Môtíp mộng du, giấc mơ

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 95)

6. CẤU TRÚC L‎UẬN VĂN

3.4.4.Môtíp mộng du, giấc mơ

Có thể nói kì ảo trong mộng là môi trường đích thực để nhân vật trở về cái tôi đích thực của mình. Có nhiều người cho rằng giấc mơ được xem là hiện thực đúng nghĩa trong văn học hiện nay.

Giấc mơ là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm…chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình. Con người ta rơi vào những cơn mộng mị ma quái khi tâm hồn bị ám ảnh, dằn vặt về khổ đau, mất mát, tội lỗi, sống trong trạng thái bất an, lo sợ. Mô típ giấc mơ, mộng du xuất hiện dày đặc trong truyện ngắn của Ngô Tự Lập.

Trong những giấc mơ con người tìm đến với miền kí ức xa thẳm nơi gói trọn niềm vui, niềm hạnh phúc của họ (Ngôi sao trên đỉnh dốc Mù

Chang, Ông lão chăn bò,..).

Giấc mơ cũng có thể là nỗi ám ảnh không dứt về những lỗi lầm trong quá khứ (Thợ đào đá truyền kiếp, Mùa đại bàng )

Giấc mơ có thể là những điềm dự báo sắp xảy ra (Món quà).

Giấc mơ còn là những ảo mộng về một miền đất khác, về một thế giới không có thật ( Mộng du II, Bảng chữ cái..).

Mô típ giấc mơ, những cơn mộng du cho thấy những ám ảnh không dứt về cuộc sống còn muôn vàn trăn trở của nhà văn. Giấc mơ như môi trường đích thực để nhân vật trở về với đời sống nội tâm thành thực của chính mình.

Có thể những giấc mơ ấy chưa phải là phiên bản cho số phận nhân vật, nhưng ở một góc độ nào đó nó giúp ta có cái nhìn dự báo, ước đoán về nhân vật.

Như vậy, để lột tả được thần thái của chất kì ảo trong truyện ngắn của mình, Ngô Tự Lập đã sử dụng gần như trọn vẹn các biện pháp nghệ thuật quan trọng, trong đó các phương thức nghệ thuật được nhà văn kì công vận dụng như: Tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật, các thủ pháp nghệ thuật, mô tip và ngôn ngữ truyện kể…

Đến đây, chúng tôi có thể khẳng định rằng, các tác phẩm của Ngô Tự Lập có sức ám ảnh trong lòng độc giả, bởi chính khả năng tìm tòi, khám phá, học hỏi và không ngừng sáng tạo, để luôn đổi mới chính mình của nhà văn.

KẾT LUẬN

1. Sử dụng yếu tố kì ảo trong sáng tác là một hướng thể nghiệm, tìm

tòi, đổi mới của nhiều cây bút trong thời kì văn học hậu hiện đại. Các nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo làm phương thức phám phá và chiếm lĩnh thực tại, lí giải những bí ẩn của đời sống và thế giới tâm hồn con người. Qua đề tài

Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Ngô Tự L‎ập, chúng tôi đã góp thêm phần

minh định cho vấn đề đang thu hút sự chú ý của độc giả trong giai đoạn hiện nay, đó là yếu tố kì ảo trong văn học.

2. Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Ngô Tự Lập tập trung trên các

phương diện như: không, thời gian kì ảo, nhân vật kì ảo, ngôn ngữ và kết cấu. Về yếu tố không gian, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã chú tâm tạo dựng ba kiểu không gian kì ảo cơ bản, đó là không gian bao la của biển cả hùng vĩ, không gian chập chờn trong cõi mộng du, tưởng tượng và không gian huyền thoại. Kết hợp nhuần nhị với không gian nghệ thuật là thời gian kì ảo, đó là cách sử dụng thời gian huyền thoại, thời gian phi tuyến tính, không xác thực. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ngô Tự Lập bao gồm: nhân vật ma, nhân vật thánh thần, nhân vật dị thường, nhân vật biến hình, hư ảo, vô hình…

3. Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Ngô Tự Lập thể hiện quan niệm của

nhà văn về thế giới đa chiều và con người tâm linh; quan niệm về sự hữu hình hóa cái ác và giấc mơ về những giá trị chân thiện mỹ; cảm hứng nhận thức lại thực tại và chất triết lý.

