6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.3.2. Ngôn ngữ chuyện kể
Bàn về ngôn từ trong văn học, M.Goocki cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Trong tác phẩm văn học, ngôn từ là phương tiện quan trọng nhất để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của tư tưởng và chủ đề của tác phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện. Ngôn ngữ trong tất cả tính chất thẩm mỹ của nó, là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học.
3.3.2.1. Các từ miêu tả sử dụng gam màu nóng – lạnh, tạo cảm giác thê lương, chết chóc.
Để diễn tả sự rùng rợn, ghê sợ, kì dị của không, thời gian và tình huống truyện Ngô Tự Lập đã sử dụng rất đắc dụng hệ thống những từ miêu
tả với gam màu nóng – lạnh, chết chóc, thê lương. Trong các truyện ngắn của mình Ngô Tự Lập đã nhiều lần dùng đến những từ như hộc máu, trào máu, máu tuôn xối xả, khô máu, và hệ thống những từ ngữ gợi sự kinh dị như: rùng rợn, hoang vu, tối tăm, mịt mù, cảm giác lành lạnh, rùng mình...
Ngay từ những dòng đầu tiên của truyện Chuyện chim vàng nhà văn đã tạo cho người đọc một cảm giác sợ hãi, kinh sợ:
“Tôi đang lúi húi dọn hàng thì mụ ta xuất hiện, thật chẳng khác nào ma quỷ hiện hình...
Tôi không thể nào miêu tả khuôn mặt mụ ta, nhưng cảm giác lành lạnh vẫn còn nguyên sau sống lưng.”
Để rồi câu chuyện tiếp tục đưa ta tới những nỗi sợ hãi lớn hơn. Mụ ta – người đàn bà ghê rợn đã kể cho bà của Dần nghe về câu chuyện nặn cái nhọt cho đứa cháu trai. Mụ ta nặn nhọt mà dòng nước đùng đục cứ chảy ra xối xả, và cứ thế mụ nặn mãi, nặn mãi “Cho tới lúc đột nhiên tôi rùng mình vì sợ hãi: hóa ra tôi đã nặn hết óc cháu tôi rồi.” [25, 241]
Đọc đến đây người đọc có cảm giác lành lạnh nơi sống lưng.
Hệ thống các từ ngữ miêu tả sắc thái này đã tắm đẫm câu chuyện trong một không khí mơ hồ, kì dị và kinh sợ.
Trong truyện ngắn Xác chết trả thù, Ngô Tự Lập đã tạo cho người đọc cảm giác rờn rợn ngay từ khi tiếp xúc tác phẩm, cảm giác ấy được tạo nên từ bối cảnh, không thời gian, cho đến hệ thống ngôn ngữ.
“Hai bên những đảo đá lô nhô, xám xịt gieo vào lòng người cảm giác u sầu và bứt rứt” [25, 89], “bốn bề vách đá cao vút, nước trong vắt lạnh lẽo, rợn người” [25, 90]; “đến phút thứ năm thì một nỗi kinh hoàng bao trùm lấy đoàn tầu”; “hộc máu tươi mà chết”; “người chết trôi”; “đầu bợt nước, mái tóc lõa xõa”[25]; “xác chết dừng lại”; “ mấy chục con người ngã vật ra bông tàu"; “một tiếng rú khủng khiếp”[25]; ...
