Nghệ thuật xây dựng cốt truyện kì ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 62)

6. CẤU TRÚC L‎UẬN VĂN

3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện kì ảo

3.1.1. Tình huống truyện kì ảo

3.1.1.1. Tình huống nửa thực – nửa hư đan cài nhau

Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện. Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó, nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận, góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề, tư tưởng của tác giả.

Ông chỉ ra rằng các tình huống truyện đầy biến hóa, không thể phán đoán, bởi bản thân cuộc sống chứa đầy bất ngờ với “rất nhiều sự kiện không ngừng diễn ra”. Nhà văn khi kể lại câu chuyện, phải có lựa chọn về ngôn ngữ, nhất là phải “sắp xếp các tình tiết” để làm sao người nghe hiểu được nội dung và tính chất của sự việc”. Cùng một nội dung nhưng có nhiều cách kể khác nhau, tùy thuộc vào ý đồ của người kể muốn “nói một điều gì khác, có thể là một triết lý sống, một cảm giác hay một ấn tượng nào đó…” Câu chuyện kể thành công, theo Ngô Tự Lập, phải là “bịa như thật”.

Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.

Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện, và thông thường cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề đó là tình huống. Khai thác một tác phẩm tự sự phải chú ý tới nhân vật ở các góc cạnh, từ đó phát hiện ra giá trị cuộc sống, cùng thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn đọc. Để khám phá nhân

vật, cần bắt đầu từ việc khai thác tình huống truyện. Nói như vậy để thấy tình huống có vai trò nhất định quyết định tới cách tác giả sẽ vẽ chân dung nhân vật của mình như thế nào.

Trong những câu chuyện có kiểu tình huống này ta thấy nhiều lúc ranh giới giữa hư thực chập chờn, khó phân định, giả - thật, thật – giả nhiều khi mong manh, mơ hồ.

Kiểu tình huống này xuất hiện dày đặc trong hệ thống những câu chuyện về sự mộng du của nhân vật. Đặc biệt là những truyện ngắn như

Mộng du I, Mộng du II, Thợ đào đá truyền kiếp, Giấc ngủ kì lạ của ông

L‎ương Tử Ban, Bức tường cuối cùng, Đứa con của đất… Trong những câu

chuyện ấy, ranh giới giữa thực ảo không rõ ràng.

Mộng du I kể về cuộc đuổi bắt kì lạ của cô sinh viên và một người đàn

ông. Những câu chuyện về đời sống cô sinh viên trong kí túc xá cùng đám bạn là thực, câu chuyện về cuộc đời người đàn ông ham mê cờ bạc cũng là thật, nhưng cuộc đuổi bắt của hai người cuối tác phẩm lại chìm vào cõi hư, không xác thực.

Món quà kể về cuộc sống của chàng thủy thủ ưa mạo hiểm là thật,

chuyện gặp gỡ ông già kì dị nửa như thật, nửa như hư. Chuyện chàng thủy thủ có chiếc giày là thật nhưng chuyện chiếc giày được ông lão Enten - người cuối cùng đã mất của bộ tộc đã bị tuyệt diệt, tặng anh lại là câu chuyện hoang đường. Thật sự, đọc truyện ngắn Món quà, người đọc khó phân định đâu là thật và đâu là hoang đường trong những dòng sự kiện được kể.

Việc sử dụng tình huống truyện thực hư đan cài nhau tạo cho không khí của tác phẩm chìm trong màn sương kì bí, dày đặc bởi các yếu tố kì ảo hoang đường, tuy nhiên những yếu tố thực trong tác phẩm lại giúp người đọc trở về với thực tại, ngẫm suy và soi thấu lại chính mình. Vì thế các truyện ngắn của Ngô tự Lập hoang đường như không xa rời thực tại, huyền thoại hóa chứ không rơi vào thần thoại trong chuyện kể.

3.1.1.2. Tình huống phi lí mang tính chất siêu nhiên

Là kiểu tình huống xảy ra không giống như trong thực tế, tính chất phi lý ấy mang tính chất kì ảo, siêu nhiên.

