Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Hoạt động nhóm để tất cả mọi HS được tham gia vào bài học, cùng suy nghĩ tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Mặt khác, đây cũng là hoạt động
thay đổi tư thế ngồi, cử động, cử chỉ của cá nhân giúp cho HS cảm thấy thoải mái, tránh sự nhàm chán, gò bó.
Có thể tổ chức HS thành các nhóm với nhiều cách chia nhóm, tùy theo bài học hoặc tùy theo đặc điểm của lớp HS:
- Nhóm chọn ngẫu nhiên, chẳng hạn : cho học sinh đếm số từ 1 đến 10, đếm cho hết số học sinh của lớp. Những em nào có số giống nhau thì được xếp vào một nhóm;
- Nhóm cùng trình độ hoặc đa trình độ do giáo viên lựa chọn;
- Nhóm chọn bạn: học sinh có quyền chọn bạn để thành lập một nhóm; - Nhóm cố định : do giáo viên chọn những em ngồi gần để thành lập một nhóm.
Mỗi nhóm chỉ nên gồm từ 2 đến 4 thành viên, được tổ chức thành các nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn. Nếu nhóm có quá nhiều thành viên, các kỹ năng như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thống nhất ý kiến, chia sẻ thông tin, … sẽ không được thể hiện đều ở các trẻ. Sẽ có những em dựa dẫm vào các bạn khác, hoặc dùng thời gian hoạt động nhóm vào việc đùa nghịch, chơi đùa.
Những nhóm này phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng : trưởng nhóm, thành viên và thư kí nhóm để tiện việc điều hành công việc và ghi chép kết quả. Cần có sự thay đổi vai trò trong các lần hoạt động nhóm khác nhau để trẻ có thể thể hiện được năng lực của bản tghaan cũng như có ý thức tự giác xây dựng nhóm.
Quan điểm dạy học hiện đại coi trọng hoạt động nhóm và sự cộng tác trong hoạt động. Chính vì vậy, trong nhà trường Tiểu học, có thể áp dụng hoạt động nhóm ở bất kì môn học cũng như phân môn nào. Đối với phân môn Tập làm văn, nội dung về đoạn văn trong văn kể chuyện cũng rất cần hoạt động nhóm của HS. HS kể cho nhau nghe câu chuyện dựa trên cốt truyện cho sẵn.
HS sửa, bổ sung cho bạn những từ ngữ, hình ảnh, lời nói hay cách diễn đạt, lời kể,… cho phù hợp với câu chuyện. Tổ chức hoạt động nhóm tạo điều kiện HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu giúp HS yếu vươn lên trong học tập; giúp HS trung bình, HS yếu tự tin hơn khi đã được tập sự, được kể lại câu chuyện trong nhóm nhỏ. Thông qua hoạt động nhóm HS được giao lưu, được giao tiếp và bộc lộ khả năng của mình trong học tập tiếp thu tri thức.
Trong bài học Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (tuần 5), yêu cầu HS : - Nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào.
- Cho biết dấu hiệu để nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn. Để thực hiện yêu cầu trên, GV có thể lựa chọn hình thức làm việc của HS, đó là giải quyết cá nhân hoặc giải quyết theo nhóm. Tuy nhiên, nếu làm việc theo nhóm thì sự giải quyết sẽ nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.
Ở bài Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện (tuần 6), hoạt động nhóm cũng rất cần thiết, nhất là đối với yêu cầu của bài tập 2, đó là phát triển ý nêu dưới mỗi tranh của truyện Ba lưỡi rìu thành một đoạn văn kể chuyện. Lần lượt mỗi HS được kể một lần cho bạn nghe. HS nhận được sự góp ý của các bạn về nội dung, cách kể, khả năng diễn đạt, cách sử dụng từ ngữ của mình. Như vậy HS được tham gia vào nội dung câu chuyện nhiều lần hơn.
Tất nhiên, không phải giờ học nào, bài tập nào cũng có thể tổ chức hoạt động nhóm. Người GV sẽ lựa chọn những nội dung hoạt động, để việc học của HS trở nên hiệu quả nhất.
