Chọn đề tài Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Ngô Tự Lập, chúng tôi muốn thể hiện sự yêu thích, sự quan tâm đối với sáng tác của nhà văn.Đồng thời, chúng tôi cũng hi vọng góp phần minh định
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGÔ THỊ HOÀI THU
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN
NGÔ TỰ LẬP
Chuyên ngành: Lí luận văn học
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN DUY BÌNH
NGHỆ AN - 2014
Trang 2MỤC LỤC
NGHỆ AN - 2014 1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 4
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 5
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Phạm vi nghiên cứu 8
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 8
6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 9
Chương 1 10
sơ lưỢc vỀ nhà văn ngô tỰ lẬp 10
và giỚi thuyẾt vỀ văn hỌc kỲ Ảo 10
1.1 Sơ lược về tác giả Ngô Tự Lập 10
1.1.1 Tiểu sử tác giả 10
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác 10
1.1.3 Những tác phẩm văn học mang màu sắc kỳ ảo của Ngô Tự Lập 11
1.2 Giới thuyết về văn học kỳ ảo 12
1.2.1 Khái niệm “kì ảo”, “yếu tố kì ảo” 12
1.2.2 Khái niệm “văn học kì ảo” 16
1.2.3 Giới thuyết của Ngô Tự Lập về văn học kỳ ảo 17
chương 2 22
biỂu hiỆn cỦa yẾu tỐ kỲ Ảo 22
trong truyỆn ngẮn ngô tỰ lẬp 22
2.1 Không gian, thời gian kì ảo 22
2.1.1 Không gian kì ảo 22
2.1.2 Thời gian biến ảo 35
2.2 Hình tượng nhân vật kì ảo 43
2.2.1 Nhân vật ma 44
2.2.2 Nhân vật thần thánh 50
2.2.3 Nhân vật dị thường 51
2.2.4 Nhân vật biến hình, hư ảo, vô hình 58
chương 3 62
nghỆ thuẬt xây dỰng yẾu tỐ kỲ Ảo 62
3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện kì ảo 62
3.1.1 Tình huống truyện kì ảo 62
3.1.2 Kết cấu lồng ghép truyện trong truyện 65
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật kì ảo 66
Trang 33.2.1 Xây dựng nhân vật kì ảo qua miêu tả ngoại hình và hành động 67
3.2.2 Xây dựng nhân vật kì ảo qua ngôn ngữ đối thoại 71
3.2.3 Xây dựng nhân vật kì ảo qua miêu tả độc thoại nội tâm 74
3.3 Các biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu hiện yếu tố kỳ ảo 78
3.3.1 Các biện pháp tu từ 78
3.3.2 Ngôn ngữ chuyện kể 84
3.4 Các mô típ trần thuật 93
3.4.1 Môtip 93
3.4.2: Mô típ gặp ông già, râu tóc bạc trắng như cước 93
3.4.3 Mô típ trừng phạt 94
3.4.4 Mô típ mộng du, giấc mơ 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 104
(Sách, báo đã xuất bản của Ngô Tự Lập) 104
Thơ: 104
Truyện 104
Tiểu luận/Nghiên cứu 104
Tác phẩm dịch: 105
Truyện, thơ và tiểu luận của ông được dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ, Bỉ, Pháp, Ấn Độ, Thụy Điển,Canada, Thái Lan: 105
Trang 4MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật độc đáo của kho tàngvăn xuôi thế giới Ngoài vai trò lạ hóa, hấp dẫn người đọc thì yếu tố kì ảocòn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá hiện thực và thể hiệnnhững quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế giới, con người Trong vănhọc Việt Nam, yếu tố kì ảo đã tạo thành một dòng chảy liên tục khôngngừng nghỉ suốt chiều dài lịch sử từ thời cổ đại cho đến cận hiện đại Tuynhiên do đặc điểm xã hội, tâm lí, nhận thức mỗi thời kì khác nhau nên yếu
tố kì ảo ở mỗi giai đoạn văn học cũng không giống nhau Ngay từ thời kì sơkhai của văn học, văn học dân gian Việt Nam đã gắn liền với yếu tố kì ảo.Những hiện thực tự nhiên, xã hội, những ước mơ, hoài bão đều được thểhiện qua các yếu tố mang tính chất kì ảo, huyền thoại Sang văn học trungđại yếu tố kì ảo thể hiện qua sáng tác của các tác giả như Nguyễn Dữ với
Truyền kì mạn lục, Trần Thế Pháp với Lĩnh nam chích quái Sáng tác của
họ nhằm mượn thế giới của những giấc mơ, thế giới của những chuyệnthần kì để cảnh báo về những chuyện xấu xa ở trần gian nhằm hướng conngười đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn Ở thời kì văn họchiện đại và đương đại, yếu tố kì ảo lại được các tác giả xem như mộtphương thức nghệ thuật đắc dụng để xây dựng tác phẩm Tuy nhiên yếu tố
kì ảo không còn như nguyên bản trong thời kì đầu mà nó được biến tấu chophù hợp với thị hiếu thẫm mĩ của văn chương đương đại Họ sử dụngnhững cách tân táo bạo về nghệ thuật tạo nên những bước đột phá trongcách thức tiếp cận độc giả
Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, đời sống văn học Việt Nam có nhiềuthay đổi Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, các phương diện củađời sống văn học như tác giả, tác phẩm, các hoạt động sáng tác, lí luận, phêbình đều có sự chuyển biến tích cực Một loạt cây bút trẻ trưởng thànhsau cách mạng đã tạo nên một diện mạo mới cho văn học Theo thời gian
Trang 5những tên tuổi mới đã thực sự khẳng định được chỗ đứng trong lòng độcgiả.
Cùng với những tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn BìnhPhương, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn XuânKhánh, Là cây bút giàu tiềm năng và đa phong cách, Ngô Tự Lập gópphần tạo ra xu hướng cách tân trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại Vớiquan niệm: truyền bá, gieo rắc, thức tỉnh, tác giả đã cho thấy một cách tiếpcận khác, một cách viết khác về truyện ngắn Đọc các sáng tác của ông, tanhận ra những gam màu cuộc sống còn bộn bề, ngổn ngang những lo toanthường nhật Truyện ngắn Ngô Tự Lập đi sâu khám phá đời sống tinh thầncon người với những biến thái tinh vi và phức tạp Những trang viết củaông là những cách tân táo bạo, độc đáo và mới mẻ về phương thức xâydựng tác phẩm Yếu tố kì ảo cũng chính là một trong những gam màu chủđạo làm nên bức tranh đầy mê hoặc và lôi cuốn trong những sáng tác củacây bút này
Bằng việc đưa yếu tố kì ảo vào tác phẩm của mình, đi sâu khám pháthế giới nội tâm cũng như những chuyển biến trong cung bậc tình cảm củanhân vật Việc sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Ngô Tự Lập đã
mở ra những không gian nghệ thuật mới, hình tượng nghệ thuật sinh động,hấp dẫn, thế giới tâm linh bí ẩn Đây có thể coi là đóng góp riêng của nhàvăn tài năng này cho văn học viết đương đại
Chọn đề tài Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Ngô Tự Lập, chúng tôi
muốn thể hiện sự yêu thích, sự quan tâm đối với sáng tác của nhà văn.Đồng thời, chúng tôi cũng hi vọng góp phần minh định một phương diệnnghệ thuật quan trọng trong bức tranh đa sắc màu của cây bút đầy nội lực
và triển vọng này
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Yếu tố kì ảo không phải là vấn đề thi pháp mới xuất hiện mà ngược lại
nó đã tồn tại từ lâu đời trong lịch sử văn học thế giới, vì vậy đến nay đã có
Trang 6rất nhiều công trình ở trong nước cũng như trên thế giới quan tâm nghiêncứu vấn đề này trên nhiều bình diện, của nhiều tác giả Đáng chú ý phải kể
đến tác phẩm: Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac của Lê Nguyên Cẩn (1999) và Dẫn luận về văn chương kì ảo của Tzevan Todorov (2008) Hai
công trình đã thực sự cho người đọc một cái nhìn đa chiều và thấu đáo vềyếu tố kì ảo trên nhiều phương diện
Yếu tố kì ảo xuất hiện trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 cho thấynhững cách tân, những đổi mới trong phương thức tư duy, nội dung thểhiện cũng như trong kĩ thuật viết truyện của các nhà văn Vấn đề này đã thuhút sự chú ý và tâm sức của các nhà nghiên cứu, phê bình và cũng được đềcập đến trong một số bài báo, chuyên luận, công trình nghiên cứu khoa học
Ví dụ như bài “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Hồ Anh Thái” của Điêu Thị
Tố Uyên đăng trên báo Văn Nghệ Quân Đội số ra ngày 02/04/2013, Bài
“Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975” của tác giả
Phùng Hữu Hải in trên báo điện tử VNEXPRESS số ra Thứ hai, 19/6/2006.
Ngô Tự Lập là cây bút đam mê những tìm tòi mới lạ Đánh giá về cáctác phẩm của ông nhiều nhà phê bình đã lột tả được thần thái độc đáo của
nhà văn tài năng này Nhận xét về tập truyện ngắn Giấc ngủ kì lạ của ông
Lương Tử Ban, tác giả Phạm Xuân Nguyên trên báo Tuổi trẻ (Thứ sáu, 16
Tháng chín 2005) cho rằng: “Tên sách có chữ “kỳ lạ” và tập sách cũng cótính chất lạ Lạ từ những truyện ngắn được viết kỹ lưỡng, có tính cách tìmtòi sáng tạo, đổi mới cách viết… Đây cũng lại là một hướng đi của Ngô TựLập trong sáng tác văn chương Ông là người ráo riết đi tìm cái mới, cả lýthuyết và thực hành, và sự thử nghiệm của ông có cái tới, cái chưa tới,nhưng đọc truyện ông thì thấy rõ sự khác lạ…”
Trần Nhã Thụy, khi viết về tập truyện ngắn Giấc ngủ kì lạ của ông
Lương Tử Ban (2005) của Ngô Tự Lập, nhận xét: “Lâu lắm rồi mới đọc
được một tập truyện ngắn hay, thật sự có khả năng gây xáo trộn, đánh thức
ý thức như Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban của Ngô Tự Lập Lẽ dĩ
Trang 7nhiên Ngô Tự Lập không phải là một 'tay mơ' nhưng không như nhiều nhàvăn khác chỉ giỏi duy trì sự nổi tiếng mà tác phẩm mỗi lúc một… hụt hơi.Ngô Tự Lập biết tạo ra những 'khoảng vắng' và chậm tiến đến những miền
sống sinh thực, kỳ lạ, mở ý…” (“Tiếng thời gian như tiếng thở dài”, Sài
Gòn giải phóng, 13/9/2005).
