Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng ngoài cơ thể

Một phần của tài liệu So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo (Trang 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng ngoài cơ thể

1.2.4.1. Nhiệt độ môi trường bảo quản

Nhiệt độ là một trong những nhân tố đầu tiên của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến tinh dịch mới khai thác. Nếu có sự chênh lệch lớn giữa tinh dịch vừa mới xuất tinh với nhiệt độ môi trường bên ngoài, tinh trùng sẽ bị stress và dễ chết (nhất là về mùa đông khi nhiệt độ ngoài trời xuống <150C). Để giảm bớt hiện tượng nói trên, khi lấy tinh hoặc pha loãng tinh dịch, cần giữ cho dung dịch pha loãng (hoặc dụng cụ tiếp xúc với tinh dịch) có nhiệt độ tương đồng với nhiệt độ của tinh dịch.

1.2.4.2. Ánh sáng

Ánh sáng tán quang không có hại cho tinh trùng. Nhưng dưới tia nắng trực tiếp, hoạt động của tinh trùng được tăng cường và sau 20 - 40 phút tinh

trùng sẽ chết (Nguyễn Tấn Anh, 1996) [1]. Tác hại của tia nắng mặt trời được giải thích bằng tia cực tím của quang phổ đã đẩy mạnh các quá trình phản ứng hóa học và bằng ảnh hưởng nhiệt của tia cực tím. Do đó trong thực tế sản xuất khi tiến hành xử lý tinh dịch hoặc TTNT không cho phép tinh trùng tiếp xúc dưới tia nắng mặt trời hoặc các đèn khử trùng

1.2.4.3. Áp suất thẩm thấu của môi trường pha loãng bảo tồn

Áp suất thẩm thấu có ảnh hưởng sức hoạt động tinh trùng. Muốn tinh trùng sống thuận lợi trong môi trường pha loãng thì ASTT của môi trường pha loãng phải tương đồng với ASTT tinh dịch. Các dung dịch ưu trương hoặc nhược trương đều có hại cho tinh trùng vì sẽ làm cho tinh trùng teo lại hoặc phồng lên và chết một cách nhanh chóng. Theo Revell, Wale 1998, nhìn chung môi trường ưu trương tốt hơn môi trường nhược trương nhưng sự chênh lệch đó chỉ cho phép trong một giới hạn nhất định. Theo Pickett 1998 [57], ASTT của môi trường nên dao động trong khoảng 290-310 miliosmol. ASTT của môi trường <200 miliosmol hoặc >350 miliosmol đều ảnh hưởng đến hình thái cũng như chức năng của tinh trùng (Davies Morel, 1999) [46].

1.2.4.4. Tác động cơ học

Cấu tạo của xoang acrosome cũng như cấu tạo giữa các bộ phận cấu tạo cơ thể của tinh trùng đều hết sức lỏng lẻo. Do vậy những tác động cơ học trong mọi thao tác đều ảnh hưởng đến sức hoạt động của tinh trùng.

1.2.4.5. Ảnh hưởng vi sinh vật có hại và vật lạ

Trong tinh dịch có chứa nhiều vi sinh vật hay vật lạ sẽ gây chết cho tinh trùng. Do vậy, vấn đề vô trùng dụng cụ khai thác tinh dịch và vệ sinh bên ngoài bộ phận sinh dục ngựa đực là cần thiết. Sự xuất hiện của các vật lạ trong tinh dịch sẽ làm tinh trùng bám vào đó gây lên hiện tượng tinh trùng tụ dính, mất điện tích và không còn khả năng tiến thẳng, từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai.

1.2.4.6. Chất lượng nước cất

Từ lâu nay người ta chưa chú ý đầy đủ đến mối tương quan giữa chất lượng nước cất với sức sống tinh trùng khi được bảo tồn trong môi trường pha

loãng. Trong pha loãng và bảo tồn tinh dịch, các chỉ tiêu sau đây của nước cất được xem là quan trọng: Khả năng tích ion, tổng vật chất và tổng lượng vi khẩn. Nên sử dụng nước cất có hàm lượng chất rắn <1 ppm, tổng lượng vi khuẩn trong nước là bằng 0 (Nguyễn Tấn Anh, 1996) [1].

