Trước thời gian cùng những biến động của lịch sử, của cái nhìn văn hoá, văn học, Liêu trai chí dị vẫn luôn là tác phẩm thu hút được sự chú ý của độc giả cũng như của các nhà nghiên cứu.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
NGUYỄN THỊ VUI
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG
LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
TS Nguyễn Thị Bích Dung, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em
hoàn thành khoá luận này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để khoá luận của em được hoàn thành
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định song khoá luận của em vẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô
và các bạn để công trình được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Vui
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề đài: “Yếu tố kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ
Tùng Linh” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Bích Dung Đề tài này không trùng lặp với
bất kỳ đề tài nào của các tác giả khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Vui
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4
5 Giới thuyết khái niệm 4
5.1 Yếu tố kỳ ảo 4
5.2 Nhân vật văn học 6
5.3 Thời gian nghệ thuật 7
5.4 Không gian nghệ thuật 8
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Bố cục khoá luận 8
NỘI DUNG 9
Chương 1: Nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 9
1.1 Các loại nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 9
1.1.1 Bảng khảo sát 9
1.1.2 Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là người 11
1.1.3 Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người 16
1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 20
Chương 2: Thời gian kỳ ảo và không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 25
2.1 Thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 25
2.1.1 Các kiểu thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 25
2.1.2 Nghệ thuật tổ chức thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 32
2.2 Không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 40
Trang 52.2.1 Các kiểu không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 40
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 46
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học Trung Hoa là một trong những nền văn học gạo cội, xuất hiện
từ rất sớm và có nhiều thành tựu to lớn Từ xưa tới nay, nền văn học này luôn
là mảnh đất kỳ lạ khiến bao độc giả say mê, yêu thích Trong hệ thống tiểu
thuyết cổ điển Trung Hoa, Liêu trai chí dị được đánh giá là đỉnh cao của tiểu
thuyết văn ngôn Tác phẩm cũng chính là sự kết tinh một đời viết sách của Bồ Tùng Linh Trước thời gian cùng những biến động của lịch sử, của cái nhìn
văn hoá, văn học, Liêu trai chí dị vẫn luôn là tác phẩm thu hút được sự chú ý
của độc giả cũng như của các nhà nghiên cứu Nếu như tiểu thuyết anh hùng tạo nên sự hấp dẫn người đọc bởi những trận đánh, những sự kiện kịch tính…
thì ở Liêu trai chí dị, những câu chuyện chứa đầy yếu tố hư ảo, tưởng tượng
lại tạo nên sự hấp dẫn lạ kỳ
Truyện ma quái, kỳ ảo xưa nay nhiều, nhưng Liêu trai vẫn khẳng định
được giá trị độc đáo của mình Tác phẩm sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo để xây dựng thế giới nghệ thuật đặc sắc, đồng thời phản ánh cuộc sống hiện thực của
xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ Những câu chuyện kỳ dị, lạ lùng đã đưa người đọc vào thế giới nửa thực, nửa mộng đầy sức mê hoặc Có thể khẳng định
rằng độc giả đến với Liêu trai là đến với những giấc mộng dài của hi vọng,
khát khao của con người trần thế