Học giả Chu Thị Thơm trên báo VNEXPRESS số ra Thứ năm,
26/3/2009 thì đánh giá: “cuốn sách của anh có khả năng kích thích sángtạo, hay ít nhất là buộc người đọc phải suy ngẫm về những điều tưởngchừng hiển nhiên về văn chương, ngôn ngữ và cuộc sống…” (“Cuốn ‘Triết
học văn chương’ của Ngô Tự Lập”, VNEXPRESS, 26/3/2009)
Nhà báo Hiền Hòa trên báo điện tử VNEXPRESS đăng ngày thứ Ba,
18/3/2003 thì cho rằng: “Với Ngô Tự Lập, sáng tác một tác phẩm thực chất
là quá trình cấu tạo văn bản, trong đó vô thức không đóng vai trò chủ đạotrong việc lái tác phẩm theo những phút giây đặc biệt Anh phủ nhận quanniệm văn chương đơn thuần chỉ là cách giải tỏa bức xúc và bày tỏ tình
cảm”… (“Ngô Tự Lập nặng lòng với lối thơ duy lý”, VNEXPRESS,
Nghiên cứu yếu tố kì ảo trong sáng tác của Ngô Tự Lập (qua các tậptruyện ngắn) sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật củanhà văn, cũng như có những nhìn nhận, đánh giá xác đáng hơn về quá trìnhvận động của văn xuôi Việt Nam đương đại
Trang 83 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố kì ảo với những biểu hiện đa dạng và hiệu quả thẩm mĩ của nótrong các tập truyện ngắn của Ngô Tự Lập
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các tác phẩm văn xuôi của Ngô Tự Lập mà ở đó có sửdụng yếu tố kì ảo để làm phương thức biểu hiện tác phẩm Cụ thể bao gồm
các tác phẩm sau: Vĩnh biệt đảo hoang, tập truyện ngắn, (1991), Tháng có
15 ngày, truyện ngắn, (1993), Mùa đại bàng, truyện ngắn, (1995), Mộng du
và những truyện khác, tuyển tập, (1997), Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban (2005).
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng cácphương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Đưa ra những kết luận khoa học về yếu tố kì ảo trong sáng tác củaNgô Tự Lập, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tácgiả này
- Góp phần giải mã các yếu tố kì ảo trong văn học và cách tiếp cận vănhọc kì ảo
- Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Ngô Tự Lập và văn học
kì ảo Việt Nam đương đại
Trang 96 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung củaluận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Sơ lược về nhà văn Ngô Tự Lập và giới thuyết về văn học
kỳ ảo
Chương 2: Biểu hiện của yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Ngô Tự LậpChương 3: Nghệ thuật xây dựng yếu tố kì ảo
Trang 10CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGÔ TỰ LẬP
VÀ GIỚI THUYẾT VỀ VĂN HỌC KỲ ẢO
1.1 Sơ lược về tác giả Ngô Tự Lập
1.1.1 Tiểu sử tác giả
Ngô Tự Lập sinh ngày 04 tháng 06 năm 1962 tại Hà Nội Bố ông làNgô Hữu Bội, một trí thức am hiểu và sâu sắc, mẹ ông là bà Nguyễn ThịLụa, một người bạn tâm hồn của ông, cả hai bậc sinh thành đều có ảnhhưởng không nhỏ trong các sáng tác của tác giả Ông tốt nghiệp Đại họcHàng hải tại Liên Xô (1986), Đại học Luật Hà Nội (1993), Thạc sĩ vănchương tại Pháp (1996), Tiến sĩ ngôn ngữ và văn học Anh tại Hoa Kỳ(2006), từng là thuyền trưởng hải quân, biên tập viên NXB Quân đội nhândân và NXB Hà Nội, Giám đốc Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh Ngô TựLập được biết đến như là một nhà văn, nhà thơ và dịch giả với hơn 20 cuốnsách đã xuất bản (truyện, thơ, dịch thuật và tiểu luận) Hiện nay, ông là Phó
Tổng biên tập Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, là hội viên Hội
Nhà Văn Việt Nam và Hội Nhà Văn Hà Nội
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Ngô Tự Lập bắt đầu sáng tác năm 1989 Truyện ngắn đầu tay của ông
là Lửa trong lòng biển đã đoạt giải thưởng sáng tác về Hải quân và Giải
Hoa phượng đỏ của Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng Ngoài làm thơ,viết truyện ngắn và tiểu luận, Ngô Tự Lập còn là một dịch giả tiếng Nga,tiếng Pháp và tiếng Anh Ông đã từng nhận nhiều giải thưởng: Giải "Tác
phẩm tuổi xanh" của báo Tiền Phong (1991), giải "Hoa Phượng Đỏ" của
HVHNT Hải Phòng (1992), giải sáng tác về "Biển và Hải Quân" của Bộ tưlệnh Hải quân (1990), giải thưởng sáng tác văn học của NXB Hà Nội
(1993), giải thưởng truyện ngắn hay 2003 của báo Người Lao Động TP Hồ
Chí Minh" (2003), giải thưởng cuộc thi tiểu luận "Về trí thức và phát triển"
Trang 11của tạp chí Khoa Học và Tổ Quốc (2003), giải "Bông Hồng Vàng" vềtruyện ngắn của Hội Tấm Lòng Vàng (1994), tặng thưởng về dịch thuật văn
học của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (1990).
Sách, các bài báo đã xuất bản của Ngô Tự Lập gồm có thơ, truyện,tiểu luận-nghiên cứu, dịch thuật (Xem phần Phụ lục)
1.1.3 Những tác phẩm văn học mang màu sắc kỳ ảo của Ngô Tự Lập
Các tập truyện của Ngô Tự Lập đã tạo một dấu ấn sâu nặng trong lòngđộc giả Cách viết của ông cho thấy nhà văn là người không ngừng tìm tòi,đổi mới và sáng tạo Đọc các truyện ngắn của ông, người đọc không khỏingỡ ngàng về những phát hiện thú vị và độc đáo
Ngô Tự Lập cho rằng, viết văn thực chất là giải bài toán tối ưu mangtính trí tuệ cùng những tính chất nghề nghiệp trong thao tác biểu đạt Vớiquan điểm: truyền bá, gieo rắc và thức tỉnh, các tập truyện ngắn của ôngđem đến cho người đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống và nhân sinh quanmới lạ, độc đáo “Ám ảnh về vũ trụ, bầu trời, biển cả và mê lộ của sự tồn
tại với những nỗi buồn vĩnh cửu” (Chu Thị Thơm, VNEXPRESS số ra Thứ
năm, 26/3/2009) có thể xem là đề tài và nội dung xuyên suốt trong cáctruyện ngắn của anh
Văn chương Ngô Tự Lập bao trùm bởi cảm quan huyền bí Con ngườigiữ những ràng buộc bí ẩn với nhau, vừa gặp mặt đã cảm mến hoặc ngầmhiểu ý đồ của nhau, tất cả các mối quan hệ ngẫu nhiên đều có sự liên hoàn,mật thiết, trong đó cái huyền ảo nghiễm nhiên tồn tại Đọc các tác phẩmcủa Ngô Tự Lập, ta bắt gặp một thực tại tràn đầy những điều huyền bí,khoa học của xứ sở hoang đường, với những ông Lương Tử Ban, Mõ Biền,thuyền trưởng Các, Sùng, với tiếng Khuông Cơ đã tuyệt diệt, với vùng Sơn
Hạ kì bí, đảo hoang xa xôi… Một thế giới kì ảo, huyễn hoặc, bí ẩn và thúvị
Bút pháp kì ảo là thủ pháp mà người viết dùng hư cấu, tưởng tượng đểxây dựng nhân vật, tạo nên những nhân vật gần gũi mà vô cùng kỳ ảo Ngô
Trang 12Tự Lập đã rất thành công ở biện pháp nghệ thuật này, trí tưởng tượng, sức
hư cấu của nhà văn rất phong phú, mãnh liệt
Các tập truyện ngắn có yếu tố kỳ ảo đã xuất bản của ông gồm:
+ Vĩnh biệt đảo hoang (1991), tập truyện ngắn, Văn Hóa, Hà Nội + Tháng có 15 ngày (1994), truyện ngắn, NXB Hà Nội, Hà Nội, 1993
tái bản 1994
+ Mùa đại bàng, truyện ngắn (1995), Công An Nhân Dân, Hà Nội.
+ Mộng du và những truyện khác, tuyển tập, Văn Học, Hà Nội, 1997,
1998 và 2001, 2008
+ Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban (2005), Hội Nhà Văn, Hà
Nội
1.2 Giới thuyết về văn học kỳ ảo
1.2.1 Khái niệm “kì ảo”, “yếu tố kì ảo”
Kì ảo vốn là một khái niệm quen thuộc và lâu đời, nó xuất phát từ thời
cổ đại Theo từ điển ngôn ngữ Pháp, “kỳ ảo” là tính từ, bắt nguồn từ tiếng
Hy Lạp “Phatastitos”, tiếng La tinh “Phantasticus” để chỉ những gì đượctạo nên bởi trí tưởng tượng chứ không tồn tại trong thực tế Các từ ngữ HyLạp và La Tinh đều có liên quan với từ “Phantasia” (tiếng Anh: “Fantasy”,tiếng Pháp: Fantasie”) nghĩa là trí tưởng tượng phóng túng
Theo Hán ngữ đại từ điển, “kì” là “khác thường”, còn “ảo” là không
thực Nó thiên về tính chất li kì hiếm thấy
Kì ảo bao hàm trong nó cả cái kì và cái ảo, nghĩa là không phân biệtnổi ranh giới giữa thực – hư Có thể thấy yếu tố kì ảo là những điều lạ lùng,huyền bí, vừa chân thực vừa hư huyễn Nhân tố quan trọng nhất của nó là
sự tưởng tượng, hư cấu của người sáng tạo nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuậtnào đó, theo khuynh hướng phi thường hóa
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Kỳ ảo là một thể loạivăn
dụng làm đề tài, cốt truyện hay bối cảnh Trong nhiều tác phẩm, người ta
Trang 13vẽ ra những thế giới mà ma thuật hiện hữu trong cuộc sống thường ngày.
Kỳ ảo được phân biệt với khoa học giả tưởng và kinh dị khi nó tránh xayếu tố giả khoa học hay rùng rợn, mặc dù ba thể loại này đôi khi lại chồngchéo lẫn nhau (đều là thể loại con của Speculative fiction).”