1.2.5. Giao phi và ththainga

Giao phối: Có hai phương thức phóng tinh ở gia súc: Phóng tinh âm

đạo và phóng tinh tử cung. Ngựa được xếp vào loại phóng tinh âm đạo, nhưng do đầu dương vật loe to hình hoa sen, thành âm đạo của ngựa cái co bóp mạnh khi giao phối, cổ tử cung mềm không có vòng nhẫn mà chỉ có các nếp dọc do vậy khi giao phối cổ tử cung được mở rộng, tinh dịch ngựa đực phóng thẳng vào tử cung. Lượng tinh dịch của ngựa xuất ra một lần từ 50 - 150 ml, nhiều nhất 600 ml, nồng độ tinh trùng trung bình 0,08 - 0,2 tỷ/ml, nhiều nhất có tới 0,8 tỷ/ml (Nguyễn Thiện, 1996) [19]. Theo Trần Văn Thi, 1985 [18] tinh dịch ngựa đực lai 25% Cabardin có lượng xuất tinh đạt 59 ml/lần, nồng độ tinh trùng: 120 triệu/ml, hoạt lực 62%. Trong chăn nuôi ngựa sinh sản việc thụ tinh nhân tạo cũng được thực hiện bằng cách đưa tinh dịch vào sừng tử cung bên phía có nang trứng phát triển.

Sự thụ thai ở ngựa

+ Thụ tinh: Thụ tinh là quá trình đồng hóa giữa trứng (n NST) và tinh trùng (n NST) để tạo thành hợp tử 2n NST có bản chất hoàn toàn mới và có khả năng phân chia nguyên nhiễm liên tiếp tạo thành phôi. Đó là kết quả của sự tái tổ hợp các gen từ 2 nguồn gen khác nhau.

Theo Davies Morel (1999) [46] đã cho rằng: Tinh trùng cần phải sống trong đường sinh dục của con cái trước khi tiếp xúc với trứng được gọi là đủ năng lực do lưu lại ở vùng eo ống dẫn trứng. Thành phần bề mặt của tinh trùng được cải tiến hoặc sẽ tan đi do chất tiết của đường sinh dục con cái làm cho lớp photpholipit của màng tinh trùng mất ổn định, tạo điều kiện cho acrosome được thực hiện biến đổi bao gồm sự giảm Progesteron trên bề mặt tinh trùng, sự thay đổi glucozaa minoglycan đó có tác dụng hoạt hoá để tinh

trùng có đủ năng lực thụ tinh. Nhưng tuỳ thuộc vào phẩm giống và cá thể, ngựa Cabardin mỗi lần xuất tinh thu được 146 ml, nồng độ tinh trùng đạt 89 triệu/ml, (Đặng Đình Hanh, 1994) [7]. Ngựa Tersk có lượng xuất tinh tương ứng 180 ml/ lần, nồng độ tinh trùng đạt 85 triệu/ml (Bartlett, 1973) [35].

Ngay sau khi tinh dịch được phóng vào tử cung, tinh trùng di chuyển về phía ống dẫn trứng với vận tốc 2-5 mm/ phút. Theo Barker (1957) [33] với tốc độ này so với chiều dài của tinh trùng đó là một vận tốc khá lớn. Ngoài sự vận động của nó, còn có thêm các tác nhân khác như nhu động của tử cung, vòi trứng, tác động của những đoạn thắt sinh lý. Sự vận động với hướng vận động của mao bào sinh lý, tinh trùng di chuyển ngược dòng đến nơi thụ tinh là 1/3 phía trên của ống dẫn trứng. Theo Amann (1984), Evans và Mawell (1987), Garner (1991). Tỷ lệ thụ thai của ngựa với phương thức giao phối tự nhiên là 40

-70%, với phương thức TTNT bằng tinh tươi và tinh bảo tồn là 50 -65%, với phương thức TTNT bằng tinh đông lạnh là 35 - 50% (Davies Morel, 1999) [46].

