6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.4.2: Môtíp gặp ông già, râu tóc bạc trắng như cước
Xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm của Ngô Tự Lập là kiểu nhân vật ông già, râu tóc bạc trắng, đột ngột xuất hiện.
Mô típ này gần giống mô típ ông bụt râu tóc bạc phơ trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ, ông bụt xuất hiện thường giúp đỡ những người lương thiện, tốt bụng, hiền lành và có số phận bất hạnh, cần giúp đỡ. Truyện ngắn Ngô Tự Lập thì khác. Nhân vật ông già xuất hiện thường gắn với những giấc mơ, mang theo những điềm báo nào đó hoặc đến từ một thế giới khác ví như: Lửa trong lòng biển, Xác chết trả thù, Bảng chữ cái, Mộng du II,
Hình ảnh ông già xuất hiện và biến mất đột ngột trong Bảng chữ cái: “Một người đàn ông ngồi yên trên ghế từ bao giờ, ung dung như ông ta vẫn ngồi yên như thế từ lâu lắm, trên chiếc ghế đẩu đã tróc sơn mà ngày trước cha tôi vẫn ngồi khi đàm đạo với tôi. Tay ông ta thu thu vật gì đó màu xám trên đầu gối. Tiếng quát thất thanh của tôi cũng hoàn toàn không làm ông ta bối rối.” [28, 19]
Ngoại hình của ông ấy được tác giả miêu tả như sau:
“Mặt ông ta rất dài, gầy, tóc thưa thớt, râu bạc trắng, mệt mỏi nhưng chẳng có vẻ gì là độc ác. Bộ pijama rất cũ, ố vàng, trông như may bằng những mảnh giấy xé ra từ một cuốn sách cũ.”[28, 20]
Trong truyện Lửa trong lòng biển cũng có một ông già với ngoại hình gần giống như thế:
“Tôi nhìn kĩ, hoá ra đó là một ông già râu bạc như cước. Ông lão khẽ gật đầu, cảm ơn tôi bằng giọng ồm ồm chậm rãi, đầy uy lực, ngồi xuống mũi thuyền, móc thuốc lào ra hút.”[25, 62]
Hình ảnh ông già râu tóc bạc trắng xuất hiện với một tần suất lớn. Lựa chọn hình ảnh này làm môtip quen thuộc nhà văn Ngô Tự Lập mang đến nhiều giá trị biểu tượng.
Thứ nhất ông già là dạng nhân vật lão thành, linh dương, đứng đầu, quyền lực( ví như các già làng, trưởng bản) mang nặng những câu hỏi về nhận thức và cuộc đời. Họ thường đóng vai hiền triết, là tiếng nói phát ngôn giàu triết lý về nhân sinh và cuộc đời. Nhân vật này nhận được sự gửi gắm kí thác sâu sắc của tác giả.( Lửa trong lòng biển, Mộng du II, Chiếc
cầu nối hai bờ thế giới, Giấc ngủ kì lạ của ông Lương Tử Ban, Điển tích
mới...)
Thứ hai: ông già thường mang ý nghĩa chỉ sự hiểu biết, khai tâm, trí tuệ (Lửa trong lòng biển, Xác chết trả thù).
Thứ ba: Ông già xuất hiện thường như vị cứu tinh là ông bụt trong cổ tích, để gúp đỡ nhân vật, tặng họ những món quà giá trị (Món quà), hoặc tặng những bài học bổ ích về cuộc sống (Bão lạc mùa).
Sử dụng môtip ông già nhà văn Ngô Tự Lập gửi gắm những nhân sinh quan sâu sắc về cuộc đời. Phải chăng hình tượng ông già có sự ảnh hưởng từ chính cuộc đời tác giả. Đó là sức ảnh hưởng sâu sắc từ người bố của ông, ông Ngô Hữu Bội “người bạn trí tuệ” [30, 3] của nhà văn.