Truyện ngắn Mùa đại bàng, Ngô Tự Lập cũng dùng hàng loạt ngôn từ gợi cảm giác ghê rợn, gợi sự chết chóc, thê lương... “ Cha Động chỉ nói có
thế, rồi cấm khẩu, hai ngày sau thì chết”[25, 102]; “Động vẫn thường bị thức giấc giữa đêm, toàn thân nổi gai ốc vì những tiếng động xào xạc khác thường trên mái.”[25, 102]
Nhất là những đoạn miêu tả hình ảnh Động trên cánh đồng với đàn đại bàng: “Nhưng bỗng nhiên bầu trời tối sầm lại. Cả cánh đồng dậy lên những tiếng kêu thảm thiết của bầy chuột cỏ. Bầu không khí vụt trở nên ngột ngạt, khét lẹt mùi lông cháy. Từng cơn gió nóng hầm hập tràn về, cuốn theo những tảng mây xám lừng lững như trái núi. Và kìa, một tảng mây lớn nhất, nặng nề nhất đang lao tới...”[25, 102-103]
“Bãi cỏ xanh loang lổ những vệt đất đỏ tươi như hoa mười giờ. Thằng Vận nằm vật trên bãi cỏ, hai tay dang ra như đang nghỉ xả hơi sau một ngày lao động vất vả.”[25, 104]
“Động bủn rủn cả người. Những ngón tay thằng Vận mềm nhũn, có cảm giác cầm phải những con giun chết. Và mắt trái thằng Vận đã hoá thành một cái hố đầy máu.”[25, 104]
“Máu! Máu vẫn còn đang tiếp tục tuôn ra, vẫn còn nóng hổi, đỏ tươi, tràn qua thái dương, đọng thành vũng dưới vai áo nó.” [25, 104]
“thằng Vận với cái hốc mắt ròng ròng những máu; [25, 104], mùi xác chết đâu đó bốc lên tanh tưởi; hai con mắt đang phóng ra hai luồng sáng đùng đục, man rợ và ma quái; cái hố mắt đầy máu của thằng Vận ngày xưa” [25]. Truyện ngắn Đợi bạn nhà văn miêu tả những mảnh tàn của xác chết rất kinh sợ, thê lương: “Không thể nhận biết từng người, người ta đành gom xác họ, những mảnh thịt xương vung vãi, đem ghép với nhau hú họa, gói vào túi ni lông, chở về nghĩa địa chỗ ngoại ô thị trấn.”[25, 117] ; “Những xác người ngã xuống, chồng lên nhau, lần lượt như chuối đổ, trong ánh lửa bốc cao từ chiếc xe tăng, để rồi những lưỡi lê điên cuồng bổ xuống, xả ra từng mảnh.”[25, 118]
“Tiếng máy bay gầm rú đinh tai. Sườn đồi rung chuyển và một cột khói bốc lên hình nấm. Lão thấy cả mình lẫn con Ba Trạo tan nát ra từng mảnh, chỉ còn lại một cái chân bê bết máu bên cạnh cái đầu bò...”[25, 166]
“Khói lẫn bụi làm ngạt thở. Trong cơn co giật lão vẫn còn hiểu rằng thời gian đang sắp cạn. Lão vừa ôm lấy cái trán gồ ghề của con Trụi thì một lưỡi lê cắm phập vào vai lão. Toàn thân co rúm lại, máu phun ra lênh láng”[25,166]
“Lão chẳng hiểu gì, ngay cả khi theo dân làng đổ ra và nghe tiếng vợ rú lên đau đớn. Người ta chỉ tìm thấy một cái chân con Thắm bê bết máu bên cạnh cái đầu bò. Mãi đến lúc đó vợ chồng lão mới biết con Thắm đã lớn. Thằng bạn của con Thắm đem mảnh thi thể nó cùng cái đầu bò về làng. Người ta chôn nó bên kia sườn đồi, bấy giờ còn đầy những cây tầm xuân dại.
