6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.4. Nhân vật biến hình, hư ảo, vô hình
Nhân vật biến hình là kiểu những nhân vật thay đổi hình dạng khác thường. Ví dụ người biến thành tê giác, thành con bọ khổng lồ trong các tác phẩm của Kafka. Mặc dù bản thân Ngô Tự Lập cũng đã có truyện ngắn
Hóa Thân nhưng hãy còn quá sớm để khẳng định ông đã chịu ảnh hưởng
Kafka (ông mới chỉ thừa nhận mình chịu ảnh hưởng của Edgar Allan Poe). Nhân vật biến hình trong các truyện ngắn Ngô Tự Lập có những motif sau:
- Người biến thành con mèo: Trong truyện ngắn Chuyến bộ hành nhân
vật tôi đã xảy ra tình trạng đó. Vì co mình lại để tránh những cái nhìn xoi mói, tò mò của mọi người mà nhân vật tôi đã biến thành một con mèo: “ Tôi nghĩ và cố gắng một cách tuyệt vọng để thu nhỏ người lại.
Con Yến đã đến rất gần và tôi đã quyết định phó mặc cho số phận đến đâu thì đến.
Bỗng con Yến kêu lên: Ôi con mèo nhà ai thế này!
Tôi chợt nhìn xuống và ngạc nhiên thấy cái bụng đầy lông của mình. Một tia sáng lóe lên trong óc cùng với một nguồn sinh lực mới. Tôi nhảy vọt ra khỏi thành cầu.
Dưới kia, cả một dòng sông mênh mông cuộn đỏ..” [28, 81]
- Người biến thành những chiếc lá xanh: Truyện ngắn Chiếc cầu nối
hai bờ thế giới, trong con mắt của ông lão nhân vật mụ lão cuối tác phẩm
bỗng biến đổi khác thường: “Từ trên cao lão nhìn thấy mụ vợ mang chiếc gầu tôn rúm ró đi ra. Cái giếng ngày xưa hai đứa cùng đào, sau khi trồng một vườn mít, nay là cái duy nhất chung của hai thế giới. Vườn mít sum sê đến mức từ trên cao lão không nhìn thấy cái giếng. Nhưng lão vẫn thấy mụ vợ lão thấp thoáng, liêu xiêu cũng mỏng manh như một chiếc lá. Mụ đã thấp xuống, đã teo đi, có lẽ chỉ còn một nửa. Nhìn mụ chính lão cũng phải băn khoăn: Liệu hai thế giới có tốt hơn một thế giới không?
Liệu hai thế giới có tốt hơn một thế giới không ?
Lão nhìn mụ, nhìn mãi, nhìn mãi, và, thật kinh ngạc, trước mặt lão mụ teo nhỏ hẳn, biến thành một trong vô số những chiếc lá xanh vàng lẫn lộn vung vãi trên sân.” [28, 41]
- Người đột nhiên xuất hiện hoặc biến mất:
Trong truyện ngắn Hoa Vông Vang, nhà văn xây dựng kiểu nhân vật đột nhiên xuất hiện trong tâm trí nhân vật, thậm chí nhân vật như thấy người thân hiện hữu ngay trước mắt:
“Đột nhiên nàng nghe thấy tiếng hát từ xa văng vẳng:
Ơi hoa vông vang Nở bên bờ suối Có nhớ mẹ nhớ cha.
Dưới chân đảo cha nàng đang đứng trên một chiếc thuyền con, râu bạc trắng, tay cầm con dao quắm, vừa khóc vừa gọi nàng:
- Cha ơi! - Y Sao nức nở lao đến cầu thang, thoăn thoắt chèo xuống. Đúng lúc đó thằng Y Páo bật khóc. Y Sao sững lại lưng chừng, hết nhìn lên lại nhìn xuống chân đảo. Cha nàng đang đợi nàng dưới kia. Y Sao muốn bay xuống, dụi đầu vào lồng ngực già nua, yếu ớt của cha và cùng ông trở về ngôi nhà tuổi thơ ruột thịt. Nhưng tiếng khóc ngằn ngặt của con bóp nghẹt trái tim nàng. Y Sao khóc:
- Cha ơi! Con nhớ cha mẹ lắm, nhớ bản làng lắm. Nhưng con không thể để thằng Y Páo bé bỏng của con ở lại đây côi cút. Cha ơi! Cha tha lỗi cho con!
