Thời gian biến ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 35)

6. CẤU TRÚC L‎UẬN VĂN

2.1.2. Thời gian biến ảo

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là thời gian có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai. Thời gian nghệ thuật cũng là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn. Đây là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học bởi lẽ nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật làm nên phong cách nhà văn.

2.1.2.1. Thời điểm xuất hiện yếu tố kỳ ảo

Thời điểm xuất hiện yếu tố kì ảo thường là đêm tối, đêm đen hoặc thời gian ngừng trôi, tạm chết ở một khoảnh khắc nào đó.

Bóng đêm có một vai trò đặc biệt đối với sự kì ảo. Trong tuyển tập các truyện ngắn của mình, Ngô Tự Lập đã sử dụng thời gian của đêm tối, của bóng đêm để gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình.

Cùng với những giấc mơ là những đêm tối âm u, tù mù, hư ảo; những trận mưa xối xả trong đêm, những hình ảnh chập chờn ma quái, những tiếng xào xạc kì lạ, những âm thanh lạ lùng…

Vô vàn những đêm là đêm trong tác phẩm. Đêm với bao nhiêu điều kỳ dị hư vô: “đêm hoang vu”, “đêm ác mộng”, “đêm đen”, “đêm âm u”, “đêm rét mướt”, “đêm”, “đêm kỳ ảo”, “đêm trường”, “đêm thức trắng”, “nửa đêm”, “quá nửa đêm”, “đêm biển động”, “đang đêm”, “đêm đó”,.. “Bóng tối xung quanh rùng rùng chuyển động”, “Một đêm khuya”, ...

Bóng tối bao trùm trong truyện ngắn Bức tường cuối cùng: “Hắn nhổm dậy khi trời đã tối. Phải một lúc lâu sau hắn mới biết phải làm gì. Dưới ánh trăng, hắn chạy về trại. Vẫn bầu im lặng rùng rợn. Hắn thắp lên một ngọn nến và đứng sững giữa những chiếc chõng. Hai mươi bảy chiếc cả thảy. Những chiếc màn nâu nhầu nát, loang lổ, tanh tanh mùi nhựa cây và mồ hôi, giờ lẫn vào bóng đêm, chỉ mờ mờ lay động trong ánh sáng chập chờn đỏ quạch của thứ nến rẻ tiền.”[28, 119]

Và để gây “hiệu quả hoang đường”, để bộc lộ được những giằng xé, trăn trở, những cắn rứt trong lương tâm nhân vật, tác giả đã sử dụng thủ

pháp xáo trộn trật tự thời gian, thực và ảo hòa quyện nhau. Ta gặp trong tác phẩm bao nhiêu điều kỳ dị, nhất là khi tác giả vẽ lại những cảnh vật lưu lại dấu ấn cho nhân vật của mình trên biển cả bao la.

Trong truyện Hóa thân, những điều kì lạ đều xảy ra trong đêm tối: “Đêm đêm lửa nhựa cây bốc cao, bập bùng cháy quanh những cọc sắt lớn đỏ rực”[25, 203]; “tiếng đọc thần chú vào nửa đêm”[25, 203]; “Tiếng đọc thần chú ngân nga trong bóng đêm huyền ảo, nghe thảm thiết và rùng rợn” [25, 203]“ngồi trong phòng với bệnh nhân suốt đêm nhưng cũng bó tay.”[25, 203]; “Đêm đêm, càng nhiều súc vật chết thiêu trên cọc sắt.” [25, 203]

Trong truyện ngắn Tội lỗi đầu tiên của thánh Mah Gahn, bi kịch và tội lỗi cũng xảy ra trong một đêm tối: “Đêm hôm đó gia đình tôi ở lại nhà thương.(…). Phiên trực của tôi bắt đầu lúc nửa đêm. Đó là một đêm nóng bức khác thường. Không khí ngột ngạt càng trở nên không chịu nổi bởi mùi ê te và thuốc sát trùng.” [25, 48-49]; “Giữa đêm khuya, áo phong phanh, tôi chạy về nhà. Dọc đường phố vắng lặng mọi chạc cây đều hoá những cặp đùi run rẩy. Không để vợ tôi kịp hoàn hồn, tôi lao vào phòng, chốt chặt cửa và lăn xả vào một trận cuồng hoan. Tôi không thể nhớ được gì trong cái đêm tội lỗi ấy ngoài tiếng rên rỉ của vợ và tiếng đấm cửa dữ dội vọng đến từ đâu đó xa xăm.” [25, 49]

Có biết bao điều quái lạ đã xảy ra trong những đêm đen như thế. Trong những đêm dài, mịt mù trong bóng tối, con người tìm đến với nhau để chia sẻ những ấp ủ chỉ thực hiện bằng những giấc mơ (Đứa con của đất), tìm đến để sưởi ấm trái tim cô đơn lạnh lẽo (Ngôi sao trên đỉnh dốc

Mù Chang), hay để gửi gắm những tâm sự khác thường, kì quái (Mộng du

I, Mộng du II, Bảng chữ cái).

