Kết cấu lồng ghép truyện trong truyện

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 65)

6. CẤU TRÚC L‎UẬN VĂN

3.1.2. Kết cấu lồng ghép truyện trong truyện

Kết cấu truyện lồng truyện ở góc độ một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Một cách đơn giản, đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm. Có thể thấy biểu hiện xa xưa của nó trong sử thi Odyssey của Hy Lạp (thế kỷ VIII trước công nguyên) khi người anh hùng Ulysses tự kể lại những chuyện phiêu lưu của mình trong bữa tiệc.

Từ thời cổ đại, kết cấu truyện lồng truyện đã được văn học Ấn Độ sử dụng triệt để để tạo nên hai thiên sử thi đồ sộ nhất trong lịch sử nhân loại

Mahabharata (thế kỷ V trước công nguyên) và Ramayana (khoảng thế

kỷ IV-III trước công nguyên). Cũng chính từ kết cấu truyện lồng truyện mà đạo sĩ Vyasa đã có thể thâu tóm mọi điều kỳ diệu ở xứ sở Ấn Độ vào trong chỉ một sử thi Mahabharata. Còn Ramayana của đạo sĩ Valmiki tuy có dung lượng nhỏ hơn Mahabharata nhưng cũng đã trở nên một tác phẩm vĩ đại với những gì mà tác phẩm hàm chứa. Từ các sử thi cổ đại, trong văn học Ấn Độ, kết cấu truyện lồng truyện còn đạt được đến những thành tựu cao hơn về nghệ thuật kể chuyện khi cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị với hình thức kiểu truyện khung, hoàn thiện hơn nữa kết cấu độc đáo này.

Chuyện ở Sêma là sự lồng ghép hai câu chuyện. Câu chuyện trung tâm

là câu chuyện được nhân vật tôi kể cho mọi người nghe về chặng hành trình đến Sêma biểu diễn ca nhạc của anh. Còn câu chuyện được lồng trong đấy, là sự tích về Sêma do người gác cổng kể lại cho chúng tôi nghe.

L‎ửa trong lòng biển là sự cắt ghép nhiều cốt truyện với nhau. Câu

chuyện trung tâm kể về hành trình trên biển của con tàu “Sông Lai” khi đi qua vùng biển Tùng Quảng thì bất ngờ gặp một ông lão xin đi nhờ tàu. Nhân vật tôi và ông lão đã kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện thú vị về nghề hàng hải. Trong những câu chuyện đó có lồng ghép câu chuyện về

thuyền trưởng Các và số phận của chiếc tàu “Bông cúc biển”, ngoài ra còn có những câu chuyện về ông lão, về xuất thân, hoàn cảnh sống của ông...

Cách kết hợp nhiều chuyện trong một truyện tạo nên một không gian rộng lớn, trải dài. Đường đến thiên đàng là sự lồng ghép ba câu chuyện trong một cốt truyện. Thứ nhất là câu chuyện mà Đi-ô-đo kể cho tôi nghe về cuộc đời và số phận của I-ăm-bun, thứ hai là câu chuyện của tôi về việc tìm ra cuốn sách như thế nào, thứ ba là câu chuyện của tôi kể về cuộc mua bán đầu tiên thất bại của mình. Chuyện về I-ăm-bun: I-ăm-bun là một chàng trai thấp bé nhưng nhanh nhẹn. Anh tham gia những chuyến đi buôn xa xôi, trên đường đi bất ngờ bị cướp bắt làm nô lệ, sau đó trốn thoát, rồi lại rơi vào tay các thổ dân người Ê-ti-ô-pi, bị họ làm vật tế thần bằng cách đày lên một hòn đảo nhỏ gọi là đảo thiên đường. Ở hòn đảo này bảy năm I- ăm-bun không có gì phải phàn nàn, cuộc sống sung túc, đủ đầy, dân đảo hiếu khách, nhiệt tình, sống chan hòa, nhưng sau bảy năm I-ăm-bun buồn chán nên đã giết mọt thổ dân trên biển sau đó trốn thoát khỏi đảo. Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về giao vụ thông thương đầu tiên thất bại của nhân vật tôi, khi bị lừa hai chiếc kính giọt lệ.

Kết cấu truyện trong truyện tạo ra được những không gian rộng lớn, khoảng thời gian trải dài nhờ việc cắt gián nhiều loại văn bản trong một tác phẩm. Đồng thời, kiểu kết cấu truyện này cũng tạo được nhiều điểm nhìn phong phú về con người và thế giới. Nhờ đó, nhà văn có điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các biến hóa, nhòe hóa hay lồng ghép nhân vật.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w