3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.1. Đánh giá kết quả giải đông tinh cọng rạ
Chế độ giải đông là khâu quan trọng làm ″thức tỉnh″ khả năng hoạt động của tinh trùng. Một chế độ giải đông tốt nhất sẽ ″đánh thức″ được nhiều tinh trùng hoạt động trở lại với khả năng hoạt động với chức năng cao nhất.
Trước khi tiến hành các thị nghiệm truyền tinh nhân tạo ta tiến hành lấy ngẫu nhiên 05 cọng tinh để tiến hành giải đông và đánh giá chất lượng tinh cọng rạ. Chúng tôi tiến hành giải đông ở nhiệt độ 450C ở 5 giây, tiếp 370C trong 30 giây cho kết quả giải đông tinh cọng rạ trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Kết quả giải đông tinh cọng rạ ngựa bạch Việt Nam(n=5) Chỉ tiêu ĐVT X SE V ml 0,5 A % 36 C triệu/ml 319,60 3,26 V.A.C triệu/cọng 57,871,22 K % 14,060,11
Kết quả giải đông cho thấy: Hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 36%, nồng độ tinh trùng/ml 319 triệu con và tổng số tinh trùng tiến thẳng VAC là 57 triệu tinh trùng/cọng. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tinh cọng rạ ngựa đạt yêu cầu.
Theo Boyle (1996) [36], tinh ngựa có hoạt lực sau giải đông >35% là đạt yêu cầu, 30-35% có thể chấp nhận được và hoạt lực <30% là kém.
Volkmann (1987) [65], nghiên cứu tinh ngựa sau giải đông có hoạt lực tinh trùng phải >30% có thể sử dụng trong thụ tinh nhân tạo.
Theo Kuisma và cs (2006) [54], nên sử dụng nhiệt độ và thời gian giải đông khác nhau đối với các kích cỡ dạng cọng rạ khác nhau; loại cọng rạ 0,5ml/cọng, nhiệt độ giải đông 370C ít nhất 30 giây; loại cọng rạ 2,5ml/cọng, nhiệt độ giải đông tương ứng với 500C khoảng 40 giây với tốc độ giải đông phải đạt ≥350C/giây. Trong lúc đó, Loomis (1983) [53], khuyến cáo loại cọng rạ 0,5ml/cọng, nên giải đông ở nhiệt độ 380C trong 30 giây. Cochran và cs (1984) [42], cho rằng: loại cọng rạ 0,5ml/cọng nên giải đông ở nhiệt độ 750C trong 7 giây, sau đó chuyển xuống 370C trong ít nhất 5 giây cho kết quả tốt hơn 370C trong 30 giây có hoạt lực tương ứng là 34% và 29%.
Theo Đào Đức Thà và cs (2007) [17], cho biết hoạt lực tinh trùng ngựa sau khi tan băng trung bình đạt 33,78%. Vũ Đình Ngoan (2013) [14], tinh cọng ngựa giải đông ở nhiệt độ 450C ở 5 giây, tiếp 370C trong 30 giây cho kết quả tốt nhất.
Qua kết quả các tác giả cho thấy hoạt lực tinh trùng ngựa bạch sau giải đông trong thí nghiệm đạt khá cao và đảm bảo chất lượng để sử dụng cho truyền tinh nhân tạo.
3.3.2. Đánh giá thời gian truyền tinh thích hợp trong chu kỳ động dục
Chọn lọc 15 ngựa cái tiêu chuẩn trong tổng đàn ngựa bạch tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi để đưa vào thí nghiệm. Qua số liệu theo dõi, ngựa cái được chọn từ đàn giống tốt khỏe mạnh, không mắc bệnh đường sinh dục và đã qua 1 lần lứa đẻ (Kết quả bảng 3.9).