Truyện ngắn Được ngọc là một ví dụ. Tình huống Mõ Biền được con ễnh ương cho viên ngọc quý. Có được viên ngọc quý ấy Mõ Biền bỗng nhiên được vua Cát Vũ yêu mến và coi như cận thần thân tín nhất, mặc dù Mõ Biền chẳng có tài cán gì cả. Thậm chí Mõ Biền còn được tháp tùng Trạng Hiểu đi sứ sang Tàu. Điều kì diệu không chỉ dừng lại ở đó. Biền lại tiếp tục được Hoàng Đế Trung Hoa yêu mến nhất mực, thỉnh cầu gì cũng cho, thậm chí còn muốn nhận Biền làm phò mã. Mặc dù thực sự Biền chẳng có tài cán gì, dòng dõi thấp hèn, dung mạo xấu xí, tính tình lại nóng nảy, học vấn ít ỏi, thô tục. Hóa ra tất cả là nhờ vào viên ngọc kì lạ ấy. Cuối cùng sức mạnh của viên ngọc biến mất, Biền lại cứ là anh chàng Mõ Biền của ngày xưa.

Như vậy, sự xuất hiện của viên ngọc và tác dụng bất ngờ của nó mang yếu tố siêu nhiên. Thực tế, trong cuộc sống không có viên ngọc nào kì tài đến thế.

Sự xuất hiện yếu tố siêu nhiên ở đây phản ánh ước mơ về những điều kì diệu trong cuộc sống. Con người luôn khao khát tìm kiếm được một nội lực nào đó có thể thay đổi cuộc đời mình chỉ trong phút chốc. Yếu tố siêu nhiên ở đây phản ánh khát vọng sống mãnh liệt của con người, cũng cho thấy lòng tham vô đáy của chính con người.

Thông qua tình huống truyện mang tính chất siêu nhiên trong tác phẩm này, Ngô Tự Lập muốn gửi gắm thông điệp: Hãy luôn là chính mình. Chỉ khi là chính mình con người mới được sống thoải mái, thanh thản và hạnh phúc nhất. Nếu chính con người mang lên mình chiếc áo quá cỡ với bản thân thì sẽ là thừa thải, làm hư hỏng đi chiếc áo. Nguy hiểm hơn nếu không sống thật với chính mình thì sẽ lãnh hậu quả đáng tiếc, đôi khi đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.

3.1.2. Kết cấu lồng ghép truyện trong truyện.

Kết cấu truyện lồng truyện ở góc độ một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Một cách đơn giản, đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm. Có thể thấy biểu hiện xa xưa của nó trong sử thi Odyssey của Hy Lạp (thế kỷ VIII trước công nguyên) khi người anh hùng Ulysses tự kể lại những chuyện phiêu lưu của mình trong bữa tiệc.

Từ thời cổ đại, kết cấu truyện lồng truyện đã được văn học Ấn Độ sử dụng triệt để để tạo nên hai thiên sử thi đồ sộ nhất trong lịch sử nhân loại

Mahabharata (thế kỷ V trước công nguyên) và Ramayana (khoảng thế

kỷ IV-III trước công nguyên). Cũng chính từ kết cấu truyện lồng truyện mà đạo sĩ Vyasa đã có thể thâu tóm mọi điều kỳ diệu ở xứ sở Ấn Độ vào trong chỉ một sử thi Mahabharata. Còn Ramayana của đạo sĩ Valmiki tuy có dung lượng nhỏ hơn Mahabharata nhưng cũng đã trở nên một tác phẩm vĩ đại với những gì mà tác phẩm hàm chứa. Từ các sử thi cổ đại, trong văn học Ấn Độ, kết cấu truyện lồng truyện còn đạt được đến những thành tựu cao hơn về nghệ thuật kể chuyện khi cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị với hình thức kiểu truyện khung, hoàn thiện hơn nữa kết cấu độc đáo này.

Chuyện ở Sêma là sự lồng ghép hai câu chuyện. Câu chuyện trung tâm

là câu chuyện được nhân vật tôi kể cho mọi người nghe về chặng hành trình đến Sêma biểu diễn ca nhạc của anh. Còn câu chuyện được lồng trong đấy, là sự tích về Sêma do người gác cổng kể lại cho chúng tôi nghe.

L‎ửa trong lòng biển là sự cắt ghép nhiều cốt truyện với nhau. Câu

chuyện trung tâm kể về hành trình trên biển của con tàu “Sông Lai” khi đi qua vùng biển Tùng Quảng thì bất ngờ gặp một ông lão xin đi nhờ tàu. Nhân vật tôi và ông lão đã kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện thú vị về nghề hàng hải. Trong những câu chuyện đó có lồng ghép câu chuyện về

thuyền trưởng Các và số phận của chiếc tàu “Bông cúc biển”, ngoài ra còn có những câu chuyện về ông lão, về xuất thân, hoàn cảnh sống của ông...

