1. Trang chủ
  2. » Tất cả

So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo

96 457 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

- Giới tính trung gian đực cái: Theo Serec 1982 [62] cho thấy: Ngựa bạch là loài có những cặp sinh đôi, từ khi trứng tạo hợp tử giai đoạn chửa cuốibình thường đạt tới 95%, nhưng có tỷ lệ

Trang 1

NGUYỄN XUÂN NHẪN

SO SÁNH PHẨM CHẤT TINH DỊCH NGỰA BẠCH VIỆT NAM VỚI NGỰA BẠCH TÂY TẠNG TRUNG QUỐC; XÁC ĐỊNH

THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍCH HỢP

TRONG TRUYỀN TINH NHÂN TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

NGUYỄN XUÂN NHẪN

SO SÁNH PHẨM CHẤT TINH DỊCH NGỰA BẠCH VIỆT NAM VỚI NGỰA BẠCH TÂY TẠNG TRUNG QUỐC; XÁC ĐỊNH

THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍCH HỢP

TRONG TRUYỀN TINH NHÂN TẠO

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI

Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS NGUYỄN VĂN ĐẠI

2 TS MAI ANH KHOA

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho một học vị nào Mọi sự giúp đỡcho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn Các thông tin, tài liệu trìnhbày trong luận văn này được ghi từ nguồn gốc trong phần phụ lục

Tác giả

Nguyễn Xuân Nhẫn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập, nghiên cứu đến nay tôi đã hoàn thành chươngtrình học tập và nội dung luận văn Thạc sỹ Nhân dịp này tôi xin trân trọngcảm ơn sự tạo điều kiện và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng

quản lý đào tạo sau đại học, các giảng viên Khoa chăn nuôi thú y - Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc TS Nguyễn Văn Đại,

TS Mai Anh Khoa, đã đầu tư công sức và thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tậntình trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viênthuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi; phòng Nông

nghiệp, Trạm Thú y huyện Si Ma Cai Lào Cai, huyện Phú Bình, Phú Lương

-Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện cácnghiên cứu, thí nghiệm và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè đồng nghiệp và ngườithân trong gia đình với sự quan tâm động viên và tạo điều kiện về vật chất,tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các vị trong hộiđồng chấm luận văn lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp nhất

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Xuân Nhẫn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LUẬN VĂN vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.1.1 Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay 4

1.1.2 Sinh lý sinh sản ngựa đực 5

1.1.3 Ngựa cái sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của ngựa bạch 10

1.2 Cơ sở khoa học liên quan đến chất lượng tinh dịch và thời điểm phối giống của ngựa bạch 24

1.2.1 Cấu tạo và kích thước âm đạo giả ngựa 24

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá số lượng, chất lượng tinh dịch 24

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng tinh dịch ngựa 28

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng ngoài cơ thể 30

1.2.5 Giao phối và thụ thai ở ngựa 32

1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 33

1.3.1 Tình hình nghiên cứu về đông lạnh tinh dịch ngựa và truyền tinh nhân tạo trên thế giới 33

Trang 6

1.3.2 Tình hình nghiên cứu về truyền tinh nhân tạo và đông lạnh tinh

dịch ngựa tại Việt Nam 35

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 37

2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 37

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 37

2.2.1 Nội dung nghiên cứu 37

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 38

2.3 Phương pháp xử lý số liệu 46

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47

3.1 Khảo sát đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến công tác nhân giống ngựa bạch tại Thái Nguyên và Lào Cai 47

3.2 So sánh phẩm chất tinh dịch của ngựa bạch Việt Nam và ngựa bạch Tây Tạng - Trung Quốc nuôi tại Thái Nguyên 51

3.3 Xác định thời điểm phối giống thích hợp trong chu kỳ động dục 57

3.3.1 Đánh giá kết quả giải đông tinh cọng rạ 57

3.3.2 Đánh giá thời gian truyền tinh thích hợp trong chu kỳ động dục 59

3.4 Đánh giá ảnh hưởng của một số phương pháp truyền tinh nhân tạo đến tỷ lệ thụ thai ở ngựa bạch 61

3.4.1 Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp truyền tinh đơn và truyền tinh kép đến tỷ lệ thụ thai 61

3.4.2 Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp truyền tinh lặp lại đến tỷ lệ thụ thai 62

3.5 Ứng dụng kết quả thí nghiệm để truyền tinh nhân tạo cho ngựa bạch ở 2 tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai 63

3.5.1 Kết quả tuyển chọn ngựa cái tiêu chuẩn để đưa vào thí nghiệm 63

Trang 7

3.5.2 Kết quả ứng dụng truyền tinh nhân tạo cho đàn ngựa tại tỉnh Thái

Nguyên và Lào Cai 64

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 66

1 Kết luận 66

2 Tồn tại 66

3 Đề nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 75

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 79

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LUẬN VĂN

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần hoá học của tinh dịch ngựa 6

Bảng 1.2: Thành phần các chất có trong tinh thanh ngựa 7

Bảng 1.3: Ngoại hình ngựa cái sinh sản 10

Bảng 1.4: Năng suất sinh sản của ngựa cái 10

Bảng 1.5: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn ngựa tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi 14

Bảng 1.6: Kết quả theo dõi tỷ lệ sẩy thai của ngựa và bò 15

Bảng 1.7: Khối lượng và tuổi động dục lần đầu của ngựa ở trại Bá Vân 17

Bảng 1.8: Khối lượng và tuổi động dục lần đầu của ngựa cái nuôi trong hộ nông dân miền núi 17

Bảng 1.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến tỷ lệ động dục của ngựa cái trong mùa phối giống 19

Bảng 1.10: Phối giống ở các ngày khác nhau trong thời gian chịu đực 20

Bảng 1.11: Kết quả phối giống cho ngựa cái bằng phương pháp khác nhau 22

Bảng 1.12: Ảnh hưởng của tiêm phòng KST đến khả năng động dục 23

Bảng 1.13: Độ tuổi ngựa có ảnh hưởng đến thể tích và nồng độ tinh trùng 29

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kỹ thuật âm đạo giả của ngựa 39

Bảng 3.1: Khối lượng và một số chiều đo của ngựa đực bạch tại Thái Nguyên và Lào Cai 47

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tỷ lệ sinh sản của ngựa bạch tại Thái Nguyên và Lào Cai 48

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tỷ lệ ngựa con sinh ra từ đàn ngựa bạch mẹ tại Thái Nguyên và Lào Cai 49

Bảng 3.4: Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam ở các mùa vụ khai thác khác nhau 51

Trang 10

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Tây Tạng ở

các mùa vụ khai thác khác nhau 52Bảng 3.6: Bảng tổng hợp so sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt

Nam và Tây Tạng ở các mùa vụ khai thác khác nhau 53Bảng 3.7: Chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam tại

Thái Nguyên và Lào Cai 56Bảng 3.8: Kết quả giải đông tinh cọng rạ ngựa bạch Việt Nam (n=5) 58Bảng 3.9: Kết quả chọn lọc ngựa cái đủ tiêu chuẩn thí nghiệm 59Bảng 3.10: Kết quả truyền tinh bằng phương pháp truyền tinh đơn ở các

ngày động dục khác nhau 60Bảng 3.11: Kết quả thụ thai ở ngựa bạch bằng phương pháp truyền tinh

đơn và truyền tinh kép 61Bảng 3.12: Kết quả thụ thai ở ngựa bạch bằng phương pháp truyền tinh

lặp lại 2 lần/ngày 62Bảng 3.13: Kết quả tuyển chọn ngựa cái đưa vào truyền tinh nhân tạo tại

tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai 63Bảng 3.14: Kết quả ứng dụng truyền tinh nhân tạo cho đàn ngựa tại tỉnh

Thái Nguyên và Lào Cai 64

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Khối lượng và một số chiều đo của ngựa đực bạch tại Thái

Nguyên và Lào Cai 47Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ số ngựa bạch con sinh ra trong tổng số ngựa sinh ra

từ đàn ngựa bạch trong 3 năm gần đây tại Thái Nguyên

và Lào Cai 50Biểu đồ 3.3: Thể tích tinh dịch ngựa bạch Việt Nam và ngựa bạch Tây

Tạng Trung Quốc ở 3 vụ khai thác 54

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề bứcthiết, được các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý trên thế giới quan tâm,đặc biệt là việc bảo tồn các nguồn gen quý của các giống vật nuôi quí hiếm

Ngựa đối với đồng bào vùng cao luôn chiếm một vị trí quan trọng,ngoài việc là phương tiện vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi ngựa còn cung cấpmột phần sản lượng thịt trong sinh hoạt hàng ngày Trong những năm gần đâykhi đời sống vật chất được nâng lên thì thịt ngựa với ưu điểm chất lượng thịtthơm ngon, ít bệnh, giá cả hợp lý đã được người tiêu dùng quan tâm và ưachuộng Đặc biệt là giống ngựa bạch là dòng ngựa quý, hiếm và đang có chiềuhướng suy giảm do bị giết thịt, nấu cao, làm cho số lượng ngựa bạch ngàycàng giảm sút Số cá thể là ngựa bạch ở nước ta hiện nay có số lượng rất ít,được phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía bắc Chính vì vậy, ngựa bạchđược coi là tài sản có giá trị của mỗi gia đình Trong khi đó ngựa bạch có khảnăng chịu đựng kham khổ tốt, có thể phát triển ở các tỉnh miền núi, đặc biệt làchăn nuôi quy mô nhỏ, quy mô hộ gia đình

Tuy nhiên, hiện nay việc chăn nuôi ngựa bạch còn nhỏ lẻ, manh mún,

tự phát và thiếu kiểm soát, tỷ lệ ngựa con sinh ra không phải là ngựa bạchchiếm rất cao (chủ yếu ngựa kim do tập quán chăn thả theo đàn), do đó ngườinông dân thu nhập từ chăn nuôi ngựa bạch còn thấp, bấp bênh; đặc biệt lànguy cơ thoái hoá giống

Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong đó có giải pháp vềgiống, truyền giống để bảo tồn và phát triển đàn ngựa bạch là rất cần thiết cả

về phương diện khoa học và thực tiễn

Từ những lý do trên tôi chọn đề tài: "So sánh ph ẩm chất tinh dịch

ng ựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc; Xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo".

