Xây dựng nhân vật kì ảo qua miêu tả ngoại hình và hành động

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 67)

6. CẤU TRÚC L‎UẬN VĂN

3.2.1. Xây dựng nhân vật kì ảo qua miêu tả ngoại hình và hành động

Ngoại hình của nhân vật góp phần không nhỏ trong việc tạo nên chất kì ảo. Cách xây dựng hình dáng, trang phục, khuôn mặt, giọng nói góp phần quan trọng thể hiện xuất thân, hoàn cảnh kì ảo của nhân vật.

Trước hết để góp phần diễn tả tính chất kì dị, hư ảo của nhân vật nhà văn miêu tả ngoại hình khác lạ, kì quái của nhân vật như một điềm báo trước.

Để thể hiện những nhân vật vừa hư vừa thực, ma quái của nhân vật, nhà văn thường dùng kiểu ngoại hình như: Tóc bạc trắng như cước, đôi bàn tay rất dài, khuôn mặt rất kì lạ...

Ví như nhân vật đàn ông người Ducơmi trong truyện ngắn Bảng chữ cái. Ông xuất hiện rất đột ngột, khác thường: “Một người đàn ông ngồi yên trên ghế từ bao giờ, ung dung như ông ta vẫn ngồi yên như thế từ lâu lắm, trên chiếc ghế đẩu đã tróc sơn mà ngày trước cha tôi vẫn ngồi khi đàm đạo với tôi. Tay ông ta thu thu vật gì đó màu xám trên đầu gối. Tiếng quát thất thanh của tôi cũng hoàn toàn không làm ông ta bối rối”. [28, 19]

Để góp phần diễn tả sự kì ảo của nhân vật đã mất từ lâu, nhà văn miêu tả: “Mặt ông ta rất dài, gầy, tóc thưa thớt, râu bạc trắng, mệt mỏi nhưng

chẳng có vẻ gì là độc ác. Bộ pijama rất cũ, ố vàng, trông như may bằng những mảnh giấy xé ra từ một cuốn sách cũ.” [28, 20]

Kết hợp với ngoại hình kì dị ấy là những hành động cũng rất lạ thường, cổ quái: “Tôi đưa ông già xuống cầu thang. Ông đi rất nhanh”[28, 28]; “Tôi mở cửa cho ông già và rùng mình vì lạnh. Mãi lúc đó tôi mới chợt nhớ rằng ông già đã chết”. [28, 29]

Trong rất nhiều truyện ngắn khác, nhà văn cũng miêu tả ngoại hình kì dị của nhân vật: “Trong lúc chào hỏi làm quen tôi không khỏi ngạc nhiên về diện mạo của ông ta. Thật khó đoán chủ nhà thuộc hạng người nào. Bộ ngực nở, đôi vai rộng gân guốc, hai bắp tay cuồn cuộn và những ngón chân trần bám chắc xuống đất rõ ràng là của dân làm ruộng. Nhưng cặp kính trắng, cái trán hói và cách ăn nói nhẹ nhàng, lịch thiệp lại khiến ta nghĩ rằng ông là người có học. Ông ta bắt tay tôi, tự giới thiệu rồi mời vào nhà. Cái tên ông ta trúc trắc, nghe lạ tai chỉ lát sau tôi đã quên khuấy đi mất. Hỏi lại thì thật là bất tiện.” [ 25, 267]

Kết hợp với ngoại hình kì dị ấy là những hành động kì quặc, khác thường:

“- Ông xem, vụ này nhất định tôi sẽ bội thu - Ông ta vừa nói vừa hào hứng chỉ tay qua cửa sổ - Lúa rất tốt. Hy vọng nó sẽ bù đắp lại công sức tôi bỏ ra trong suốt mười năm qua.

Tôi sửng sốt nhận thấy loại thực vật mọc um tùm trên cánh đồng hoàn toàn không phải là lúa. Lúc này tôi mới để ý rằng đó chính là thứ cỏ gai chất thành những đống cao phía sau nhà.

Trong lúc đó chủ nhà vẫn say sưa kể:

- Trong mười năm qua tôi đã gieo cấy hai mươi lần cả thảy. Tôi đã làm lụng như bị khổ sai, chỉ trừ lúc ngồi vào bàn viết. Tôi đã bỏ ra rất nhiều tiền của để mua giống, phân bón và nông cụ, nhưng sản phẩm thu được chỉ là thứ cỏ gai vô tích sự. Thứ cỏ đáng nguyền rủa ấy đốt không cháy nên

đến dùng làm củi cũng không được. Nhưng ông thấy đấy, lần này tôi sẽ thành công.

