Xây dựng nhân vật kì ảo qua miêu tả độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 74)

6. CẤU TRÚC L‎UẬN VĂN

3.2.3. Xây dựng nhân vật kì ảo qua miêu tả độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô

phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.

Trong các truyện ngắn của mình, nhà văn sử dụng phương thức độc thoại nội tâm như một cách thức hữu hiệu để bộc lộ giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm.

Nhân vật Sùng, ông Lương Tử Ban, ông lão chăn bò, tôi trong Đời lụa, tôi trong Chuyến bộ hành, tôi trong Bảng chữ cái… là kiểu nhân vật như thế.

Đầu tiên là truyện Giấc ngủ kì lạ của ông L‎ương Tử Ban, toàn truyện ngoài những lời trần thuật của tác giả còn lại là lời độc thoại nội tâm của ông Lương Tử Ban: “ Này, Lương Tử Ban ơi, anh có thể làm gì nữa không?

- Có chứ.

- Vậy anh định làm gì? - Anh thử đoán xem.

- Hãy xem nhé. Hãy xem rồi biết!

Lương Tử Ban tự nói với mình như thế, vừa nói vừa mỉm cười đắc thắng.”

“Chà! Ông reo lên khoái trá. Cái gì thế kia. Cái trần nhà của ông đấy ư? Đâu có, đó là một bầu trời. Còn lũ bọ xít? Chúng đã biến rồi. Chúng đã biến thành những vì sao nhỏ. Những vì sao đen. Những vì sao đen. Chà chà! Ông lại reo lên lần nữa. Ông chống tay lên rồi thả cho người rơi xuống. Những hòn cuội và đã nhỏ lổn nhổn dưới lưng khiến ông cảm thấy như đang được tẩm quất. Ông cởi hết quần áo. Một hai, ba! Một hai, ba! Đã quá. Một thứ tẩm quất tuyệt diệu. Ông lăn qua phải, qua trái, nằm sấp rồi nằm ngửa. Ông đấm lịch bịch xuống đất như những võ sĩ tập đấm trước khi vào trận.”

- Này, Lương Tử Ban ơi, anh có định làm gì nữa không? - Có chứ.

- Vậy anh định làm gì - Anh thử đoán xem.

- Hãy xem nhé. Hãy xem rồi biết

Lương Tử Ban lại tự nói với mình như thế, vừa nói lại vừa mỉm cười đắc thắng” [25, 96-97]

Truyện ngắn Ông lão chăn bò sử dụng lời độc thoại nội tâm của ông lão như là lời dẫn dắt của người trần thuật:

“Không biết bao nhiêu lần lão tự dày vò rằng chỉ vì tham công tiếc việc mà bắt cái Thắm phải chăn bò. ừ, thì đúng là con nhà người ta cũng vậy. Nhưng giá như trái bom ấy rơi vào đầu lão...

Lão chẳng hiểu gì, ngay cả khi theo dân làng đổ ra và nghe tiếng vợ rú lên đau đớn.

Bao giờ lão cũng vuốt ve con Siu lâu nhất. Với niềm tin ngây thơ của cội nguồn, lão tưởng rằng mình còn có thể che chở cho con vật bé bỏng, yếu ớt nhất đàn. Lão không ý thức được rằng con Siu đã trở thành hiện thân của những ngày hạnh phúc. Chẳng hiểu từ bao giờ, dòng kí ức và đàn bò của lão nhoà lẫn vào nhau làm một, giống như thời gian hoá thành tờ lịch, ham muốn - thành đàn bà, và con người - rồi thành một cái tên.

Một lần lão quyết định làm ngược lại. Lão ôm lấy con Siu đầu tiên. Nhưng ba con bò đầu đàn đứng ì ra giữa cửa. Lão chợt hiểu rằng tất cả đều đã được sắp đặt, không thể nào khác được...

Bây giờ, thói quen ấy trở thành của lão. Lão trò chuyện với chúng qua lòng bàn tay, giống như một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Đàn bò đáp lại bằng những chuyển động râm ran trong cơ thể. Chúng cũng nấc lên với lão.” [25, 162-163]

Đối với lão những người mang đến niềm hạnh phúc và sức sống cho đời lão đã nằm dưới ba thước đất, chỉ còn mình lão bơ vơ, lạc loài cùng mấy con bò tội nghiệp. Vì thế độc thoại nội tâm như là một phương thức đắc dụng để ông lão tìm về với bản thể của chính mình.