Trang 13

2 Mục tiêu của đề tài

- So sánh, đánh giá được phẩm chất tinh dịch của ngựa đực bạch Việt

Nam và ngựa đực bạch Tây tạng Trung Quốc (nuôi tại Việt Nam) thông quayếu tố ảnh hưởng của mùa vụ, để từ đó chọn giải pháp tốt trong việc khai tháctinh dịch phục vụ việc sản xuất tinh cọng rạ

- Chọn được phương pháp truyền tinh nhân tạo có hiệu quả cao nhất

trong số các phương pháp truyền tinh đã thử nghiệm để đưa ra khuyến cáoứng dụng vào sản xuất, nhằm phát triển nhanh đàn ngựa bạch thuần chủng tạicác tỉnh miền núi phía bắc

- Tạo thêm việc làm mới cho đồng bào dân tộc miền núi, nâng cao thu

nhập, xoá đói giảm nghèo

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý ngh ĩa khoa học

- Có số liệu khoa học về so sánh phẩm chất tinh dịch của ngựa bạch

Việt Nam và Tây Tạng (nuôi tại VN) phục vụ cho việc khai thác, sản xuất tinhcọng rạ đạt hiệu quả cao nhất

- Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm một số phương pháp truyền tinh

nhân tạo, để chọn ra phương pháp hiệu quả nhất phục vụ vào sản xuất vànghiên cứu

- Qua khảo sát một số chỉ tiêu về ngoại hình của đàn ngựa bạch tại

các địa phương; tỷ lệ ngựa con sinh ra là ngựa bạch từ đàn ngựa bạch mẹtheo phương pháp chăn thả tự nhiên ở hai tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai để từ

đó có các số liệu khoa học, các căn cứ làm cơ sở cho việc nghiên cứu, ứngdụng sản xuất

3.2 Ý ngh ĩa thực tiễn

- Trên cơ sở kết quả đề tài sẽ lựa chọn được giải pháp tối ưu cho việc

khai thác tinh dịch ngựa bạch và việc lựa chọn ngựa đực bạch để sản xuất tinhcọng rạ hàng hoá và phục vụ công tác nhân giống

Trang 14

- Việc áp dụng phương pháp truyền tinh nhân tạo hiệu quả sẽ giúp nâng

cao năng suất sinh sản của ngựa bạch giúp người dân tăng thu nhập, góp phầnđảm bảo an ninh nông thôn, xoá đói giảm nghèo

- Việc nuôi nhốt, truyền tinh nhân tạo cho ngựa bạch sẽ kiểm soát được

việc phá rừng do thả rông, đồng thời nâng tỷ lệ ngựa con thuần chủng sau khisinh, giảm rủi ro cho người nông dân

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 M ột số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay

Phương thức chăn nuôi bầy đàn: Ngựa được chăn nuôi với số lượngvừa phải trong các hộ gia đình hay trong các nông trang trại với mục đích kếthợp làm việc và sinh sản Ở nước ta phương thức chăn nuôi này đã tồn tại ởmột số địa phương: Bắc Kạn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang….Ngựa đượcquản lý trong hộ gia đình trong vụ trồng trọt từ tháng 11 năm trước đến tháng

4 năm sau Những ngày thả rông cũng là mùa sinh sản, ngựa đực và ngựa cáiphối giống tự do Phương thức chăn nuôi này cho năng suất rất thấp gây hậuquả cận huyết, dẫn đến khả năng sinh trưởng kém

Phương thức chăn nuôi bán chăn thả: Phương thức chăn nuôi này được

áp dụng với những người chăn nuôi có định hướng, có mục đích TheoHeriquez (1980) [50], phương thức này có hai hình thức chăn nuôi đó là:

Chăn nuôi ngựa theo từng cá thể: Ngựa được tuyển chọn theo mục đíchriêng và được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng riêng biệt Phương thức chănnuôi này đã có tổ chức phối giống, có sự theo dõi chặt chẽ ngựa đực và ngựacái, có áp dụng kỹ thuật phối giống và theo dõi, đánh giá khả năng sinh sảncủa ngựa Sử dụng phương thức chăn nuôi này nếu người chăn nuôi khôngđược trang bị đầy đủ về kỹ thuật sinh sản của ngựa thì tỷ lệ sinh sản của đànngựa sẽ thụ thai thấp

Chăn nuôi theo nhóm: Được áp dụng tại các nông hộ hoặc trong cácnông trang trại, số lượng ngựa đực và ngựa cái được điều chỉnh theo tỷ lệ vàđược tuyển chọn nuôi kết hợp sinh sản và làm việc Phương thức chăn nuôinày có áp dụng những tiến bộ kỹ thuật nhất định trong việc chọn giống vànâng cao năng suất sinh sản

Trang 16

Ở Việt Nam, phương thức chăn nuôi thả rông mang tính phổ biến ở cáctỉnh trung du và miền núi Do việc giao phối tự nhiên là hoàn toàn ngẫu nhiên

và không có sự tác động kiểm soát của con người dẫn đến mức độ cận huyếtcao Riêng ngựa cái bạch là được theo dõi và phối giống có chọn lọc vớinhững đực bạch giống tốt Chỉ có ở các Trung tâm nghiên cứu, việc quản lýđực giống và ghép đôi giao phối được kiểm soát chặt chẽ nên khống chế đượcyếu tố cận huyết

1.1.2 Sinh lý sinh s ản ngựa đực

1.1.2.1 Thành thục tính dục

Thành thục tính dục là con vật có khả năng giải phóng giao tử và biểu

lộ đầy đủ các phản xạ sinh dục Về cơ bản, thành thục tính dục là kết quả của

sự tăng tiến hoạt động gonadotropin và khả năng đảm đương của các tuyếnsinh dục trong hoạt động sinh sản, đồng thời là sự sản sinh steroid và sản sinh

giao tử Ở ngựa đực có thời gian thành thục về tính ở khoảng 12-20 tháng tuổi

(Nguyễn Xuân Tịnh, 1996) [23]

Thành thục về tính phụ thuộc vào: Giống gia súc, chế độ dinh dưỡng,giới tính và thời tiết khí hậu Ngựa đực thành thục về tính vào khoảng thời

gian 18-24 tháng tuổi, khi đó khối lượng cơ thể chiếm 60-70% khối lượng cơ

thể lúc trưởng thành (Lê Viết Ly, 1999) [13]

1.1.2.2 Cấu tạo bộ máy sinh dục ngựa đực

Dịch hoàn là những cơ quan đôi, sẵn có chức năng kép: Sản sinhgiao tử đực (tinh trùng) và sản sinh nội tiết tố (hormon sinh dụctestosteron) Khối lượng dịch hoàn ngựa đực thường bằng 0,34% khốilượng cơ thể Khả năng sản xuất tinh trùng/1 ngày đêm của 2 dịch hoànngựa là 5,3 tỷ tinh trùng (với ngựa có khối lượng 1000kg và dịch hoàn là340g), (Nguyễn Tấn Anh, 2003) [3]

Ở ngựa, dịch hoàn trong thời kỳ bào thai nằm trong xoang bụng, đếntháng thứ 7 thì chui qua ống bẹn vào trong bao dịch hoàn Thời kỳ ngoài bàothai, dịch hoàn nằm ở giữa, 2 bên là bẹn (Phạm Thị Xuân Vân, 2001) [27]

Trang 17

- Dịch hoàn phụ.

- Các tuyến sinh dục phụ: (Tuyến cầu niệu đạo, tuyến tiền liệt, tinh

nang, tuyến niệu quản)

- Dương vật và bao dương vật.