Theo quan niệm dân gian, đêm tối là thời gian của cõi âm, thời gian mà ma quỷ dễ hiện hình và tác oai tác quái. Sự thật thì đêm tối thường gợi cho con người nỗi sợ bản năng, đặc biệt là khoảng thời gian nửa đêm. Đêm tối cũng là nơi che giấu tuyệt vời cho những tội ác. Hơn nữa, đêm tối là

thời khắc con người dễ rơi vào trạng thái mộng du, mộng mị nhất. Đây được xem là khoảng thời gian thích hợp nhất để nhà văn cho yếu tố kì ảo xuất hiện. Vì lẽ đó, trong các tác phẩm của mình, Ngô Tự Lập cho các nhân vật tự do hoạt động trong không gian bao la của đêm tối và thời gian của ban đêm, nửa đêm, ở đó nhân vật của nhà văn có thể tự do đi vào những cơn mộng mị đầy mê hoặc và bản năng của mình.

Ngoài thời gian bóng đêm, đêm tối thì kiểu thời gian tạm chết, tạm ngừng hoặc “một chiều u ám”, “ngày kinh hoàng”... cũng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm.

Trước hết là kiểu thời gian tạm chết, tạm ngừng. Kiểu thời gian này thường xuất hiện khi nhân vật rơi vào trạng thái mộng du, mơ màng. Lúc ấy nhân vật không ý thức rõ khoảng thời gian mình đang sống, đang trải qua.

Trong truyện ngắn Mộng du II, để diển tả khoảnh khắc kì lại giữa cô sinh viên và người đàn ông (cứ rượt đuổi nhau suốt cả buổi chiều và trong đêm tối), họ cứ mê mải đuổi bắt nhau cho đến khi: “Không ai biết thời gian và bằng cách nào họ lết được đến gần một ngôi mộ cổ.".[25, 279] Thời gian như tạm ngừng trong cuộc đuổi bắt kì lạ ấy. Nó như là một lát cắt thời gian thế thôi.

Trong truyện Bảng chữ cái, nhân vật rơi vào trạng thái vô thức, nửa mơ nửa tỉnh, thời gian như một điểm dừng tạm chết: “Tôi ngước nhìn đồng hồ, nhưng nó đã chết từ bao giờ chẳng rõ. Không gian hoàn toàn im ắng, bên ngoài trời tối đen như mực.” [28, 21]

Thời gian như rơi vào hố đen tạm chết, mọi sự vật hiện tượng như là một cảnh quay chậm, kéo dài trên cái nền thời gian chết.

Truyện ngắn Giấc ngủ kì lạ của ông L‎ương Tử Ban, cũng sử dụng điểm chết của thời gian như thế. Thời gian biến đổi như thế nào xung quanh mình, nhân vật không ý thức được, chỉ lờ mờ cảm nhận có thể nó vẫn đang chạy mà thôi: “Gần sáng, không biết lần thứ mấy, ông Lương Tử

Ban lại ngồi dậy và quyết định thử bài thuốc của dân biển. Ký ức mờ tối và ẩm ướt bảo Lương Tử Ban rằng ông đã thức gần trắng đêm.” [28, 91]

Nhiều khi ý niệm về thời gian bị mất đi, nhân vật rơi vào trạng thái mất cân bằng thực tại (kiểu thời gian chết). Ví như những khoảnh khắc tâm trạng của nhân vật Sùng trong Đứa con của đất: “Nhưng Sùng không còn để ý đến cái nóng. Anh cũng không còn khái niệm về thời gian nữa. Bao nhiêu thời gian đã trôi qua? Có thể là một giờ, hai giờ, cũng có thể hàng năm, thậm chí hàng thế kỷ. Dòng suy nghĩ cuộn chảy giữa muôn ngàn sự kiện của đời anh, đời cha mẹ, ông bà, đời những người dân làng Hoạch...” [25, 146]

Kiểu thời gian xuất hiện yếu tố kì ảo này tạo sự cộng hưởng cảm xúc cho người đọc khi tiếp cận chất kì ảo của tác phẩm. Chính những thời điểm được tác giả sắp đặt một cách hợp lý tạo tiền đề thuận lợi cho nhân vật kì ảo xuất hiện trong bối cảnh tác phẩm.

Kiểu thời gian: Ngày u ám, ngày kinh hoàng… dùng để diễn tả nỗi ám ảnh khôn cùng về một thời khắc lịch sử, một thời điểm đặc biệt gắn với yếu tố kì ảo nào đó. Kiểu thời gian này thường gắn liền với những câu chuyện huyền thoại có mô típ kiểu “lời nguyền”.