Cách kết hợp nhiều chuyện trong một truyện tạo nên một không gian rộng lớn, trải dài. Đường đến thiên đàng là sự lồng ghép ba câu chuyện trong một cốt truyện. Thứ nhất là câu chuyện mà Đi-ô-đo kể cho tôi nghe về cuộc đời và số phận của I-ăm-bun, thứ hai là câu chuyện của tôi về việc tìm ra cuốn sách như thế nào, thứ ba là câu chuyện của tôi kể về cuộc mua bán đầu tiên thất bại của mình. Chuyện về I-ăm-bun: I-ăm-bun là một chàng trai thấp bé nhưng nhanh nhẹn. Anh tham gia những chuyến đi buôn xa xôi, trên đường đi bất ngờ bị cướp bắt làm nô lệ, sau đó trốn thoát, rồi lại rơi vào tay các thổ dân người Ê-ti-ô-pi, bị họ làm vật tế thần bằng cách đày lên một hòn đảo nhỏ gọi là đảo thiên đường. Ở hòn đảo này bảy năm I- ăm-bun không có gì phải phàn nàn, cuộc sống sung túc, đủ đầy, dân đảo hiếu khách, nhiệt tình, sống chan hòa, nhưng sau bảy năm I-ăm-bun buồn chán nên đã giết mọt thổ dân trên biển sau đó trốn thoát khỏi đảo. Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về giao vụ thông thương đầu tiên thất bại của nhân vật tôi, khi bị lừa hai chiếc kính giọt lệ.

Kết cấu truyện trong truyện tạo ra được những không gian rộng lớn, khoảng thời gian trải dài nhờ việc cắt gián nhiều loại văn bản trong một tác phẩm. Đồng thời, kiểu kết cấu truyện này cũng tạo được nhiều điểm nhìn phong phú về con người và thế giới. Nhờ đó, nhà văn có điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các biến hóa, nhòe hóa hay lồng ghép nhân vật.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật kì ảo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là cách nhà văn lựa chọn, sử dụng các biện pháp, cách thức để tổ chức mối liên hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm thành một hệ thống có tính chỉnh thể. Nhà văn Ngô Tự Lập đã có cách thể hiện của riêng mình. Trên cơ sở vận dụng những thủ pháp xây dựng, tổ chức các nhân vật văn học truyền thống, ông biết tìm tòi sáng tạo và tìm ra những cách thức xây dựng nhân vật độc đáo làm mới sáng tác của

mình. Ngòi bút Ngô Tự Lập, đã tạo ra những nhân vật đa dạng, nằm trong nhiều mâu thuẫn xã hội, gia đình; có nội tâm giằng xé, phong phú; luôn tìm cho mình lẽ sống đúng, có nhân cách... Cuộc sống hiện lên dưới ngòi bút Ngô Tự Lập rất chân thực, phức tạp, đa diện.

Độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Ngô Tự Lập là công cụ rất đắc dụng để biểu hiện thế giới nội tâm nhân vật cùng với cái nhìn, đánh giá về các nhân vật khác. Tuy nhiên, nếu không xử lí khéo léo, tác phẩm rất dễ trở nên nặng nề, nhạt nhẽo và bị chồng chéo giữa các hình thức phát ngôn khác nhau. Ngô Tự Lập đã hoàn toàn làm chủ ngòi bút của mình. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Quan trọng hơn cả ở hoàn cảnh nào, nhân vật cũng được là chính mình.

3.2.1. Xây dựng nhân vật kì ảo qua miêu tả ngoại hình và hành động.

Ngoại hình của nhân vật góp phần không nhỏ trong việc tạo nên chất kì ảo. Cách xây dựng hình dáng, trang phục, khuôn mặt, giọng nói góp phần quan trọng thể hiện xuất thân, hoàn cảnh kì ảo của nhân vật.

Trước hết để góp phần diễn tả tính chất kì dị, hư ảo của nhân vật nhà văn miêu tả ngoại hình khác lạ, kì quái của nhân vật như một điềm báo trước.

Để thể hiện những nhân vật vừa hư vừa thực, ma quái của nhân vật, nhà văn thường dùng kiểu ngoại hình như: Tóc bạc trắng như cước, đôi bàn tay rất dài, khuôn mặt rất kì lạ...