Thằng con trai lão chết trận mãi trong Nam, lão nghe đứa bạn cùng tiểu đội với nó về kể lại. Chúng nó giết thằng bé còn ác hơn giết một con bê. Mà nó có tội tình gì? Đêm nào lão cũng mơ thấy chiếc lưỡi lê hoen rỉ cắm phập vào lưng nó. Nó ngã vật xuống đồi tranh vẫn còn âm ỉ cháy. Máu phụt ra, sủi bọt. Tất cả rõ mồn một như chính lão được chứng kiến. Từ khi mắt lão mờ hẳn thì lão hoàn toàn tin rằng đúng là như vậy.” [25, 163]
“Tiếng máy bay gầm rú đinh tai. Sườn đồi rung chuyển và một cột khói bốc lên hình nấm. Lão thấy cả mình lẫn con Ba Trạo tan nát ra từng mảnh, chỉ còn lại một cái chân bê bết máu bên cạnh cái đầu bò...” [25, 166] “Khói lẫn bụi làm ngạt thở. Trong cơn co giật lão vẫn còn hiểu rằng thời gian đang sắp cạn. Lão vừa ôm lấy cái trán gồ ghề của con Trụi thì một lưỡi lê cắm phập vào vai lão. Toàn thân co rúm lại, máu phun ra lênh láng.” [25, 166]
Thợ đào đá truyền kiếp:
“Lão định nói rằng chẳng nhìn thấy con bê nào sất, nhưng bỗng nhìn thấy máu phun ra lênh láng dưới chân. Một ngón chân cái bị lưỡi thó chặt đứt, chỉ còn lại mẩu da lủng lẳng.”[25, 180]
“Trời ơi! Con quỷ nào đã khiến lão trở nên độc ác và khát máu ?”[25, 175]
“Đến tận bây giờ lão vẫn không sao quên được hình ảnh thằng Túc nằm sóng soài trên mặt đất, chân tay doãi ra, chẳng khác nào một con chim non bị ném từ cành cao xuống. Máu rỉ ra hai bên mang tai. Chỉ một nhát cán thó đã là quá thừa với nó.”[25, 175-176]
Lửa trong lòng biển
“Ông Các đột ngột bước ra. Đám mạch lô rùng mình lùi lại khi trông thấy khuôn mặt xác chết và cặp mắt trong veo. Cái xác chậm chạp cử động, toả ra một luồng tử khí lạnh lẽo và cất tiếng, giọng ngân nga như tiếng chuông vọng về từ đâu đó xa xăm:
- Các anh em, ta có lỗi với anh em... Hãy tha thứ cho ta... Còn hôm nay ta đã hành động chỉ vì anh em... ta không muốn anh em phải chết.
Cái xác đột ngột dừng lại như tắc nghẹn. Đám mạch lô nhổ nước bọt - van xin là điều hoàn toàn xa lạ đối với họ. Những bàn tay bất giác nắm chặt chuôi dao.
- Anh em, hãy buông dao ra, điều đó không cần thiết nữa đâu! - Cái xác tiếp tục nói: - Đằng nào ta cũng đã chết rồi. Ta không còn tồn tại nữa từ khi Han rơi xuống nước. Ôi, sự sống của ta. Nó đã tắt trong dòng nước xoáy. Vi ơi! “Bông cúc biển” của anh...
Ông Các nói rồi gieo mình xuống nước.”[25, 76]
Đặc biệt trong các truyện ngắn của mình, Ngô Tự Lập đã sử dụng một hệ thống các từ ngữ miêu tả màu sắc với gam màu nóng – lạnh như: máu, đỏ, đen, trắng bệch... “ rồi chân trời bừng lên, hừng hực màu đỏ lửa” [25]; “ những dòng chữ đỏ trên bia mộ ”; “ chủ thuyền cao lớn, râu bạc trắng ”[25]; “ phía xa xa một khối đen từ từ nổi lên ”; “ tấm lưng đen thui của nó bắt đầu bợt nước[25] ”; “ loang lổ những vệt đất đỏ tươi”; “ mái rạ phơi nắng bạc trắng như rắc muối.” “Máu vẫn còn đang tiếp tục tuôn ra, vẫn còn nóng hổi, đỏ tươi, tràn qua thái dương” (Mùa đại bàng). “...cái bóng đen