Bảng 3.9: Kết quả chọn lọc ngựa cái đủ tiêu chuẩn thí nghiệm
TT Chỉ tiêu ĐVT
Kết quả
X SE
1 Số ngựa cái đưa vào phối con 15
2 Khối lượng trung bình kg 184,22,93
3 Cao vây cm 116,51,35
4 DTC cm 118,51,56
5 Vòng ngực cm 129,50,55
6 Tuổi năm 4,150,19
Số ngựa cái bạch trong thí nghiệm chúng tôi chọn lọc có khối lượng trung bình 184kg/con, độ tuổi >4 tuổi. Ngựa đã được tiêm phòng đầy đủ. Ngoại hình ngựa đạt tiêu chuẩn giống và sinh lý sinh sản bình thường. Điều đó khẳng định chất lượng ngựa đưa vào sử dụng làm thí nghiệm để TTNT thử nghiệm bằng tinh cọng rạ là đảm bảo.
Thực hiện thí nghiệm thụ tinh nhân tạo cho ngựa cái bằng phương pháp truyền tinh đơn ở 8h00 sáng vào các ngày thứ 5,6,7 của chu kỳ động dục và đánh giá kết quả truyền thai sau 25 ngày (kể từ ngày TTNT). Kết quả thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Kết quả truyền tinh bằng phương pháp truyền tinh đơn ở các ngày động dục khác nhau TT Kết quả Chỉ tiêu ĐVT Ngày động dục thứ 5 Ngày động dục thứ 6 Ngày động dục thứ 7
1 Số lượt ngựa cái đưa vào theo dõi Con 5 5 5
2 Số ngựa cái truyền tinh Con 5 5 5
3 Số ngựa cái có chửa Con 1 3 2
4 Tỷ lệ thụ thai % 20,0 60,0 40,0
Kết quả bảng 3.10 cho thấy: Tỷ lệ thụ thai bằng phương pháp TTNT 1 lần vào 8h00 sáng vào các ngày 5,6,7 trong chu kỳ động dục cho kết quả tương ứng: 20%, 60%, 40%, trung bình 40,0%. Mặc dù số mẫu triển khai thí nghiệm không lớn để đủ phản ánh chính xác, nhưng qua bảng 3.11 ta thấy, thụ tinh nhân tạo cho ngựa vào ngày thứ 6 của chu kỳ động dục cao hơn so với các ngày thứ 5 và thứ 7 trong chu kỳ động dục.
Theo Wendy Conlon (2010) [66], thời gian động dục thường 5-7 ngày, thời gian rụng trứng kể từ khi động dục từ 24 - 48h. Tác giả cho biết thời gian thụ tinh đối với tinh cọng rạ thích hợp nhất là trước 6h và sau 6h rụng trứng.
Theo Christa (2014) [40], khi phát hiện ngựa có biểu hiện động dục thì sau 48 giờ trứng sẽ rụng và tỷ lệ thụ thai sẽ cao nếu truyền tinh cho ngựa vào thời điểm 6 giờ sau khi rụng trứng.
Tác giả Nguyễn Hữu Trà (1996) [23], cho biết khi theo dõi thời gian động dục của ngựa vào ngày thứ 1 đến ngày thứ 10. Ngày thứ nhất và ngày thứ 2 ta xác định không cần phối giống vì ngày này kết quả thụ thai không có, đến ngày thứ 3 đã có ngựa thụ thai là 7,1%, tập trung cao vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7. Như vậy thời gian ngựa đực phối giống cho ngựa cái ta nên tập tung thời gian từ ngày thứ 4 - 7, trong giai đoạn chịu đực. Những ngựa còn chịu đực ngày thứ 9 - 10 kết quả phối giống có tỷ lệ thụ thai rất thấp. Với phương pháp phối giống này được áp dụng cho các cơ sở phối giống tạo ngựa lai trong hộ nông dân.
