Môtíp trừng phạt

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 94)

6. CẤU TRÚC L‎UẬN VĂN

3.4.3. Môtíp trừng phạt

Trừng phạt vì phạm lời nguyền tiêu biểu gồm những truyện như: L‎ửa

trong lòng biển, Xác chết trả thù, Bão lạc mùa, ...

Vĩnh biệt đảo hoang: Kiểu trừng phạt: người cha phạm phải lời

nguyền nên bị đày ra đảo hoang. Hai cha con phải sống đơn độc, lẻ loi đến hết cả kiếp người.

Bão lạc mùa: Ba Ngệch phạm phải tội ăn cắp nên bị chặt gót chân và buộc đá thả xuống biển.

Môtip này xuất hiện gắn liền với không gian biển cả bao la, gắn với những quan niệm mang tính chất dân gian, tín ngưỡng của những ngư dân quanh năm lênh đênh trên biển cả.

Trước hết là kiểu lời nguyền. Thông thường những người dân vùng biển thường có những lời nguyền rất độc, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có một sức ảnh hương ghê gớm. Nếu chẳng may có ai phạm phải lời nguyền thì phải chịu hậu quả rất nghiêm trọng.

Những người con của biển luôn tuân thủ theo những luật định, “những lời nguyền” mà từ khi sinh ra họ đã được nghe cha ông kể lại; đã mắc tội với biển, với anh em bạn chài thì họ sẽ phải trả giá cho tội lỗi đó (Bão lạc

mùa, L‎ửa trong lòng biển, Xác chết trả thù).

Thứ hai: Nếu phạm phải tội quyến rũ con thánh thần thì sẽ bị cả xã hội xa lánh, đày ra đảo hoang, sống trong ám ảnh, đơn độc suốt cuộc đời còn lại ( Vĩnh biệt đảo hoang).

Thứ ba: Nếu phạm phải tội trộm cắp sẽ bị xem là quỷ sứ bị chặt gót chân rồi thả ra biển…(Bão lạc mùa) (Ba Ngệch phạm phải tội ăn cắp nên bị chặt gót chân và buộc đá thả xuống biển.)

Qua cách xây dựng môtíp này nhà văn phản ánh những quan niệm sống mang tính chất đặc trưng của ngư dân vùng biển. Nó thể hiện tính chất cộng đồng, gắn kết sâu sắc, cho thấy sự tương trợ, đùm bọc lẫn nhau của các bạn chài, nhưng cũng cho thấy một số quan niệm sống mê tín, dị đoan và mông muội của các ngư dân( quan niệm về sự xui xẻo của bàn bà, quan niệm về tình yêu, hôn nhân cùng đẳng cấp…)

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 94)