Khi sử dụng yếu tố kỳ ảo, Bồ Tùng Linh đã liên hệ với thực tế để gửi gắm những tâm sự sâu kín của mình Ông dùng yếu tố kỳ ảo để xây dựng nhân vật, xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật… và đạt được hiệu quả bất ngờ Yếu tố này được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu tạo ra thế
giới hư hư thực thực trong Liêu trai Vì vậy nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong bộ
tiểu thuyết này, chúng ta có thể thấy tài năng của một nhà văn có tư tưởng tiến
Trang 7bộ Đồng thời giúp bạn đọc tiếp cận gần hơn với với giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, khẳng định cá tính độc đáo của Bồ Tùng Linh so với các tác giả khác
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Liêu trai chí dị trên nhiều
phương diện: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thế giới nhân vật…
ở hầu hết những nghiên cứu này đã đề cập đến yếu tố kỳ ảo được sử dụng trong tác phẩm Tuy nhiên chưa có công trình cụ thể nào dày công nghiên cứu
về yếu tố kỳ ảo trong bộ tiểu thuyết vĩ đại này
Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc được đưa vào giảng dạy Những tác phẩm ấy đều là những đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, trong đó có những tác phẩm được rút
ra từ bộ tiểu thuyết Liêu trai chí dị Việc tìm hiểu nghiên cứu tiểu thuyết Minh Thanh nói chung và nghiên về Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh nói riêng là
việc làm cần thiết, bổ ích đối với cá nhân người viết trong quá trình học tập cũng như công tác giảng dạy sau này
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Yếu tố kỳ ảo
trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh”
2 Lịch sử nghiên cứu
Sau hơn 50 năm Bồ Tùng Linh mất, Liêu trai chí dị mới được khắc in (năm Càn Long thứ 31, 1766) và chỉ sau một thời gian ngắn, các bản dịch Liêu
trai chí dị đã xuất hiện ở nhiều nước Gần ba thế kỉ trôi qua, tác phẩm đã được
dịch sang 20 thứ tiếng khác nhau Ở Việt Nam, đã có nhiều dịch giả nổi tiếng như: Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Huệ Chi, Cao Xuân Huy, Nguyễn Đức Lân…
Ngay từ khi xuất hiện, Liêu trai chí dị đã thu hút được sự chú ý của
đông đảo bạn đọc Nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bàn luận về tác phẩm này, ca ngợi cũng nhiều mà phê phán cũng không ít Với giá
trị đích thực của mình, đến nay, Liêu trai chí dị được thừa nhận theo quan
Trang 8điểm tích cực Tác phẩm được tìm hiểu, nghiên cứu không chỉ ở Trung Hoa
mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án,
luận văn…về Liêu trai chí dị trên nhiều phương diện khác nhau Có thể kể
đến như:
- Các bộ giáo trình: Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2 do Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ biên soạn (Nxb Giáo dục, 1998), Lịch sử văn học Trung
Quốc tập 2 do Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo biên soạn
(Nxb Đại học Sư phạm, 2002)…; chuyên luận: Thế giới nhân vật trong Liêu
trai chí dị của Bồ Tùng Linh của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung (Nxb Công an
nhân dân, 2008)
- Các bài nghiên cứu về Liêu trai chí dị của Nguyễn Huệ Chi, Lê Từ
Hiển, Lê Nguyên Cẩn, Vũ Thanh…
- Các bài giới thiệu, lời bình, lời nói đầu của các tác giả trong các tuyển
tập Liêu trai chí dị đã xuất bản ở Việt Nam như: Lời bình của thi sĩ Tản Đà,
Chút duyên với Liêu trai của Chu Văn (Liêu trai chí dị, Nxb Văn học, 2012),
bài Lời nói đầu của Nguyễn Đức Lân (Liêu trai chí dị trọn bộ, Nxb Văn học,
2001)…
- Các luận án, luận văn nghiên cứu về Liêu trai chí dị: Giải mã thế giới
ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học của Hoàng Thị
Thuỳ Dung, (luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh năm 2010); Thế giới nhân vật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