2.2.4. Sử dụng bảng phụ
Trong dạy học, nhất là dạy học cấp Tiểu học, để phù hợp với tâm lí trực quan của HS lứa tuổi này, rất nhiều bảng phụ được sử dụng. Bảng phụ có thể là bảng gỗ, bảng phooc-mi-ca, bảng nhựa, cũng có thể là những tờ phiếu giấy khổ lớn hay băng giấy dùng để ghi hoặc dán hình ảnh, văn bản,…tùy thuộc
vào khả năng sáng tạo cũng như cơ sở vật chất sẵn có của trường sở tại. Cũng có thể xếp vào các loại bảng phụ những máy móc hiện đại như máy projeter, màn hình, đầu đĩa, ti vi, …dùng để chiếu từ ngữ, hình ảnh, đoạn phim, bài hát,…minh họa cho nội dung bài học.
Bảng phụ hỗ trợ hiệu quả cho GV khi giảng như thay cho lời giảng, lời thuyết trình, đoạn viết mà HS có thể nhìn trực tiếp các thông tin từ bảng phụ mà trao đổi học tập, chiếm lĩnh tri thức. Trong giảng dạy, bảng phụ còn giúp GV tận dụng được thời gian. Bởi với một giờ học khoảng 35 – 40 phút, thời gian là rất hạn hẹp. GV vừa phải tổ chức cho HS nắm được tri thức mới, vừa hướng dẫn HS làm bài tập, nhận xét bài làm của các em, chữa lỗi cho bài làm sai hoặc chưa tốt,…mà thao tác nào cũng cần có thời gian. Với việc chuẩn bị trước bảng phụ, GV có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian trên lớp để hướng tới những hoạt động điều hành, tổ chức sự chiếm lĩnh tri thức của HS.
Mặt khác, trong dạy học ngày nay, để phát huy vai trò của HS, tính chủ động sáng tạo của GV, bảng phụ cũng là một nhân tố hỗ trợ đắc lực cho giờ dạy thành công. Hơn nữa trong xã hội khi phương tiện công nghệ thông tin phát triển, nếu GV biết dung những phương tiện phù hợp sẽ có thể kích thích tư duy cũng như khơi gợi trí tò mò của HS. GV nếu chỉ truyền đạt kiến thức bằng cách trình bày, diễn giải thuyết trình đơn thuần với bảng đen, phấn trắng thì hiệu quả không cao.
Với các tiết dạy TLV, phân môn mà GV thường cho là khó và dài, nếu không tận dụng tối đa thời gian thì GV thường dạy không hết nội dung theo quy định của bài. Khi thiết kế tiết dạy TLV kể chuyện, GV cần luôn chú ý tới bảng phụ. Với màn hình, máy chiếu projeter, hoặc chỉ cần những bức tranh khổ lớn, GV mô phỏng được nội dung câu chuyện, một đoạn truyện, hình ảnh, cảnh vật, môi trường thế giới xung quanh, các nhân vật,…Thông qua hình ảnh
đó, GV minh họa nhiều cho bài giảng, gây tập trung chú ý, sự hứng thú, phấn chấn cho HS trong khi học.
Tuy nhiên để sử dụng bảng phụ có hiệu quả, GV phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trước tiết dạy như GV tìm hình ảnh, chụp ảnh, in ấn, quay phim, tìm hiểu thông tin, tư liệu chắt lọc tư liệu cho phù hợp với bài dạy,..
Với nội dung dạy đoạn văn trong bài văn kể chuyện, việc sử dụng bảng phụ là rất cần thiết. Nhưng tùy hoàn cảnh thực tế của từng trường, từng lớp, GV chuẩn bị và sử dụng bảng phụ sao cho phù hợp, tránh việc dạy chay, học chay và ngược lại, tránh việc lạm dụng bảng phụ trong giờ học.
Nếu trường đã có máy projeter, máy chiếu đa vật thể, khi dạy bài Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (tuần 5), GV có thể sử dụng trong các hoạt động sau :
- Phần Nhận xét, chiếu văn bản câu chuyện Những hạt thóc giống để giúp học sinh nêu ý chính câu chuyện được dễ dàng hơn, cũng như dễ dàng chỉ cho
HS thấy dấu hiệu mở đoạn và kết đoạn của những đoạn văn.