Ví như nhân vật đàn ông người Ducơmi trong truyện ngắn Bảng chữ cái. Ông xuất hiện rất đột ngột, khác thường: “Một người đàn ông ngồi yên trên ghế từ bao giờ, ung dung như ông ta vẫn ngồi yên như thế từ lâu lắm, trên chiếc ghế đẩu đã tróc sơn mà ngày trước cha tôi vẫn ngồi khi đàm đạo với tôi. Tay ông ta thu thu vật gì đó màu xám trên đầu gối. Tiếng quát thất thanh của tôi cũng hoàn toàn không làm ông ta bối rối”. [28, 19]

Để góp phần diễn tả sự kì ảo của nhân vật đã mất từ lâu, nhà văn miêu tả: “Mặt ông ta rất dài, gầy, tóc thưa thớt, râu bạc trắng, mệt mỏi nhưng

chẳng có vẻ gì là độc ác. Bộ pijama rất cũ, ố vàng, trông như may bằng những mảnh giấy xé ra từ một cuốn sách cũ.” [28, 20]

Kết hợp với ngoại hình kì dị ấy là những hành động cũng rất lạ thường, cổ quái: “Tôi đưa ông già xuống cầu thang. Ông đi rất nhanh”[28, 28]; “Tôi mở cửa cho ông già và rùng mình vì lạnh. Mãi lúc đó tôi mới chợt nhớ rằng ông già đã chết”. [28, 29]

Trong rất nhiều truyện ngắn khác, nhà văn cũng miêu tả ngoại hình kì dị của nhân vật: “Trong lúc chào hỏi làm quen tôi không khỏi ngạc nhiên về diện mạo của ông ta. Thật khó đoán chủ nhà thuộc hạng người nào. Bộ ngực nở, đôi vai rộng gân guốc, hai bắp tay cuồn cuộn và những ngón chân trần bám chắc xuống đất rõ ràng là của dân làm ruộng. Nhưng cặp kính trắng, cái trán hói và cách ăn nói nhẹ nhàng, lịch thiệp lại khiến ta nghĩ rằng ông là người có học. Ông ta bắt tay tôi, tự giới thiệu rồi mời vào nhà. Cái tên ông ta trúc trắc, nghe lạ tai chỉ lát sau tôi đã quên khuấy đi mất. Hỏi lại thì thật là bất tiện.” [ 25, 267]

Kết hợp với ngoại hình kì dị ấy là những hành động kì quặc, khác thường:

“- Ông xem, vụ này nhất định tôi sẽ bội thu - Ông ta vừa nói vừa hào hứng chỉ tay qua cửa sổ - Lúa rất tốt. Hy vọng nó sẽ bù đắp lại công sức tôi bỏ ra trong suốt mười năm qua.

Tôi sửng sốt nhận thấy loại thực vật mọc um tùm trên cánh đồng hoàn toàn không phải là lúa. Lúc này tôi mới để ý rằng đó chính là thứ cỏ gai chất thành những đống cao phía sau nhà.

Trong lúc đó chủ nhà vẫn say sưa kể:

- Trong mười năm qua tôi đã gieo cấy hai mươi lần cả thảy. Tôi đã làm lụng như bị khổ sai, chỉ trừ lúc ngồi vào bàn viết. Tôi đã bỏ ra rất nhiều tiền của để mua giống, phân bón và nông cụ, nhưng sản phẩm thu được chỉ là thứ cỏ gai vô tích sự. Thứ cỏ đáng nguyền rủa ấy đốt không cháy nên

đến dùng làm củi cũng không được. Nhưng ông thấy đấy, lần này tôi sẽ thành công.

Chúng tôi lại cùng im lặng.”[25, 270-271]

Trong tác phẩm L‎ửa trong lòng biển, sự xuất hiện của ông già đầu truyện cũng rất khác thường: “Chủ thuyền người cao lớn, mũ trùm kín đầu, khoác áo bađơsuy xám, bằng động tác nhanh nhẹn và khéo léo ném dây sang. Tôi nhìn kĩ, hoá ra đó là một ông già râu bạc như cước. Ông lão khẽ gật đầu, cảm ơn tôi bằng giọng ồm ồm chậm rãi, đầy uy lực, ngồi xuống mũi thuyền, móc thuốc lào ra hút.”[25, 61-62]

Hành động của nhân vật cũng rất lạ thường, tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho sự kì quái:

“Cách hút thuốc của ông cũng thật lạ: ông nắm tay trái lại thay điếu, nhét thuốc vào khe hở do ngón tay út tạo ra, tay phải bật diêm, vừa châm thuốc vừa che gió. Vẻ kì dị của ông già kích thích trong tôi máu mê văn nghệ, lại đang trong cảnh sông nước triền miên buồn chán cần người bù

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w