Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp truyền tinh lặp lại đến tỷ lệ

Một phần của tài liệu So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo (Trang 73)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.2.Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp truyền tinh lặp lại đến tỷ lệ

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm thụ tinh nhân tạo cho ngựa cái bằng phương pháp truyền tinh tinh lặp lại: TTNT 8h sáng 1 lần, lặp lại lần 2 vào 16h buổi chiều trong ngày thứ 6 của chu kỳ động dục và đánh giá kết quả truyền thai sau 21 đến 25 ngày (kể từ ngày TTNT). Kết quả thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Kết quả thụ thai ở ngựa bạch bằng phương pháp truyền tinh lặp lại 2 lần/ngày TT Chỉ tiêu Kết quả ĐVT Thụ tinh 1 lần/1 ngày Thụ tinh 2 lần/1 ngày

1 Số lượt ngựa cái đưa vào theo dõi Con 5 5

2 Số ngựa cái truyền tinh Con 5 5

3 Số ngựa cái có chửa Con 2 3

4 Tỷ lệ thụ thai % 40 60

Kết quả thụ thai ở phương pháp thụ tinh 2 lần/ngày ở thời điểm 8h sáng và 16h chiều trong ngày thứ 6 của thời gian động dục cao hơn đối với thụ tinh 1 lần vào 8h sáng. Như vậy xác định thời điểm phối giống thích hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai khi sử dụng tinh cọng rạ là rất cần thiết.

Theo một số tác giả nghiên cứu về sinh sản ngựa cho biết: Để đạt được tỷ lệ mang thai hiệu quả nhất cho thụ tinh nhân tạo là thụ tinh không quá trước 12 giờ trứng rụng hoặc 6 giờ sau khi trứng rụng. Squires (2003) [63], thụ tinh nhân tạo cho ngựa bằng tinh đông lạnh, phải thường xuyên kiểm tra buồng trứng 4- 6 lần mỗi ngày và được thụ tinh ngay lập tức trước hoặc sau trong vòng 6 giờ rụng trứng. Đây là dựa trên tiền đề rằng: Hoạt lực tinh trùng của tinh đông lạnh không thể sống sót lâu dài trong đường sinh sản của ngựa như tươi hoặc làm mát bằng tinh dịch. Do vậy việc xác định trứng rụng là vô cùng cần thiết để nâng cao tỷ lệ thụ thai.

Theo Crawe (2008) [44], khi sử dụng tinh ngựa đông lạnh với 2 liều (trước và sau rụng trứng) sẽ cho tỷ lệ thụ thai cao (82%). Theo Barbaccinni (Trung tâm chọn giống Châu Âu, Italy) cho biết tỷ lệ thụ thai đạt 41% với 363 ngựa được thụ tinh đông lạnh trước 6 giờ rụng trứng và 41,3% sau 6 giờ rụng trứng. Tác giả cũng cho biết nên thụ tinh 2 liều trong vòng 24h trước khi trứng rụng, và theo Barbacinni thì nên thụ tinh 1 liều sau 24h và 1 liều sau 40 h khi tiêm HCG (trứng rụng 36h sau khi tiêm HCG). Khi thực hiện thụ tinh 2 liều như vậy sẽ đạt tỷ lệ thụ thai 76%, trong khi đó 1 liều chỉ đạt 71% (Daels, 2003) [45]). Như vậy, kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên.

Một phần của tài liệu So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo (Trang 73)