của Trần Văn Trọng, (luận án tiến sĩ văn học trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2010)…
Tuy nhiên so với giá trị và tầm cỡ của bộ tiểu thuyết này thì những công trình nghiên cứu còn quá ít ỏi Mặc dù vấn đề sử dụng yếu tố kỳ ảo của
nhà văn bậc thầy trong Liêu trai chí dị đã được đề cập ở những mức độ khác
nhau trong các bài viết, công trình nghiên cứu song chúng tôi nhận thấy chưa
Trang 9có công trình chuyên sâu tìm hiểu yếu tố kỳ ảo như một chỉnh thể phức hợp của nhiều yếu tố từ nội dung đến hình thức, từ thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn được hoá thân thành hình tượng nghệ thuật đến khả năng tổ chức hình tượng nghệ thuật đó Tuy vậy những thành tựu, những kết quả nghiên cứu của những người đi trước chính là những gợi mở vô cùng quan trọng đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài Với tinh thần học tập không ngừng, với thái độ tôn trọng và cầu thị, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, trên
cơ sở đó mạnh dạn tìm hiểu một cách đầy đủ, hệ thống về yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong nhân vật, thời gian, không gian nghệ
thuật của Liêu trai chí dị
- Khẳng định tài năng của Bồ Tùng Linh trong việc sử dụng yếu tố kỳ
ảo để xây dựng thế giới nghệ thuật của tác phẩm
- Góp tiếng nói khẳng định giá trị nhân văn cao đẹp của đoản thiên tiểu thuyết này
4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Yếu tố kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
4.2 Phạm vi khảo sát
Tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, lời bình Tản Đà, lời bạt
Chu Văn (78 truyện), Nhà xuất bản Văn học, năm 1995
5 Giới thuyết khái niệm
5.1.Yếu tố kỳ ảo
Mạch nguồn của các tác phẩm trong Liêu trai chí dị và cũng là mạch nguồn thế giới nghệ thuật của Liêu trai chính là yếu tố kỳ ảo
Trang 10Xưa nay có rất nhiều cách định nghĩa, cách hiểu về cái kỳ ảo Có thể nói, cái kỳ ảo với tư cách là phương thức tư duy, là dòng mạch của văn học truyền thống đã trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt của văn học trên toàn thế giới
Thuật ngữ “Cái kỳ ảo” trong tiếng Việt tương đương với thuật ngữ La Fantastique trong tiếng Pháp và The Fantastic trong tiếng Anh Hán Ngữ từ điển giải thích “kỳ ảo” là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trên thế gian này Nó được hiểu là cái siêu nhiên không tồn tại trên đời
Nội hàm thuật ngữ “kỳ ảo” được xác định là sản phẩm của trí tưởng tượng tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế Đó là cái không mang tính chân thực mà tuân theo quy luật tưởng tượng của tác giả [3; 216]
Trong văn học cái kỳ ảo là phạm trù của tư duy nghệ thuật, nó được tạo
ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo… nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại Nó tồn tại trên trục thực - ảo và tồn tại độc lập, không hoà tan vào các dạng thức khác nhau của trí tưởng tượng [4;143]
Trong nền văn học Trung Hoa, cái kỳ ảo (yếu tố kỳ ảo) có vị trí đặc biệt Nó có lịch sử phát triển lâu dài, đến tiểu thuyết Minh Thanh được kế thừa và phát huy từ trong mạch văn hoá thần thoại, chí quái, truyền kì và đạt
đỉnh cao ở Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh Nó không đơn thuần chỉ là nội
dung nghệ thuật mà còn là phương thức sáng tác đối với tác giả tiêu biểu này
Có thể nói, yếu tố kỳ ảo là một trong những nhân tố quan trọng đem lại sự hấp dẫn cho tác phẩm văn học mà người Trung Hoa đã khái quát rằng: “Hữu kỳ phương khả truyện, vô xảo bất thành thư” nghĩa là: có cái lạ mới có thể viết
truyện, không có cái khéo không thành sách Và trong Liêu trai chí dị, yếu tố