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của một số phương pháp truyền tinh nhân tạođến tỷ lệ thụ thai ở ngựa bạch đến tỷ lệ thụ thai ở ngựa bạch
3.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp truyền tinh đơn và truyềntinh kép đến tỷlệthụthai tinh kép đến tỷlệthụthai
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm thụ tinh nhân tạo cho ngựa cái bằng phương pháp truyền tinh đơn ở 8h sáng vào các thời điểm ngày thứ 6 của chu kỳ động dục và đánh giá kết quả truyền thai sau 21 đến 25 ngày (kể từ ngày TTNT). Kết quả thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Kết quả thụ thai ở ngựa bạch bằng phương pháp truyền tinh đơn và truyền tinh kép
TT Chỉ tiêu Kết quả ĐVT Thụ tinh 1 lần/1 cọng tinh Thụ tinh 1 lần/2 cọng tinh
1 Số lượt ngựa cái đưa vào theo dõi Con 5 5
2 Số ngựa cái truyền tinh Con 5 5
3 Số ngựa cái có chửa Con 2 3
4 Tỷ lệ thụ thai % 40,0 60,0
Kết bảng 3.11 cho thấy khi sử dụng 1 cọng tinh/1 lần phối cho tỷ lệ thụ thai thấp hơn thụ tinh 2 cọng/lần.
Theo một số tác giả đã nghiên cứu cho thấy: Không có sự khác nhau về tỷ lệ thụ thai giữa số lượng V.A.C/lần dẫn tinh:
250 và 500 triệu (Witte, 1989).
150 và 200 triệu (Piao và Wang, 1988). 150 và 300 triệu (Vidament, 1997). (Theo Davies Morel, 1999 [46]).
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về nồng độ tinh trùng ngựa khi sử dụng thụ tinh, Brinsko (2006) [39], cho biết một liều tinh tươi có nồng độ 500 × 106 triệu/ml tinh trùng khi phối có tỷ lệ thụ thai cao nhất.
3.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp truyền tinh lặp lại đến tỷ lệthụthai thụthai
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm thụ tinh nhân tạo cho ngựa cái bằng phương pháp truyền tinh tinh lặp lại: TTNT 8h sáng 1 lần, lặp lại lần 2 vào 16h buổi chiều trong ngày thứ 6 của chu kỳ động dục và đánh giá kết quả truyền thai sau 21 đến 25 ngày (kể từ ngày TTNT). Kết quả thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.12: Kết quả thụ thai ở ngựa bạch bằng phương pháp truyền tinh lặp lại 2 lần/ngày TT Chỉ tiêu Kết quả ĐVT Thụ tinh 1 lần/1 ngày Thụ tinh 2 lần/1 ngày
1 Số lượt ngựa cái đưa vào theo dõi Con 5 5
2 Số ngựa cái truyền tinh Con 5 5
3 Số ngựa cái có chửa Con 2 3
4 Tỷ lệ thụ thai % 40 60
Kết quả thụ thai ở phương pháp thụ tinh 2 lần/ngày ở thời điểm 8h sáng và 16h chiều trong ngày thứ 6 của thời gian động dục cao hơn đối với thụ tinh 1 lần vào 8h sáng. Như vậy xác định thời điểm phối giống thích hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai khi sử dụng tinh cọng rạ là rất cần thiết.
Theo một số tác giả nghiên cứu về sinh sản ngựa cho biết: Để đạt được tỷ lệ mang thai hiệu quả nhất cho thụ tinh nhân tạo là thụ tinh không quá trước 12 giờ trứng rụng hoặc 6 giờ sau khi trứng rụng. Squires (2003) [63], thụ tinh nhân tạo cho ngựa bằng tinh đông lạnh, phải thường xuyên kiểm tra buồng trứng 4- 6 lần mỗi ngày và được thụ tinh ngay lập tức trước hoặc sau trong vòng 6 giờ rụng trứng. Đây là dựa trên tiền đề rằng: Hoạt lực tinh trùng của tinh đông lạnh không thể sống sót lâu dài trong đường sinh sản của ngựa như tươi hoặc làm mát bằng tinh dịch. Do vậy việc xác định trứng rụng là vô cùng cần thiết để nâng cao tỷ lệ thụ thai.