4. Luận văn cũng đã đi từ những chuyên luận, nghiên cứu, phê bình

của nhà văn Ngô Tự Lập về yếu tố kì ảo, từ đó vừa có cái nhìn soi chiếu, đối sánh, vừa cộng hưởng với các truyện ngắn của ông về cùng vấn đề này. Có thể thấy, Ngô Tự Lập rất có ý thức vận dụng kỹ thuật viết truyện ngắn kì ảo của các nhà văn nước ngoài. Vốn kiến thức rất phong phú của ông về văn học kì ảo đã cho phép ông sáng tác những truyện ngắn kì ảo một cách

khá điêu luyện. Đặc biệt, ông tạo được tính logic, sự chặt chẽ của truyện ngắn đề xử lý những chủ đề, những tình huống thường mang tính phi logic.

Nghiên cứu của chúng tôi về yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Ngô Tự Lập đã góp phần khẳng định vai trò của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại, và định hướng cách thức tiếp cận bộ phận văn học còn mới mẻ này. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế khác nhau, chúng tôi chưa thể so sánh, đối chiếu giữa các sáng tác của Ngô Tự Lập và các sáng tác của các nhà văn khác như Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài v.v. hay những nhà văn nước ngoài khác, mà bản thân Ngô Tự Lập đã từng có dịp nghiên cứu như Edgar Allan Poe, Baudelaire, Maupassant v.v… Mong rằng sẽ sớm có những công trình khoa học tiếp bước luận văn này để đi tiếp chặng hành trình còn đang dang dở khi nghiên cứu về ngòi bút đầy biến ảo, của nhà văn đa tài - Ngô Tự Lập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh, (2008), Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn

Bình Phương, Luận văn thạc sỹ ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên.

2. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

4. M. Bakhtin (1992), L‎í luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch, giới thiệu, Bộ văn hóa thông tin và thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Nxb Hà Nội.

5. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo & Gabriel Garcia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Marquez, Nxb Giáo dục, Hà Nội

6. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Nguyên Cẩn (2000), “Cô đơn nghĩa là sự tiêu diệt”, Tạp chí Châu Mỹ

ngày nay, số 1.

8. Nguyễn Huệ Chi, (1999), “Một vài phương diện tư tưởng và nghệ thuật của Bồ Tùng Linh trong Liêu Trai chí dị”, Tạp chí Văn học (5), Tr 28 – 37. 9. Nguyễn Huệ Chi (2001), Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học, L‎í luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Đỗ Đức Dục (1988), “Từ Đông ki sốt đến Trăm năm cô đơn”, Tạp chí

Văn học, số tháng 2 năm 1988, tr 59 - 65.

12. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội.

13. Đặng Anh Đào, (2008), “Vai trò của cái kì ảo trong truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 8.

14. Nguyễn Trung Đức (1995), “Hiệu quả nghệ thuật của không - thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.G.Márquez”, Tạp chí Văn học.

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, đồng chủ biên (2007), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Đức Hạnh, (2008), Tiểu thuyết Việt Nam thời kì 1965 – 1975

nhìn từ góc độ thể loại, Nxb GD, Hà Nội

17. Phùng Hữu Hải(2006), “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975”, Vnexpress, 19/6/2006.

18. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục.

19. Cao Thị Thu Hoài (2009), Yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn thêu và tập truyện ngắn những truyện không nên đọc

lúc nửa đêm), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.

20. Đỗ Thu Hương, (2004), Phương thức huyền thoại hóa như một phương thức hữu hiệu nhất để biểu hiện đời sống tâm linh của con người,

KLTN.

21. Vũ Trung Kiên(2005), Nghệ thuật tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của

Gabrriel García Márquez, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

22. Ngô Tự Lập (1991), Vĩnh biệt đảo hoang, Nxb Văn Hóa, Hà Nội. 23 . Ngô Tự Lập (1993), Tháng có 15 ngày, NXB Hà Nội, Hà Nội. Ngô Tự Lập (1995), Mùa đại bàng, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội. 24. Ngô Tự Lập (1996), Ma trong văn học kỳ ảo phương Đông và phương

Tây, luận văn thạc sĩ, (École Normale Supérieure de Fontenay/St. Cloud), Paris.