1.1.2.3 Tinh dịch và sự hình thành tinh dịch ở ngựa đực

Tinh dịch là dịch lỏng mầu trắng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH =

7,2-7,5), có mùi hăng đặc trưng, gồm tinh trùng và tinh thanh

Tinh dịch chỉ được hình thành một cách tức thời khi con đực phóng tinhnghĩa là lúc con đực hưng phấn cao nhất trong quá trình thực hiện phản xạ

giao phối Tinh dịch gồm tinh trùng (4 - 7%) và tinh thanh (93 - 96%), (Trần

Tiến Dũng, 2002) [6] Lượng tinh dịch và số lượng tinh trùng thay đổi theo

loài, ở ngựa lượng tinh dịch dao động 50 - 100ml/lần xuất tinh, thành phần

hóa học của tinh dịch gồm có

Bảng 1.1: Thành phần hoá học của tinh dịch ngựa

Trang 18

Bảng 1.2: Thành phần các chất có trong tinh thanh ngựa

và hoàn thiện dần thành tinh trùng Khi đã hình thành, tinh trùng chuyển dần

từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ Trong dịch hoàn phụ, tinh trùng tồn tại trongmôi trường axit nên khả năng hoạt động bị ức chế Khi tinh trùng di chuyểntrong dịch hoàn phụ, tinh trùng được bao phủ bởi một lớp lipoproteit để nângcao khả năng ổn định cho tinh trùng, lớp này có điện tích âm giúp cho tinhtrùng không bị dính tụ nhau

Hình thái: Tinh trùng ngựa có đầu nhọn, hơn dầy Tổng chiều dài tinh

trùng 55,0 - 63,6μm, trong đó dài đầu 6,0 - 8,1μm, rộng đầu 3,3 - 4,6μm, dài thân 8 - 10μm, đường kính thân 0,5μm, dài đuôi 30 - 43μm, đường kính đuôi

0,4μm, (Hiroshi, 1992) [51]

Cấu tạo: Tinh trùng gồm 3 phần cơ bản (đầu, thân và đuôi)

Trang 19

Phần đầu: Đầu tinh trùng gồm 2 phần chính Đó là nhân và thể chóp

acrsome Nhân tinh trùng chiếm 65% toàn bộ thể tích của đầu và là kho duynhất chứa toàn bộ thông tin di truyền của con đực từ đời trước truyền sang đờisau Trong nhân có chứa Chromatin đậm đặc cao độ, đó là nguồn ADN liênkết với một protein đặc biệt Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân tinh trùng làđơn bội (Barth, 1989) [34]

Bản chất của nhân là nucleoprotit Nucleoprotit gồm hai thành phần cơbản là nucleic và histin Hai thành phần này được nối với nhau bằng cầu nốihoá học NH2-P rất dễ bị đứt bởi các tác động như nhiệt độ cao, ASTT, pH,

rung động…làm tế bào tinh trùng bị chết Đây là cơ sở để xây dựng nguyên lýkiểm tra sức kháng của tinh trùng cũng như để pha loãng, bảo quản tinh trùngđược trong các môi trường khác nhau

Trên cùng đỉnh đầu có một lớp màng mỏng gọi là mũ chóp đỉnh.Hay mũ trước chóp Dưới mũ trước chóp có cấu tạo hình giải gọi là thểngọn Mũ trước chóp và thể ngọn tạo thành một hệ thống xoang acrosome(thể đỉnh) Trong xoang acrosome tập trung nhiều men hyaluronidaza,men này không đặc trưng cho loài và có tác dụng phá vì màng phóng xạcủa trứng trong quá trình thụ tinh Do vậy, sự vẹn toàn của xoang acrsomegiữ vai trò quan trọng và được coi như là chỉ số xắc suất về khả năng thụtinh của tinh trùng Khi bảo tồn tinh trùng, hệ thống acrosome dễ bị phồnglên, rời khỏi đầu tinh trùng và làm tinh trùng mất khả năng thụ tinh, nhất

là trong môi trường nhược trương (do đó môi trường pha loãng tinh dịch phải có ASTT tương đồng với ASTT tinh dịch) Đây cũng là vấn đề cần

quan tâm trong quá trình pha chế, bảo tồn và sử dụng tinh dịch nhằm nângcao tỷ lệ thụ thai của tinh trùng

Trang 20

Phần cổ: Cổ tinh trùng rất ngắn, khớp cổ lỏng lẻo dễ đứt, khi tinh trùng

lọt được vào vùng noãn hoàn của trứng thì cổ tách ra khỏi đầu Tại cổ tậptrung nhiều ty thể (mitocondrias) cung cấp năng lượng cho đuôi hoạt động, tythể có cấu tạo 50% protit, 30% lipit tích luỹ lượng lớn ATP nhằm cung cấpnăng lượng cho tinh trùng hoạt động nhưng lại giảm rất nhanh khi nhiệt độbảo tồn cao Trong nguyên sinh chất phần cổ còn chứa một lượng đáng kể làlipoit (photpholipit chứa một phân tử axit béo, một aldehyt của axit béo vàmột glyxerylphotphoryl-coline khi kết hợp với một loạt các chất khác cho rahợp chất có chứa năng lượng cung cấp cho quá trình hô hấp của tinh trùng

Phần đuôi: Gồm 9 đôi vi ống ngoài xếp đồng tâm bao quanh 2 sợi dọc

ở trung tâm Cấu tạo này làm tinh trùng có khả năng vận động, di chuyểntrong môi trường tinh dịch và trong đường sinh dục cái Đuôi có chứa nhiềulipit (Nguyễn Tấn Anh, 1996) [1]

* Tinh thanh.

Tinh thanh trong tinh dịch ngựa là một hỗn hợp những chất tiết của dịchhoàn phụ và của các tuyến sinh dục phụ (tuyến cầu niệu đạo, tuyến tiền liệt,

tinh nang, tuyến niệu quản) Thành phần tinh thanh chủ yếu là nước (80 - 93%)

và vật chất khô Trong vật chất khô chủ yếu là protein, chỉ có một lượng rất nhỏ

là đường mỡ, chất khoáng, men và vitamin (Trần Tiến Dũng, 2002) [6]

Tác dụng chủ yếu của tinh thanh là rửa đường niệu đạo, hoạt hoá tinhtrùng tạo điều kiện cho tinh trùng đến gặp trứng trong quá trình thụ tinh, đồngthời là môi trường để nuôi sống tinh trùng ngoài cơ thể Như vậy tinh thanh

có vai trò rất lớn trong việc ''nuôi dưỡng'' tinh trùng ngoài cơ thể và trong quátrình thụ thai

Trang 21

1.1.3 Ng ựa cái sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của

ng ựa bạch

1.1.3.1 Ngựa cái sinh sản

a Yêu cầu về ngoại hình (Theo TCVN: 2012 [30])

Bảng 1.3: Ngoại hình ngựa cái sinh sản

A Đặc điểm chung

Ngoại

hình

Toàn thân phát triển cân đối, kết cấu cơ thể vững chắc, khoẻ mạnh;

đi đứng nhanh nhẹn; lông da bóng mượt Tầm vóc to khoẻ; thânhình phát triển cân đối, nở nang, thanh tú, hoạt bát, nhanh nhẹn; da

có đàn tính cao; màu lông đồng nhất, bóng mượt

b Yêu cầu về sinh sản

Bảng 1.4: Năng suất sinh sản của ngựa cái

yêu cầu

Tuổi phối giống lần đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn 30Khối lượng phối giống lần đầu, tính bằng kg, không nhỏ hơn 180Tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn 42

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tính bằng tháng, không lớn hơn 15Khối lượng ngựa con lúc sơ sinh, tính bằng kg, không nhỏ hơn 20Khối lượng ngựa con cai sữa lúc 180 ngày, tính bằng kg, không

Trang 22

1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của ngựa bạch

a Các yếu tố nội tại

Những yếu tố về di truyền, giống có ảnh hưởng tới khả năng sinh sảncủa con cái Trong các nghiên cứu về di truyền giống cho thấy ảnh hưởngcủa con bố tới khả năng sinh sản của con cái chiếm 10% (Hamon, 1975, [49],những thay đổi về di truyền đã làm cho một số gia súc khi sinh ra, trưởngthành không có khả năng sinh sản, hoặc kém khả năng sinh sản, trong chănnuôi ngựa có một số trường hợp thường gặp

- Cơ quan sinh dục không bình thường: Công tác ngựa tuyển chọn ngựa

vào mục đích thể thao và du lịch cần tuyển chọn những con ngựa có thànhtích cao, thì việc tạo giống đang được quan tâm (Việt Mông, 2000) [28], ởmột số nước, công tác quản lý giống ngựa đã được quan tâm và chú ý, có hệthống theo dõi chặt chẽ Những con không có khả năng sinh sản, do hậu quảđột biến di truyền đã đưa lại sự sắp xếp di truyền không bình thường củanhiếm sắc thể, hoặc do hiện tượng mất đoạn các nhiễm sắc thể X và Y do trật

tự của gen xáo trộn, đã gây đến trường hợp nhiều con sinh ra không có khảnăng sinh sản hoặc sinh sản kém (Nguyễn Tấn Anh, 1998) [2]

- Ngựa cái vô sinh do lưỡng tính: Là những ngựa được sinh ra, lớn lên

nhưng bộ phận ngoài cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, âm hộlệch, dị dạng, quá nhỏ, đến tuổi phát dục mà không phát triển, cấu tạo bênngoài là con cái nhưng cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục lại là bộ phận củacon đực, hoặc tử cung không bình thường với nhiều cấu tạo như vậy nên ngựacái không thể phát dục và sinh sản Theo Golnik (1994) [47], theo dõi trên