run rẩy trườn qua thung lủng... cũng từng run như một cái bóng đen kia”; “Con quỷ nào đã khiến lão trở nên độc ác và khát máu?”; “ rừng nguyên sinh còn trải ra bạt ngàn hai bên bờ dòng Nhị Hà đỏ ngầu như máu.”[25, 176]; “ Lão khạc nhổ, oẹ khan, cảm thấy vị mặn của máu tứa ra trong cổ họng.”; “ nhưng bỗng nhìn thấy máu phun ra lênh láng dưới chân.”; cái gốc đen đủi nhô lên trên cát trắng. [25, 176]
“Huyết đàn là thứ cây thân trắng như bạch dương, vỏ trắng mịn như da thịt đàn bà. Hắn không sao quên được nhát rìu đầu tiên. Gỗ huyết đàn mềm và ẩm ướt, thớ đỏ au như thớ thịt. Nhựa cây cũng đỏ, vì thế gọi là huyết đàn.”[28, 106]
“ Những bộ mặt đen hốc hác. Những cái gáy cạo trọc. Hắn vẫn hình dung thấy những đường rìu loang loáng, những bộ mặt gầy đen, những cái gáy cạo trọc. Hắn vẫn trông thấy dòng nhựa đỏ như máu ràn rụa trên lớp vỏ huyết đàn.” [28, 114]
“Bãi cát mênh mông đã hóa thành đỏ rực trong ánh hoàng hôn cháy đỏ. Cả khuôn mặt hắn cũng đỏ “máu rỉ ra hai bên mang tai”; “ lóc ra tảng thịt còn nóng hổi, đỏ lòm, ròng ròng máu.” [25]
Cách sử dụng hệ thống từ ngữ miêu tả các màu sắc trầm, tối, tương phản nhau tạo nên cảm giác bất an, rợn người khi người đọc tiếp xúc bề mặt câu chữ của tác phẩm. Đặc biệt là những trích đoạn tác giả sử dụng hệ thống từ ngữ này với mật độ dày đặc, tạo nên một không khí ghê rợn, hãi hùng cho độc giả.
3.3.2.2. Động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn
Ngô Tự Lập sử dụng động từ như một cách thức hữu hiệu giúp người đọc khám phá tính chất kì ảo của tác phẩm. Hệ thống các động từ mạnh mang yếu tố bất ngờ được nhà văn sử dụng khá đắc dụng. Cách sử dụng nhiều động từ mạnh đi liền nhau hoặc riêng rẻ đã góp phần giúp nhà văn chuyển tải thành công ý đồ của mình.
Trong truyện ngắn Gã trốn lính, để góp phần diễn tả sự đau đớn và nỗi kinh hoàng của cái chết bất đắc kì tử cho ngón cái tác giả đã kết hợp nhiều động từ mạnh đi liền nhau. Trước hết khi nói về sự lạnh lẽo, chết chóc do các ngón tay của ông chủ bán thịt lợn tác giả đã cho một loạt động từ
“Những mũi rạch, những đường thái, những vết cắt, những cú chặt, những nhát xả, và cả những đòn trở sống lưng gớm ghiếc. Ngón nào cũng lạnh lẽo, chết chóc. Cũng may, tôi luôn luôn là người cầm dao.”[28, 141]
“Đột nhiên ông đấm cái "rầm". Bằng một động tác quyết liệt, tay trái ông bổ xuống một nhát trời giáng. Con dao cắm ngập vào cái thớt gỗ. Cái thớt gỗ nhớp nháp, nồng nặc mùi mỡ lợn ôi, nảy lên vì giật mình trên mặt bàn cũng dính đầy mỡ lợn.”[28, 142]
“Miệng nghiến ken két, ông chủ đi lòng vòng quanh bàn, lòng vòng trong phòng. Ông lại gần giá đồ nghề, lần lượt cầm từng con dao lên ngắm nghía. Tần ngần, ông đưa tôi vào miệng, cắn nhè nhẹ giữa hai hàm răng, day day như dò hỏi. Tôi chợt nhớ những ngày xa xưa, khi còn nhỏ, ông vẫn dùng răng cắn và day tôi như thế mỗi lần có điều gì sợ hãi.” [28, 142]
Đặc biệt trong truyện ngắn Đời lụa, nhà văn Ngô Tự Lập sử dụng hệ thống động từ mạnh một cách đậm đặc : “ Tôi thấy mọi người đổ vào, tiếng la hét, tiếng khóc, tiếng nạt nộ, rồi bác sĩ chạy vào, cầm tay đo mạch, …”[28, 153]; “máu ấm tuôn ra”; nhằm diễn tả sự hoảng loạn, bất ngờ trước việc tự tử đột ngột của cô gái.