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.3.1. Tình hình nghiên cu về đông lạnh tinh dch nga và truyn tinhnhân to trên thếgii nhân to trên thếgii

-Nghiên cứu sinh sản ngựa đực:Theo công trình nghiên cứu của Bazen 1987 cho thấy thời gian sống tinh trùng ngựa trong đường sinh dục con cái lâu hơn các gia súc khác, tinh trùng có thể sống từ 72 -120 giờ. Theo Almahbobi (1988) [32], một số yếu tố như: Giống, độ tuổi, khối lượng cơ thể….có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng tinh dịch của ngựa đực. Ngựa đực được khai thác tinh khi thành thục về tính dục và thể vóc (từ 4 - 5 tuổi), tuổi ngựa đực sử dụng khai thác tinh không quá 12 tuổi.

Khi nghiên cứu về nồng độ tinh trùng ngựa khi sử dụng thụ tinh, Brinsko (2006) [39], cho biết một liều tinh tươi có nồng độ 500 × 106 triệu/ml tinh trùng khi phối có tỷ lệ thụ thai cao nhất. Khi sản xuất tinh viên hay tinh đông lạnh thì người ta cũng lấy mật độ trên làm chuẩn. Nhiều nhà nghiên cứu

đã tập trung nghiên cứu để giảm nồng độ tinh trùng/cọng hoặc liều khi sản xuất tinh mà vẫn cho tỷ lệ thụ thai cao. Nghiên cứu về phương pháp thụ tinh nhân tạo, tác giả Daels (2003) [45], cho biết thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục con cái từ khi phối đến buồng trứng sẽ quyết định tỷ lệ thụ thai. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sức công phá vỏ trứng và hoạt lực tinh trùng từ tinh đông lạnh yếu hơn so với tinh trùng từ tinh tươi, do vậy nên phối tinh bằng tinh đông lạnh gần ngày rụng trứng sẽ cho tỷ lệ thụ thai cao hơn (tốt nhất trước khi trứng rụng 24 giờ hoặc sau trứng rụng 6 giờ). Barbaccinni (Trung tâm chọn giống châu Âu, Italy) cho biết tỷ lệ thụ thai đạt 41% với 363 ngựa được thụ tinh đông lạnh trước 6 giờ rụng trứng và 41,3% sau 6 giờ rụng trứng. Tác giả cũng cho biết nên thụ tinh 2 liều trong vòng 24h trước khi trứng rụng, và theo Barbacinni thì nên thụ tinh 1 liều sau 24h và 1 liều sau 40 h khi tiêm hCG (trứng rụng 36h sau khi tiêm HCG). Khi thực hiện thụ tinh 2 liều như vậy sẽ đạt tỷ lệ thụ thai 76%, trong khi đó 1 liều chỉ đạt 71%.

Theo Wendy Conlon và cs (2010) [66], ngựa cái động dục theo mùa và chịu ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng. Mùa không động dục xảy ra vào mùa thu và mùa đông khi thời gian chiếu sáng tự nhiên ngắn. Mùa động dục bắt đầu vào mùa xuân và kéo dài qua mùa hè khi thời gian chiếu sáng dài. Tương ứng mùa động dục từ tháng 3, tháng tư kéo dài đến tháng 9, tháng 10 và đỉnh cao động dục thường vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7. Chu kỳ động dục của ngựa cái trung bình 21 ngày và có thể hơn hoặc kém 5- 7 ngày.Thời gian động dục thường 5-7 ngày, thời gian rụng trứng kể từ ki động dục từ 24

-48h. Tác giả cho biết thời gian thụ tinh đối với tinh cọng rạ thích hợp nhất là trước 6 h và sau 6h rụng trứng.

Theo Johnson (1991) [53], Clay, (1992) [41], giống như các gia súc khác, số lượng và chất lượng tinh dịch ngựa cũng bị ảnh hưởng của mùa vụ. Trong mùa phối giống, số lượng tinh trùng, mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng đều cao hơn so với các mùa vụ khác.