kỳ ảo được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu để xây dựng nên một thế
Trang 11giới nghệ thuật độc đáo, khiến người đọc trải suốt mấy trăm năm qua biết bao người còn mê đắm
Nhân vật văn học là “con người được mô tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học… văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng… Nhân vật văn học là phương tiện để khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [10, 61-64]
Tóm lại, nhân vật văn học chính là con người trong tác phẩm văn học,
là đứa con tinh thần, là máu thịt của nhà văn, qua đó nghệ sĩ thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của mình về cuộc đời và con người Tuy nhiên nhân vật văn học không trùng khít với con người thật ngoài đời Nhân vật văn học có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học Nhưng cũng không vì lẽ đó mà nhân vật văn học không chân thật, dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, ta như bắt gặp
ai đó hoặc chính mình trong các tác phẩm
Các nhân vật văn học không nhất thiết phải là con người mà còn có thể
là các vị thần, các con vật, đồ vật, cây cối… “Và không hiếm những tác phẩm
Trang 12văn học trung đại mà nhân vật “khác loài” “lên ngôi” trở thành nhân vật
chính của tác phẩm văn chương như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh và
dòng tiểu thuyết chí quái truyền kỳ Trung Hoa” [3; 95]
5.3 Thời gian nghệ thuật
Thời gian là phương thức tồn tại của vạn vật, trong đó bao hàm cả cuộc sống con người Không có vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian của riêng mình Đó là thời gian vật
lý tuyệt đối, vận động không theo ý muốn của con người Thời gian ấy được
đo chính xác bằng đồng hồ, lịch, mặt trời, mặt trăng Nó vận động một cách tuyến tính, theo ba chiều: quá khứ - hiện tại - tương lai Nhưng nó không phải
là thời gian nghệ thuật
Theo Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học “Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó [4;323] Các tác giả cũng khẳng định rằng: “Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả và phương thức tồn tại của con người trong thế giới”
Trần Đình Sử cho rằng: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai” [9;77]
Trong Liêu trai chí dị, Bồ Tùng Linh đã sử dụng thời gian nghệ thuật
như một phương tiện hữu hiệu để xây dựng tác phẩm của mình Ông đan cài nhiều kiểu thời gian khác nhau, thực và ảo, không dễ gì tách bạch, khiến
người đọc bị cuốn hút, mê đắm trong thế giới của Liêu trai
Trang 135.4 Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật Đối với một tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm văn học kỳ ảo, không gian nghệ thuật có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Tuy hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm không gian nghệ thuật, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất chung: không gian nghệ thuật là không gian trong tác phẩm văn học, nó không đồng nhất với với không gian hiện thực và nó là yếu tố quan trọng trong việc hình thành thế giới nghệ thuật, góp phần thể hiện thế giới quan, cái nhìn của người nghệ sĩ trước hiện thực, nó là yếu tố mang đậm tính chủ quan
Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định
về cuộc sống do đó không thể quy nó về không gian địa lí hay không gian vật lí” Như vậy tác giả đã xem xét không gian nghệ thuật “như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ”
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khoá luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp hệ thống
7 Bố cục khoá luận
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận gồm 2 chương:
Chương 1: Nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh Chương 2: Thời gian kỳ ảo và không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị
của Bồ Tùng Linh
Trang 14NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ
CỦA BỒ TÙNG LINH
1.1 Các loại nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
Liêu trai là bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Hoa thế kỉ XV – XVII,
với tất cả chiều sâu và chiều rộng của nó Một xã hội phong kiến rời rạc, trì trệ, lấy phương thức tự cấp tự túc làm nguồn sống Xã hội ấy cũng được manh nha những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Thế giới nhân vật cũng
vì thế mà đông đảo, phong phú và đa dạng vô cùng Thế giới ấy xuất hiện đủ các hạng người, các loại người, từ nông thôn đến thành thị, từ đất liền đến hải đảo, từ đồng bằng đến nơi thâm sơn cùng cốc, từ cõi phàm cho đến cõi tiên, từ dương thế cho đến âm ti, địa phủ… Thế giới ấy không chỉ có con người mà còn có cả
ma quỷ, thần tiên, tinh chồn, tinh cây cỏ… Chính những nhân vật kỳ ảo đó đã
tạo nên sự khác biệt, tạo nên sức hấp dẫn lạ kỳ của Liêu trai
1.1.1 Bảng khảo sát nhân vật kỳ ảo
Trang 15Qua bảng khảo sát, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Trong hệ thống nhân vật của Liêu trai chí dị, số lần nhân vật kỳ ảo
xuất hiện có thể nói là dày đặc Trong số 78 truyện, thì có tới 52 truyện có sự xuất hiện của loại nhân vật này, chiếm khoảng 66,7% Trong đó có những
truyện xuất hiện không chỉ một mà nhiều loại nhân vật kỳ ảo khác nhau: Tân
thập tứ nương, Liên Hương,…
- Thế giới nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai cũng rất phong phú và đa
dạng Trong đó nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là người xuất hiện 30/55 lần, chiếm khoảng 54,5%, còn nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người chiếm 45,5% với 25 lần xuất hiện trong toàn bộ tác phẩm
- Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là người cũng có nhiều loại khác nhau: + Nhân vật ma quỷ xuất hiện với tần số 18/55 lần, chiếm tỉ lệ 32,7% + Tần số xuất hiện của nhân vật thần tiên là 12/55 lần, chiếm tỉ lệ 21,8%
-Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người cũng rất phong phú về loại: + Nhân vật kỳ ảo là con vật xuất hiện 22/55 lần, chiếm tỉ lệ 40%
+ Nhân vật kỳ ảo là cây cối xuất hiện 2/55 lần, chiếm khoảng 3,6% + Nhân vật kỳ ảo là tranh vẽ xuất hiện 1/55 lần, chiếm khoảng 1,8% Qua bảng khảo sát, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng nhân vật kỳ ảo trong
Liêu trai chí dị được Bồ Tùng Linh dụng công xây dựng với nhiều loại khác
nhau, tạo nên sự đặc sắc cho toàn bộ tác phẩm Liêu trai là sản phẩm được tạo
ra hoàn toàn dựa vào trí tưởng tượng và nằm trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, đã được cả người viết và người đọc ý thức rõ ràng về nó, nhưng vẫn có tác động đưa họ vào một thế giới khác lạ để tạo ra những hiệu quả tâm lí khác nhau và mang đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ nhất định “Yếu
tố kỳ ảo là hạt nhân của Liêu trai chí dị, nó trở thành phương tiện để khám
Trang 16phá và phản ánh đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của con người, là phương tiện để thuyết minh cho quan niệm của nhà văn vể con người, về cuộc đời” [3; 220], đặc biệt là thông qua nhân vật kỳ ảo
1.1.2 Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là người
1.1.2.1 Nhân vật ma quỷ
“Ma là gì? Trên đời này liệu có ma hay không? Câu hỏi đó vẫn làm day dứt bao nhiêu thế hệ, kể từ khi con người thoát khỏi thời kì mông muội, cắt đứt với tuổi thơ để tự ý thức về chính mình” [3; 150] Người ta đã định nghĩa rất nhiều về ma, nhưng theo cách hiểu thông thường nhất thì ma (quỷ) chính