1684 ngựa cái sinh sản đã có 2 trường hợp ngựa cái không sinh sản, được mổkhảo sát thấy cơ quan sinh dục không hoàn thiện (chiếm 0,11% trong tổngđàn đã được theo dõi) Theo Pal (1982) [56] đã theo dõi trên 3.500 ngựa cáisinh sản có 2 ngựa cái không động dục, được mổ khảo sát thấy hai ngựa này

có cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, chiếm 0,057% (Bartlett,1973) [35] với những tỉ lệ không cao, nhưng cũng là yếu tố bất lợi cho sinh

Trang 23

sản của ngựa cái, gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của toàn đàn Tạitrung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi theo dõi 450 ngựa cáisinh sản đã có 4/450 con đã đến tuổi mà không động dục, tiến hành mổ khảosát có 2/4 ngựa do cơ quan sinh dục (phần tử cung) phát triển không bìnhthường (chiếm 0,44%), 2/4 ngựa cái còn lại có buồng trứng bị teo, đã dẫn đến

vô sinh (Đặng Đình Hanh, 1994) [7] Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với

số liệu đã được các tác giả nước ngoài công bố, có thể do nhiều nguyên nhângây nên, song trong đó có vấn đề công tác giống ngựa hiện nay ở nước ta cầnphải được chú ý quan tâm trong quản lý giống, đặc biệt là công tác giống ngựangoại hơn 30 năm lai tạo đã có sự đồng huyết, cần được bổ sung những giốnghoặc dòng ngựa mới để làm tươi máu đàn ngựa ngoại có ở nước ta hiện nay

Nghiên cứu trên gia súc khác như bò các tác giả: Hamon (1975) [49],Nguyễn Thiện (1996) [19] cũng đã cho thấy: Có bò cái đến tuổi sinh sản màkhông động dục do cơ quan sinh dục thiếu những phần của con cái, lại cónhững phần của con đực, tác giả nghiên cứu bộ phận sinh dục 1 bò cái dạngFreemartin (bò số MO22 tại Phù Đổng) bên ngoài bộ phận sinh dục thể hiện

là bò cái bình thường, nhưng mổ thấy bên buồng trứng có dịch hoàn và tửcung không phát triển

- Giới tính trung gian đực cái: Theo Serec (1982) [62] cho thấy: Ngựa

bạch là loài có những cặp sinh đôi, từ khi trứng tạo hợp tử giai đoạn chửa cuốibình thường đạt tới 95%, nhưng có tỷ lệ đẻ hoàn thiện của ngựa bạch là rấtkhó tác giả đã cho rằng: Ở ngựa nhau thai có cấu tạo dạng giải khăn mặt,ngựa ưa vận động mạnh và khả năng không đủ dinh dưỡng để nuôi thai sinhđôi, tác giả đã theo dõi 6 trường hợp ngựa cái có chửa sinh đôi, có 5/6 trườnghợp ngựa cái sẩy thai chiếm 83%, mặc dù tỷ lệ ngựa cái được sinh đôi rất thấpsong những trường hợp sinh đôi một đực và một cái cũng dễ dàng dẫn đếntrường hợp mất khả năng sinh sản, những ngựa đực trong trường hợp sinh đôiđược sinh ra vẫn có khả năng sinh dục bình thường

Trang 24

Hiện tượng song thai chiếm 1-2 % ở các giống ngựa thuần và gần 3% ở

các giống ngựa kéo, rụng 2 trứng là khá phổ biến ở ngựa, nhưng một hoặc haithai sẽ chết trong quá trình phát triển hoặc đẩy thai ra ngoài, thai gỗ, và nếu

có tồn tại cũng dễ chết lúc sơ sinh trường hợp song thai và thai chết trong dạcon là do không đủ nhau hoặc dung tích tử cung không chứa đủ, đó là vì tổngdiện tích của nhau thai chỉ lớn hơn một chút so với nhau thai đơn Song thai ởngựa phản ảnh một cách tự nhiên về mức độ rụng trứng cũng như khả năngcủa con mẹ về duy trì có chửa, nhưng sự duy trì đó thường không hoàn thiệnđến giai đoạn chửa cuối để sinh đẻ (Nguyễn Tấn Anh, 1998) [2]

Theo Vương Trường Sa đã theo đõi tại trại thí nghiệm ngựa Bá Vân có1.400 lứa đẻ của ngựa cái có hai trường hợp chửa sinh đôi, nhưng đã bị sẩythai ở tháng thứ 2 và tháng thứ 9, sẩy thai đối với ngựa sinh đôi chiếm tỷ lệ100%, (Nguyễn Hữu Trà, 1996) [23]

- Bệnh ấu trĩ ở ngựa cái: Một ngựa cái muốn có khả năng sinh sản bình

thường, cần phải có cơ quan sinh dục bình thường, đến giai đoạn phát dụcchịu sự điều khiển của các hormone hướng sinh dục tuyến yên, đến việc bàitiết estrogen và progesteron, việc điều hoà chu kỳ động dục do tác động qualại chặt chẽ giữa thuỳ trước tuyến yên và buồng trứng, nhưng có những cá thể

do tuyến yên không phát triển hoặc phát triển kém, đã làm cho ngựa cáikhông có khả năng động dục, (Allen, 1983) [31]

Braseltol (1970) [37], đã theo dõi thấy: Ngựa bị bệnh ấu trĩ của dòngngựa cưỡi chiếm tới 0,5%, những ngựa này được khắc phục bằng cách tiêmcác kích thích tăng khả năng tiết của tuyến yên cũng có hiệu quả, nhưngkhông quá 50% số ngựa cái được động dục, do sự phát triển kém của cơ quansinh dục thường có tới 70% bị kém phát triển ở ống dẫn trứng và buồng trứng

Nghiên cứu trên gia súc khác cũng cho thấy bò bệnh ấu trĩ do một gellặn nằm trên outrossome, có độ xâm nhập không hoàn toàn, tỷ lệ các cá thể

Trang 25

đồng hợp rối loạn về bệnh lý xuất hiện chiếm tỷ lệ 43% ở bò đực và 75% ở bòcái trong tổng số bò bị bênh ấu trĩ (Cole, 1997) [43].

Theo dõi trên đàn ngựa của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôimiền núi đã cho thấy ngựa cái của hai phẩm giống nội và lai có kết quả sau:

Bảng 1.5: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn ngựa tại Trung tâm nghiên cứu

và phát triển chăn nuôi miền núi

Phầm giống ngựa Số cái theo

dõi (con)

Số bị mắcbbệnh vô sinh (con)

Tỷ lệ mắc

%Ngưạ nội màu

Ngựa bạch

58730

22

0,30,5%(Nguyễn Hữu Trà, 1996 [23])

Những ngựa bạch cái này có biểu hiện động dục không rõ ràng trongsuốt mùa sinh sản, phối giống không thụ thai, được mổ khảo sát 4 ngựa có bộphận sinh dục kém phát triển, buồng trứng nhỏ Những kết quả theo dõi này

có tỉ lệ từ 0,3% - 0,8% ở các phẩm giống ngựa khác nhau.

- Ảnh hưởng nuôi con và thời gian động dục lại sau đẻ: Những năm

ngựa bạch sinh sản nhiều sẽ có tỷ lệ động dục và phối giống chửa ít hơn, bởi

vì tỷ lệ ngựa cái động dục lại sau đẻ sẽ ít hơn những ngựa không nuôi conđộng dục lại Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [2], ngựa cái có sự phát triển của

buồng trứng sớm sau đẻ ở thời gian 10-13 ngày sau đẻ Hàm lượng

Progesteron trong máu để giữ thai lại do nhau thai tiết ra, bởi vậy đây cũng làyếu tố làm cho ngựa có chu kỳ động dục lại sớm

- Sẩy thai: Để duy trì sự mang thai ở gia súc là progesterone (hormone

thể vàng) tồn tại suốt trong thời gian mang thai Với ngựa thì việc duy trì sựmang thai này lại khác, đã được nghiên cứu cắt bỏ thể vàng trong giai đoạnchửa nhưng ngựa vẫn không bị sẩy thai Ngựa cái ngày chửa thứ 35,progesterone do thể vàng tiết ra, sau đó nồng độ của nó tăng lên nhờ phát triểnthể vàng thứ cấp, và nồng độ ấy duy trì cho đến khi nồng độ thứ cấp thoáitriển ở ngày thứ 150 là thời điểm mà nhau thai phát triển đầy đủ để gánh vácvai trò này, sau đó nồng đổ progesterone huyết tương duy trì ở mức độ thấp,

Trang 26

nhưng trong hai tháng chửa cuối nồng độ này tăng lên một cách đều đặn đểđạt đến một đỉnh cao thứ hai cao hơn, rõ rệt so với nồng đổ trước đó (NguyễnHữu Trà (2005) [25] Nghiên cứu sinh sản ngựa cho thấy rằng sẩy thai có haigiai đoạn (1/3 và 2/3 thời gian chửa).