Trong truyện ngắn Lửa trong lòng biển, tác giả sử dụng các động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn với một mật độ dày đặc:
“Tàu chưa kịp thả neo thì nghe tiếng ồn ào khác lạ. Có ai đó rú lên thảm thiết. Lão chạy lên núi, thấy thằng Ban chột cởi trần trùng trục, ngực phơi ra vạm vỡ như ức bò đực, một tay cầm dao, tay kia cầm một cái xác đàn bà ném vù qua mạn. Thì ra đó là một con mụ đào ngán bị đắm thuyền dạt vào từ khi nào chẳng rõ. Khi biết gặp phải tàu cướp biển mụ ta sợ quá,
nằm co quắp trốn sau ụ tời neo. Thằng Ban chột ném con dao đẫm máu xuống sàn. Đám mạch lô trở nên hoảng loạn.
Quả nhiên, gần trưa phía chân trời xuất hiện một đám mây lạ đang lớn lên nhanh chóng. Phút chốc trời tối sầm lại. Gió đổi hướng và giật liên hồi, cuốn lên không trung những cột nước trắng xoá khổng lồ hình nón. Biển quằn quại như một con quái vật. Con tầu nghiêng ngả trong những đợt sóng hung hãn đang ầm ầm xô tới.
Đúng lúc đó, một con sóng cao như trái núi dềnh lên và chồm về phía mũi tầu. Một tiếng “rắc” khủng khiếp, tưởng như con tầu nát vụn ra từng mảnh. Đồ đạc đổ vỡ loảng xoảng. Những thùng gỗ giằng đứt dây buộc, nước tràn vào lênh láng.” [25, 72-73]
“Qua đám bụi nước còn trắng xoá, boong tầu hiện ra thật ghê rợn: sàn gỗ nứt toác, cột buồm bị bẻ gẫy đôi. Han bị cuốn phăng xuống biển cùng cả dẫy lan can. Dòng nước ngầu bọt chảy xiết giữa hai vách đảo, cuồn cuộn xô vào bãi đá nhô lên lởm chởm như răng cá mập phía trái tầu. Thật may mắn, Han bám được vào một mỏm đá. Lúc đó lão đang đứng trên đài chỉ huy. Một tia chớp loé lên, soi rõ khuôn mặt chú bé câm trắng bệch đi vì khiếp sợ. Hình như Han kêu lên những tiếng gì đó. Nhưng tiếng kêu bị chìm đi trong giông tố”. [25, 73]
Các động từ mạnh chính là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, đồng thời hệ thống động từ mạnh kết hợp với chất kì ảo tạo nên hiệu ứng sợ hãi, kinh dị, hoang mang cho người đọc.
3.3.2.3. Các phó từ mang tính chất đột biến
Các phó từ đột biến mà Ngô Tự Lập dùng với tần suất lớn trong tác phẩm bao gồm: Bỗng, bất chợt, hóa ra, bất ngờ, đột nhiên, bỗng, bất giác, chợt, bất chợt…
Truyện ngắn Xác chết trả thù nhà văn dùng một số phó từ mang tính chất đột biến rất đắc địa: “Đột nhiên có ai đó kêu lên”; “Hóa ra trên tàu còn có một người nữa..”[25, 95]; “Cũng như lúc nãy đứa bé lẵng lặng chui ra,
dường như bị câm, cầm lấy cái túi và ngay tức khắc biến mất vào mũi thuyền”[25, 95] “Đột ngột ông ngẩng lên …”; “ Người chết trôi bao giờ cũng nằm sấp, nhưng nếu được khấn thì tức khắc năm ngửa..[25]”; “Đột nhiên cái xác dừng lại, khe khẽ xoay rồi lật ngửa..”; “Một trận gió bất ngờ ném chiếc tàu “TC-9071” vào vách đá và nó vĩnh viển nằm lại trong lòng biển.”[25, 97-98]
Chỉ hơn mười trang giấy mà tác giả đã sử dụng tới hơn mười phó từ đột biến. Cách sử dụng nhiều phó từ này tạo cho câu chuyện tính chất li kì,