Hiện nay, cái kì ảo là một hình thái nhận thức thẩm mĩ đặc biệt, nó trởthành một phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn và là một phươngpháp đọc riêng để người đọc thuyên giải những mê lộ, “trận đồ bát quát”trong trò chơi với văn bản, đồng thời sự mê ly của cái kì ảo đã “thôi miên”được giới nghiên cứu văn học Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thốngnhất với nhau ở chỗ: Cái kì ảo phải đề cập đến cái siêu nhiên(supernatural), cái không thể xảy ra (impossible), cái bí ẩn, cái không thểgiải thích, không thể thừa nhận, nó đột nhập vào cuộc sống thực hoặc thếgiới thực hoặc thêm nữa vào tính hợp pháp không thể phân hủy của cáithường nhật
Lê Nguyên Cẩn, trong Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac, đã vạch
ra những điểm khái quát nhất về cái kì ảo Về bản chất ông dùng thuật ngữ
Le fantastique từ tiếng Pháp để nói về thuật ngữ cái kì ảo: “Như vật cái kì
ảo là một phạm trù của tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởngtượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường,độc đáo… Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại
Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào cácdạng thức khác của trí tưởng tượng” [6, 16] Ông xem cái kì ảo như mộtyếu tố nghệ thuật, xuất phát từ trí tưởng tượng Nó như một vết đứt gãy,đảo lộn đưa người đọc sang một thế giới khác Yếu tố niềm tin cũng đượcông nhắc đến khi thẩm định cái kì ảo
Cái kì ảo trong văn học nghệ thuật là đối tượng hấp dẫn giới nghiên
cứu, phê bình văn học phương Tây Năm 1963, Hiệp hội Những người
nghiên cứu văn học đã được thành lập tại Bruxelles (thủ đô Bỉ), với mục
đích hợp tác nghiên cứu và công bố các phát hiện liên quan đến vấn đề này
Trang 14Vì thế các công trình nghiên cứu về cái kì ảo cũng đã ra đời Việc chuyển
dịch thuật ngữ “Le fantastique” (tiếng Pháp) sang tiếng Việt có nhiều cách
gọi khác nhau, điều này cũng cho thấy sự đa dạng và phong phú trong cáchnhìn nhận một vấn đề Lê Nguyên Cẩn dịch là “cái kì ảo”, Hoàng Trinhdịch là “Kì dị, quái dị”, Trọng Đức dịch là “quái dị” Trong đề tài nàychúng tôi dựa trên cách gọi và dịch của Lê Nguyên Cẩn là “cái kì ảo”.Định nghĩa về cái kì ảo là một vấn đề, có nhiều ý kiến đưa ra khácnhau:
Adrian Mario, trong Từ điển các ý kiến văn học, cho rằng cái kì ảo chỉ
là “những cái không tồn tại trong hiện thực, những cái không có thực vàđược tạo ra do tưởng tượng Tiếp theo đó thuật ngữ này tiếp nhận ý nghĩa
là “hình ảnh cảm giác (trong tâm lí học cổ điển) và hình ảnh trí tuệ (tâm lýhọc hiện đại) Ông xác định “cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, hưcấu”, “trong thực tế, cái kì ảo chỉ có thể ra đời từ bản thân cái tưởng tượng
(fantaisie) – cái duy nhất sinh ra nó, hợp pháp hóa nó và xác định nó như
một sản phẩm mĩ học đặc thù”, cái kì ảo tạo ra khả năng thường trực về suyluận, một sự thâm nhập của cái không có khả năng hoặc không thể nhìnthấy được trong lĩnh vực của những điều giải thích được” [6, 28]
George Munteanu trong Từ điển thuật ngữ văn học có xác định: “Cái
kì ảo bao hàm mọi cái ngẫu nhiên không quen thuộc, nhưng giải thích đượcbằng hàng loạt nghiên nhân có thực” [6, 28]
Trong Văn học kì ảo Pháp, M Schneider cũng đưa ra nhận xét: “Cái
kì ảo khai thác không gian nội tâm, nó gắn liền với sự sợ hãi trong cuộcsống và trong hi vọng thay đổi” [6, 18]
P.G.Castex cũng có cho rằng: “Cái kì ảo trong văn học là hình thứcthuần túy (…) nó được tạo ra từ giấc mơ, từ sự mơ tín, sợ hãi, hối hận, từ
sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh, từ sự mê đắm và từ tất cả mọihiện tượng mang tính chất bệnh lí Nó được nuôi dưỡng bằng ảo giác, bằng
sự khủng khiếp điên cuồng” [6, 20]
Trang 15Theo các Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển thuật ngữ văn học của Rumani, nội hàm thuật ngữ kỳ ảo được xác định như sau: “Cái kì ảo là sản
phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng; ở đó cáisiêu nhiên chiếm ưu thế Đó là những cái không mang tính chân thực, chỉtuân theo quy luật của tưởng tượng Đó là cái kì quặc, dị thường, hư ảo,quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc” [6, 15]
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, đã đưa ra định nghĩa từ về
các thuật ngữ kì ảo, quái dị, kinh dị, có thể mỗi từ có một ý nghĩa riêngnhất định song chúng đều nói lên một nội dung là: những điều không thực,gây ấn tượng mạnh
Lê Huy Bắc trong công trình Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và
Gabriel Garcia Marquez cho rằng: “Thế giới của văn học huyền ảo là thế
giới của trí tưởng tượng, nơi sự khác lạ, hoang đường, thần diệu… luônngự trị Có lúc nó giúp người đọc bình tâm, tự tại; có lúc nó khiến họ hoangmang, khiếp đảm, và có lúc khiến họ hoài nghi, bối rối…” [5]
Trên đây là những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình khi đi vàomảnh đất của những cái kì ảo Chúng ta có thể thấy rằng yếu tố kì ảo, gắnchặt với tâm lí lo sợ của con người về những gì không lý giải được hoặckhông được phép lý giải
Cái kì ảo thường được hiểu là kỳ dị, quái lạ, kinh dị, huyền thoại, siêunhiên, ma quái và bất thường
Yếu tố kỳ ảo là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám pháthế giới tinh thần hết sức trừu tượng khó nắm bắt của con người, để từ đó
“thấu” con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu ấy
Yếu tố kì ảo không chỉ là mạng lưới nối liền các tuyến truyện mà còn
là cơ sở để xây dựng hệ thống nhân vật vừa mang tính chất tôn giáo vừamang màu sắc huyễn tưởng Đồng thời, nó giăng mắc trong không gian,thời gian tác phẩm nỗi sợ hãi bởi những bi kịch khủng khiếp bên cạnh tiếngcười hài hước có chức năng thanh tẩy
Trang 16Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại thể hiện quan niệmcủa nhà văn tập trung ở một số phương diện như: Quan niệm của con người
về thế giới đa chiều và con người tâm linh; quan niệm về sự hữu hình hóacái ác và giấc mơ về những giá trị chân thiện mỹ; cảm hứng nhận thức lạithực tại và chất triết lý
Cái kì ảo là sự nối liền những đường dây có vẻ lệch hướng nhưng kìthực hoàn hảo từ hình thức đến tư tưởng
Việc sử dụng các yếu tố kỳ ảo xuất hiện từ lâu trong văn học nghệthuật Nhà văn sử dụng các yếu tố kỳ ảo như một phương thức nghệ thuật
để chiếm lĩnh và khám phá hiện thực Trong phương thức kỳ ảo, các nhàvăn thường sử dụng các dạng thức khác nhau tạo nên các sắc màu phongphú đa dạng, hấp dẫn cho tác phẩm, góp phần cùng với các yếu tố nghệthuật khác để xây dựng cốt truyện, nhân vật hướng đến việc bộc lộ chủ đề
tư tưởng tác phẩm Chính cái kỳ ảo cũng là một trong những yếu tố tạo nênphong cách nghệ thuật của tác phẩm văn học
1.2.2 Khái niệm “văn học kì ảo”
Yếu tố kì ảo là một bộ phận của văn học nhân loại, theo thời gian yếu
tố kì ảo đã có những biến đổi nhất định để phù hợp với văn học thời đạimới
Lê Nguyên Cẩn, trong tác phẩm Cái kì ảo trong tác phẩm của Banlzac,
nhận định: “Văn học kì ảo chứa đựng trong nó những yếu tố ma quái, nhữngđiều lạ lùng hay những sự kiện, con người không có thực.” [6, 12]
Trong cuốn Dẫn luận về văn học kì ảo, Todorov lại chỉ ra rằng: “văn
học kì ảo đặc biệt chú ý miêu tả các hình thức thái quá lẫn sự chuyển hóađặc biệt của chúng, hoặc là sự đồi bại Chưa kể vị trí của cái tàn nhẫn vàbạo lực, ngay cả cái chết, cuộc sống sau chết, các xác chết mà ma quáicũng đều gắn với đề tài tình yêu.” [50, 18]
Như vậy, có thể khẳng định văn học kì ảo là bộ phận văn học hướngtới việc phản ánh những yếu tố kì lạ, khác thường, dị thường trong đó đặc
Trang 17trưng chung nhất của nó là tính ước lệ, tượng trưng, tạo ra những biểutượng mang tính đa nghĩa Nhằm hướng tới một xã hội với đời sống tâm lícon người vô cùng phức tạp và tinh vi, từ đó cho người đọc cái nhìn đachiều và góc cạnh về cuộc sống nhân sinh và thế giới quan.
1.2.3 Giới thuyết của Ngô Tự Lập về văn học kỳ ảo
Văn học kì ảo không chỉ có sức hút kì lạ trong sáng tác văn học, nócòn là đề tài hấp dẫn trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình Ngô Tự Lập lànhà văn thành công trong việc kết hợp giữa nghiên cứu và sáng tác về vănhọc kỳ ảo Giới thuyết của ông về văn học kỳ ảo chủ yếu được trình bày
trong các bài nghiên cứu có giá trị như: Ma với tư cách là nhân vật văn học [127]; Những đường bay của mê lộ [143].
