Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện ở trường tiểu học (Trang 96)

Đề tài mong muốn áp dụng một cách linh hoạt phương pháp dạy học tích hợp trong các bài học nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực viết đoạn văn, giúp cho việc học tốt phần văn bản này và cuối cùng là xây dựng một văn bản hoàn chỉnh. Chính vì vậy, giáo án mẫu đã thiết kế phương pháp giảng dạy, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn đã có kết quả hơn nhiều so với giáo án thông thường của giáo viên lớp đối chứng.

Nhìn chung, việc thực nghiệm được sự hưởng ứng, đồng tình cao của giáo viên và học sinh các lớp thực nghiệm. Kết quả thu được trong quá trình dạy cho thấy:

- Về nội dung bài học: Dung lượng kiến thức vừa đủ, hệ thống bài tập phù hợp với tầm nhận thức của học sinh, các bài tập có sự phân loại theo trình độ của học sinh.

- Về phương pháp của giáo viên: Các giáo viên cố gắng sử dụng kết hợp một cách linh hoạt giữa nội dung lý thuyết và bài tập thực hành, sử dụng các

phương tiện hiện đại. Vì vậy, giờ học diễn ra một cách sáng tạo, có nhiều bài tập phát huy được khả năng tự bộc lộ năng lực cảm thụ của học sinh.

- Về phía học sinh: Học sinh được lĩnh hội tri thức và rèn luyện năng lực viết văn.

- Trong giờ học, các kiến thức và kỹ năng đã được huy động tích cực, nắm kiến thức mới nhanh, vận dụng được các kỹ năng viết đoạn vào bài làm văn.

Sau khi đã hoàn thành dạy học thực nghiệm và đối chứng, việc khảo sát thông qua các phiếu dành cho giáo viên và học sinh cũng được tiến hành. Căn cứ vào việc thực hiện phiếu học tập của học sinh, đồng thời căn cứ vào số lượng học sinh xung phong phát biểu, chất lượng câu trả lời, mức độ tập trung tư duy của học sinh trước các tình huống có vấn đề để đối chiếu với lớp đối chứng, kết quả đo nghiệm được xác định.

Số lớp thực nghiệm: 2 lớp. Số lớp đối chứng: 2 lớp.

Kết quả bài làm của học sinh ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng được ghi lại như sau:

BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT BÀI LÀM CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC GIA THỤY

Tổng số bài lớp 4A (thực nghiệm): 42 Tổng số bài lớp 4B (đối chứng): 45

Giỏi Khá Trung bình Dƣới trung

bình Lớp 4A Lớp 4B Lớp 4A Lớp 4B Lớp 4A Lớp 4B Lớp 4A Lớp 4B Số lƣợng (HS) 11 6 20 16 8 15 3 8 Tỉ lệ (%) 26,2 13,3 47,6 35,6 19,0 33,3 7,1 17,8

BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT BÀI LÀM

CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM Tổng số bài lớp 4A (thực nghiệm): 49

Tổng số bài lớp 4B (đối chứng): 53

Giỏi Khá Trung bình Dƣới trung

bình Lớp 4A Lớp 4B Lớp 4A Lớp 4B Lớp 4A Lớp 4B Lớp 4A Lớp 4B Số lƣợng (HS) 17 12 27 22 5 14 0 5 Tỉ lệ (%) 34,7 22,6 55,1 41,5 10,2 26,5 0 9,4

BẢNG TỔNG HỢP – SO SÁNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIỮA LỚP ĐỐI CHỨNG VỚI LỚP THỰC NGHIỆM

Tổng số bài đối chứng: 98 Tổng số bài thực nghiệm: 91

Giỏi Khá Trung bình Dƣới trung

bình Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Số lƣợng (HS) 18 28 38 47 29 13 13 3 Tỉ lệ (%) 18,4 30,8 38,8 51,6 29,6 14,3 13,2 3,3

Nhìn vào bảng thống kê so sánh, ta thấy rằng, kết quả ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm ở Trường TH Gia Thụy có tỷ lệ thấp hơn so với lớp thực nghiệm ở trường TH Hoàng Hoa Thám. Đây là điều dễ hiểu vì trường TH Gia Thụy nằm ở ngoại thành Hà Nội, nên năng lực học sinh không bằng trường TH Hoàng Hoa Thám ở nội thành thành phố. Những kết quả thu được qua thực nghiệm cho thấy việc đưa các phương pháp, bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn vào dạy lồng ghép trong các giờ học là một trong những phương pháp dạy học hợp lí, có hiệu quả và phần nào kiểm chứng được tính khả thi của đề tài.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 2 của luận văn đề xuất năm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đoạn văn trong bài văn kể chuyện là: nâng cao vốn sống cho học sinh, nâng cao khả năng liên kết văn bản cho học sinh, tổ chức hoạt động nhóm, sử dụng bảng phụ và sử dụng sơ đồ tư duy. Các giải pháp này sử dụng kết hợp một cách linh hoạt trong từng bài. Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ việc sử dụng kết hợp 5 giải pháp trên có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học đoạn văn trong bài văn kể chuyện.