- GV tạo lập một bảng phụ trống vào bảng nhóm hoặc giấy khổ A4 (bảng phụ 1), yêu cầu HS điền theo nhóm:
Những sự việc
tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống
Thứ tự
của sự việc Tên sự việc
Vị trí của sự việc
- Chiếu bài của hai, ba nhóm HS. Cả lớp theo dõi quan sát chính xác, giáo viên bao quát học sinh được tốt hơn trong quá trình nhận xét.
- Chiếu bảng phụ đáp án của thầy cô (bảng phụ 2) :
Những sự việc
tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống
Thứ tự
của sự việc Tên sự việc
Vị trí của sự việc
1
Nhà vua cần tìm người trung thực để truyền ngôi nên đã nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng và giao hẹn ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
Đoạn 1 (ba dòng đầu) 2 Nhận thóc, chú bé Chôm ra sức chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm. Đoạn 2 (hai dòng tiếp) 3 Chôm tâu với vua sự thật trong nỗi ngạc
nhiên, sợ hãi của mọi người.
Đoạn 3 (tám dòng tiếp) 4 minh, tốt bụng và truyền ngôi cho Chôm. Nhà vua khen Chôm trung thực, thông
Đoạn 4 (bốn dòng còn lại)
- Phần Luyện tập chiếu bảng phụ tranh minh họa cho bài tập
- Chiếu bảng phụ chứa bản đồ tư duy thể hiện nội dung đoạn c để HS dễ dàng tưởng tượng những hành động, lời nói của nhân vật.
Ở bài Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện (tuần 6) với yêu cầu của bài tập 1: Dựa vào tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu, GV sẽ rất thuận lợi khi sử dụng máy chiếu để chiếu theo đúng thứ tự 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu phóng to, có lời dưới mỗi tranh. Nếu không có bảng phụ, GV sẽ yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong SGK, song rõ ràng nếu có thể chiếu bảng phụ, sự chú ý vào bài học của các em HS sẽ tăng lên không ít. HS cả lớp quan sát tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ
lược cốt truyện, trả lời các câu hỏi gợi ý của GV để có thể hình dung cốt truyện một cách cụ thể hơn.
Cũng ở tiết này, với yêu cầu của bài tập 2 : Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện với các gợi ý :
a) Hình dung đầy đủ diễn biến trong mỗi đoạn : - Các nhân vật làm gì ?
- Các nhân vật nói gì ? b) Miêu tả :
- Ngoại hình của các nhân vật. - Lưỡi rìu vàng, rìu bạc, rìu sắt.
Với bài tập này, để giúp HS dễ dàng giải quyết yêu cầu đề, GV cần thiết tạo lập một bảng phụ trống vào bảng nhóm hoặc giấy khổ A4:
Đoạn Nhân vật làm gì ? Nhân vật nói gì? Ngoại hình của nhân vật Lưỡi rìu vàng, rìu bạc, rìu sắt 1 2 3 4 5 6 (Bảng 3)
GV phát bảng phụ, yêu cầu các nhóm HS ghi lại lời giải bài tập 2 của mình, sau đó chiếu để cả lớp theo dõi, nhận xét. GV chiếu bảng phụ đáp án của thầy cô cho bài tập 2 (bảng 4) như sau :
Đoạn Nhân vật làm gì ? Nhân vật nói gì? Ngoại hình của nhân vật Lƣỡi rìu vàng, rìu bạc, rìu sắt 1 Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
Chàng buồn bã nói : “Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống như thế nào đây !” Chàng tiều phu nghèo ở trần, quấn khăn mỏ rìu Lưỡi rìu sắt đã cũ. 2 Một cụ già hiện lên. Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cám ơn. Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ. 3 Cụ vớt lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai. Chàng xua tay không nhận.
Cụ già nói : “Lưỡi rìu của
con đây !”
Chàng trai đáp :
“Đây không
phải rìu của con”. Chàng trai vẻ mặt thật thà. Lưỡi rìu vàng sáng loá mắt. 4 Cụ vớt lên một lưỡi rìu khác, đưa cho chàng trai. Chàng vẫn xua tay không nhận.
Cụ già hỏi: “Lưỡi rìu này đúng là của con phải không ?” Chàng trai trả lời : “Đây cũng không phải rìu của con”.
Chàng trai vẻ mặt thật thà.
Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh.