Trong Những đường bay của mê lộ, nhà văn đã đưa ra nhiều định
nghĩa, đánh giá về văn học kì ảo, về truyện kinh dị, truyện quái dị, truyện
kì quái, truyện ma quái,…
Trước hết, Ngô Tự Lập khẳng định, hiện nay để định nghĩa chính xácnhất về thuật ngữ yếu tố kì ảo và văn học kì ảo là rất khó Đặc biệt, trongviệc đồng nhất các ý kiến về vấn đề khái niệm Tác giả nhận định: “Xin hãybắt đầu ngay từ tên gọi Trên sách báo của chúng ta gần đây, bên cạnh thuậtngữ văn học kỳ ảo, chúng ta còn gặp những thuật ngữ khác: truyện kinh dị,truyện quái dị, truyện kỳ quái, truyện ma quái mà nếu chúng ta nghiêncứu kỹ sẽ thấy ít nhiều đều gần gũi với một thuật ngữ tiếng Pháp là
littérature fantastique, tuy với những cách hiểu rất không thống nhất Rất
có thể là thuật ngữ truyện kinh dị được sử dụng từ khi cuốn sách nổi tiếng
của Edgar Allan Poe - bản tiếng Pháp của Charles Baudelaire: Histoires
extraordinaires - được dịch ra tiếng Việt là Truyện kinh dị Tuy nhiên,
từ kinh dị gây ra ấn tượng về những chuyện khủng khiếp (tiếngAnh: horror) từ quái dị dường như nhấn mạnh khía cạnh thái quá của câu
chuyện (tiếng Anh: extraordinary) từ ma quái có vẻ như thiên về những hiện tượng được coi là "mê tín dị đoan" (tiếng Anh: ghost) Trong khi
Trang 18đó, fantastique có nội hàm rộng lớn hơn nhiều, thậm chí lớn hơn cả khuôn
khổ một thể loại mà sự tồn tại của nó vẫn chưa có được sự thống nhất củacác nhà nghiên cứu.” [29, 145]
Ngô Tự Lập cho rằng việc chọn một thuật ngữ để thống nhất cho tất cảkhông phải là vấn đề quá khó, nhưng khó là ở chỗ thật ra ta còn mù mờ vềbản chất: “Thật ra việc chọn một thuật ngữ cho thống nhất không phải làkhó và cũng chẳng quan trọng lắm nếu như thuật ngữ ấy tương ứng với mộtkhái niệm xác định Vấn đề là ở chỗ chúng bộc lộ một tình trạng mù mờ vềbản chất.” [29, 147]
Qua các nghiên cứu của mình về văn học và ngôn ngữ Pháp, nhà văn
nhận xét: “Trong từ điển Le Petit Robert của Pháp, sự kỳ ảo (le fantastique)
được định nghĩa là "cái được sinh ra bởi sự tưởng tượng, cái không tồn tạitrong thực tế; cái có tính tưởng tượng, siêu nhiên" Thực ra đây là một địnhnghĩa không đầy đủ, mặc dù sự kỳ ảo đúng là được sinh ra bởi sự tưởngtượng và làm cho cái siêu nhiên xâm nhập vào thế giới tự nhiên.” [29, 148];
“Trở lại thuật ngữ fantastique, ta thấy rằng từ fantasie trong tiếng Anh, hay
fantaisie trong tiếng Pháp được mượn từ âm nhạc và hội họa thực ra để chỉnhững tác phẩm mang tính phóng túng, không tuân theo qui luật Vào đầuthế kỷ XIX, bên cạnh từ này người ta còn thường dùng những từ
như grotesque và arabesque, điều gắn liền với trào lưu tìm về văn hóa
phương Đông khá thịnh hành Các văn nghệ sĩ, chẳng hạn Schumann trong
âm nhạc hay Delacroix trong hội họa, kêu gọi phá bỏ các cấu trúc tác phẩm
theo lối cũ Văn học cũng không thoát khỏi trào lưu đó Tác phẩm Récits
de Péterbourg của Gogol chẳng hạn, ban đầu được in dưới cái
tên Arabesques.
Trong cuộc đấu tranh chống lại những luật lệ và khuôn khổ cũ, cácnhà lãng mạn chủ nghĩa tái tạo từ tác phẩm Hoffmann một kiểu công cụđấu tranh tuyệt vời Nhưng họ cần phải có một thuật ngữ không phải
Trang 19là fantasie vốn mang nghĩa quá cụ thể và quá hẹp Thế là thuậtngữ fantastique ra đời” [29, 150-151]
Ngô Tự Lập khẳng định: “Về bản chất, văn học kỷ ảo là một cáchnhìn và cách thể hiện thế giới khác hẳn Lựa chọn sự mơ hồ của một thuậtngữ, các nhà lãng mạn chủ nghĩa thời đó đã mơ hồ cảm thấy rằng họ đangbước vào một thứ mê lộ học thuật do chính học thuật tạo ra.” [29, 152]Ông cho rằng những định nghĩa gần chính xác nhất và có tính phổ quátcao nhất, bao gồm các định nghĩa sau: "Sự kỳ ảo ( ) có đặc trưng ( ) là sựđột nhập dữ dội của cái huyền bí vào khuôn khổ đời thực." Chúng ta có thểtham khảo những định nghĩa khác nhau, như của Louis Vax: "Truyện kỳ
ảo, trong khi vẫn trú ngụ trong thế giới của chúng ta, muốn giới thiệu vớichúng ta những người cũng giống như chúng ta, nhưng bất ngờ phải chứngkiến những điều không giải thích nổi"; hoặc của Caillois: "Toàn bộ sự kỳ
ảo là ở sự phá vỡ cái trật tự được công nhận, sự xâm nhập của cái khôngthể chấp nhận vào giữa tính tất yếu hàng ngày vốn không thể đảo ngược."[29,161]
Cuối cùng Ngô Tự Lập rút ra kết luận: “Tóm lại, theo quan điểmphương Tây, truyện kỳ ảo đưa ra những sự kiện không thể giải thích nổibằng những qui luật thông thường Đó là một thế giới, nơi cái thực và cái
ảo, cái tự nhiên và cái siêu nhiên xâm nhập lẫn nhau, khác hẳn thế giớicủa truyện thần kỳ Trong truyện thần kỳ, cái siêu nhiên tồn tại tự thân Sựxuất hiện của các vị thần, tiên, những con vật hay đồ đạc biết nói, những
mụ phù thủy chẳng gây nên bất kỳ một sự ngạc nhiên nào, người kểchuyện cũng không cần phải giải thích hay biện hộ cho sự xuất hiện ấy.Thế giới của truyện thần kỳ giống như một trò chơi mà người đọc chấpnhận tất cả, rằng mọi điều đều có thể xảy ra Trong thế giới ấy, thế giới tựnhiên và thế giới siêu nhiên hòa trộn vào nhau Cái siêu nhiên thường đóngvài trò công cụ đem lại điều tốt lành và không hề là một điều bí ẩn Ngược
Trang 20lại, trong truyện kỳ ảo, cái siêu nhiên là nguồn gốc của những sự ngờvực.”[29, 162-163]
Bàn về nghệ thuật trong yếu tố kì ảo tác giả Ngô Tự Lập kết luận:
“Những gì mà các nhà nghiên cứu nói về văn học kỳ ảo dường như tậptrung vào phương diện nội dung, nói đúng hơn là vào một vài khía cạnhcủa nó Ambiguité, hésitation, inexplicable, insolite, incertitude, doute tất
cả là sự hỗn loạn về nội dung, được thể hiện dưới nhiều dạng với mức độ
và hiệu quả khác nhau: thủ pháp đồng hiện chối bỏ lối cảm nhận thời giantheo một chiều truyền thống, hòa trộn quá khứ, tương lai và hiện tại; nhữngcái bẫy đủ loại cài vào cốt truyện khiến cho người đọc hoàn toàn mấtphương hướng; tính cách nhân vật hoặc biến đổi liên tục, hoặc hoàn toàn bịtriệt tiêu Nhân vật của Proust vật lộn một cách tuyệt vọng để tìm lại cáckhoảnh khắc thời gian đã mất Đó là thứ mê lộ thời gian Ở Kafka, đó lại là
mê lộ của hình ảnh, trong đó chẳng có gì là rõ ràng, cả thời gian, khônggian, cả những biến cố xảy ra trong đó.” [29, 184]
Nói về vấn đề kì ảo, tác giả Ngô Tự Lập đã có một số nghiên cứu như:
Ma trong văn học kỳ ảo phương Đông và phương Tây (1996), luận văn thạc
sĩ, (École Normale Supérieure de Fontenay/St Cloud), Paris; hay Những
đường bay của mê lộ (2003), Hội Nhà Văn, Hà Nội hoặc Minh triết của Giới hạn (2004), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
Ngô Tự Lập cũng khẳng định “Ngày nay có lẽ chẳng có người cầm bútnào không cảm thấy trong mình ít nhiều phẩm chất có tên kì ảo.” (Ngô Tự
Lập, Lưu Minh Sơn, 1998, “lời tựa”, Đêm bướm ma, Nxb Văn học)
Trong Đường bay của những mê lộ, Ngô Tự Lập từng cho rằng “Ngay
cả hiện thực cũng chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hỗn loạn, vô tận, giấc
mơ với những đường bay của mê lộ…”[29, 185]
Theo ông: “Truyện kỳ ảo đưa ra những sự kiện không thể giải thíchnổi bằng những quy luật thông thường Đó là một thế giới, nơi cái thực vàcái ảo, cái tự nhiên và cái siêu nhiên xâm nhập lẫn nhau ” [29, 162]
Trang 21Hay tác giả từng nhận định: “Kì ảo đó chính là mê lộ nghệ thuật, vàcũng như trong lĩnh vực khác, nó xuất hiện ở mọi nơi, khi trật tự đã trở nên
bó buộc, vừa đáng ghét vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy đã bịthành câu hỏi Tuy nhiên, những thiết chế văn minh càng chặt chẽ, càng ráoriết thì sự xuất hiện của nó càng kịch tính, như những gì chúng ta chứngkiến ở phương Tây.” [29]
Như vậy, ở vai trò là một nhà phê bình Ngô Tự Lập đã đưa ra được cáinhìn khách quan, khoa học và hợp lý về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo.Theo cách đánh giá của ông, cái kì ảo có sức lan tỏa lâu bền, từ trong văn học
cổ trung đại, đến văn học đương đại Và “Tiêu chí phân loại truyện kì ảo chỉ cóthể là sự ngờ vực mà nó gây ra nơi người đọc” mà thôi [29, 171]
Trên đây là những giới thuyết đầy đủ và khoa học của Ngô Tự Lập vềyếu tố kì ảo, văn học kì ảo Chúng ta thấy nhà văn Ngô Tự Lập hiểu rất rõvăn học kì ảo, và đặc biệt là những vấn đề lý thuyết về văn học kì ảo Đó làmột trong những hướng nghiên cứu quan trọng của nhà văn – nhà nghiêncứu Ngô Tự Lập Vấn đề còn lại là phân tích mối quan hệ giữa giới thuyết
và các sáng tác của ông, để xem thử ông vận dụng vấn đề lý thuyết vàocông việc sáng tác như thế nào
Trang 22CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGÔ TỰ LẬP
2.1 Không gian, thời gian kì ảo
Không gian và thời gian nghệ thuật là những phương diện quan trọngcủa cấu trúc nội tại tác phẩm văn học Thời gian và không gian – hai kíchthước lớn của sự sống con người, cũng là bối cảnh của các tập thơ vàtruyện ngắn Ngô Tự Lập Nhà văn đã biết đưa hai ý niệm ấy vào tác phẩmcủa mình một cách vừa cụ thể vừa khái quát, tạo thêm chiều sâu – chiềusâu tâm trạng, kích thước thứ ba và quan trọng nhất cho tác phẩm nghệthuật
2.1.1 Không gian kì ảo
Khái niệm không gian nghệ thuật đến nay vẫn còn nhiều cách hiểukhác nhau, chí ít là ở phạm vi khái niệm
Trong sáng tác văn học không gian nghệ thuật là một phương thứcchiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởngthẩm mĩ
Không gian nghệ thuật tồn tại dưới các dạng: hiện thực và siêu thực.Không gian kì ảo là một dạng thức đặc biệt của không gian nghệ thuật, đó
là sản phẩm của sự tưởng tượng phong phú, được lấy chất liệu từ sự hưhuyễn, kì quái không tồn tại trong hiện thực Hay có thể nói đó là một kiểukhông gian đặc thù của sự nhào trộn từ quan niệm tín ngưỡng, tâm linh, tôngiáo với cảm quan cá nhân về thế giới của quỷ thần, ma quái lẫn thần linh.Khi nhận xét về vai trò của không gian nghệ thuật kì ảo trong tác
phẩm văn học, nhà phê bình Lê Nguyên Cẩn, trong bài Văn học kì ảo như
một hiện tượng văn hóa cho rằng: “con người, bằng khả năng tưởng tượng
của chính nó, đã tạo ra thế giới thứ hai, thế giới vốn chỉ tồn tại trong tưởng
Trang 23tượng song lại khoác màu thần bí của một thế giới ảo, song song tồn tại vớicuộc sống hiện thực của con người”.[6]
Không gian trong tác phẩm Ngô Tự Lập chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo
Đó có thể là không gian kì bí, lạ lùng ở cõi trần, không gian chập chờntrong cõi vô thức, mộng mị, không gian nhạt nhòa, mịt mù hư vô Trongthế giới không gian kì ảo này, những cảm nhận về cuộc sống cứ ẩn hiện,chập chờn, đan cài giữa âm và dương, hư và thực, những linh cảm, điềmbáo cứ quẩn quanh, bủa vây con người Không gian kì ảo cứ bủa vây, xâmnhập vào mọi ngõ ngách của đời sống và tâm hồn nhân vật
Trong các truyện ngắn của Ngô Tự Lập, không gian kì ảo tập trungxoay quanh ba kiểu không gian chính, đó là kiểu không gian huyền thoạihay mang màu sắc huyền thoại; không gian của tưởng tượng, thế giới của
mơ mộng, mộng du và không gian của biển cả kì bí, rộng lớn, bao la
Kiểu không gian được thiết lập qua những giấc mơ có thể xem làkhông gian chính, bao trùm toàn bộ sáng tác của ông Dù ít, dù nhiều, gầnnhư tác phẩm nào cũng có đề cập đến giấc mơ, nếu không là giấc mơ thì đócũng là thế giới của tưởng tượng, của mộng du hay của ảo mộng Đó làkiểu không gian được thiết lập không phụ thuộc vào ý thức của con người,
nó tồn tại trong môi trường vô ý thức, mộng mị của con người Trong tìnhtrạng vô thức con người bước vào một thế giới khác, ở đó có khi mọi trật tự
và các mối quan hệ bị đảo lộn, người và ma có thể giao tiếp, trao đổi, thôngthương và tiếp xúc với nhau Kiểu không gian này tạo cho tác phẩm mangmàu sắc của sự bí hiểm, kì quái thậm chí là kinh dị…
Không gian kì ảo thường gắn liền với những nhân vật của một thế giớikhác như ma, quỷ, thần thánh, mộng du, ảo mộng, huyễn hoặc, huyềnthoại…
2.1.1.1 Không gian huyền thoại
Huyền thoại được hiểu là những câu chuyện kể về những điều kì diệu,hoang đường, có nguồn gốc từ trong dân gian sơ khai Nhân vật của huyền
Trang 24thoại thường là những người phi thường, có khả năng đặc biệt hay có đặcđiểm kì lạ Là phương tiện để tác giả gửi gắm hiện thực, thường được biểuhiện dưới dạng biểu tượng.