Chúng tôi lại cùng im lặng.”[25, 270-271]

Trong tác phẩm L‎ửa trong lòng biển, sự xuất hiện của ông già đầu truyện cũng rất khác thường: “Chủ thuyền người cao lớn, mũ trùm kín đầu, khoác áo bađơsuy xám, bằng động tác nhanh nhẹn và khéo léo ném dây sang. Tôi nhìn kĩ, hoá ra đó là một ông già râu bạc như cước. Ông lão khẽ gật đầu, cảm ơn tôi bằng giọng ồm ồm chậm rãi, đầy uy lực, ngồi xuống mũi thuyền, móc thuốc lào ra hút.”[25, 61-62]

Hành động của nhân vật cũng rất lạ thường, tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho sự kì quái:

“Cách hút thuốc của ông cũng thật lạ: ông nắm tay trái lại thay điếu, nhét thuốc vào khe hở do ngón tay út tạo ra, tay phải bật diêm, vừa châm thuốc vừa che gió. Vẻ kì dị của ông già kích thích trong tôi máu mê văn nghệ, lại đang trong cảnh sông nước triền miên buồn chán cần người bù khú, tôi khẩn khoản mời ông lên tàu làm chút rượu cho ấm bụng.” [25, 62]; “Ông già không khách khí, vẫn với động tác nhanh nhẹn như thanh niên, bám cọc bích trèo lên. Rượu Vân đốt thử ngùn ngụt cháy trên bàn. Ông già cởi mũ. Tôi giật mình: đầu ông trọc lốc. Một vết sẹo bóng như xác rắn chạy dài tới gần mang tai. Da mặt ông sẫm màu đồng hun - cái màu có được, theo lời ông, nhờ cá sống, rượu và nước biển.” [25, 62]

Hay như trong truyện ngắn Xác chết trả thù, tác giả cũng đã miêu tả ngoại hình và hành động rất kì quái của nhân vật ông già kì lạ: “Chủ thuyền cao lớn, râu bạc trắng, tay dài như tay vượn, mặc quần rộng ống bằng vải thô nhuộm chàm. Trên bộ ngực để trần vô số những vết sẹo phồng rộp, chồng chéo lên nhau như một bầy đỉa bám vào hình hai con cá mập xăm bằng những đường xanh mờ, đứt đoạn - kiểu xăm của dân chài vùng Cái Hống. Đầu ông già trọc lốc, bị rạch đôi bởi một vết sẹo bóng như xác rắn, chạy dài gần tới mang tai.”[25, 94]

“Giọng ông già bình thản nhưng xa xăm lạnh lẽo. Mọi người đều rùng mình, nhưng vẫn không ai mở miệng.

- Rồi! - Ông già nói và leo lên boong, mặc quần dài.

Tất cả những gì ông già làm sau đó đều bí hiểm - cả những câu thần chú, cả giọng nói trầm trầm khi to khi nhỏ, cả động tác chậm chạp như trong mộng.

- Lên ngay bây giờ đây!

Quả thật, phía xa xa một khối đen đang từ từ nổi lên cùng với những đám bọt nước màu gạch cua sôi sùng sục. Mọi người nhất loạt kêu lên, nhưng đó là kêu không thành tiếng.

Cái xác chết nằm sấp, bập bềnh trôi lại gần tàu. Trên boong lặng như tờ. Không ai để ý thấy rằng bầu trời đang sẫm dần và gió đông nam mỗi lúc một mạnh thêm.” [25, 96-97]

Trong truyện Món quà, nhân vật ông lão Enten được nhà văn miêu tả rất kì lạ và khác biệt: “Hôm đó trời nóng như hun nhưng ông vẫn mặc chiếc quần dạ xám, chiếc áo vét tông đen bẩn thỉu, đã sờn. Mái tóc thưa, bộ râu dài trắng như cước. Cặp mắt đang đờ đẫn nhìn ra cánh đồng bỗng toát lên vẻ cuồng tín và thánh thiên thường thấy ở những người ả Rập. Thật khó đoán tuổi ông, nhưng chắc chắn không thể dưới bảy mươi. Dưới chân ông có một chiếc cặp da cũ, căng phồng. Cây đàn balalaica khiến ta nghĩ rằng ông là người Nga, còn cái miệng há hốc rõ ràng đang thèm rượu.”[25, 184]

Kết hợp với ngoại hình và hành động là sự xuất hiện và biến mất kì lạ: “Nhưng, thật là kinh ngạc, ông già đã biến mất.” [25, 187]

Cách miêu tả trang phục, ngoại hình khác lạ, kết hợp với sự xuất hiện và biến mất khác thường, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật ông già kì ảo Enten.

Ngoại hình và hành động góp phần rất quan trọng trong việc quyết định tính cách và số phận nhân vật. Nhân vật được nhận biết trước hết qua diện mạo, cử chỉ, sắc phục, điệu đi, dáng đứng. Thông qua diện mạo bên

ngoài, người đọc dễ dàng nhận biết được phần nào về tính cách, thành phần xuất thân và số phận của nhân vật. Chỉ vài ba nét phác thảo, đơn sơ, nhà văn đã có thể phác họa nên một chân dung thích hợp cho mỗi vai, mỗi số phận, mỗi cá tính khác nhau.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn ngô tự lập (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w