Theo Crowe (2008) [44], khi sử dụng tinh ngựa đông lạnh với 2 liều (trước và sau rụng trứng) sẽ cho tỷ lệ thụ thai cao (82%). Theo Christa (2014) [40], khi phát hiện ngựa có biểu hiện động dục thì sau 48 giờ trứng sẽ rụng và tỷ lệ thụ thai sẽ cao nếu truyền tinh cho ngựa vào thời điểm 6 giờ sau khi rụng trứng.

Khẩu phần ăn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản ở ngựa, khi khẩu phần ăn có tỷ lệ xơ thô ít và kéo dài tỷ lệ thụ thai sẽ thấp. Tác giả đã thí nghiệm trên 100 ngựa cái Arab bằng cách chia 2 lô thí nghiệm và cho 1 lô ăn thức ăn thô chỉ vào ban đêm, 1 lô cho ăn cả đêm và ngày trong mùa phối giống. Ngựa được cho phối giống trực tiếp. Kết quả cho thấy lô thí nghiệm được ăn số lượng thức ăn thô cả ngày đêm có tỷ lệ thụ thai cao hơn (81%) so với lô chỉ được ăn ban đêm (55%) (Haifa, 2013) [48].

Những công trình nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản về ngựa đã được các tác giả ngoài nước công bố là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu về sinh sản ngựa ở Việt Nam.

1.3.2. Tình hình nghiên cu vtruyn tinh nhân tạo và đông lạnh tinh dch nga ti Vit Nam

- Nghiên cứu về sinh sản ở ngựa:Nhằm cải thiện các tiến bộ di truyền đàn ngựa trong nước và làm tươi máu ngựa Cabardin đã có ở Việt Nam, năm 2000 chúng ta đã nhập thêm 3 ngựa Cabardin (1 ngựa đực + 2 ngựa cái) từ tỉnh Hắc Long Giang -Trung Quốc. Đàn ngựa nhập về đã được nuôi thích nghi và cho phối giống với ngựa Cabardin sinh tại Việt Nam nhằm làm tươi máu đàn ngựa Cabardin. Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi là đơn vị duy nhất đã tiến hành nghiên cứu về giống và sinh sản của ngựa.

- Nuôi thích nghi ngựa Cabardin. Xác định công thức lai 1/2, 5/8 và 1/4 máu Cabardin đã có kết luận: Sử dụng công thức lai 1/4 máu Cabardin là phù hợp.

-Theo dõi một số đặc điểm sinh lý sinh sản của ngựa nội, ngựa lai và ngựa Cabardin. Kết quả bước đầu cho thấy ngựa nội và ngựa lai 25%

Cabardin nuôi tại Bá Vân có thời gian động dục 6 -10 ngày, thời gian động

dục sau đẻ 6 -18 ngày. Trần Văn Thi (1985) [18], nghiên cứu phẩm chất tinh dich ngựa đực lai 25% Cabardin có thể tích tinh dịch 59 ml/lần, hoạt lực tinh trùng 62%, nồng độ tinh trùng 120 triệu/ml, ngựa tại các điểm truyền giống có tỷ lệ truyền thai 56,5%. Vườn thú Hà Nội (2001) [29], nuôi ngựa hoang cho biết: Ngựa đẻ 1 con/lứa, thời gian mang thai 11 tháng. Đàn ngựa nội chăn nuôi trong nông hộ có tỷ lệ truyền thai 70 -80% trong năm, được phối giống theo phương thức bầy đàn tự do thả rông ngựa đực và ngựa cái từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Theo Đặng Đình Hanh và cs (2006) [9], tuổi động dục ngựa bạch trung bình là 20,7 tháng, chu kỳ động dục dài (trung bình 22,4 ngày), thời gian động dục ngắn (trung bình 7,7 ngày), tuổi đẻ lứa đầu sớm (trung bình 35,8 tháng), khoảng cách 2 lứa đẻ mau (15,6 tháng).

