3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá số lượng, chất lượng tinh dịch
Thể tích tinh dịch là số ml tinh dịch sau lọc bỏ keo phèn trong một lần khai thác. Thể tích tinh dịch phụ thuộc vào yếu tố: Giống, loài, độ tuổi, cá thể,
thời gian gây kích dục …đồng thời còn phụ thuộc vào kỹ thuật khai thác tinh, tần xuất lấy tinh và mùa vụ lấy tinh. Lượng xuất tinh của ngựa dao động 50 -
120ml/lần, trung bình 75ml (Đặng Đình Hanh, 2002) [8]. Trong tinh dịch ngựa có chứa một lượng khá lớn hạt thể selatin, chiếm tỷ lệ 20 - 30% lượng tinh dịch, chúng là sản phẩm của tuyến Cowper, dịch tiết ra của tuyến này có bản chất anbumonoit đặc quánh, trong suốt. Khi xuất tinh, những hạt thể gặp men vegikinaza của tuyến tinh nang rồi đọng lại thành những tinh thể lớn hơn. Sau đó các thể này hấp phụ nước và tăng lên về thể tích, người ta gọi đó là keo phèn (Trần Tiến Dũng, 2002) [6].
Trong giao phối tự nhiên, keo phèn có tác dụng bịt lỗ tử cung, không cho tinh dịch chảy ra ngoài. Trong thụ tinh nhân tạo cần phải loại bỏ keo phèn trước khi xử lý đưa vào đông lạnh. Vào mùa giao phối trong tinh dịch ngựa có lượng selatin lớn hơn mùa không giao phối. Do đó, khi xác định thể tích tinh dịch cần phải loại bỏ keo phèn bằng cách lọc qua nhiều lớp vải gạc.
* Hoạt lực tinh trùng A (%)
Hoạt lực là sức sống, sức vận động tinh trùng trong tinh dịch. Nó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch, biểu thị khả năng thụ thai của tinh trùng. Tuy nhiên, chỉ những tinh trùng tiến thẳng mới có khả năng thụ thai. Do đó, hoạt lực tinh trùng là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có trong tinh dịch có khả năng vận động theo phương thức tiến thẳng.
Tinh trùng vận động theo 3 phương thức:
+ Tiến thẳng: Phương vectơ vận động của tinh trùng ổn định.
+ Xoay vòng: Phương vectơ vận động của tinh trùng luôn luôn thay đổi. + Lắc lư (dao động): Vận động của tinh trùng hầu như không có vectơ vận động, không thay đổi vị trí tương đối của chúng. Tinh trùng nằm tại vị trí đó, chỉ có đầu hoặc đuôi cử động.
Hoạt lực tinh trùng càng cao chất lượng tinh trùng càng tốt và khả năng thụ thai càng lớn. Sức sống của tinh trùng có ảnh hưởng liên quan đến sức
sống của đời sau. Hoạt lực tinh trùng càng cao khả năng thụ thai càng cao, phát dục và chống đỡ bệnh tật của đời sau càng tốt và ngược lại (Đỗ Văn Thu, 2000) [20].
Theo Eliasson và cs (1974), hoạt lực và sức sống bền của tinh trùng phụ thuộc vào tỷ lệ thích hợp giữa các dịch tiết của tuyến tiền liệt và tiểu nang. Thành phần hóa sinh của tinh thanh là rất ổn định cho mỗi lần xuất tinh và không phụ thuộc vào tần số xuất tinh. Chất tiết của tuyến tiểu nang có chứa một vài nhân tố không có lợi cho hoạt lực và sức sống bền của tinh trùng. Nhưng chất tiết của tuyến tiền liệt lại kích thích sức hoạt động của tinh trùng. Khi tiếp xúc với chất tiết tuyến tiền liệt, tinh trùng được bảo vệ để tránh ảnh hưởng không có lợi của chất tiết tuyến tiểu nang (Nguyễn Tấn Anh, 1996) [1].
* Nồng độtinh trùngC (triệu/ml)
Nồng độ tinh trùng là số tinh trùng có trong một đơn vị ml thể tích tinh dịch. Nồng độ tinh trùng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch, là cơ sở để tính toán số liều tinh sản xuất. Nồng độ tinh trùng có thể dao động từ 100-200 triệu/ml (Rickett, 1993) [58]. Theo Janett (2003) [52], nồng độ tinh trùng ngựa Warmblood thay đổi theo mùa, dao động từ 270-323 triệu/ml
* ĐộpH tinh dịch
Độ pH của tinh dịch cho thấy nồng độ [H+], pH của tinh dịch liên quan đến năng lực đệm, sức sống và năng lực thụ tinh của tinh trùng. Độ pH tinh dịch toan tính thì tinh trùng hoạt động yếu, thời gian sống tinh trùng được kéo dài và ngược lại, khi pH tinh dịch kiềm tính thì tinh trùng hoạt động mạnh, thời gian sống tinh trùng bị rút ngắn. Để xác định độ pH người ta sử dụng máy đo pH hoặc giấy chỉ thị mầu (giấy đo pH)
Độ pH của tinh dịch giữa các loài gia súc có sự khác nhau và đều có phạm vi giới hạn nhất định. Trần Tiến Dũng (2002) [6], cho biết pH tinh dịch
ngựa dao động 6,2 - 7,8, trung bình 7,3. Theo Hiroshi (1992) [51], pH tinh dịch ngựa dao động 6,9-7,7, trung bình 7,3.
