Tình hình nghiên cứu về đông lạnh tinh dịch ngựa và truyền tinh

Một phần của tài liệu So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Tình hình nghiên cứu về đông lạnh tinh dịch ngựa và truyền tinh

-Nghiên cứu sinh sản ngựa đực:Theo công trình nghiên cứu của Bazen 1987 cho thấy thời gian sống tinh trùng ngựa trong đường sinh dục con cái lâu hơn các gia súc khác, tinh trùng có thể sống từ 72 -120 giờ. Theo Almahbobi (1988) [32], một số yếu tố như: Giống, độ tuổi, khối lượng cơ thể….có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng tinh dịch của ngựa đực. Ngựa đực được khai thác tinh khi thành thục về tính dục và thể vóc (từ 4 - 5 tuổi), tuổi ngựa đực sử dụng khai thác tinh không quá 12 tuổi.

Khi nghiên cứu về nồng độ tinh trùng ngựa khi sử dụng thụ tinh, Brinsko (2006) [39], cho biết một liều tinh tươi có nồng độ 500 × 106 triệu/ml tinh trùng khi phối có tỷ lệ thụ thai cao nhất. Khi sản xuất tinh viên hay tinh đông lạnh thì người ta cũng lấy mật độ trên làm chuẩn. Nhiều nhà nghiên cứu

đã tập trung nghiên cứu để giảm nồng độ tinh trùng/cọng hoặc liều khi sản xuất tinh mà vẫn cho tỷ lệ thụ thai cao. Nghiên cứu về phương pháp thụ tinh nhân tạo, tác giả Daels (2003) [45], cho biết thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục con cái từ khi phối đến buồng trứng sẽ quyết định tỷ lệ thụ thai. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sức công phá vỏ trứng và hoạt lực tinh trùng từ tinh đông lạnh yếu hơn so với tinh trùng từ tinh tươi, do vậy nên phối tinh bằng tinh đông lạnh gần ngày rụng trứng sẽ cho tỷ lệ thụ thai cao hơn (tốt nhất trước khi trứng rụng 24 giờ hoặc sau trứng rụng 6 giờ). Barbaccinni (Trung tâm chọn giống châu Âu, Italy) cho biết tỷ lệ thụ thai đạt 41% với 363 ngựa được thụ tinh đông lạnh trước 6 giờ rụng trứng và 41,3% sau 6 giờ rụng trứng. Tác giả cũng cho biết nên thụ tinh 2 liều trong vòng 24h trước khi trứng rụng, và theo Barbacinni thì nên thụ tinh 1 liều sau 24h và 1 liều sau 40 h khi tiêm hCG (trứng rụng 36h sau khi tiêm HCG). Khi thực hiện thụ tinh 2 liều như vậy sẽ đạt tỷ lệ thụ thai 76%, trong khi đó 1 liều chỉ đạt 71%.

Theo Wendy Conlon và cs (2010) [66], ngựa cái động dục theo mùa và chịu ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng. Mùa không động dục xảy ra vào mùa thu và mùa đông khi thời gian chiếu sáng tự nhiên ngắn. Mùa động dục bắt đầu vào mùa xuân và kéo dài qua mùa hè khi thời gian chiếu sáng dài. Tương ứng mùa động dục từ tháng 3, tháng tư kéo dài đến tháng 9, tháng 10 và đỉnh cao động dục thường vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7. Chu kỳ động dục của ngựa cái trung bình 21 ngày và có thể hơn hoặc kém 5- 7 ngày.Thời gian động dục thường 5-7 ngày, thời gian rụng trứng kể từ ki động dục từ 24

-48h. Tác giả cho biết thời gian thụ tinh đối với tinh cọng rạ thích hợp nhất là trước 6 h và sau 6h rụng trứng.

Theo Johnson (1991) [53], Clay, (1992) [41], giống như các gia súc khác, số lượng và chất lượng tinh dịch ngựa cũng bị ảnh hưởng của mùa vụ. Trong mùa phối giống, số lượng tinh trùng, mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng đều cao hơn so với các mùa vụ khác.

Theo Crowe (2008) [44], khi sử dụng tinh ngựa đông lạnh với 2 liều (trước và sau rụng trứng) sẽ cho tỷ lệ thụ thai cao (82%). Theo Christa (2014) [40], khi phát hiện ngựa có biểu hiện động dục thì sau 48 giờ trứng sẽ rụng và tỷ lệ thụ thai sẽ cao nếu truyền tinh cho ngựa vào thời điểm 6 giờ sau khi rụng trứng.