Theo Crawe (2008) [44], khi sử dụng tinh ngựa đông lạnh với 2 liều (trước và sau rụng trứng) sẽ cho tỷ lệ thụ thai cao (82%). Theo Barbaccinni (Trung tâm chọn giống Châu Âu, Italy) cho biết tỷ lệ thụ thai đạt 41% với 363 ngựa được thụ tinh đông lạnh trước 6 giờ rụng trứng và 41,3% sau 6 giờ rụng trứng. Tác giả cũng cho biết nên thụ tinh 2 liều trong vòng 24h trước khi trứng rụng, và theo Barbacinni thì nên thụ tinh 1 liều sau 24h và 1 liều sau 40 h khi tiêm HCG (trứng rụng 36h sau khi tiêm HCG). Khi thực hiện thụ tinh 2 liều như vậy sẽ đạt tỷ lệ thụ thai 76%, trong khi đó 1 liều chỉ đạt 71% (Daels, 2003) [45]). Như vậy, kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên.
3.5. Ứng dụng kết quả thí nghiệm để truyền tinh nhân tạo cho ngựa bạchở 2 tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai ở 2 tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai
3.5.1. Kết quảtuyển chọn ngựa cái tiêu chuẩn để đưa vào thí nghiệm
Tỉnh Thái Nguyên chọn 10 ngựa cái và tỉnh Lào Cai chọn 10 con ngựa cái theo tiêu chuẩn để tiến hành theo dõi dẫn tinh bằng tinh cọng rạ.
Bảng 3.13: Kết quả tuyển chọn ngựa cái đưa vào truyền tinh nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai
TT Chỉ tiêu ĐVT H. Phú Bình -Thái Nguyên H. Si Ma Cai - Lào Cai TB
1 Số ngựa cái thí nghiệm
đưa vào TTNT con 10 10 10
2 Khối lượng trung bình kg 188,6 181,6 185,2
3 Vòng ngực cm 129,6 128,4 129,0
4 Dài thân chéo cm 121,3 119,1 120,2
5 Cao vây cm 123,6 115,5 119,6
3.5.2. Kết quả ứng dụng truyền tinh nhân tạo cho đàn ngựa tại tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai
Ngựa cái đã được tuyển chọn 20 con (tại Thái Nguyên 10 con; tại Lào Cai 10 con). Mỗi tỉnh chia ngựa cái làm 02 lô (mỗi lô 05 ngựa cái) để sử dụng tinh cọng rạ của ngựa bạch Việt Nam và tinh cọng rạ của ngựa bạch Tây Tạng để TTNT thử nghiệm.
Tinh cọng rạ dùng để truyền tinh; thời điểm truyền tinh trong chu kỳ động dục ở ngày thứ 6 và phương pháp truyền tinh: TTNT vào 8h sáng 1 lần, lặp lại lần 2 vào 16h buổi chiều trong ngày thứ 6 của chu kỳ động dục và đánh giá kết quả thụ thai sau 21 đến 25 ngày (kể từ ngày TTNT). Kết quả thể hiện ở bảng 3.14 như sau:
Bảng 3.14: Kết quả ứng dụng truyền tinh nhân tạo cho đàn ngựa tại tỉnh Thái Nguyên và Lào Cai
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên Huyện Si Ma Cai - Tỉnh Lào Cai Cộng Tinh ngựa Việt Nam Tinh ngựa Tây tạng Tinh ngựa Việt Nam Tinh ngựa Tây tạng
1 Số ngựa cái được theo dõi Con 5 5 5 5 20
2 Số ngựa cái động dục và
truyền tinh Con 5 5 5 5 20
3 Số ngựa cái có chửa Con 2 2 2 1 7
4 Tỷ lệ thụ thai % 40,0 40,0 40,0 20,0 TB:
35,0
Kết quả truyền tinh trong sản xuất ở Thái Nguyên và Lào Cai bằng tinh cọng rạ ngựa bạch Việt Nam và ngựa bạch Trung Quốc đạt tỷ lệ thụ thai trung bình 35%. Tinh ngựa cọng rạ ngựa bạch Việt Nam và tinh cọng rạ ngựa bạch Trung Quốc không ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. Chúng tôi thí nghiệm ở số mẫu chưa đủ lớn để đánh giá chính xác nhưng một số tác giả nghiên cứu tỷ lệ thụ thai đối với ngựa cho biết:
Theo Davies Morel (1999) [46], tỷ lệ thụ thai của ngựa với phương thức giao phối tự nhiên là 40-70%, với phương thức TTNT bằng tinh tươi và tinh bảo tồn là 50-65%, với phương thức TTNT bằng tinh đông lạnh là 35 -
50%. Vidament (2000) [64] tác giả này đã thực hiện trên 243 chu kỳ và tỷ lệ thụ thai là 56%. Các tác giả Amann (1984); Evans và Maxwell (1987); Garner (1991), tỷ lệ thụ thai của ngựa trong giao phối tự nhiên đạt 40 -75%, phối giống bằng tinh tươi sau bảo tồn đạt tỷ lệ thụ thai 50-65%.