+ Tiêu thai: Trong trường hợp mới sẩy thai, bào thai chưa phát triển

thành thai, các tổ chức bào thai bị hấp thụ không để lại vết tích trong tử cung,những nguyên nhân đưa đến do sức sống của thai yếu, gia súc mẹ già hoặc tửcung bị mắc bệnh ở thể nhẹ, ban đầu, hoặc mãn tính, do chức năng tinh trùngkhông hoàn chỉnh nên bào thai kém phát triển phải chết sớm

+ Đẻ non: Ở giai đoạn thai phát triển từ sau 2/3 thời gian chửa bình

thường thì bị đẩy ra ngoài, ở ngựa thường bị đẻ non vào tháng thứ 9 - 10 của

tuổi thai

+ Thai chết khô: Là hiện tượng thai đã chết, nhưng cổ tử cung đóng

chặt không gây hiện tượng đẻ ngay, thai được lưu lại mà không bị gây nhiễmtrùng, do hiện tượng tái hấp thu nước nên thai bị khô, thai ngựa được nằmtrong tử cung đến hết giai đoạn chửa khi đó thai được đẩy ra ngoài theo sinh

lý đẻ thường trong giai đoạn 3 đến 4 tháng tuổi thai (Nguyễn Hữu Ninh,1979) [15]; (Harmon, 1975) [49]

Kết quả theo dõi trên đàn ngựa,và đàn bò trong thấy tỷ lệ bị mất thai

do các ngyên nhân có những tỷ lệ khác nhau:

Bảng 1.6: Kết quả theo dõi tỷ lệ sẩy thai của ngựa và bò

Các biểu hiện

sẩy thai

Tỷ lệ sẩy thaingựa ở Mỹ (%)

Tỷ lệ sẩy thai ngựa

ở Việt Nam (%)

Tỷ lệ sẩy thai ở bò

(%)Tiêu thai

Đẻ non

Chết lưu

Khô thai

1,1 - 2,6 2,7 - 3,0 2,3 - 2,7 1,0 - 1,5

1,0 - 3,0 3,6 - 4,1 0,1 - 0,5 0,8 - 1,5

3,1 - 4,0 1,2 - 2,0 0,8 - 1,2 1,1 - 1,5

(Davies Morel

M.C.G, 1999)

(Trần Văn Thi, VũCông Hội, 1980)

(Nguyễn Hữu Ninh

1979, Đào Đức Thà

và CS 1990 [16].(Nguyễn Hữu Trà, 1996) [23]

Trang 27

b Ảnh hưởng do ngựa đực

- Một ngựa đực tốt có tác động tốt đến cả đàn ngựa cái được ghép đôi

giao phối Ngựa đực giống đến tuổi phải có tính hăng, ngoại hình cơ quansinh dục bình thường, tinh dịch ngựa đực phải được kiểm tra đánh giá ngay từđầu vụ phối giống và hàng năm phải được kiểm tra định kỳ, phân loại đựcgiống và số ngựa cái được ngựa đực phụ trách

- Ảnh hưởng do tỷ lệ ghép đôi giao phối: Ngựa bạch cái có thời gian

chịu đực kéo dài, vì vậy việc ghép đôi đồng thời với việc kiểm tra xác địnhthời điểm phối giống thìch hợp, để giảm khả năng tiêu hao phối giống chongựa đực trong mùa vụ là rất cần thiết, ngựa đực phối giống tự do đảm bảo

đạt tỷ lệ thụ thai thường có tỷ lệ 1 ngựa đực phụ trách 7-10 ngựa cái.

Nếu có kỹ thuật cho phép 1 đực giống phối giống cho 20-25 ngựa cái

trong vụ phối giống Ngựa đực giống nuôi dưỡng, chăm sóc tốt để khai thác sản

xuất tinh bảo quản lỏng, có thể phụ trách được 35-40 ngựa cái sinh sản trong

mùa vụ (Tô Du, 1994) [5] Tỷ lệ ngựa đực giống không phù hợp và biện phápquản lý không tốt sẽ dẫn đến việc ngựa đực làm việc quá sức Đồng thời nhữngbiện pháp kỹ thuật mang tính quyết định trong cơ cấu đực giống Công nghệ tinh

đông lạnh cho phép một đực giống sản xuất từ 5000 - 8000 liều tinh/năm với

công nghệ này đã chủ động được việc thụ thụ tinh nhân tạo cho ngựa

c Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc nuôi dưỡng

Trong chăn nuôi ngựa sinh sản việc cung cấp thức ăn đầy đủ để khônggây tình trạng thiếu hụt thường xuyên hoặc đột ngột để cho ngựa cái phải huyđộng năng lượng từ các mô làm giảm khối lượng cơ thể, sự cân bằng dinhdưỡng quyết định sự thăng bằng của bộ mày sinh dục, những thiếu thốn vềdinh dưỡng thường đa dạng và không đặc trưng, thiếu năng lượng thường điđôi với việc thiếu đạm, thiếu khoáng và vitamin trong khẩu phần mà còn làmcho cơ quan sinh dục nhỏ bé, noãn bào chậm chín, ít bài tiết hormone sinhdục, vai trò của phốt pho cũng rất quan trọng, nếu thiếu sẽ gây cho con vậtchậm thuần thục về tính dục, thời gian giữa hai lần đẻ kéo dài, động dục

Trang 28

không rõ, trứng không lớn ảnh hưởng ngay đến khă năng động dục và pháttriển của nang trứng (Nguyễn Hữu Ninh, 1979) [15].

Trong chăn nuôi ngựa, việc chăm sóc nuôi dưỡng có ảnh hưởng trựctiếp đến khả năng sinh trưởng của ngựa, những ngựa đến độ tuổi nhưng doviệc chăm sóc nuôi dưỡng kém không đạt khối lượng có thể chậm động dục,hoặc không động dục trong năm, hoặc có thể đến vụ phối giống năm sau mới

có khả năng động dục, Những ngựa có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng tốt có

thể động dục sớm ở giai đoạn tuổi 18- 24 tháng, nếu khối lượng đạt được

70-80% khối lượng cơ thể khi trưởng thành có thể cho phối giống sớm hơnnhững cá thể khác cùng độ tuổi Ngựa cái trong độ tuổi sinh sản khối lượng

cơ thể quá gầy cũng không có khả năng động dục, hoặc do chế độ chăm sócnuôi dưỡng kém thì khả năng động dục cũng bị kéo dài, gây ảnh hưởng đếnnăng suất sinh sản của đàn

Bảng 1.7: Khối lượng và tuổi động dục lần đầu của ngựa ở trại Bá Vân

Bảng 1.8: Khối lượng và tuổi động dục lần đầu của ngựa cái nuôi trong

hộ nông dân miền núi

Phẩm giống ngựa Khối lượng (kg)

X

XS

Tuổi động dụclần đầu (tháng)

Trang 29

Ngựa nội, ngựa màu nuôi tại Trung tâm và trong nông hộ có chu kỳđộng dục đầu tiên khi khối lượng cơ thể đạt 142 đến 144kg/con, tuổi độngdục lần đầu của ngựa nội nuôi cá thể ở hộ nông dân là 18,72 tháng, ngựa nuôitập trung là 24,20 tháng Ngựa bạch nuôi tại Trung tâm nghiên cứu phát triểnchăn nuôi miến núi có khối lượng và tuổi động dục gần với ngựa màu.

Tuổi sinh sản đối với ngựa cái cho năng suất cao ở trong độ tuổi từ

5-12 tuổi Trong cơ sở chăn nuôi ngựa hiện nay của nước ta, do việc duy trìdòng ngựa ngoại thuần còn bị hạn chế nên vẫn giữ lại những ngựa cái ngoại

có tuổi cao từ 16-18 tuổi, do đó ảnh hưởng không tốt đến năng suất sinh sản,

tỷ lệ phối giống hàng năm đạt từ 40-50% Trong hộ nông dân việc duy trì những ngựa cái có tuổi > 15 tuổi, khả năng sinh sản cũng kém, chỉ đạt từ 35-

40% (Vũ Ngọc Tý, 2000) [26]

d Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu

Điều kiện khí hậu là những yếu tố ngoại cảnh có nhiều ảnh hưởng đếnthời gian phát triển của nang trứng, một ngựa có biểu hiện động dục khi gặpđợt gió mùa đông bắc, thời tiết thay đổi, quá rét (t0 <120C), làm dừng tốc độphát triển của nang trứng, kéo dài thời gian động dục, nếu thời tiết nóng nhiều(t0>300C), ngựa cái sẽ dừng phát dục Nhiệt độ thích hợp từ 18 - 250C, tỷ lệngựa động dục cao, trong thời gian này những ngựa cái động dục nang trứngphát triển nhanh Trong mùa hè nắng nóng có một số ngựa không chửa cóđộng dục nhưng thời gian động dục kéo dài, khó xác định thời điểm phốigiống thích hợp, đây là những khâu có ảnh hưởng đến tỷ lệ phối giống và tỷ lệchửa hàng năm của đàn ngựa (Tô Du, 1994) [5]

Theo dõi trên đàn ngựa tại trung tâm với những giai đoạn khác nhautrong mùa sinh sản, nhận thấy đầu vụ phối giống, nhiệt độ ở mùa xuân từ

140C -180C có 92,8% chu kỳ đã xả noãn, trong khi đó ở giữa vụ chỉ có 67,7%

và cuối vụ là 38,4% số chu kỳ được xả noãn, thời gian động dục đến khi xảtrứng nhanh nhất thời gian có nhiệt độ môi trường biến động trong khoảng

Trang 30

140C -180C, thời gian động dục dài nhất khi nhiệt độ môi trường từ 28-320C,(Vũ Công Hội, 1973) [11].