KẾT LUẬN

Phân môn TLV cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và rèn cho học sinh bốn khả năng: nghe - nói - đọc - viết. Việc nghiên cứu đề tài “Dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện ở trường Tiểu học” nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng nói - viết cho học sinh lớp 4.

Để thực hiện đề tài này, cần dựa vào các nguồn cơ sở lí luận ngữ văn, tâm lí học và cơ sở thực tiễn là việc dạy học tập làm văn trong nhà trường Tiểu học hiện nay.

Luận văn đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học nhóm bài Đoạn văn trong bài văn kể chuyện và Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện ở trường Tiểu học, gồm:

- Nâng cao vốn sống cho học sinh

- Nâng cao khả năng liên kết văn bản cho học sinh - Tổ chức hoạt động nhóm

- Sử dụng bảng phụ - Sử dụng sơ đồ tư duy

Các giải pháp trên có sự phù hợp với từng bài học, từng đơn vị kiến thức trong một bài hoặc từng bài luyện tập cụ thể. Người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy được hiệu quả của các giải pháp này, góp phần nâng cao chất lượng dạy học đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Sử dụng từng giải pháp vào hoạt động dạy học nào, của bài nào, nhằm mục đích gì, … không ai có thể làm thay những giáo viên trực tiếp đứng lớp, hiểu năng lực, sở trường, ý thích của đối tượng học trò mình đang trực tiếp dạy. Căn cứ năng lực của học trò và nội dung bài tập làm văn kể chuyện, giáo viên sẽ xác định được vốn kiến thức thực tế cần bổ sung cho học trò là gì. Căn cứ vào khả năng ngôn ngữ của học trò và nội dung của bài, giáo viên sẽ biết chính xác cần

hướng dẫn các em liên kết văn bản như thế nào là hiệu quả nhất. Căn cứ vào nội dung bài học, năng lực của học sinh, sở trường, sở đoản của từng em, mối quan hệ giữa các học sinh trong lớp, giáo viên sẽ quyết định bài tập nhóm và chia nhóm sao cho hoạt động mang tính tập thể này phát huy được hiệu quả trong giờ học, từng học sinh đều ý thức được trách nhiệm của mình trong bài tập nhóm, phát huy được sở trường của mình; đồng thời phát huy được tinh thần tập thể. Căn cứ vào nội dung bài học, mục đích dạy học và năng lực của học sinh, giáo viên sẽ chọn bảng phụ và sơ đồ tư duy phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với trình độ và ý thích của học trò. Hai giải pháp này, nếu sử dụng khéo léo sẽ phát huy hiệu quả dạy học cao, góp phần hình thành tư duy hệ thống, khái quát, rành mạch; tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học tập làm văn.

Để giờ dạy đoạn văn trong bài văn kể chuyện đạt hiệu quả cao, giáo viên cần tìm tòi, rút ra cách dạy có ưu thế để phát huy tác dụng của việc dạy học đoạn văn trong bài văn kể chuyện, từ đó nâng cao khả năng tư duy và khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh.

Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ tính thực tiễn, hiệu quả của các giải pháp nêu trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê A, Đình Cao, 1989, Làm văn, NXB Giáo dục. [2]. Lê A (chủ biên), 2001, Làm văn, NXB Giáo dục.

[3]. Lê A (chủ biên), 2006, Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục. [4]. Diệp Quang Ban, 1998, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục. [5]. Hoàng Hòa Bình, 2001, Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục. [6]. M.K. Bogliuxkaia, V.V. Septsenko, 1992, Đọc và kể chuyện văn học ở

vườn trẻ, NXB Giáo dục.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006, Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010, SGK Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục. [9]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010, SGVTiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục. [10]. Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy, Bản đồ tư duy, công cụ hiệu quả hỗ trợ

dạy -học và công tác quản lí nhà trường, Giáo dục & Thời đại, số 147 (ngày 14 -9 -2010).

[11]. Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy, 2011, Dạy tốt - học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy, NXB Giáo dục.

[12]. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục.

[13]. Hồ Ngọc Đại, 2004, Tâm lí học dạy học, NXB Đại học Quốc gia. [14]. Hà Minh Đức (chủ biên), 2001, Lí luân văn học, NXB Giáo dục.

[15]. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, 1998, Tâm lí học, NXB Giáo dục.

[16]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), 1999, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia.

[17]. Nguyễn Thị Hạnh, 2002, Một số vấn đề về đổi mới kết quả đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

[18]. Đỗ Đình Hoan, 2002, Một số vấn đề cơ bản trong chương trình Tiểu học mới, NXB Giáo dục.

[19]. Nguyễn Kế Hào (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, 2004, Tâm lí học lứa tuổi

và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm.

[20]. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, 2001, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục.

[21]. Chu Huy, 2000, Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục.