Độ pH tinh dịch là tổng số [H+] của dịch tiết từ dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ, pH của dịch tiết từ dịch hoàn phụ luôn có tính chất toan tính ở các loài gia súc, nó có tác dụng ức chế tới mức thấp nhất sự trao đổi chất của tinh trùng và kéo dài thời gian sống lâu nhất của tinh trùng. Độ pH của dịch tiết từ các tuyến sinh dục phụ trung tính hoặc kiềm tính, đặc biệt của tuyến tinh nang. Chính vì vậy pH tinh dịch ở những động vật có lượng tinh nhiều, trong đó có dịch tiết của tuyến tinh nang chiếm tỷ lệ cao thì thường có giá trị kiềm tính. Theo Nguyễn Tấn Anh (1996) [1], pH tinh dịch ở ngựa và heo là kiềm yếu (7,2-7,5), pH tinh dịch ở trâu, bò, dê và cừu là hơi toan (6,7-6,9).
* Sức kháng của tinh trùng(R)
Trong dung dịch loãng, NaCl bị phân ly:
NaCl Na+ + Cl-
[Cl-] có hại cho màng và cấu trúc P-NH2 của tinh trùng và làm cho tinh trùng chết. Vì thế người ta sử dụng dung dịch NaCl 1% để đo sức chống chịu của tinh trùng. Sức kháng của tinh trùng là khả năng chống chịu của tinh trùng trước môi trường sống bất lợi. Đó là sức đề kháng của tinh trùng trong một dung dịch không đẳng trương. Để đánh giá sức kháng của tinh trùng người ta thường dùng NaCl 1% để kiểm tra lượng dung dịch cần thiết pha loãng một đơn vị tinh dịch cho đến khi toàn bộ tinh trùng ngừng hoạt động tiến thẳng. Theo Nguyễn Hữu Trà và Vũ Công Hội (2003) [24], cho biết sức kháng của tinh trùng ngựa nuôi tại Trung tâm dao động từ 2700-3666.
* Tỷlệtinh trùng kỳhìnhK (%)
Tinh trùng kỳ hình là tinh trùng có hình thái bất thường ở đầu, cổ, thân và đuôi (Ví dụ: Tinh trùng hai đầu, méo đầu, đuôi gập, đuôi cụt, đuôi xoắn lại…). Tỷ lệ kỳ hình cao sẽ làm giảm khả năng thụ tinh. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là một trong các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tinh dịch.
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình càng cao thì chất lượng tinh trùng càng kém và ngược lại. Chỉ những tinh trùng khoẻ mạnh, vận động tiến thẳng và hoàn hảo về hình thái thì mới tham gia vào quá trình thụ tinh (Nguyễn Tấn Anh, (2003) [3].
Theo Nguyễn Hữu Trà và Vũ Công Hội (2003) [24], tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng ngựa dao động từ 12,96-20,05%.
* Áp suất thẩm thấu tinh dịch(milliosmol/kg)
Áp suất thẩm thấu của một chất lỏng phụ thuộc vào nồng độ hoà tan các phân tử và các ion trong đó và được tính trên một đơn vị thể tích.
Áp suất thẩm thấu có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tinh trùng trong các môi trường khác nhau. Theo Salisbury (1978) [60], trong môi trường có [Cl-] với 7 atm, tinh trùng đạt mức tiêu thụ Oxygen cao nhất (13 l O2/100 triệu tinh trùng), còn khi ở 13 atm sự tiêu hao Oxygen giảm xuống (7,8 l O2/100 triệu tinh trùng). Nếu là môi trường có ion photphat, khi áp suất thẩm thấu là 3,9 atm, lượng O2là cao nhất (6l O2/100 triệu tinh trùng), nếu tăng lên 7,5 hoặc 15 atm kết quả tương ứng là 4 và 3l O2/100 triệu tinh trùng (Nguyễn Tấn Anh, 1996) [1]. Áp suất thẩm thấu là chỉ tiêu cần thiết làm cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch động vật.
* Tổng sốtinh trùng tiến thẳng V.A.C(tỷ/lần)
Tổng số tinh trùng tiến thẳng là chỉ tiêu tổng hợp của cả 3 chỉ tiêu (V.A.C) và là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh.
* Mầu sắc tinh dịch
Tinh dịch gia súc, gia cầm nói chung và tinh dịch ngựa nói riêng phải có mầu sắc ổn định. Mầu tốt nhất của tinh dịch ngựa là mầu vàng kem, trắng ngà hoặc trắng sữa. Tất cả những mầu sắc bất thường đều do bệnh lý gây lên.