Bảng 1.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến tỷ lệ động dục của

ngựa cái trong mùa phối giống

Hiện nay, đồng bào các dân tộc vùng cao vẫn còn tập quán thả rôngngựa từ tháng 10 hàng năm đến tháng 4 năm sau (Cốc vũ âm lịch) Giai đoạnnày ngựa thả tự do theo nhóm, cũng là giai đoạn có thời tiết thích hợp chongựa sinh sản Theo Saigin (1973) [59], ở vùng lạnh như nước Anh ngựatrắng có thời gian động dục tập trung vào mùa nóng trong năm từ tháng 4 đến

tháng 8 với nhiệt độ 18-240C Ở vùng Capcazơ -Liên xô cũ ngựa Cabardin có

mùa phối giống từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm, khi đó nhiệt độ môi trường

từ 14-200C

Những ngựa được chuyển vùng, từ vùng lạnh về vùng nóng, có thờigian động dục lại sớm hơn những ngựa chuyển từ vùng nóng đến vùng lạnh.Trong khu vực phía bắc những ngựa được chuyển từ các tỉnh Hà Giang, CaoBằng về Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi có thời gian

Trang 31

động dục sớm hơn, điều kiện khí hậu thời tiết đã có ảnh hưởng trực tiếp đếnkhả năng phát dục và động dục của ngựa (Lê Viết Ly, 1999) [13].

e Ảnh hưởng do kỹ thuật

- Phương pháp xác định thời điểm phối giống

Ngựa cái có thời gian động dục kéo dài trung bình: 6 - 9 ngày, thời gian chịu đực của ngựa là 5 - 7 ngày, không thể và không có khả năng cung

cấp đủ đực giống để phối liên tục cho đàn ngựa, nên việc xác định thời điểmphối giống là quan trọng, vì không làm tiêu hao tinh dịch, không cần có sốlượng đực giống nhiều Xác định được thời điểm phối thích hợp, sẽ hạn chế

số lần sử dụng đực phối thì chất lượng tinh dịch sẽ được nâng lên và có ảnhhưởng tốt đến kết quả sinh sản của đàn ngựa

Bảng 1.10: Phối giống ở các ngày khác nhau trong thời gian chịu đực Diễn giải

Ngày phối giống từ khi chịu đực

đã có ngựa thụ thai là 7,1% và tập trung cao vào ngày thứ 5 dến ngày thứ 7.Những ngựa còn chịu đực ngày thứ 9-10 kết quả phối giống có tỷ lệ thụ thai

Trang 32

rất thấp Với phương pháp phối giống này được áp dụng cho các cơ sở phốigiống tạo ngựa lai trong hộ nông dân (Nguyễn Hữu Trà, 1996) [23]

- Ảnh hưởng của phương pháp phối giống đến kết quả thụ thai

Ngựa đực nhảy trực tiếp: Ngựa đực giao phối trực tiếp, liên tục sẽ làm

suy giảm về số lượng và chất lượng tinh dịch Do đó cần phải có biện pháp kỹthuật tốt để giảm số lần phối của ngựa đực để đảm bảo ổn định chất lượng tinhdịch Thực tế trong sản xuất tại các cơ sở chăn nuôi tư nhân và trong nông hộhiện nay, phổ biến vẫn là phối giống trực tiếp và tỷ lệ thụ thai trên một chu kỳ

đạt chỉ đạt khoảng 52 - 56%.

Phương pháp TTNT: Có ưu điểm là đã đánh giá được chất lượng tinh

dịch trước khi phối giống, song tinh được khai thác ra chịu nhiều yếu tố củangoại cảnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh dịch; khi phối giốngnhiều thao tác nếu không chuẩn bị tốt sẽ gây viêm nhiễm đường sinh dục củacon cái

Khai thác tinh là một biện pháp tốt để ít ảnh hưởng đến sức khoẻ ngựađực giống, nhưng đòi hỏi tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt như môitrường pha chế, bảo quản…nếu chuẩn bị không tốt, trong quá trình bảo quản

sẽ xảy ra hiện tượng tác động của ngoại cảnh do ánh sáng, không khí điềukiện cơ học gây hiện tượng tinh trùng bị giảm khả năng hoạt động

Tất cả các yếu tố trên còn phụ thuộc kỹ thuật dẫn tinh Theo Woods(1990) [67], hiện nay nước Mỹ thực hiện công nghệ giữ tinh trong ống và bảo

quản lạnh -1960C trong nitơ lỏng Khi dẫn tinh bằng phương pháp dùng ốngdẫn tinh như đưa vào thân tử cung Tay hướng dẫn qua trực tràng, tinh trùng

có trong một ống tinh (C= 250 - 500x106/ml; A= 37%; V=5 ml) thụ tinh trong

tử cung (Samper, 1998) [61], với lượng tinh dịch đông lạnh được giải đông ởnhiệt độ 500C trong 4 - 5 giây sau chuyển sang nước ấm nhiệt độ 370C trong

30 giây Ở Việt Nam được áp dụng theo phương pháp của Liên Xô cũ (quytrình năm 1964) của Mô- ga- nov, dẫn tinh lỏng cho ngựa cái với thể tích tinh

Trang 33

dịch là 20 ml/1 ngựa, A>70%, C>0,4.triệu/ml Dẫn tinh quản mềm, dẫn vàosừng tử cung có nang trứng phát triển.

Những phương pháp dẫn tinh này ít có khác nhau về kết quả Song tinhdịch được bảo quản trong những điều kiện khác nhau sẽ cho kết quả thụ thaikhác nhau

Bảng 1.11: Kết quả phối giống cho ngựa cái bằng phương pháp khác nhau

(Nguyễn Hữu Trà, 2005) [25]

- Ảnh hưởng của công tác thú y

Ảnh hưởng do tiêm phòng ký sinh trùng máu: Đàn ngựa hàng năm phảiđược phòng bệnh, bằng các loại thuốc phòng trừ ký sinh trùng đường máu,bệnh này xảy ra mùa hè, việc tiêm phòng phải được thực hiện vào tháng 3hàng năm, thời điểm lúc này ngựa cái đang động dục, ngựa đực có khả năngphối giống tốt Các loại thuốc thường dùng hiện nay là Azidin, Trypanidium,những thuốc này đặc trị ký sinh trùng đường máu, song đã gây cho ngựa một

số triệu chứng phụ như: Sưng bộ phận sinh dục, đi lại khó khăn, sau khi tiêm

7 ngày có tới 58% ngựa dừng động dục, trong giai đoạn 10 ngày sau tiêmphòng không có ngựa biểu hiện động dục thêm, một số ngựa cái đang theo dõiphối giống bị kéo dài thời gian động dục, có những con nang trứng cứng lạirồi teo đi Tác động này cũng đã là nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phối giốnghàng năm của đàn ngựa

Trang 34

Bảng 1.12: Ảnh hưởng của tiêm phòng KST đến khả năng động dục

(Được theo dõi trên 38 ngựa cái đang động dục)

Đàn ngựa được tiêm phòng ký sinh trùng máu hàng năm 2 lần, ngựađược theo dõi tại thời điểm tiêm phòng, ngựa đã giảm tỷ lệ xả noãn rõ rệt,ngựa có chu kỳ động dục ở chu kỳ này đạt tỷ lệ xả noãn 32% (9/36 con), Ngựa

bị dừng động dục là 21/36 = 69% Yếu tố phòng bệnh cho đàn ngựa bằng thuốccũng đã phần nào làm chậm sự phát triển của nang trứng Có thể làm hạn chếđến tỷ lệ sinh sản của đàn ngựa trong mùa vụ (Nguyễn Huy Lai, 1984) [12]

- Ảnh hưởng do tẩy ký sinh trùng tiêu hoá:

Thuốc dùng uống, tiêm nhưng đều là những thuốc có độc tố phần nào

có ảnh hưởng tới các hằng số sinh lý, thân nhiệt, mạch đập, nhịp thở có nghĩa

là nồng độ độc tố đã có trong máu gây cho ngựa mệt mỏi, kém ăn cũng là yếu

tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng phát dục của ngựa Tẩy ký sinh trùngtiêu hoá với quy trình 2 lần/năm đã phải có một lần trong mùa sinh sản làmgián đoạn trong thời gian gia súc động dục và phối giống, yếu tố này khônghẳn đã ảnh hưởng dài, song phần nào đã làm mất thời cơ phối giống kịp thờitrong năm

Trang 35

1.2 Cơ sở khoa học liên quan đến chất lượng tinh dịch và thời điểm phối giống của ngựa bạch

1.2.1 C ấu tạo và kích thước âm đạo giả ngựa

Nguyên lý cấu tạo của âm đạo giả là tập hợp tất cả các điều kiện tựnhiên phù hợp như ở trong đường sinh dục con cái ở thời điểm giao phối vàcho phép thu nhận một cách nhanh chóng toàn bộ lượng tinh mà không bịnhiễm bẩn (Nguyễn Tấn Anh 1996) [1] Âm đạo giả của ngựa có đặc điểmcấu tạo và kích thước như sau:

- Áo bao âm đạo giả làm bằng da hoặc tôn, dài bằng thân âm đạo giả.