25. Ngô Tự Lập (1997), Mộng du và những truyện khác, Nxb Văn Học, Hà Nội. 26. Ngô Tự Lập (1999), Truyện kì ảo thế giới, Nxb Văn học, Trung tâm

văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

27. Ngô Tự Lập (2003), Những đường bay của mê lộ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

28. Ngô Tự Lập (2005), Giấc ngủ kỳ lạ của ông L‎ương Tử Ban, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29. Ngô Tự Lập (2005), Minh triết của giới hạn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 30. Ngô Tự Lập (2008), Văn chương như là quá trình dụng điển (Chuyên

luận), Nxb Tri Thức, Hà Nội.

31. Ngô Tự Lập (2008), Gương mặt kẻ khác, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

32. Bồ Tùng Linh, (1999), L‎iêu trai chí dị ( Nguyễn Huệ Chi nghiên cứu, tuyển chọn, hiệu đính), Văn nghệ, Tp HCM.

33. Lê Nguyên Long (2006), “Về khái niệm cái kì ảo trong nghiên cứu văn học”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học.

34. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

35. Gabriel García Márquez (2004), Tình yêu thời thổ tả, Nxb Văn học, Nguyễn Trung Đức dịch.

36. Gabriel García Márquez (2004), Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, Nguyễn Trung Đức dịch.

37. Gabriel García Márquez, (2007), Truyện ngắn tuyển chọn, Nxb Văn học, Nguyễn Trung Đức dịch.

38. Eleaza Moiseevich Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, Nxb. ĐH QGHN.

39. Nguyễn Đức Nam (1975), “Một khuynh hướng trong tiểu thuyết hiện tiến bộ ngày nay ở Châu Mỹ Latinh: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”, Tạp chí Văn học số 1, tr 110 – 1.

40. Nguyễn Hồng Ngân (2004), Yếu tố kì ảo trong “ Chuyện kì ngộ ở trại

Tây” và “Đối tụng ở L‎ong Cung”, Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ, Đề

tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Thái Nguyên.

41. Lê Lưu Oanh, Trần Huyền Phương (2004), Thực và hư trong kết cấu

hình tượng nghệ thuật, Kỷ yếu HNKH Các nhà nghiên cứu Ngữ Văn

trẻ, Nxb ĐHSP, HN.

42. G.N Pospelov (chủ biên) (1992), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 2,

43. G.N.Pooxpêlôp (cb), (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục. 44. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), L‎ý luận văn

học, tập II, NXB Giáo dục.

45. Trần Đình Sử (1996), L‎í luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

46. Trần Đình Sử (chủ biên)(2004), Sự tự học (một số vấn đề lý luận và

lịch sử), NXB Đại học Sư phạm.

47. Chu Thị Thơm(26/03/2009), “Cuốn triết học văn chương” của Ngô Tự

Lập”, Báo Vnexpress, số ra ngày 26/03/2009.

48. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2005), Huyền thoại trong L‎iêu trai chí dị của

Bồ Tùng L‎inh, Đại học Sư Phạm Hà Nội, Luận văn thạc sĩ.

49. Trần Nhã Thụy (2005), “Tiếng thời gian như tiếng thở dài”, Sài Gòn

giải phóng, 13/9/2005). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50. Tzevan Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb Đại học Sư phạm.

51. Bùi Thanh Truyền (2001), “Cái kì ảo trong văn học Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại”, Thông báo khoa học Trường ĐHSP Huế (Số 1), 2001.

52. Bùi Thanh Truyền (2004), “Nhân vật ma trong văn xuôi đương đại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế (Số 23).

53. Bùi Thanh Truyền (2005), “Truyện kì ảo Việt Nam trong đời sống văn học đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (Số 12).

54. Bùi Thanh Truyền (2006), “Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (Số 11).

55. Bùi Thanh Truyền (2007), “Một số đặc trưng về thời gian nghệ thuật của truyện có yếu tố kì ảo đương đại”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế (Số 01).

