kiểu bài, cụ thể :

- Kể lại chuyện được học trong bài Tập đọc đầu tuần (lớp 2, 3) hoặc vừa nghe thầy cô giáo kể (lớp 4, 5)

- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc: Kiểu bài này còn gọi là văn trần thuật. Bài trần thuật của học sinh khác với loại truyện kể lại của các nhà văn ở chỗ: HS chỉ cần kể lại trung thành với cốt truyện đã có, sự sáng tạo chỉ ở lời kể, cách kể. Còn truyện kể lại của nhà văn đòi hỏi sự sáng tạo hơn rất nhiều. Trong chương trình, khi kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc, HS còn tập chuyển đổi ngôi kể.

Một phần của tài liệu Dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện ở trường tiểu học (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)