Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng tinh dịch ngựa

Một phần của tài liệu So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo (Trang 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng tinh dịch ngựa

1.2.3.1. Yếu tố nội tại

Các giống khác nhau thì số lượng, chất lượng tinh dịch cũng khác nhau. Trong cùng một giống giữa các cá thể khác nhau cũng cho số lượng

và chất lượng tinh dịch khác nhau. Nói chung đực giống trẻ và có tầm vóc nhỏ thì lượng xuất tinh ít. Nếu lấy tinh hai lần liên tiếp thì lượng xuất tinh lần thứ hai ít hơn lần đầu. Theo Nguyễn Hữu Trà (2003) [24], ngựa đực Cabardin nuôi tại Trung tâm lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh nhiều hơn ngựa nội (ngựa Cabardin đạt 70,82 ml, ngựa nội đạt 40,5ml). Trần Văn Thi (1985) [18], khi nghiên cứu tinh dịch ngựa đực lai 25% máu Cabardin có số lượng tinh dịch: 59ml/lần, nồng độ tinh trùng 120 triệu, hoạt lực 62%. Ngựa Tersk có lượng tinh dịch đạt 180ml/lần, hoạt lực tinh trùng đạt 85% (Bartlett, 1973) [35].

Bảng 1.13: Độ tuổi ngựa có ảnh hưởng đến thể tích và nồng độ tinh trùng

Thành phần ĐVT 2-3 tuổi 4-6 tuổi 9-12 tuổi P

Tổng thể tích ml 16,2c 31,4b 43,1a <0,01 Lượng keo phèn ml 2,0 5,2 13,3 NS Lượng tinh dịch ml 14,2b 26,2a 29,8a <0,05 C 106 120,4 160,9 161,3 NS VAC 109 1,8c 3,6b 4,5a <0,05 pH 7,47 7,41 7,39 NS Theo Squires (2003) [63] 1.2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh

+ Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng: Đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Chế độ dinh dưỡng phải đầy đủ và cân đối, phong phú về các chủng loại thức ăn phù hợp cho đực giống. Khẩu phần ăn có năng lượng và protein quá cao hoặc quá thấp cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch.

-Chế độ sử dụng và khai thác: Không nên sử dụng đực giống đã thành thục về tính nhưng chưa thành thục về thể vóc và cũng cần loại những đực giống đã quá già. Nếu sử dụng đực giống ở độ tuổi quá sớm, đực giống nhanh bị thoái hóa, chất lượng tinh trùng giảm. Nếu sử dụng đực giống quá muộn thì

khó thành lập phản xạ có điều kiện và hiệu quả kinh tế không cao. Trong thực tế cho thấy, ngựa đực nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi có thời gian khai thác sử dụng 4-15 năm tuổi và nếu cho giao phối trực tiếp có định hướng trong mùa phối giống ngựa đực có tần suất phối giống 2-3 ngày/lần.

- Các yếu tố mùa vụ, nhiệt độ: Mùa vụ và nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Ngựa Warmblood có thể tích và hoạt lực cao nhất ở mùa hạ (tương ứng 41,1ml và 75,9%), thấp nhất là mùa đông (33,9ml và 70,2%) và trung bình là mùa xuân, mùa thu (36ml và 72%). Theo Janett (2003) [52]. Ngoài ra hoạt lực và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cũng thay đổi theo mùa.

1.2.3.3. Các yếu tố khác

Các nhân tố như tình trạng sức khoẻ, bệnh tật…kỹ thuật khai thác (vị trí khai thác, thời gian khai thác và thậm chí thay đổi kỹ thuật viên khai thác) cũng đều ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch.

Một phần của tài liệu So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)