Một dạng sáng tác sử dụng phương thức “huyền thoại hóa” mà chúng
ta gặp trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại, là các nhà văn mượn điển tíchhoặc tạo ra những “huyền tích” riêng cho tác phẩm của mình Ngô Tự Lập
nhận định trong cuốn Văn chương như là quá trình dụng điển: “Trong các
tác phẩm văn học, ngoài những điển tích văn học còn có vô số các điển tíchđời sống Việc sử dụng điển tích đời sống mang tính phổ quát hay địaphương ở các mức độ khác nhau tự thân nó không phải là hay hay dở Nóchỉ thể hiện thiên hướng của chủ thể tác giả, cái mà suy cho cùng cũngđược tạo nên bởi hoàn cảnh sống.” [29, 36]
Không gian huyền thoại là kiểu không gian, mà trong đó mọi sự vậthiện tượng, và đời sống các nhân vật hiện lên qua góc nhìn mang màu sắc
cổ tích, huyền thoại, huyễn hoặc Việc xây dựng không gian huyền thoạichính là nhà văn đang tạo ra cho tác phẩm của mình những “điển tích đờisống”
Nói cách khác không gian huyền thoại là không gian pha lẫn thực và
hư Người đọc cảm giác mình đặt chân đến một miền đất vừa hư vừa thực.Không gian huyền thoại thường mang tính biểu tượng Không gian huyềnthoại không nhất thiết phải là không gian kì bí như trong thần thoại: thiênđường, địa ngục hay miền đất xa lạ Không gian huyền thoại gần gũi, thânthuộc – nó là hiện thực ngay trong cuộc sống của chúng ta Đó có thể làmột ngôi làng quê cũ, một căn phòng đơn sơ, một mái nhà tranh quenthuộc… Kiểu không gian này tồn tại khá nhiều trong truyện ngắn Ngô TựLập
Trang 25Bảng khảo sát biểu hiện của không gian huyền thoại
bụt tặng quà của ông già Enten
Giấc ngủ kì lạ của
ông Lương Tử Ban
Huyền thoại về bài thuốc dân gian của dân miềnbiển
quan thứ nhất ở Xêma
với kiểu kết cấu lời nguyền
nguyền” và sự trả giá cho tội lỗi vì phạm lờinguyền
gian làng biển
Biền khi ở trấn Hạ Xuyên và khi gặp vua Cát Vũ
Trước hết đó là không gian vừa hư vừa thực trên đảo hoang trong
truyện ngắn Vĩnh biệt đảo hoang: “Bấy lâu nay thế giới của nàng chỉ là một
hòn đảo nhỏ chơi vơi giữa bốn bề sóng gió (…) Xung quanh nàng là đạidương vô tận và đối với nàng cũng là một sinh vật biết thở hít, biết yêuthương và căm giận.(…) Bạn bè của nàng là những đàn cá tung tăng vô tư
lự, những con rùa cần mẫn, những đàn chim nhiều không kể xiết từ chântrời xa bay về cùng với mùa xuân, đậu đầy trên các mỏm đá, cất tiếng kêuvang động và khoan khoái giũ những đôi cánh mỏng manh đã rã rời sauchặng đường xa Loài người đối với nàng chỉ gồm có nàng và cha nàng.”[25, 16-17]
Không gian bao trùm hòn đảo nhỏ rất xinh đẹp và tinh khôi Trongkhông gian ấy nàng đã trưởng thành, từ cô gái nhỏ thành thiếu nữ Khônggian nàng sống bao la, gần gũi, gắn kết với thiên nhiên, không có hận thù,
Trang 26chết chóc, bon chen Câu chuyện kể về cuộc đời nàng giống như nhữngtruyền thuyết về nàng Eva trong thần thoại, giữa muôn trùng sóng biếcnàng lớn lên, trưởng thành hồn nhiên, vô tư lự Nhưng chàng trai bỗngnhiên xuất hiện và cuộc sống của nàng cũng thay đổi theo Chàng trai nhưtrái táo cấm mà nàng Eva đã ăn phải, từ đó sâu trong tâm khảm nàng cómột cuộc sống khác đang trỗi dậy, ám ảnh thôi thúc nàng Và nàng khôngcòn là chính mình.
Cuối cùng nàng đã vượt thoát không gian cô đơn và đơn độc ấy để tìmđến không gian của riêng mình: “Mặt trăng vừa nhô lên Biển lóng lánhcăng ngực ra chào đón Nàng lao mình xuống nước, bơi đi, bơi mãi đếnkhông cùng.” [25, 33]
Không gian huyền thoại của đảo hoang thể hiện sự kì bí của thiênnhiên và góp phần đặc tả tâm trạng cô đơn của nhân vật, cô đơn đến tậncùng Ở nơi xa xôi như là tận cùng của biển cả, có những con người sốngbiệt lập với nhân gian và chịu kiếp sống đày ải đến hết đời
Xuất phát từ những không gian hết sức gần gũi với cuộc sống: Mộtngôi làng, ngưỡng cửa, một cánh đồng, một góc bờ biển Ngô Tự Lập đã
tô điểm cho nó trở nên sinh động, thậm chí kỳ bí bởi kỹ thuật huyền ảo.Huyền thoại trong tác phẩm của Ngô Tự Lập gắn liền với những conngười, số phận được định sẵn Gắn với các nhân vật là những không gianmang màu sắc huyền thoại đặc trưng: Những lời nguyền từ xa xưa vẫn luônbủa vây ám ảnh họ, những người con của biển cả phải tuân thủ những luậtđịnh, những lời nguyền mà từ xa xưa ông cha đã lưu truyền lại, ai đã mắctội với biển hay với anh em bạn chài thì đều phải trả giá cho tội lỗi của
mình Các truyện ngắn Lửa trong lòng biển, Xác chết trả thù và Bão lạc
mùa thể hiện điều đó.
Ngoài ra, ta còn bắt gặp kiểu không gian đậm màu sắc cổ tích trong
truyện ngắn Được ngọc và Hóa thân, ở đó quy luật nhân quả về cuộc sống được thể hiện rõ nhất Nhân vật Mõ Biền trong truyện ngắn Được ngọc hay
Trang 27nhân vật anh thợ rèn tên Cảo trong Hóa thân đã sống một cuộc sống không
phải của mình, không phải tự tay mình tạo dựng lên, cuối cùng phải trả giábằng chính mạng sống của mình
Mở đầu câu chuyện trong Hóa thân, Ngô Tự Lập đã giới thiệu: “Tôi
ngờ câu chuyện sau đây chỉ là huyền thoại, nhưng nghĩ rằng trong đó cónhững điều người xưa muốn gửi gắm tới chúng ta, thấy nên kể lại đầu đuôicho các bạn cùng nghe.” [25, 192]
Toàn bộ câu chuyện diễn ra trong những không gian huyền thoại mơ
hồ, hư hư, thực thực: “Chiếc xe dừng lại giữa sân, trước một ngôi nhà lớnvới những cửa sổ hình bầu dục, xung quanh có lan can gỗ sơn màu gạchnon, mái lợp gỗ phiến.” “Người ta đốt những bánh pháo dài từ ngọnthông xuống đất Suốt ba ngày liền khói từ lò quay thịt bốc lên như cháynhà Mùi mỡ thơm lừng khiến lũ chó cuống cuồng chạy sục khắp mọi chỗ,đuôi rối rít và mắt long lanh sáng Rượu ngô nếp đổ đầy những thùng gỗlớn Lễ tạ ơn tổ chức trên một bãi cỏ rộng Những ông bà già mặc áo lễbằng vải thổ cẩm, đeo vòng bạc, vừa đồng thanh hát bài “Chín khúc lòngthành” ngợi ca trời đất, vừa nối nhau đi vòng quanh và rót rượu vào đốnglửa đốt bằng nhựa cây.” [25, 198]
Không gian được miêu tả giống như trong những câu chuyện cổ tích
của Ngàn lẻ một đêm, kiểu như cô gái nghèo trở thành công chúa hay chàng
trai chăn dê trở thành hoàng tử Từ căn nhà tồi tàn ở vùng Sơn Thượng đếnnhững dãy lâu đài nguy nga tráng lệ ở vùng Sơn Hạ là hai không gian đốilập nhau hoàn toàn Không giống với cổ tích, chàng thợ rèn tên Cảo đã phảitrả giá bằng mạng sống của mình khi hóa thân thành người khác và khôngsống thật với chính mình
Không gian trong truyện ngắn Được ngọc cũng mang đặc điểm ấy Nó
như một câu chuyện cổ tích viết về số phận chàng mõ Biền tội nghiệp.Trong truyện ngắn này, quy luật nhân quả được thể hiện rất rõ nét Qua hailần thay đổi thân phận, sống bằng danh phận trên trời rơi xuống, cuối cùng
Trang 28Mõ Biền vẫn trở về lă Mõ Biền của ngăy xưa Những gì không thuộc vềmình sớm hay muộn cũng phải trả lại cho người khâc.