- Âm đạo giả bao gồm: Thân âm đạo giả, Ruột âm đạo giả (làm bằng

cao su mềm trung tính), bơm áp lực, phễu hứng tinh, bình chứa tinh và phầnchứa nước ấm trong thân âm đạo giả

- Kích thước âm đạo giả: Chiều dài 65 cm, dài thân 50 cm, đường kính 18 cm

* Các yếu tố đảm bảo cho âm đạo giả tương đồng với âm đạo của ngựa

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trong lòng âm đạo giả: Về mùa hè 39 - 400C, về

mùa đông 41 - 420C Nhiệt độ âm đạo giả phụ thuộc vào từng cá thể ngựa đựckhi lấy tinh

- Áp suất: Tạo áp lực trong lòng âm đạo giả bằng cách bơm không khí

vào vách ngăn giữa vỏ và ruột âm đạo giả với một tần số và áp lực nhất định

thông qua quả bơm tạo áp lực Trong âm đạo giả ngựa áp lực phải đạt 40

-70mmHg Nếu áp lực quá thấp (<30mmHg) hoặc quá cao (> 80mmHg) đềugây ức chế phản xạ xuất tinh

- Độ nhớt: Để tạo độ nhớt trong lòng âm đạo giả tương đồng với độ

nhớt âm đạo của ngựa cái, người ta sử dụng vazơlin hoặc pharafin vô trùng(pH trung tính)

1.2.2 Các ch ỉ tiêu đánh giá số lượng, chất lượng tinh dịch

* Th ể tích tinh dịch V (ml)

Thể tích tinh dịch là số ml tinh dịch sau lọc bỏ keo phèn trong một lầnkhai thác Thể tích tinh dịch phụ thuộc vào yếu tố: Giống, loài, độ tuổi, cá thể,

Trang 36

thời gian gây kích dục …đồng thời còn phụ thuộc vào kỹ thuật khai thác tinh,

tần xuất lấy tinh và mùa vụ lấy tinh Lượng xuất tinh của ngựa dao động 50

-120ml/lần, trung bình 75ml (Đặng Đình Hanh, 2002) [8] Trong tinh dịch

ngựa có chứa một lượng khá lớn hạt thể selatin, chiếm tỷ lệ 20 - 30% lượng

tinh dịch, chúng là sản phẩm của tuyến Cowper, dịch tiết ra của tuyến này cóbản chất anbumonoit đặc quánh, trong suốt Khi xuất tinh, những hạt thể gặpmen vegikinaza của tuyến tinh nang rồi đọng lại thành những tinh thể lớnhơn Sau đó các thể này hấp phụ nước và tăng lên về thể tích, người ta gọi đó

là keo phèn (Trần Tiến Dũng, 2002) [6]

Trong giao phối tự nhiên, keo phèn có tác dụng bịt lỗ tử cung, khôngcho tinh dịch chảy ra ngoài Trong thụ tinh nhân tạo cần phải loại bỏ keo phèntrước khi xử lý đưa vào đông lạnh Vào mùa giao phối trong tinh dịch ngựa cólượng selatin lớn hơn mùa không giao phối Do đó, khi xác định thể tích tinhdịch cần phải loại bỏ keo phèn bằng cách lọc qua nhiều lớp vải gạc

* Ho ạt lực tinh trùng A (%)

Hoạt lực là sức sống, sức vận động tinh trùng trong tinh dịch Nó là chỉtiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch, biểu thị khả năng thụ thaicủa tinh trùng Tuy nhiên, chỉ những tinh trùng tiến thẳng mới có khả năngthụ thai Do đó, hoạt lực tinh trùng là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có trongtinh dịch có khả năng vận động theo phương thức tiến thẳng

Tinh trùng vận động theo 3 phương thức:

+ Tiến thẳng: Phương vectơ vận động của tinh trùng ổn định

+ Xoay vòng: Phương vectơ vận động của tinh trùng luôn luôn thay đổi.+ Lắc lư (dao động): Vận động của tinh trùng hầu như không có vectơvận động, không thay đổi vị trí tương đối của chúng Tinh trùng nằm tại vị trí

đó, chỉ có đầu hoặc đuôi cử động

Hoạt lực tinh trùng càng cao chất lượng tinh trùng càng tốt và khả năngthụ thai càng lớn Sức sống của tinh trùng có ảnh hưởng liên quan đến sức

Trang 37

sống của đời sau Hoạt lực tinh trùng càng cao khả năng thụ thai càng cao,phát dục và chống đỡ bệnh tật của đời sau càng tốt và ngược lại (Đỗ Văn Thu,2000) [20].

Theo Eliasson và cs (1974), hoạt lực và sức sống bền của tinh trùngphụ thuộc vào tỷ lệ thích hợp giữa các dịch tiết của tuyến tiền liệt và tiểunang Thành phần hóa sinh của tinh thanh là rất ổn định cho mỗi lần xuất tinh

và không phụ thuộc vào tần số xuất tinh Chất tiết của tuyến tiểu nang có chứamột vài nhân tố không có lợi cho hoạt lực và sức sống bền của tinh trùng.Nhưng chất tiết của tuyến tiền liệt lại kích thích sức hoạt động của tinh trùng.Khi tiếp xúc với chất tiết tuyến tiền liệt, tinh trùng được bảo vệ để tránh ảnhhưởng không có lợi của chất tiết tuyến tiểu nang (Nguyễn Tấn Anh, 1996) [1]

Độ pH của tinh dịch giữa các loài gia súc có sự khác nhau và đều cóphạm vi giới hạn nhất định Trần Tiến Dũng (2002) [6], cho biết pH tinh dịch

Trang 38

ngựa dao động 6,2 - 7,8, trung bình 7,3 Theo Hiroshi (1992) [51], pH tinh dịch ngựa dao động 6,9 - 7,7, trung bình 7,3.

Độ pH tinh dịch là tổng số [H+] của dịch tiết từ dịch hoàn phụ và cáctuyến sinh dục phụ, pH của dịch tiết từ dịch hoàn phụ luôn có tính chất toantính ở các loài gia súc, nó có tác dụng ức chế tới mức thấp nhất sự trao đổi chấtcủa tinh trùng và kéo dài thời gian sống lâu nhất của tinh trùng Độ pH của dịchtiết từ các tuyến sinh dục phụ trung tính hoặc kiềm tính, đặc biệt của tuyến tinhnang Chính vì vậy pH tinh dịch ở những động vật có lượng tinh nhiều, trong

đó có dịch tiết của tuyến tinh nang chiếm tỷ lệ cao thì thường có giá trị kiềmtính Theo Nguyễn Tấn Anh (1996) [1], pH tinh dịch ở ngựa và heo là kiềm yếu

(7,2 - 7,5), pH tinh dịch ở trâu, bò, dê và cừu là hơi toan (6,7 - 6,9).

kháng của tinh trùng ngựa nuôi tại Trung tâm dao động từ 2700 - 3666.

* T ỷ lệ tinh trùng kỳ hình K (%)

Tinh trùng kỳ hình là tinh trùng có hình thái bất thường ở đầu, cổ, thân

và đuôi (Ví dụ: Tinh trùng hai đầu, méo đầu, đuôi gập, đuôi cụt, đuôi xoắnlại…) Tỷ lệ kỳ hình cao sẽ làm giảm khả năng thụ tinh Tỷ lệ tinh trùng kỳhình là một trong các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tinh dịch

Trang 39

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình càng cao thì chất lượng tinh trùng càng kém vàngược lại Chỉ những tinh trùng khoẻ mạnh, vận động tiến thẳng và hoàn hảo vềhình thái thì mới tham gia vào quá trình thụ tinh (Nguyễn Tấn Anh, (2003) [3].

Theo Nguyễn Hữu Trà và Vũ Công Hội (2003) [24], tỷ lệ kỳ hình của

tinh trùng ngựa dao động từ 12,96 - 20,05%.