Truyện ngắn Thợ đào đá truyền kiếp, nhà văn cũng sử dụng độc thoại nội tâm nhưng dưới một hình thức khác, độc thoại trong những cơn mộng du. Toàn truyện gần như là một chuỗi độc thoại dài của nhân vật ông Tảo:

“Lão như bừng tỉnh. “Nó là em cô Bống” - Lão chỉ kịp nghĩ vậy Mà có phải thằng Túc thật không? Chẳng lẽ nó từ dưới đất chui lên? Lão ngồi phắt dậy. Hay tất cả chỉ là một giấc mơ, còn thằng Túc bây giờ đang ngồi gặm chân gà? Thế thì may cho lão quá! Ngày mai lão lại có thể vào làng, có thể nhìn thấy cái lúm đồng tiền trên má cô Bống. Biết đâu, sẽ có người nhờ đắp nền nhà. Lão lại được ngồi xếp bằng trên chiếu, khề khà uống rượu với cánh đàn ông. ý nghĩ ấy khiến lão khoẻ ra. Lão nằm xuống định bụng chờ đến sáng sẽ ra đào gò đất. Cầu trời, đừng có thằng Túc nào dưới đó.”

Chẳng có thằng Túc, chẳng có gì ở đó. “Vậy là thằng Túc còn sống!” - Lão mừng rỡ khóc rống lên như trẻ nhỏ.

Đột nhiên lão sực nhớ đến một điều hệ trọng. Lão chặt một mẩu rễ cây, đưa lên mũi ngửi. Rễ cây đã mục, không thể biết có phải là rễ ổi hay không. Vẻ hân hoan trên mặt lão vụt tắt. Lão thẫn thờ một hồi lâu.” [25, 181-182]

Truyện ngắn Bức tường cuối cùng, cũng được tác giả sử dụng độc thoại nội tâm như là một cách thức hữu hiệu để lột tả tính cách và số phận nhân vật:

“ Hắn buột miệng thì thầm "Rắn ơi, tao có tội tình gì đâu".

Thật kinh ngạc, cái đầu con rắn dựng lại. Hình như nó hiểu ra một điều gì đó. Nó nhìn hắn một hồi lâu rồi nhẹ nhàng trườn đi lúc nào không biết.” [28, 110];

“Đến lúc ấy, một cơn sợ hãi mới choàng lấy hắn. Chân tay bủn rủn, hắn gần như khuỵu xuống. Một ý nghĩ khủng khiếp vụt đến trong đầu: hay là hắn đã chết? Hắn đã chết? Trời ơi, hắn đã chết thật rồi. Hắn đã chết! Hắn đã chết. Chắc chắn là hắn đã chết. Bầu im lặng rùng rợn kia chính là bầu im lặng trong mồ!”[28, 113]

Tác giả chú tâm thể hiện dòng vận động của tâm lý đang cuộn chảy trong tâm hồn nhân vật.

Việc dùng thủ pháp độc thoại nội tâm là một trong những phương thức hữu hiệu để tác giả Ngô Tự Lập khắc hoạ tính cách nhân vật. Những suy nghĩ của nhân vật về bản thân, về các mối quan hệ với những nhân vật khác, về những sự việc của quá khứ, hiện tại và tương lai, sẽ giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật. Qua độc thoại nội tâm, nhân vật có dịp bộc lộ những góc khuất thầm kín của đời sống tâm hồn, nhân vật trở nên sống động, phức tạp, vì thế trở nên thật hơn, đời hơn.

Độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật giúp Ngô Tự Lập thám hiểm chiều sâu con người bên trong của nhân vật, từ đó giúp người đọc thấy được bản chất, thế giới tâm hồn, và những diễn biến tâm lý nhân vật không biểu lộ ra ngoài.

Khi xây dựng nhân vật, độc thoại nội tâm được nhà văn tăng cường sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu để khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật. Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của tâm hồn nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ những suy tư thầm kín, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí, nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.

Trong dòng độc thoại nội tâm, nhân vật còn tự đối thoại với chính mình trong những trăn trở tìm kiếm chân lí, vươn tới hoàn thiện, cả dòng độc thoại và những cuộc đối thoại trong nội tâm nhân vật đã được Ngô Tự Lập sử dụng rất đắc địa để khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w