Trong truyện ngắn Giấc ngủ kì lạ của ông Lương Tử Ban, tâc giả sử
dụng huyền thoại nhưng theo một hình thức khâc, đó lă câch sử dụngnhững huyền tích mang tính dđn gian đặc sắc Mở đầu cđu chuyện, tâc giảmượn lời của một huyền thoại mă dđn vùng biển hay truyền tụng nhau:
“Bay mải miết, bay trong cđm lặng…
Băi thuốc ấy dđn biển ai cũng nhớ Có người thuỷ thủ nọ mắc một cănbệnh lạ, chđn tay mềm nhũn, thuốc gì cũng không chữa khỏi Người ta buộcphải chở anh ta về quí, coi như đem về để chôn cất Lúc được câng lín bờ,anh ta bỗng tỉnh lại, đòi đi bộ Chiều lòng kẻ hấp hối, người ta đặt anh taxuống Thế rồi như có phĩp lạ, chđn vừa chạm đất bệnh tình của anh ta biếnmất Anh ta trở lại tău vă còn đi biển thím hai mươi năm nữa.” [28, 91]Cđu chuyện xoay xung quanh không gian nhỏ hẹp của căn phòng mẵng Lương Tử Ban sống Từ không gian thực tại của căn phòng bức bối văngột ngạt trong đời thực, bỗng chốc đê biến thănh không gian rộng lớn,một bầu trời lồng lộng gió, với những vì sao nhấy nhây đầy niềm hoan lạc.Qua truyện ngắn năy nhă văn muốn thể hiện một câch nhìn mới lạ vềchiều sđu tđm hồn con người Thẳm sđu trong tđm hồn lă những khât vọngsống vượt thoât hiện tại, hướng đến một thế giới tự do, tự tại, không răngbuộc bởi những quan niệm câ nhđn lỗi thời
Với phương thức “huyền thoại hóa”, nhă văn Ngô Tự Lập đê tiếp cận,
lý giải được những hiện tượng phức tạp về ý thức, cả trong vô thức, tiềmthức của con người Có thể nói, phương thức “huyền thoại hóa” giúp nhăvăn vượt lín trín mđu thuẫn giữa câi vô thường vă tính chất trường tồn củathời gian, giúp con người lý giải được những điều mă bình thường không lýgiải được, trong đó, có lý giải đời sống nội tđm của chính mình…
Qua câi thực tại được “giai thoại hoâ”, “huyền thoại hoâ” ấy, tâc giảmuốn phản ânh hiện thực xê hội mă nhđn vật đang sống Phải chăng, xê hội
Trang 29vốn luôn tồn tại những điều thực và ảo Những điều ấy nhiều khi lẫn lộn,rất khó phân biệt Đặc biệt, qua những chi tiết kỳ lạ trong cuộc đời, trongtính cách của nhân vật, nhà văn muốn nói đến nhiều vấn đề của xã hội lúcbấy giờ như trạng thái văn hóa, vấn đề nhân cách, tri thức… của con người.
2.1.1.2 Không gian biển cả bao la, hùng vĩ và ghê rợn
Xuyên suốt trong các truyện ngắn của Ngô Tự Lập là không gian rộnglớn, bao la của biển cả hùng vĩ với muôn vàn những bí ẩn của nó Biểnmênh mông trập trùng sóng gió, biển với những trận cuồng phong dữ dội.Những câu chuyện về những vùng biển, những hải đảo xa xôi, về nhữngcon người dũng cảm bám trụ với biển, những thuyền trưởng tài năng và bảnlĩnh, những thủy thủ can trường, và những câu chuyện kì bí, hoang đường
về nghề hàng hải là đề tài xuyên suốt trong các truyện ngắn của ông Giữamuôn trùng sóng cả, con người hiện lên nhỏ bé, đơn độc và lẻ loi Biển cảbao la với tư cách là một không gian lại hàm chứa trong nó cả sự sống vàcái chết, cả hứa hẹn lẫn thách thức
Trong truyện ngắn Lửa trong lòng biển, Ngô Tự Lập mở đầu tác phẩm
đã bất ngờ giới thiệu về không gian diễn ra câu chuyện: “Khi còn là thuyềntrưởng chiếc “Sông Lai” cổ lỗ, tôi thường qua Tùng Quảng, vùng biểnhiểm trở với muôn vàn đảo đá chen chúc như bàn chông, nổi tiếng nhờphong cảnh hùng vĩ, món ngán chần tái và nhất là những vụ đắm tàu bí ẩn.”[25, 61]
“Đêm biển động Gió gào rú thê lương Các buộc thuyền dưới chânđảo, trong ánh chớp nhìn lên và phút chốc rụng rời: nhà gã cháy tự bao giờ,trên vách đá chỉ còn lại đoạn xích rủ xuống lòng thòng như sợi dây treocổ.” [25, 67]
Chính không gian rộng lớn, kì bí của biển cả đã góp phần tạo cho câuchuyện một cảm giác ghê rợn, ma quái, khó nắm bắt Không gian vớinhững hình ảnh gợi sự lo lắng, kinh ngạc, ma quái đã góp phần quan trọngtrong chức năng dự báo những điềm xấu sắp xảy ra với nhân vật
Trang 30Trong truyện ngắn Hoa Vông Vang, không gian sống bao trùm của
người dân làng chài là biển cả bao la, dữ dội:
“Dân chài vùng này không đi biển trong suốt mấy tháng mùa đông,khi sương mù dày đặc phủ kín quần đảo và những cơn gió bắc lạnh buốtkhông ngừng rên rỉ, đuổi bầy cá xuống mãi tận miền Nam.” [25, 83]
Hay: “Nàng đã bị biển cả lừa dối Xung quanh nàng chỉ có những consóng đang cười lên man rợ.” [25, 87]
Nhưng nhiều khi biển hiện lên cũng thật thanh bình, yên ả, mộc mạc,đơn sơ nhưng cuốn hút vô cùng:
“Mùa xuân đã về Gió đông nam ào ạt thổi, cuốn đi làn sương mỏngcuối cùng còn lởn vởn giữa những hòn đá mầu xám sẫm Những căn nhàtreo lơ lửng như tổ chim trên các sườn đá suốt mùa đông giữ vẻ mặt giànua, rầu rĩ, bây giờ như bừng tỉnh, khe khẽ rung rinh
Biển bình yên, lấm tấm những vệt sóng trắng Hằng trăm chiếc thuyềnđộc mộc đang hối hả ra đi Những chiếc buồm nâu khe khẽ lắc lư như giữnhịp Hải âu bay từng đàn, vòng đi vòng lại và mừng rỡ cất lên những tiếngkêu lanh lãnh.” [25, 78]
Không gian biển cả vừa tạo môi trường sinh sống, hoạt động cho nhânvật, vừa ghi lại những dấu ấn, khoảnh khắc trong cuộc đời của họ Khônggian biển cả hùng vĩ, kì bí, ghê rợn là nỗi ám ảnh không dứt xuyên suốttrong các sáng tác của Ngô Tự Lập Điều này được lý giải bởi nhà văn đã
có một khoảng thời gian dài làm việc trong nghề hàng hải Những chuyếnlênh đênh trên biển vừa tạo nguồn cảm hứng về biển cả bao la, đồng thờicũng để lại nổi ám ảnh khôn cùng về sự kì bí, bí hiểm, vô định của biểnkhơi
Biển cả với những trận cuồng phong dữ dội đã nhấn chìm biết bao conngười, vì thế không gian biển cả hùng vĩ, kì bí và ghê rợn tạo bối cảnh chonhà văn xây dựng những câu chuyện về những thuyền trưởng tài năng, can
Trang 31trường, về những chàng thủy thủ dũng mãnh, và hơn hết là những câuchuyện kì ảo về những số phận, những con người gắn liền với biển khơi.