Bỗng nhiên Y Sao vùng dậy, chạy ra cửa. Nô nghe tiếng vợ nói:
- Ôi! Anh Pa Lí! Em nhớ anh lắm! Em nhớ cha mẹ, nhớ bản lắm. Anh đợi em một lát, cho em về với anh!
(…) Tiếng đứa trẻ khóc thảm thiết vang đến tai nàng. Nhưng Y Sao không dừng lại.
Trong nháy mắt nàng đã xuống tới chân đảo. Nhưng Y Sao không thể tìm thấy Pa Lí và con thuyền của chàng. Nàng đã bị biển cả lừa dối. Xung quanh nàng chỉ có những con sóng đang cười lên man rợ.”[25, 88]
Nhân vật người cha và Pa Lí là kiểu nhân vật hư ảo, không có thực. Nó chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng hay trong vô thức của nhân vật. Y Sao thấy rõ cha và Pa Lí nhưng rồi hình ảnh ấy mờ nhòe và biến mất trước sự bất lực, đau đớn của Y Sao.
Truyện ngắn Mộng du II, tác giả xây dựng một số nhân vật trong đám đông, đột ngột xuất hiện và đột ngột biến mất.
Các nhân vật xuất hiện ở đây nữa như thực nữa như hư: “Đột nhiên, những tiếng cười ngừng bặt. Không ai bảo ai, tất cả cùng ngoái ra và đờ người sợ hãi. Gã đàn ông đứng đó, tưởng chừng vừa mọc lên từ đất. Thân hình cao lớn của gã choán gần hết cửa, hắt một bóng đen lớn lên tường.” [25, 276]
“Những khuôn mặt người cũng trắng xoá như thể, phẳng lì, tưởng chừng không còn mặt mũi, tóc tai.” [25, 277]
Trong truyện ngắn Món quà, là sự xuất hiện đột ngột và biến mất kì lạ của ông già “mái tóc thưa, bộ râu dài trắng như cước”; “Tôi ngước mắt, định hỏi ông già xem đó là thứ chữ gì. Nhưng, thật là kinh ngạc, ông già đã biến mất.”[25, 187]
Hiện thực cuộc sống không phải bao giờ cũng chứa đựng những sự kiện, hiện tượng mà mắt thường nhìn thấy và lý giải được, mà ẩn chứa rất nhiều sự kì ảo, chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng linh cảm.
Truyện ngắn Xác chết trả thù: Nhân vật ông lão là kiểu nhân vật biến hình, hư ảo: “Chủ thuyền cao lớn, râu bạc trắng, tay dài như tay vượn, mặc quần rộng ống bằng vải thô nhuộm chàm. Trên bộ ngực để trần vô số những vết sẹo phồng rộp, chồng chéo lên nhau như một bầy đỉa bám vào hình hai con cá mập xăm bằng những đường xanh mờ, đứt đoạn - kiểu xăm
của dân chài vùng Cái Hống. Đầu ông già trọc lốc, bị rạch đôi bởi một vết sẹo bóng như xác rắn, chạy dài gần tới mang tai.” [25, 93-94]
Theo quan niệm của nhà văn Ngô Tự Lập, nhân vật kì ảo là nhân vật phi lịch sử, hoàn toàn được biến dạng, chắp nối đặt trong một không khí huyền ảo phi lôgic, cũng có khi đó là những con người siêu nhiên được tạo ra bởi trí tượng của nhà văn. Nhân vật biến hình, hư ảo cho ta cảm giác con người trong thế giới tồn tại trong những khoảnh khắc mong manh, ngắn ngủi, đến rồi đi, xuất hiện và biến mất chỉ trong tích tắc. Dù các nhân vật này chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất, nhưng họ đã kịp in lại dấu ấn của mình đối với độc giả, đồng thời có sức ảnh hưởng và chi phối đối với các nhân vật tham gia trong tác phẩm.
CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG YẾU TỐ KỲ ẢO