Để diễn tả sự kiện tàu gặp một trận cuồng phong dữ dội, Ngô Tự Lập chọn thời điểm “Một chiều u ám giáp Tết, “Hoa cúc biển” đang trên đường về Hòn Gạc thì vấp phải hai thằng phregát” [25, 71]; hay một cơn bão khác cũng xảy ra vào một thời khắc quan trọng như thế: “ Những người dân Hòn Nhĩ nhớ mãi trận bão năm 1992... không phải vì nó lạ, cũng không phải vì nó mạnh, mặc dù nó đích thực là một cơn bão lạ - đổ vào đúng ngày ba mươi Tết, khi mùa bão đã chấm dứt từ lâu - và đích thực là một cơn bão mạnh - sau khi dừng chân trên đảo, nó tràn vào đất liền, đã yếu đi mà vẫn còn quật đổ hàng vạn cây cối, hàng nghìn ngôi nhà, ném hàng trăm tàu thuyền lên bờ, nhấn chìm cả một vùng đồng bằng xuống biển.”[25, 34]

Một tai nạn khác cũng xảy ra vào một thời khắc đặc biệt: “Mùa hè năm 1987, Nguyễn Văn Hãn, tức Hãn Râu, một con sói biển già hãnh tiến, thuyền trưởng chiếc “TC-9071” chín trăm ngựa, hai giò, đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi quyết định chạy vào tránh bão ở cửa Hoàng Long, vùng nước mênh mông, quanh năm hoang vắng, với những đám rong trôi nổi dễ đánh lừa cảm giác và vô số bãi cát ngầm di động, khiến cho việc quay trở hết sức khó khăn, nguy hiểm.” [25, 88]

Để tạo dấu ấn cho sự xuất hiện của yếu tố kì ảo, nhà văn đã gắn cho câu chuyện một thời khắc đặc biệt với cảm quan riêng về sự kì bí và mang màu sắc của yếu tố tâm linh rõ nét. Chính đặc điểm này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn nhiều.

2.1.2.2. Thời gian hư ảo, phi tuyến tính không xác thực

Thời gian hư ảo, phi tuyến tính, không xác thực là thời gian không tuân theo trật tự tuyến tính nhất định mà nó vốn có. Trong các truyện ngắn của mình, để góp phần diễn tả các yếu tố kì ảo, tác giả đã nhiều lần sử dụng kiểu thời gian đan xen quá khứ, hiện tại, và tương lai.

Nhiều khi điểm nhìn thời gian đang ở thì hiện tại, bỗng chốc quay về quá khứ, rồi lại tiến đến tương lai.

Trong Đứa con của đất, trật tự thời gian bị xáo trộn, đan xen. Mở đầu tác phẩm là tâm trạng trong cơn đói cồn cào của thời gian hiện tại: “Cơn đói cồn cào cùng với cái nắng như thiêu như đốt khiến đầu óc Sùng quay cuồng.” [25, 138]. Sau đó lại chuyển sang thời gian của quá khứ gần “Anh như sống lại những ngày ngoi ngóp trong khu rừng nước mặn ở miền Nam Trung bộ, nơi anh bị sóng tấp vào.” [25, 138]. Sau đó lại tiệm tiến đến quá khứ xa hơn ngày Sùng còn bé, ngày bà nội của Sùng còn sống. Rồi lại trở về thực tại với căn nhà thấp lè tè, với cái đói cồn cào,và với những tham vọng khác thường không bao giờ thực hiện được của Sùng. Thực tại ấy lại đan xen với tương lai thông qua những hình ảnh chập chờn trong trí tưởng tượng của Sùng, về những đổi thay kì diệu của làng quê nơi anh sống.

Trong truyện ngắn Thợ đào đá truyền kiếp, trật tự thời gian bị xáo trộn liên tục, quá khứ và hiện tại cứ đan xen, luân phiên nhau tiếp diễn.

Câu chuyện được kể theo trật tự thời gian đảo lộn: hiện tại – quá khứ - hiện tại, bao quát gần hết quãng đời của nhân vật ông lão – thợ đào đá, từ một chàng trai 30 tuổi đến khi thành một ông già “tóc bạc trắng”, “lẩn thẩn”, “hóa điên” trong mắt dân làng. Từ điểm nhìn ở thì hiện tại khi ông lão đã là một ông già “tóc bạc trắng” với những ám ảnh không dứt về quá khứ tội lỗi, bỗng chốc thời gian lại quay về quá khứ, khi ấy ông lão đang là một chàng trai trẻ, với ước mơ cháy bỏng là được nhìn thấy cái lúm đồng tiền trên má cô Bống mỗi ngày. Rồi trục quay thời gian lại trở về thực tại với sự lú lẫn của ông lão – không ngừng đào gốc cây ổi mỗi ngày, để xem thằng Túc còn sống hay đã chết. Cứ như thế, quá khứ và hiện tại cứ luân phiên đan xen nhau.