Trong truyện ngắn Món quà, không gian biển cả hiện lên chứa đầy
hiểm nguy, hoang vu, kì bí: “Bờ lởm chởm đá (…) Con đường đá bị núi xô
ra sát biển, vùng vẫy tuyệt vọng, cố bám vào những mỏm đá ong lỗ chỗmàu gan gà Qua khỏi một đỉnh dốc bị kẹp giữa hai sườn núi, tôi trông thấytrước mặt khoảnh rừng dương thưa thớt đã chết khô Sau đó con đườngchia làm hai ngả.” [25, 183]
Không gian biển cả rộng lớn bao la và kì vĩ là đặc trưng riêng củatruyện ngắn Ngô Tự Lập, chính những chuyến rong ruổi bốn phương trênnhững con tàu xa khơi gợi cho ông niềm cảm hứng bất tận này Biển cảdưới cái nhìn của Ngô Tự Lập vô cùng hấp dẫn và đầy bí ẩn
Thông qua cách biểu hiện không gian kì bí của biển cả, vũ trụ, Ngô TựLập muốn khẳng định khát vọng hòa nhập và chiếm lĩnh thực tại Khônggian biển cả rộng lớn bao la mang tính đối ứng với con người ở vị trí trungtâm, khiến cho con người càng cảm thấy bé nhỏ, cô độc giữa vũ trụ vôcùng vô tận Không gian ấy kích thích trí tưởng tượng của con người.Chính vì cảm giác ấy mà trong con người luôn dấy lên khát vọng hoà nhậpvào vũ trụ, khát vọng chiếm lĩnh không gian sống của chính mình
2.1.1.3 Thế giới mơ mộng, mộng du, không gian tưởng tượng
Bàn về Thực hư trong kết cấu hình tượng nghệ thuật, Lê Lưu Oanh và
Trần Huyền Phương có nhận xét như sau: “Về bản chất, cái hư là cái tồn tạitrong một cấu trúc thời gian – không gian không xác định, ít nhiều phi hiệnthực, là cái không có, không nhìn thấy, không xác định, song đã được hiệnthực hoá, đã được “nhìn thấy” bằng miêu tả văn học Do vậy, kết hợp thực
hư trong kết cấu hình tượng văn học sẽ là sự đan xen giữa cái thực – ảo, có– không, chân – giả, tỏ – mờ, xác định – cái không xác định, cái nhìn thấy –cái không nhìn thấy, cái có lý – cái phi lý, lịch sử – phi lịch sử, không thời
Trang 32gian thực – không thời gian ảo, thực tại – mơ ước… của hình tượng đểnhằm những mục đích nghệ thuật nhất định.” [41]
Những giấc mơ kỳ lạ của các nhân vật trong những tác phẩm của Ngô
Tự Lập suy cho cùng chỉ là những biện pháp nghệ thuật mà nhà văn sửdụng để khai thác tâm lý nhân vật Những biểu hiện của các giấc mơ phảnánh những ẩn ức về đạo đức và sinh lý con người, những điều không thểthực hiện được trong ngày thường đã đi vào giấc mơ dưới một hình thức vôthức
Những yếu tố kỳ ảo, giấc mơ trong sáng tác của Ngô Tự Lập là nhữngyếu tố nghệ thuật độc đáo mang vẻ đẹp của phương Đông gắn với tư duynghệ thuật và hệ thống thi pháp của nhà văn Những cơn mộng du… tạocho tác phẩm một hiện thực “huyền ảo, mơ hồ” Và chính những cái khôngthực mang màu sắc huyền hoặc, mờ ảo ấy đã phản ánh rất thật đời sống tâmhồn nhân vật - những con người bị ám ảnh bởi quá khứ tội lỗi, bởi thực tạiđau thương hay bởi những cá tính khác thường của mình
Thể hiện tất cả những cái ấy, ngòi bút của Ngô Tự Lập vừa tả thực, rất
“tỉnh táo”, vừa dùng bút pháp “huyền thoại”, huyền bí mơ hồ Sở dĩ nhưvậy vì nhân vật trong tác phẩm luôn sống trong “vô thức”, tiềm thức, đanxen với “ý thức” Bởi vậy, hiện thực có hiện ra trong các nhân vật qua “vôthức” hay “hữu thức” cũng không còn nguyên vẹn mà bị tách rời, chắp nối,hoà quyện, không phân biệt được đâu là thực, đâu là không thực Mặt khác,đời sống được dựng lại qua hồi ức, qua giấc mơ, qua ảo giác, qua những
“hồi tưởng đen” nên bị chi phối bởi những ám ảnh, những nỗi sợ hãi khiếncho hiện thực trở nên không thực nữa
Bảng khảo sát không gian chập chờn trong cõi vô thức
Trang 33bắt kì dị giữa cô gái và người đàn ông
và người đàn ông kì dị
trên đôi mắt của Vận
quá khứ tội lỗi
gỡ kì lạ về bà ngoại đã mất về người dân làng Hoạch
câu chuyện nó - con bò khoang - kể cho tôi nghe về sốphận ông lão chăn bò
về trật tự bảng chữ cái
huyết đàn đẫm máu, về thằng Tòng, thằng Bảo
Tác phẩm Mộng du 1 là thế giới của giấc mơ, của vô thức: “Buổi tối
bắt đầu không có gì đặc biệt Sau bữa cơm tối, tôi uống trà, đọc báo, xem ti
vi mươi phút rồi mắc màn đi ngủ Nửa đêm có ai đó gõ vào cửa sổ Tôichoàng dậy Hoá ra là ánh trăng Tôi sực nhớ đã ngày mười bốn Ánh trăngkhiến tôi nảy ra ý định đi chơi.” [25, 265]
Không gian trong những giấc mơ vừa hư, vừa thực, chập chờn huyễnhoặc: “Tôi bước xuống thềm Lá vàng vụng đầy trên sân xôn xao lay độngnhư một đàn cá bị lưới quây vào bãi cát Hai hàng râm bụt dường như dàihơn bình thường Lối cổng lát gạch cũng rắc đầy lá rụng.” [25, 265]
Cũng là những cây cỏ hằng ngày, cũng con đường quen thuộc nhưngtrong thế giới của giấc mơ, nó bỗng trong trẻo hơn, tinh khôi hơn và hấpdẫn, cuốn hút hơn
Trong không gian của giấc mơ kì dị ấy, nhân vật tôi đã có cuộc trảinghiệm kì lạ, thú vị về một thế giới khác, thế giới của những điều trái
Trang 34khoáy, lạ thường Sách thì được viết bằng thứ tiếng Khuông Cơ – tiếng củamột dân tộc đã bị tuyệt diệt Nghề nông lại càng đặc biệt hơn: “Tôi sửngsốt nhận thấy loại thực vật mọc um tùm trên cánh đồng hoàn toàn khôngphải là lúa Lúc này tôi mới để ý rằng đó chính là thứ cỏ gai chất thànhnhững đống cao phía sau nhà.” [25, 270]
Thứ cỏ um tùm và kì lạ ấy lại là thành quả của mười năm lao độngnhư khổ sai của ông lão kì lạ: “Tôi đã bỏ ra rất nhiều tiền của để muagiống, phân bón và nông cụ, nhưng sản phẩm thu được chỉ là thứ cỏ gai vôtích sự Thứ cỏ đáng nguyền rủa ấy đốt không cháy nên đến dùng làm củicũng không được.” [25, 270]
Kết thúc câu chuyện là cảm giác mơ hồ, hư thực không phân định rõranh giới thật ảo: “ Chúng tôi không nói chuyện gì thêm nữa, hoặc là có nóinhưng tôi không nhớ Hình ảnh những cuốn sách bí ẩn và đống cỏ gaichoán hết tâm trí tôi, đến nỗi ngay cả việc mình đã trở về ra sao tôi cũngkhông biết nữa.” [25, 271]
Cách kết hợp thực – hư làm cho không gian vừa giống hiện thực vừakhông giống hiện thực Đặc điểm này khiến không gian hiện lên trong tácphẩm vừa mơ hồ vừa chính xác, vừa lung linh huyền ảo, thực mà khôngthực nên rất kì dị, lạ thường Sự kết hợp đó gắn liền với sự khêu gợi cảmxúc, khái quát tư tưởng, truyền đạt một cái nhìn đối với cuộc đời
Một sự kiện có thể là thực với người này nhưng là hư với người khác,khiến việc nắm bắt bản chất thật sự là điều rất khó Điều đấy cho thấy tínhtương đối của việc thấu hiểu đời sống trong nhận thức và tư duy của conngười
Chiếm được chiều hư, con người đã thoả mãn được những ước mơ,khát vọng của mình, trình bày được những khúc khuỷu góc nẻo của tâmlinh, tín ngưỡng, của những quan hệ nhân sinh chồng chéo, của sự nhậnthức về một thế giới phức tạp và toàn diện
Trang 35Kiểu không gian này tạo cho người đọc cảm giác bán tín bán nghi, nửatin nửa ngờ, không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
Truyện ngắn Ông lão chăn bò, lại đem đến cho người đọc một cảm
giác khác Không gian hiện lên trong tác phẩm không hẳn là mộng dunhưng cũng không phải chỉ là đời thực Các mảng không gian của thực tại
và mơ hồ, mộng du, hồi tưởng đan xen nhau Không gian của ảo ảnh:
“Trước cặp mắt đục lờ, bất động của lão đột nhiên thấp thoáng những chùmhoa dại, những vệt sóng trắng, những cánh chim hoang” [25, 159] Rồi lãosực tỉnh, không gian ảo ảnh biến mất, nhường chỗ cho không gian của đờithực: “Con đường mòn dốc hơn ngày thường, lão cúi gập người xuống câygậy gỗ Tiếng chân bò loang ra, bập bỗng, lạ lùng, mỗi lúc một xa” [25,160] Kế đến lại là không gian trong hồi tưởng, trong kí ức: “Lão sực nhớnhững ngày bé dại Ổ rơm thơm nức mùi cốm mới Nắng đã lọt vào quakhe cửa Tiếng vồ gỗ ông nội đóng cọc tre cồng cộc cuối rào Bấy giờxóm Dức còn đông vui.” [25, 159-160] Cứ như vậy, không gian của nhữnggiấc mơ, không gian trong hồi tưởng về vợ con lão hồi còn sống, và khônggian của thực tại lão đang sống, cứ đan xen, luân phiên nhau xuất hiện Nửa
kí ức, nửa thực tại cứ hòa lẫn vào nhau khó phân định
Đằng sau những bí ẩn của biển cả còn có những câu chuyện buồn vềnhững con người lao động hiền lành, cuộc sống đối với họ là những chuỗingày dài vô vọng, chỉ khi chết đi họ mới đến được với những người yêu
thương, đến với hạnh phúc mà suốt đời họ đợi mong (Ngôi sao trên đỉnh
dốc Mù Chang, Ông lão chăn bò, Đứa con của đất, Đợi bạn )
Như vậy, với trí tưởng tượng phong phú, trong các truyện ngắn có yếu
tố kỳ ảo của mình, Ngô Tư Lập đã xây dựng được những không gian kỳ ảo
đa dạng, đầy dụng ý Nhờ vậy, người đọc đi vào một thế giới khác đầyhuyền bí, mập mờ, mông lung, vô định Đấy chính là không gian thích hợpcho yếu tố kỳ ảo xuất hiện
2.1.2 Thời gian biến ảo
Trang 36Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là thời gian có thểthể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh haychậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai Thời gian nghệthuật cũng là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn.Đây là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học bởi lẽ
nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật làm nên phong cách nhà văn
2.1.2.1 Thời điểm xuất hiện yếu tố kỳ ảo
Thời điểm xuất hiện yếu tố kì ảo thường là đêm tối, đêm đen hoặc thờigian ngừng trôi, tạm chết ở một khoảnh khắc nào đó
Bóng đêm có một vai trò đặc biệt đối với sự kì ảo Trong tuyển tập cáctruyện ngắn của mình, Ngô Tự Lập đã sử dụng thời gian của đêm tối, củabóng đêm để gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình
Cùng với những giấc mơ là những đêm tối âm u, tù mù, hư ảo; nhữngtrận mưa xối xả trong đêm, những hình ảnh chập chờn ma quái, nhữngtiếng xào xạc kì lạ, những âm thanh lạ lùng…
Vô vàn những đêm là đêm trong tác phẩm Đêm với bao nhiêu điều kỳ
dị hư vô: “đêm hoang vu”, “đêm ác mộng”, “đêm đen”, “đêm âm u”, “đêmrét mướt”, “đêm”, “đêm kỳ ảo”, “đêm trường”, “đêm thức trắng”, “nửađêm”, “quá nửa đêm”, “đêm biển động”, “đang đêm”, “đêm đó”, “Bóngtối xung quanh rùng rùng chuyển động”, “Một đêm khuya”,
Bóng tối bao trùm trong truyện ngắn Bức tường cuối cùng: “Hắn
nhổm dậy khi trời đã tối Phải một lúc lâu sau hắn mới biết phải làm gì.Dưới ánh trăng, hắn chạy về trại Vẫn bầu im lặng rùng rợn Hắn thắp lênmột ngọn nến và đứng sững giữa những chiếc chõng Hai mươi bảy chiếc
cả thảy Những chiếc màn nâu nhầu nát, loang lổ, tanh tanh mùi nhựa cây
và mồ hôi, giờ lẫn vào bóng đêm, chỉ mờ mờ lay động trong ánh sáng chậpchờn đỏ quạch của thứ nến rẻ tiền.”[28, 119]
Và để gây “hiệu quả hoang đường”, để bộc lộ được những giằng xé,trăn trở, những cắn rứt trong lương tâm nhân vật, tác giả đã sử dụng thủ
Trang 37pháp xáo trộn trật tự thời gian, thực và ảo hòa quyện nhau Ta gặp trong tácphẩm bao nhiêu điều kỳ dị, nhất là khi tác giả vẽ lại những cảnh vật lưu lạidấu ấn cho nhân vật của mình trên biển cả bao la.