56. Phùng Văn Tửu, (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – Những tìm tòi đổi mới, Nxb KHXH.

57. Phùng Văn Tửu, (2006), Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế

kỷ XX, TCNCVH số 5.

58. S. Freud, C.Jung, E.Fromm, R.Assagioli, (2004), Phân tâm học và văn

hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin.

59. Nhiều tác giả, (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồ Chí Minh.

60. Nhiều tác giả, (2007), Văn học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề

PHỤ LỤC

(Sách, báo đã xuất bản của Ngô Tự L‎ập)

Thơ:

Thế giới và tôi, song ngữ (Việt Pháp), Văn Hóa, Hà Nội, 1997, tái bản

2000, A l'index (Pháp) 2001.

Chuyến bay đêm tháng sáu, Văn hóa, Hà Nội, 2000.

Tặng người nhóm lửa, tập thơ, in chung với Ngô Minh Thủy, NXB

Văn Hóa, 1991

Black stars, Translated from the Vietnamese by Martha Collins and

Ngo Tu Lap (Milkweed Editions, 2013).

Truyện

Vĩnh biệt đảo hoang, tập truyện ngắn, Văn Hóa, Hà Nội, 1991

Tháng có 15 ngày, truyện ngắn, NXB Hà Nội, Hà Nội, 1993 tái bản 1994

Mùa đại bàng, truyện ngắn, Công An Nhân Dân, Hà Nội, 1995

Mộng du và những truyện khác, tuyển tập, Văn Học, Hà Nội, 1997,

1998 và 2001, 2008

Giấc ngủ kỳ lạ của ông L‎ương Tử Ban, Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2005 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu luận/Nghiên cứu

Ma trong văn học kỳ ảo phương Đông và phương Tây, luận văn thạc

sĩ, (École Normale Supérieure de Fontenay/St. Cloud), Paris, 1996

Những đường bay của mê lộ, Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2003

Minh triết của giới hạn, Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2005

Hàn thử biểu tâm hồn, Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2008

Văn chương như là quá trình dụng điển, Chuyên luận, Tri Thức, Hà

Nội, 2008

Tác phẩm dịch:

Xứ sở của nước và thạch sùng, thơ của Jean-Michel Maulpoix (Pháp),

NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1999

Chiếc bát mang hình thế giới, trường ca của Werner Lambersy (Bỉ),

NXB Văn Học, 2001

Con Bù Nhìn, tiểu thuyết, Kolesnikov (Nga), NXB Kim Đồng, 1997

Truyện, thơ và tiểu luận của ông được dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ, Bỉ, Pháp, Ấn Độ, Thụy Điển,Canada, Thái Lan:

+ Các tập: “Femmes des années soixante I et II” (Les Arêtes éditions, La Rochelle, 2008), “L’Univers et Moi” (A l'index, Montivilliers, 2001)

+ Các tạp chí “Brèves” (Villelongue d'Aude), “Midi” (Paris), “Liaison” (Bruxelles), “Riveneuve” (Marseille), “Vespertine Press” (California), “Mantis” (California), “Salamander” (Boston), “Witness” (Las Vegas), “Pleiades” (Missouri). "Faultline" (California), "Connecticut Review" (Connecticut), "Prairie Schooner" (Nebraska), "Les carnets du Vietnam" (Lyon)...

+ Truyện của Ngô Tự Lập được chọn vào các hợp tuyển như “Legend of the Phoenix” (National Book Trust, New Dehli, India, 1997); "The Other Side of Heaven – an Anthology of American and Vietnamese Post-war fiction" (Curbstone Press, USA, 1995); “Au rez de chaussée du paradis”(Philippe Picquier, Mas de Vert, Arles, France), "Vietnam berättar: Eldsommar, juliregn" (Tranan, Sweden).

+ Tham luận của Ngô Tự Lập tại Hội nghị cấp bộ trưởng Cộng đồng Pháp Ngữ về văn hóa có thể tìm thấy trong tập “Diversité culturelle et mondialisation” (Édition Autrement, Collection Mutations , Canada, 2004).

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 95)