[22]. Nguyễn Thị Ly Kha, 2007, Dùng từ viết câu và soạn thảo văn bản, NXB Giáo dục.

[23]. Nguyễn Thị Ly Kha, 2008, Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn, NXB Giáo dục.

[24]. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng, 1996, Văn miêu tả và kể chuyện, NXB Giáo dục.

[25]. Nguyễn Quang Ninh, 1998, Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở Tiểu học theo hướng giao tiếp, NXB Giáo dục.

[26]. Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga, 2007, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm và NXB Giáo dục.

[27]. Phan Ngọc, 2004, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học.

[28]. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức, 2001, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB Đại học Quốc gia.

[29]. Guy Palmade, 1999, Các phương pháp sư phạm, NXB Thế giới.

[30]. Hoàng Phê (chủ biên), 2009, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học và NXB Đà Nẵng.

[31]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), 2007, Hỏi đáp về dạy học Tiếng việt 4, Nhà xuất bản Giáo dục.

[32]. Bùi Minh Toán, Đinh Trọng Lạc, 1997, Tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục. [33]. Nguyễn Trí, 2000, Để dạy học tốt Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục.

[34]. Nguyễn Trí, 2001, Luyện tập văn kể chuyện ở Tiểu học, NXB Giáo dục. [35]. Nguyễn Trí, 2006, Dạy học Tập làm văn ở THCS, NXB Giáo dục. [36]. Nguyễn Trí, 2010, Dạy học Tập làm văn ở Tiểu học, NXB Giáo dục. [37]. Nguyễn Khắc Viện, Nghiêm Chưởng Châu, 1988, Tâm lí học sinh Tiểu

học, Nhà xuất bản Giáo dục.

[38]. Viện Sử học, 2007, Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội.

Tài liệu tham khảo trên Internet

[1]. Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy - học môn Ngữ văn, http://hanoi.violet.vn/present/show/entry_id/6405020 [2]. http://www.thinkbuzan.com.

[3]. http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn. [4]. www.google.com.vn.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các giáo án đối chứng:

Giáo án 1

Tuần 5 - Tiết 2 - Bài: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.

A.Mục đích - Yêu cầu:

1. Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.

2. Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.

B.Đồ dùng dạy học:

- Bảng nhóm

C. Các hoạt động dạy học:

Các hoạt động dạy học chủ yếu

I.Kiểm tra bài cũ:

II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:

2. Nhận xét:

- HS trả lời:

+ Cốt truyện là gì?

+ Cốt truyện thường có những phần nào?

GV : trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập xây dựng những đoạn văn dựa vào cốt truyện.

- GV ghi đầu bài.

* Bài 1: HS đọc yêu cầu: Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào.

- 2 HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống. - HS thảo luận nhóm 4 ghi bảng nhóm. - HS gắn bảng.

3. Luyện tập:

- GV chốt ý đúng.

- HS nhận xét các bài còn lại.

* Bài 2: HS đọc yêu cầu: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn?

- HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2?

 GV: Trong khi viết văn có những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Còn khi viết hết đoạn văn chúng ta cần xuống dòng.

* Bài 3: HS đọc yêu cầu: Từ hai bài tập trên, hãy rút ra nhận xét:

- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về điều gì? - Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?

- HS thảo luận nhóm đôi. - HS trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

 GV: Một bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.

Ghi nhớ:

- GV rút ra kết luận và ghi bảng. - 2 HS đọc ghi nhớ (SGK – 54)

HS đọc yêu cầu: Dưới đây là ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên, trong đó hai đoạn

4.Củng cố:

đã hoàn chỉnh, còn một đoạn mới chỉ có phần mở đầu và phần kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu.

- 3 HS đọc 3 đoạn.

+ Câu chuyện kể chuyện gì?

+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào chưa viết hoàn chỉnh?

+ Đoạn 1 kể sự việc gì? + Đoạn 2 kể sự việc gì?

+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?

+ Phần thân đoạn theo em kể chuyện gì? - HS làm vào vở.

- 4 HS trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung phần trình bày của các bạn - Đoạn văn gồm những phần nào? Nội dung từng phần là gì?

Giáo án 2

Tuần 6 - tiết 2 - Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

A.Mục đích - Yêu cầu:

1. Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.

B.Đồ dùng dạy học:

- Tranh SGK

C. Các hoạt động dạy học:

Các hoạt động dạy học chủ yếu

I. Kiểm tra bài cũ :

II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:

2. Luyện tập:

- HS trả lời:

+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì? + Nhờ dấu hiệu nào mà ta biết được đó là 1 đoạn văn? - HS kể lại câu chuyện Hai mẹ con và bà tiên.

- Lớp nhận xét.

+ Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì?

GV: Muốn kể một câu chuyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay sẽ giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện.

GV ghi đầu bài.

* Bài 1: HS đọc yêu cầu: Dựa vào tranh và lời kể dưới

Một phần của tài liệu Dạy - học đoạn văn trong bài văn kể chuyện ở trường tiểu học (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)