Trong truyện Hóa thân, những điều kì lạ đều xảy ra trong đêm tối:
“Đêm đêm lửa nhựa cây bốc cao, bập bùng cháy quanh những cọc sắt lớn đỏrực”[25, 203]; “tiếng đọc thần chú vào nửa đêm”[25, 203]; “Tiếng đọc thầnchú ngân nga trong bóng đêm huyền ảo, nghe thảm thiết và rùng rợn” [25,203]“ngồi trong phòng với bệnh nhân suốt đêm nhưng cũng bó tay.”[25,203]; “Đêm đêm, càng nhiều súc vật chết thiêu trên cọc sắt.” [25, 203]
Trong truyện ngắn Tội lỗi đầu tiên của thánh Mah Gahn, bi kịch và tội
lỗi cũng xảy ra trong một đêm tối: “Đêm hôm đó gia đình tôi ở lại nhàthương.(…) Phiên trực của tôi bắt đầu lúc nửa đêm Đó là một đêm nóngbức khác thường Không khí ngột ngạt càng trở nên không chịu nổi bởi mùi
ê te và thuốc sát trùng.” [25, 48-49]; “Giữa đêm khuya, áo phong phanh, tôichạy về nhà Dọc đường phố vắng lặng mọi chạc cây đều hoá những cặpđùi run rẩy Không để vợ tôi kịp hoàn hồn, tôi lao vào phòng, chốt chặt cửa
và lăn xả vào một trận cuồng hoan Tôi không thể nhớ được gì trong cáiđêm tội lỗi ấy ngoài tiếng rên rỉ của vợ và tiếng đấm cửa dữ dội vọng đến
từ đâu đó xa xăm.” [25, 49]
Có biết bao điều quái lạ đã xảy ra trong những đêm đen như thế.Trong những đêm dài, mịt mù trong bóng tối, con người tìm đến với nhau
để chia sẻ những ấp ủ chỉ thực hiện bằng những giấc mơ (Đứa con của
đất), tìm đến để sưởi ấm trái tim cô đơn lạnh lẽo (Ngôi sao trên đỉnh dốc
Mù Chang), hay để gửi gắm những tâm sự khác thường, kì quái (Mộng du
I, Mộng du II, Bảng chữ cái).
Theo quan niệm dân gian, đêm tối là thời gian của cõi âm, thời gian
mà ma quỷ dễ hiện hình và tác oai tác quái Sự thật thì đêm tối thường gợicho con người nỗi sợ bản năng, đặc biệt là khoảng thời gian nửa đêm Đêmtối cũng là nơi che giấu tuyệt vời cho những tội ác Hơn nữa, đêm tối là
Trang 38thời khắc con người dễ rơi vào trạng thái mộng du, mộng mị nhất Đâyđược xem là khoảng thời gian thích hợp nhất để nhà văn cho yếu tố kì ảoxuất hiện Vì lẽ đó, trong các tác phẩm của mình, Ngô Tự Lập cho các nhânvật tự do hoạt động trong không gian bao la của đêm tối và thời gian củaban đêm, nửa đêm, ở đó nhân vật của nhà văn có thể tự do đi vào nhữngcơn mộng mị đầy mê hoặc và bản năng của mình.
Ngoài thời gian bóng đêm, đêm tối thì kiểu thời gian tạm chết, tạmngừng hoặc “một chiều u ám”, “ngày kinh hoàng” cũng xuất hiện rấtnhiều trong các tác phẩm
Trước hết là kiểu thời gian tạm chết, tạm ngừng Kiểu thời gian nàythường xuất hiện khi nhân vật rơi vào trạng thái mộng du, mơ màng Lúc
ấy nhân vật không ý thức rõ khoảng thời gian mình đang sống, đang trảiqua
Trong truyện ngắn Mộng du II, để diển tả khoảnh khắc kì lại giữa cô
sinh viên và người đàn ông (cứ rượt đuổi nhau suốt cả buổi chiều và trongđêm tối), họ cứ mê mải đuổi bắt nhau cho đến khi: “Không ai biết thời gian
và bằng cách nào họ lết được đến gần một ngôi mộ cổ.".[25, 279] Thời giannhư tạm ngừng trong cuộc đuổi bắt kì lạ ấy Nó như là một lát cắt thời gianthế thôi
Trong truyện Bảng chữ cái, nhân vật rơi vào trạng thái vô thức, nửa
mơ nửa tỉnh, thời gian như một điểm dừng tạm chết: “Tôi ngước nhìn đồng
hồ, nhưng nó đã chết từ bao giờ chẳng rõ Không gian hoàn toàn im ắng,bên ngoài trời tối đen như mực.” [28, 21]
Thời gian như rơi vào hố đen tạm chết, mọi sự vật hiện tượng như làmột cảnh quay chậm, kéo dài trên cái nền thời gian chết
Truyện ngắn Giấc ngủ kì lạ của ông Lương Tử Ban, cũng sử dụng
điểm chết của thời gian như thế Thời gian biến đổi như thế nào xungquanh mình, nhân vật không ý thức được, chỉ lờ mờ cảm nhận có thể nóvẫn đang chạy mà thôi: “Gần sáng, không biết lần thứ mấy, ông Lương Tử
Trang 39Ban lại ngồi dậy và quyết định thử bài thuốc của dân biển Ký ức mờ tối và
ẩm ướt bảo Lương Tử Ban rằng ông đã thức gần trắng đêm.” [28, 91]
Nhiều khi ý niệm về thời gian bị mất đi, nhân vật rơi vào trạng tháimất cân bằng thực tại (kiểu thời gian chết) Ví như những khoảnh khắc tâm
trạng của nhân vật Sùng trong Đứa con của đất: “Nhưng Sùng không còn
để ý đến cái nóng Anh cũng không còn khái niệm về thời gian nữa Baonhiêu thời gian đã trôi qua? Có thể là một giờ, hai giờ, cũng có thể hàngnăm, thậm chí hàng thế kỷ Dòng suy nghĩ cuộn chảy giữa muôn ngàn sựkiện của đời anh, đời cha mẹ, ông bà, đời những người dân làng Hoạch ”[25, 146]
Kiểu thời gian xuất hiện yếu tố kì ảo này tạo sự cộng hưởng cảm xúccho người đọc khi tiếp cận chất kì ảo của tác phẩm Chính những thời điểmđược tác giả sắp đặt một cách hợp lý tạo tiền đề thuận lợi cho nhân vật kì
ảo xuất hiện trong bối cảnh tác phẩm
Kiểu thời gian: Ngày u ám, ngày kinh hoàng… dùng để diễn tả nỗi ámảnh khôn cùng về một thời khắc lịch sử, một thời điểm đặc biệt gắn với yếu
tố kì ảo nào đó Kiểu thời gian này thường gắn liền với những câu chuyệnhuyền thoại có mô típ kiểu “lời nguyền”
Để diễn tả sự kiện tàu gặp một trận cuồng phong dữ dội, Ngô Tự Lậpchọn thời điểm “Một chiều u ám giáp Tết, “Hoa cúc biển” đang trên đường
về Hòn Gạc thì vấp phải hai thằng phregát” [25, 71]; hay một cơn bão kháccũng xảy ra vào một thời khắc quan trọng như thế: “ Những người dân HònNhĩ nhớ mãi trận bão năm 1992 không phải vì nó lạ, cũng không phải vì
nó mạnh, mặc dù nó đích thực là một cơn bão lạ - đổ vào đúng ngày bamươi Tết, khi mùa bão đã chấm dứt từ lâu - và đích thực là một cơn bãomạnh - sau khi dừng chân trên đảo, nó tràn vào đất liền, đã yếu đi mà vẫncòn quật đổ hàng vạn cây cối, hàng nghìn ngôi nhà, ném hàng trăm tàuthuyền lên bờ, nhấn chìm cả một vùng đồng bằng xuống biển.”[25, 34]
Trang 40Một tai nạn khác cũng xảy ra vào một thời khắc đặc biệt: “Mùa hènăm 1987, Nguyễn Văn Hãn, tức Hãn Râu, một con sói biển già hãnh tiến,thuyền trưởng chiếc “TC-9071” chín trăm ngựa, hai giò, đã phạm phải sailầm nghiêm trọng khi quyết định chạy vào tránh bão ở cửa Hoàng Long,vùng nước mênh mông, quanh năm hoang vắng, với những đám rong trôinổi dễ đánh lừa cảm giác và vô số bãi cát ngầm di động, khiến cho việcquay trở hết sức khó khăn, nguy hiểm.” [25, 88]
Để tạo dấu ấn cho sự xuất hiện của yếu tố kì ảo, nhà văn đã gắn chocâu chuyện một thời khắc đặc biệt với cảm quan riêng về sự kì bí và mangmàu sắc của yếu tố tâm linh rõ nét Chính đặc điểm này làm cho câuchuyện trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn nhiều
2.1.2.2 Thời gian hư ảo, phi tuyến tính không xác thực
Thời gian hư ảo, phi tuyến tính, không xác thực là thời gian khôngtuân theo trật tự tuyến tính nhất định mà nó vốn có Trong các truyện ngắncủa mình, để góp phần diễn tả các yếu tố kì ảo, tác giả đã nhiều lần sử dụngkiểu thời gian đan xen quá khứ, hiện tại, và tương lai
Nhiều khi điểm nhìn thời gian đang ở thì hiện tại, bỗng chốc quay vềquá khứ, rồi lại tiến đến tương lai
Trong Đứa con của đất, trật tự thời gian bị xáo trộn, đan xen Mở đầu
tác phẩm là tâm trạng trong cơn đói cồn cào của thời gian hiện tại: “Cơnđói cồn cào cùng với cái nắng như thiêu như đốt khiến đầu óc Sùng quaycuồng.” [25, 138] Sau đó lại chuyển sang thời gian của quá khứ gần “Anhnhư sống lại những ngày ngoi ngóp trong khu rừng nước mặn ở miền NamTrung bộ, nơi anh bị sóng tấp vào.” [25, 138] Sau đó lại tiệm tiến đến quákhứ xa hơn ngày Sùng còn bé, ngày bà nội của Sùng còn sống Rồi lại trở
về thực tại với căn nhà thấp lè tè, với cái đói cồn cào,và với những thamvọng khác thường không bao giờ thực hiện được của Sùng Thực tại ấy lạiđan xen với tương lai thông qua những hình ảnh chập chờn trong trí tưởngtượng của Sùng, về những đổi thay kì diệu của làng quê nơi anh sống