5
Cụ vớt lưỡi rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu, chàng trai đưa tay lên trời.
Cụ hỏi: "Lưỡi rìu này có phải của con?" Chàng trai mừng rỡ:" Đây mới là rìu của con". Vẻ mặt chàng trai vui mừng hớn hở. Lưỡi rìu sắt đã cũ 6 Cụ già tặng chàng cả ba lưỡi rìu. Chàng tiều phu chắp tay cám ơn. Cụ khen:"Con là người thật thà, ta tặng con cả ba lưỡi rìu". Chàng mừng rỡ “Con cám ơn cụ.” Vẻ mặt cụ già hài long, hiền hậu. Chàng trai vẻ mặt sung sướng.
Ở bài Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện (tuần 7), GV cũng cần thiết sử dụng máy chiếu, cụ thể như sau :
- Chiếu bảng phụ có nội dung là cốt truyện Vào nghề.
- Chiếu bảng phụ thể hiện tranh minh họa cốt truyện để HS quan sát. - Chiếu bảng phụ chứa bản đồ tư duy thể hiện cốt truyện và gợi ý làm bài. - Chiếu bài của bốn HS viết đoạn của mình. Cả lớp theo dõi quan sát, giáo viên bao quát học sinh trong quá trình nhận xét.
Nếu không có máy chiếu đa vật thể, GV có thể sử dụng bảng phooc-mi- ca, hoặc giấy khổ lớn trong các hoạt động. Cụ thể :
Với bài Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (tuần 5) :
- Phần Nhận xét, treo/dán hình ảnh minh họa của câu chuyện Những hạt thóc giống.
- Yêu cầu hai, ba HS ghi lại chuỗi các sự việc chính trong câu chuyện
Những hạt thóc giống vào bảng nhóm, treo/dán trên bảng đen để cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Treo/dán bảng phụ đáp án của thầy cô ghi lại chuỗi các sự việc chính trong câu chuyện Những hạt thóc giống.
- Phần Luyện tập, treo/dán bảng phụ tranh minh họa cho bài tập.
- Treo/dán bảng phụ chứa bản đồ tư duy thể hiện nội dung đoạn c để HS dễ dàng tưởng tượng những hành động, lời nói của nhân vật.
Ở bài Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện (tuần 6), ta có thể sử dụng bảng phụ loại này như sau :
- Treo/dán bảng phụ thể hiện tranh minh họa cốt truyện Ba lưỡi rìu để HS quan sát.
- Yêu cầu các nhóm HS ghi lại lời giải bài tập 2 của mình vào bảng nhóm hoặc giấy khổ lớn, sau đó treo/dán trên bảng đen để cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Treo/dán bảng phụ đáp án của thầy cô cho bài tập 2.
Ở bài Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện (tuần 7), ta có thể sử dụng bảng phụ loại này như sau :
- Treo/dán bảng phụ thể hiện tranh minh họa cốt truyện Vào nghề để HS quan sát.
- Treo/dán bảng phụ chứa bản đồ tư duy thể hiện cốt truyện và gợi ý làm bài. - Yêu cầu 4 HS ghi lại lời giải bài tập 2 của mình vào bảng nhóm hoặc giấy khổ lớn, sau đó treo/dán trên bảng đen để cả lớp theo dõi, nhận xét.
Những bảng phụ nói trên sẽ giúp GV tiết kiện thời gian viết bảng, đồng thời HS theo dõi được chính xác hơn.
2.2.5 Sử dụng bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là một biểu đồ được sử dụng để thể hiện từ ngữ, ý tưởng, nhiệm vụ, hay các mục được liên kết và sắp xếp toả tròn quanh từ khóa hay ý trung tâm. Bản đồ tư duy là một phương pháp đồ họa thể hiện ý tưởng và khái niệm. Trong Bản đồ tư duy, thông tin được cấu trúc hóa theo cách giống như bộ não hoạt động.
Bản đồ tư duy có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau: trên giấy, trên bảng hoặc trên máy tính. Bản đồ tư duy số có thể được tạo bằng các trình ứng dụng như MS PowerPoint hay MS Word, hay bằng các phần mềm tạo Bản đồ tư duy nâng cao và chuyên biệt. Bản đồ khái niệm là một ý tưởng