Khẩu phần ăn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản ở ngựa, khi khẩu phần ăn có tỷ lệ xơ thô ít và kéo dài tỷ lệ thụ thai sẽ thấp. Tác giả đã thí nghiệm trên 100 ngựa cái Arab bằng cách chia 2 lô thí nghiệm và cho 1 lô ăn thức ăn thô chỉ vào ban đêm, 1 lô cho ăn cả đêm và ngày trong mùa phối giống. Ngựa được cho phối giống trực tiếp. Kết quả cho thấy lô thí nghiệm được ăn số lượng thức ăn thô cả ngày đêm có tỷ lệ thụ thai cao hơn (81%) so với lô chỉ được ăn ban đêm (55%) (Haifa, 2013) [48].

Những công trình nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản về ngựa đã được các tác giả ngoài nước công bố là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu về sinh sản ngựa ở Việt Nam.

1.3.2. Tình hình nghiên cu vtruyn tinh nhân tạo và đông lạnh tinh dch nga ti Vit Nam

- Nghiên cứu về sinh sản ở ngựa:Nhằm cải thiện các tiến bộ di truyền đàn ngựa trong nước và làm tươi máu ngựa Cabardin đã có ở Việt Nam, năm 2000 chúng ta đã nhập thêm 3 ngựa Cabardin (1 ngựa đực + 2 ngựa cái) từ tỉnh Hắc Long Giang -Trung Quốc. Đàn ngựa nhập về đã được nuôi thích nghi và cho phối giống với ngựa Cabardin sinh tại Việt Nam nhằm làm tươi máu đàn ngựa Cabardin. Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi là đơn vị duy nhất đã tiến hành nghiên cứu về giống và sinh sản của ngựa.

- Nuôi thích nghi ngựa Cabardin. Xác định công thức lai 1/2, 5/8 và 1/4 máu Cabardin đã có kết luận: Sử dụng công thức lai 1/4 máu Cabardin là phù hợp.

-Theo dõi một số đặc điểm sinh lý sinh sản của ngựa nội, ngựa lai và ngựa Cabardin. Kết quả bước đầu cho thấy ngựa nội và ngựa lai 25%

Cabardin nuôi tại Bá Vân có thời gian động dục 6 -10 ngày, thời gian động

dục sau đẻ 6 -18 ngày. Trần Văn Thi (1985) [18], nghiên cứu phẩm chất tinh dich ngựa đực lai 25% Cabardin có thể tích tinh dịch 59 ml/lần, hoạt lực tinh trùng 62%, nồng độ tinh trùng 120 triệu/ml, ngựa tại các điểm truyền giống có tỷ lệ truyền thai 56,5%. Vườn thú Hà Nội (2001) [29], nuôi ngựa hoang cho biết: Ngựa đẻ 1 con/lứa, thời gian mang thai 11 tháng. Đàn ngựa nội chăn nuôi trong nông hộ có tỷ lệ truyền thai 70 -80% trong năm, được phối giống theo phương thức bầy đàn tự do thả rông ngựa đực và ngựa cái từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Theo Đặng Đình Hanh và cs (2006) [9], tuổi động dục ngựa bạch trung bình là 20,7 tháng, chu kỳ động dục dài (trung bình 22,4 ngày), thời gian động dục ngắn (trung bình 7,7 ngày), tuổi đẻ lứa đầu sớm (trung bình 35,8 tháng), khoảng cách 2 lứa đẻ mau (15,6 tháng).

Năm 2006, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi đã nhập 12 liều tinh cọng rạ ngựa đua từ Cộng hoà liên bang Đức để TTNT cho ngựa cái lai 25% máu Cabardin nhằm tạo ra dòng ngựa lai phục vụ thể thao và du lịch.

Những kết quả nghiên cứu trong nước về lĩnh vực sinh sản ngựa còn rất hạn chế, trong đó có nghiên cứu về đông lạnh tinh dịch ngựa. Để có những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất sinh sản cho đàn ngựa nuôi ở nông hộ và cơ sở chăn nuôi tập trung, việc tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu về sinh sản cho con ngựa là cần thiết.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu So sánh phẩm chất tinh dịch ngựa bạch Việt Nam với ngựa bạch Tây Tạng Trung Quốc, xác định thời điểm và phương pháp thích hợp trong truyền tinh nhân tạo (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)