Nguyễn Hữu Trà (2005) [25], bằng phương pháp nhảy trực tiếp ở thời kỳ 4 và 5 tỷ lệ thụ thai bình quân là 67,88%.
Đặng Đình Hanh (2008) [10], bước đầu sử dụng tinh cọng rạ của 2 giống ngựa đua để thụ tinh nhân tạo cho đàn ngựa cái lai tại Trung tâm đạt tỷ lệ thụ thai 43,75%. Trung bình số liều tinh/ngựa cái chửa: 2,67 liều.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Ngựa bạch đực Tây Tạng Trung Quốc có khối lượng và kích thước một số chiều đo (cao vây, vòng ngực, dài thân chéo) cao hơn so với ngựa bạch đực Việt Nam.
Chất lượng tinh dịch 2 giống ngựa bạch Tây Tạng - Trung Quốc và ngựa bạch Việt Nam hầu như không có sự sai khác, riêng thể tích tinh dịch ngựa bạch Trung Quốc cao hơn thể tích tinh dịch ngựa bạch Việt Nam.
Mùa vụ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch ở cả 2 giống ngựa Việt Nam và Trung Quốc. Thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng thay đổi theo mùa rõ rệt, thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng ở mùa hè là cao nhất, và thấp nhất ở mùa đông. Các chỉ số khác như keo phèn, C, K, R, màu tinh đều không có sự khác nhau giữa 2 giống và các mùa khác nhau.
Bình quân tỷ lệ sinh sản của đàn ngựa bạch tại Lào Cai và Thái Nguyên từ năm 2011 đến 2013 dao động từ 58,9% đến 71,1%. Tỷ lệ này đối với tại Thái Nguyên cao hơn ở Si Ma Cai Lào Cai. Tỷ lệ ngựa con sinh ra không phải là ngựa bạch ở Thái Nguyên trung bình là 7,4%, ở Si Ma Cai tỷ lệ này là 39,0%.
Đối với ngựa bạch nên truyền tinh nhân tạo vào ngày thứ 6 kể từ khi động dục, và truyền tinh 2 lần (8h sáng và 16h chiều) cho kết quả tốt nhất.
Kết quả ứng dụng truyền tinh nhân tạo trong sản xuất ở Thái Nguyên và Lào Cai bằng tinh cọng rạ ngựa bạch Việt Nam và ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc đạt tỷ lệ thụ thai trung bình 35%.
2. Tồn tại
Số lượng ngựa đực bạch Tây Tạng Trung Quốc và ngựa đực bạch Việt Nam khảo sát còn ít.
Số ngựa thí nghiệm trong các phương pháp truyền tinh nhân tạo và ứng ứng dụng chưa nhiều, cần tiếp tục thử nghiệm trong sản xuất.
3. Đề nghị
Công nhận kết quả bước đầu đánh giá phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc; Xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo.
Tiếp tục ứng dụng thử nghiệm thụ tinh nhân tạo ngựa bằng tinh dạng cọng rạ trong sản xuất. Trong điều kiện về thời gian, số lượng ngựa bạch nuôi