* Áp su ất thẩm thấu tinh dịch (milliosmol/kg)

Áp suất thẩm thấu của một chất lỏng phụ thuộc vào nồng độ hoà tancác phân tử và các ion trong đó và được tính trên một đơn vị thể tích

Áp suất thẩm thấu có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tinh trùngtrong các môi trường khác nhau Theo Salisbury (1978) [60], trong môi trường

có [Cl-] với 7 atm, tinh trùng đạt mức tiêu thụ Oxygen cao nhất (13 l O2/100triệu tinh trùng), còn khi ở 13 atm sự tiêu hao Oxygen giảm xuống (7,8 l

O2/100 triệu tinh trùng) Nếu là môi trường có ion photphat, khi áp suất thẩmthấu là 3,9 atm, lượng O2là cao nhất (6l O2/100 triệu tinh trùng), nếu tăng lên7,5 hoặc 15 atm kết quả tương ứng là 4 và 3l O2/100 triệu tinh trùng (NguyễnTấn Anh, 1996) [1] Áp suất thẩm thấu là chỉ tiêu cần thiết làm cơ sở cho việcnghiên cứu xây dựng môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch động vật

* T ổng số tinh trùng tiến thẳng V.A.C (tỷ/lần)

Tổng số tinh trùng tiến thẳng là chỉ tiêu tổng hợp của cả 3 chỉ tiêu(V.A.C) và là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh

* M ầu sắc tinh dịch

Tinh dịch gia súc, gia cầm nói chung và tinh dịch ngựa nói riêng phải

có mầu sắc ổn định Mầu tốt nhất của tinh dịch ngựa là mầu vàng kem, trắngngà hoặc trắng sữa Tất cả những mầu sắc bất thường đều do bệnh lý gây lên

1.2.3 Các y ếu tố ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng tinh dịch ngựa

1.2.3.1 Yếu tố nội tại

Các giống khác nhau thì số lượng, chất lượng tinh dịch cũng khácnhau Trong cùng một giống giữa các cá thể khác nhau cũng cho số lượng

Trang 40

và chất lượng tinh dịch khác nhau Nói chung đực giống trẻ và có tầm vócnhỏ thì lượng xuất tinh ít Nếu lấy tinh hai lần liên tiếp thì lượng xuất tinhlần thứ hai ít hơn lần đầu Theo Nguyễn Hữu Trà (2003) [24], ngựa đựcCabardin nuôi tại Trung tâm lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh nhiềuhơn ngựa nội (ngựa Cabardin đạt 70,82 ml, ngựa nội đạt 40,5ml) Trần VănThi (1985) [18], khi nghiên cứu tinh dịch ngựa đực lai 25% máu Cabardin

có số lượng tinh dịch: 59ml/lần, nồng độ tinh trùng 120 triệu, hoạt lực62% Ngựa Tersk có lượng tinh dịch đạt 180ml/lần, hoạt lực tinh trùng đạt85% (Bartlett, 1973) [35]

Bảng 1.13: Độ tuổi ngựa có ảnh hưởng đến thể tích và nồng độ tinh trùng Thành phần ĐVT 2-3 tuổi 4-6 tuổi 9-12 tuổi P

- Chế độ sử dụng và khai thác: Không nên sử dụng đực giống đã thành

thục về tính nhưng chưa thành thục về thể vóc và cũng cần loại những đựcgiống đã quá già Nếu sử dụng đực giống ở độ tuổi quá sớm, đực giống nhanh

bị thoái hóa, chất lượng tinh trùng giảm Nếu sử dụng đực giống quá muộn thì

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Quốc Đạt (1996), Thụ tinh nhân tạo gia súc gia cầm. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thụ tinh nhân tạo gia súcgia cầm
Tác giả: Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Quốc Đạt
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
2. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý sinh sản gia súc
Tác giả: Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
3. Nguyễn Tấn Anh (2003), Thụ tinh nhân tạo cho gia súc gia cầm. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr. 82-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thụ tinh nhân tạo cho gia súc gia cầm
Tác giả: Nguyễn Tấn Anh
Nhà XB: NxbLao động-Xã hội
Năm: 2003
4. Nguyễn Thị Quỳnh Châu, Trần Xuân Hoàn, Phạm Thị Phương Mai, Trần Xuân Toàn, Giang Thị Thanh Nhàn, Trịnh Thị Thảo, Tạ Văn Cần (2010),"Xác định kiểu gen Endothelin-B Receptor (EDNRB) quy định màu lông trắng của ngựa", Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định kiểu gen Endothelin-B Receptor (EDNRB) quy định màu lôngtrắng của ngựa
Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Châu, Trần Xuân Hoàn, Phạm Thị Phương Mai, Trần Xuân Toàn, Giang Thị Thanh Nhàn, Trịnh Thị Thảo, Tạ Văn Cần
Năm: 2010
6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình sinh sản gia súc
Tác giả: Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
7. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Đức Ước (1994), Sử dụng ngựa lai F1 để cải tạo đàn ngựa địa phương ở một số tỉnh miền núi, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 180 - 185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng ngựa lai F1 để cải tạođàn ngựa địa phương ở một số tỉnh miền núi
Tác giả: Đặng Đình Hanh, Nguyễn Đức Ước
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
8. Đặng Đình Hanh, Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, (2002), Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ bệnh cho ngựa, Nxb Nông nghiệp Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chănnuôi và phòng trừ bệnh cho ngựa
Tác giả: Đặng Đình Hanh, Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Nông nghiệp
Năm: 2002
9. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Đức Chuyên, Võ Văn Sự, Vũ Văn Tý, Nguyễn Đức Ước, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Thị Tuyết (2006), "Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản và chất lượng thịt ngựa bạch nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi", Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mộtsố đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản và chất lượng thịtngựa bạch nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miềnnúi
Tác giả: Đặng Đình Hanh, Nguyễn Đức Chuyên, Võ Văn Sự, Vũ Văn Tý, Nguyễn Đức Ước, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Thị Tuyết
Năm: 2006
10. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Hữu Trà, Vũ Đình Ngoan, Dương Thị Thư, Vũ Văn Tý, Tạ Văn Cần, Đào Đức Thà (2008), Kết quả lai tạo nhóm ngựa lai phục vụ thể thao, du lịch, Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả lai tạo nhóm ngựa laiphục vụ thể thao, du lịch
Tác giả: Đặng Đình Hanh, Nguyễn Hữu Trà, Vũ Đình Ngoan, Dương Thị Thư, Vũ Văn Tý, Tạ Văn Cần, Đào Đức Thà
Năm: 2008
11. Vũ Công Hội (1973), Theo dõi khả năng sinh sản của ngựa carbadin nuôi tại Trại Bá Vân, Thông tin khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dõi khả năng sinh sản của ngựa carbadinnuôi tại Trại Bá Vân
Tác giả: Vũ Công Hội
Năm: 1973
12. Nguyễn Huy Lai, Nhâm Ngọc Hưng, Nông Phúc Ngộ (1984), "Bệnh tiên mao trùng ngựa ở Bắc Thái", Tạp chí Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Hà Nội 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnhtiên mao trùng ngựa ở Bắc Thái
Tác giả: Nguyễn Huy Lai, Nhâm Ngọc Hưng, Nông Phúc Ngộ
Năm: 1984
13. Lê Viết Ly (1999), Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam
Tác giả: Lê Viết Ly
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 1999
14. Vũ Đình Ngoan, Nguyễn Văn Đại, Đào Đức Thà, Đào Quang Hợp, Nguyễn Đức Chuyên, Tạ Văn Cần, Hàn Quốc Vương và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Kỹ thuật đông lạnh tinh dịch ngựa dạng cọng rạ, Hội chăn nuôi Việt Nam, Hội chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật đông lạnh tinh dịch ngựa dạng cọng rạ, Hộichăn nuôi Việt Nam
Tác giả: Vũ Đình Ngoan, Nguyễn Văn Đại, Đào Đức Thà, Đào Quang Hợp, Nguyễn Đức Chuyên, Tạ Văn Cần, Hàn Quốc Vương và Nguyễn Thị Thúy Hằng
Năm: 2013
15. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đằng Phong (1979), Bệnh sinh sản của gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh sinh sản của giasúc
Tác giả: Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đằng Phong
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1979
16. Đào Đức Thà, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Tấn Anh (1990), "Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản cho bò", Thông tin Khoa học chăn nuôi-1/1990, tr. 13-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứubiện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản cho bò
Tác giả: Đào Đức Thà, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Tấn Anh
Năm: 1990
17. Đào Đức Thà, Vũ Đình Ngoan, Đặng Đình Hanh, Nguyễn Hữu Trà, Trịnh Văn Thân, Vũ Ngọc Hiệu, Phan Văn Kiểm và Trần Văn Đường (2007), "Kết quả bước đầu nghiên cứu đông lạnh tinh dịch ngựa ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu nghiên cứu đông lạnh tinh dịch ngựa ở ViệtNam
Tác giả: Đào Đức Thà, Vũ Đình Ngoan, Đặng Đình Hanh, Nguyễn Hữu Trà, Trịnh Văn Thân, Vũ Ngọc Hiệu, Phan Văn Kiểm và Trần Văn Đường
Năm: 2007
18. Trần Văn Thi (1985), "Dùng ngựa Cabardin để cải lương giống ngựa địa phương", Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 377 - 379 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dùng ngựa Cabardin để cải lương giống ngựađịa phương
Tác giả: Trần Văn Thi
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 1985
19. Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996), Nâng cao năng xuất sinh sản cho gia súc cái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 32 - 36, 54 - 56, 114 - 123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng xuất sinh sảncho gia súc cái
Tác giả: Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
20. Đỗ Văn Thu (2000), "Nghiên cứu sinh học tinh dịch dê và công nghệ bảo quản tinh dịch dê nhằm góp phần phát triển đàn dê nuôi tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ khoa học, Viện công nghệ sinh học, Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sinh học tinh dịch dê và công nghệ bảoquản tinh dịch dê nhằm góp phần phát triển đàn dê nuôi tại Việt Nam
Tác giả: Đỗ Văn Thu
Năm: 2000
21. Hoàng Văn Tiến, Trịnh Hữu Hằng, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Tấn Anh, Lê Viết Ly, Lê Văn Thọ (1995), Sinh lý gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý gia súc
Tác giả: Hoàng Văn Tiến, Trịnh Hữu Hằng, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Tấn Anh, Lê Viết Ly, Lê Văn Thọ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w