Thợ đào đá truyền kiếp thực sự là một truyện ngắn kỳ ảo thành công,

khi tạo ra một hiệu ứng cảm xúc lưỡng lự, hoài nghi, nhờ cách sử dụng thời gian kì ảo – xáo trộn trật tự thời gian.

Các truyện ngắn theo kiểu kết cấu độc thoại – kí ức sử dụng nhiều kiểu thời gian xáo trộn, đan xen như: Ông lão chăn bò, Thợ đào đá truyền

kiếp, Mùa đại bàng, Hoa Vông Vang

Những câu chuyện được kể do tác động của dòng cảm xúc, tâm trạng nhân vật nên yếu tố thời gian bị biến đổi liên tục. Nhưng tất cả cùng chung nhau nỗi khắc khoải ám ảnh bởi quá khứ. Chính sức ám ảnh của quá khứ làm cho dòng cảm xúc của hiện tại bị biến đổi không ngừng, quá khứ và hiện tại cứ luân phiên đan xen nhau. Có người luôn sống trong quá khứ bởi tình yêu và hạnh phúc đong đầy trong đó (Hoa Vông Vang), ngược lại có người bị ám ảnh bởi những đau thương mất mát (Ông lão chăn bò), người khác lại bị quá khứ ám ảnh bởi những tội lỗi, cắn rứt lương tâm (Thợ đào

Và để gây “hiệu quả hoang đường”, để bộc lộ được những giằng xé, trăn trở, những cắn rứt trong lương tâm nhân vật, tác giả đã sử dụng thủ pháp xáo trộn trật tự thời gian, thực và ảo hòa quyện nhau. Ta gặp trong tác phẩm bao nhiêu điều kỳ dị, nhất là khi tác giả vẽ lại những cảnh vật lưu lại dấu ấn cho nhân vật của mình trên biển cả bao la.

2.1.2.3. Thời gian huyền thoại

Thời gian huyền thoại là cách thức làm cho một câu chuyện hiện thực bị tách ra khỏi bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội của nó. Thời gian huyền thoại thường trải màu sắc bàng bạc của nó qua sự tái điệp thời gian (xét trong trật tự niên biểu) và những câu chuyện xảy lặp từ quá khứ đến hiện tại (của một nhân vật hay một số nhân vật), những đoạn ngưng của hồi ức, trữ tình ngoại đề khiến người đọc khó nắm bắt thời gian, sự mờ hóa thời gian.

Đặc điểm quan trọng nhất của thời gian trong huyền thoại là tính chất phi thời gian của nó. Kỹ thuật dòng ý thức ép ba chiều của thời gian vào một thời điểm duy nhất: thực tại. Tính chất đồng hiện, tức thì này đã khiến cho cái hiện tại chiếm ưu thế trong những tiểu thuyết sử dụng nghệ thuật dòng ý thức hoặc kết cấu chủ yếu dựa trên dòng ý thức. Quá khứ và tương lai chẳng qua cũng chỉ là một thứ cảm giác của hiện tại. Trong sự vận động của dòng ý thức, những hình ảnh và sự kiện có xuất hiện, cuối cùng cũng chỉ quy tụ vào một điểm: những cảm giác của hiện tại. Và một khi thời gian chỉ xuất hiện chủ yếu với một chiều là hiện tại, thì bản thân hiện tại cũng mất hết ý nghĩa của nó vì hiện tại chỉ là nó trong mối liên hệ với quá khứ và tương lai. Một dạng thức khác của phi thời gian xuất hiện. Tính chất phi thời gian là một tiềm năng tất yếu của dòng ý thức.

Thời gian huyền thoại xuất hiện nhiều trong một số tác phẩm như:

Đứa con của đất, Đợi bạn, Ngôi sao trên đỉnh dốc Mù Chang,...

Trong Đứa con của đất, những đoạn sử dụng thời gian huyền thoại được lồng ghép như: “Xung quanh anh từng đoàn người cũng đang lầm lũi

bước đi. Sùng nhận ra bà, ông Quý Dê đội trưởng, thằng Khải Trọc... Có những người nom quen quen nhưng anh không nhớ rõ là ai, ăn mặc rất lạ lùng. Mãi sau Sùng mới đoán ra: anh đã gặp họ trong những câu chuyện cổ của bà.” [25, 147]

Thời gian huyền thoại là một trong những hiệu ứng quan trọng giúp nhà văn Ngô Tự Lập xây dựng thành công yếu tố kì ảo. Với việc sử dụng một cách linh hoạt các cấp độ thời gian khác nhau, tác giả đã thể hiện thành công bản chất mỗi tâm hồn nhân vật, với những mảng cá tính mang màu sắc cá nhân khác nhau.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w