Năm 2006, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi đã nhập 12 liều tinh cọng rạ ngựa đua từ Cộng hoà liên bang Đức để TTNT cho ngựa cái lai 25% máu Cabardin nhằm tạo ra dòng ngựa lai phục vụ thể thao và du lịch.

Những kết quả nghiên cứu trong nước về lĩnh vực sinh sản ngựa còn rất hạn chế, trong đó có nghiên cứu về đông lạnh tinh dịch ngựa. Để có những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất sinh sản cho đàn ngựa nuôi ở nông hộ và cơ sở chăn nuôi tập trung, việc tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu về sinh sản cho con ngựa là cần thiết.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

2.1.1.Đối tượng và vt liu nghiên cu

Ngựa bạch Việt Nam và ngựa bạch đực Tây Tạng - Trung Quốc (nuôi tại Việt Nam).(Phụ lục: Bảng 2.1, 2.2, 2.3).

-Đàn ngựa bạch ở Thái Nguyên và Lào Cai.

-Tinh dịch ngựa bạch khai thác ở Thái Nguyên, Lào Cai và tinh cọng rạ tại Trung tâm nghiên cứu phát triển chăn nuôi miền núi.

-Các trang thiết bị chuyên dùng.

2.1.2. Địa điểm và thi gian nghiên cu

-Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu phát triển chăn nuôi miền núi (Sông Công), huyện Phú Bình và Phú Lương (Thái Nguyên) và huyện Si Ma Cai -

Lào Cai.

-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014.

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Ni dung nghiên cu

- Khảo sát khả năng sinh trưởng, sinh sản của ngựa bạch tại Thái Nguyên và Lào Cai

- Đánh giá phẩm chất tinh dịch của ngựa bạch Việt Nam và ngựa bạch Tây Tạng -Trung Quốc nuôi tại Thái Nguyên

- Xác định thời điểm truyền tinh thích hợp trong chu kỳ động dục

- Xác định ảnh hưởng của một số phương pháp truyền tinh nhân tạo đến tỷ lệ thụ thai ở ngựa bạch

+ Xác định ảnh hưởng của phương pháp truyền tinh đơn và truyền tinh kép đến tỷ lệ thụ thai.

+ Xác định ảnh hưởng của phương pháp phối lặp lại đến tỷ lệ thụ thai - Ứng dụng kết quả thí nghiệm để truyền tinh nhân tạo cho ngựa bạch ở 2 tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Khảo sát khả năng sinh trưởng, sinh sản của ngựa bạch tại Thái Nguyên và Lào Cai.

-Địa điểm tiến hành khảo sát, đánh giá: Được thực hiện tại các hộ gia đình nuôi ngựa bạch tại huyện Phú Bình, Sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên và huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.

-Nội dung khảo sát:

+ Đo kích thước một số chiều đo (VN, DTC, CV) bằng thước dây. Tính khối lượng ngựa theo công thức: (VN2x DTC)/10800.

(Chỉ số VN, DTC đơn vị tính cm, khối lượng đơn vị tính kg)

Dài thân chéo: Điểm trước của xương bả vai đến điểm cuối xương u ngồi, đo theo đường chéo.

Vòng ngực: Chu vi vòng ngực sát sau xương bả vai

Cao vây: Ngựa đứng vị trí bằng phẳng, đo từ mặt đất đến cao vây. + Khảo sát tỷ lệ sinh sản của đàn ngựa bạch; số ngựa bạch con/tổng số ngựa được sinh ra từ đàn ngựa bạch mẹ chăn thả tự nhiên tại Thái Nguyên và Lào Cai bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi trong 3 năm (năm 2011, 2012, 2013) bằng phiếu phỏng vấn (mỗi huyện chọn ngẫu nhiên trên danh sách các hộ có nuôi ngựa bạch sinh sản để khảo sát, đảm bảo đủ số lượng mẫu n=30).

2.2.2.2. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của ngựa bạch Việt Nam và ngựa bạch Tây Tạng - Trung Quốc nuôi tại Thái Nguyên

Sử dụng 1 ngựa đực bạch Việt Nam và 1 ngựa đực bạch Tây Tạng có

Một phần của tài liệu So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)