là hồn người chết hiện về, theo mê tín Ma không chỉ tồn tại trên sách báo, mà quan trong hơn, nó tồn tại trong chính tâm linh của con người Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, con người được chia làm hai phần, khi chết đi thì phần “nhập thổ” chỉ là phần thể xác, còn linh hồn trở nên phi vật chất và bất
tử Và phần linh hồn ấy chính là ma Không những thế, ma còn là cái bóng, là cái tôi thứ hai, là phiên bản của chính chủ thể, là một phương diện để lý giải những ẩn ức của con người trong thế giới thực tại với quá nhiều những điều ngang trái
Tạo ra ma, tạo ra những câu chuyện về ma, tin vào ma, phải chăng cũng
là một cách răn đe cái ác, đề cao cái thiện trong một xã hội mà không phải bao giờ cũng được vận hành theo quỹ đạo của luật nhân quả Ma cũng là niềm tin tâm linh của con người về thế giới bên kia, là khát vọng được tiếp tục cuộc sống sau cả khi đã chết Ma là hình tượng kỳ lạ, hoang đường, bí ẩn, quái dị
mà loài người chưa tìm ra cội rễ, căn nguyên Nó là sản phẩm tuyệt vời của trí tưởng tượng, gắn liền với ý đồ của nhà văn, giúp cho người đọc có cái nhìn xuyên suốt về cuộc sống, nhờ sự đan cài giữa thực và ảo, âm và dương, quá khứ và hiện tại Thực tại cuộc sống quá nghiệt ngã, luôn vùi dập con người nhỏ bé, yếu ớt Nhưng trong cơn sợ hãi tưởng chừng như tuyệt vọng ấy, con
Trang 17người vẫn hy vọng, chờ đợi một liệu pháp tinh thần có thể thoả mãn những ước mơ, những khát vọng Ma là “phép thắng lợi tinh thần” đáp ứng được khát vọng mà thực tế không đáp ứng được của con người trong một xã hội đầy biến động Vì vậy, dù là sản phẩm của trí tưởng tượng, ma sẽ trường tồn cùng con người, cùng những ước mơ và khát vọng vô tận
Khi đi vào văn học, ma phủ bóng lung linh suốt mọi thời đại, mọi thể tài văn học, từ dân gian đến hiện đại và dường như sức sống của những hình tượng điển hình, là những hồn ma cũng không hề thua kém những hình tượng
là con người, thậm chí còn kỳ diệu và đẹp đẽ hơn bởi nó là sản phẩm tuyệt vời của trí tưởng tượng, nó đến từ cõi mơ đầy huyền diệu “Có thể nói trong lịch sử văn học Trung Hoa, hình tượng ma trong tiểu thuyết chí dị chưa bao giờ vắng bóng và nó song hành cùng với sự phát triển của văn học Nhưng
phải đến Liêu trai thì những hình tượng ma, đặc biệt là hình tượng ma nữ ấy
mới trở thành điển hình nghệ thuật sinh động” [3; 157] Trong loại nhân vật
kỳ ảo này, Bồ Tùng Linh cũng xây dựng rất phong phú
Nhân vật ma thường là các ma nữ với vẻ đẹp ma quái, quyến rũ Hình
tượng các ma nữ trong văn học nói chung và trong Liêu trai chí dị nói riêng
đều là những người phụ nữ xinh đẹp, đang ở độ tuổi thanh xuân, tràn đầy sức
sống Thế giới ma nữ trong Liêu trai xuất hiện rất ít hình ảnh của các bà già
mà xuất hiện dày đặc hình ảnh của những cô gái trẻ Thời gian có thể cuốn đi tất cả những vinh quang, hạnh phúc, buồn đau… nhưng dường như thời gian
không hề tác động gì đến các giai nhân ma trong Liêu trai chí dị Họ thoát ra
khỏi vòng xoáy nghiệt ngã của thời gian, họ không tàn tạ, luôn xinh đẹp, trẻ trung, quyến rũ Bởi vậy, trải hàng trăm năm, những mĩ nhân ấy vẫn là niềm khao khát của đấng mày râu
Nhà văn dành nhiều giấy mực để miêu tả những mĩ nhân ma ấy Trong
truyện Chương A Đoan, nàng Đoan nương được nhà văn miêu tả: dáng dấp
Trang 18xinh đẹp, mặt đẹp như tiên Nàng Khấu tam nương (Thuỷ mảng thảo) cũng
được khắc hoạ là một cô gái: tuổi chừng mười bốn mười lăm, nhan sắc tuyệt đẹp, tay đeo nhẫn và vòng vàng bóng loáng, có thể soi gương được Nhiếp
Tiểu Thiện (Nhiếp Tiểu Thiện): da nõn nà như trứng gà bóc, chân thon thả
như búp măng non, ban ngày ban mặt lại càng thấy đẹp Hay trong nhiều truyện, nhà văn thường gợi tả vẻ đẹp đó bằng những từ ngữ: “đẹp quá lắm”,
“đều xinh đẹp cả”, “vẻ người tươi tắn, bẽn lẽn mà tuyệt đẹp”… Không chỉ
dừng lại ở dung nhan xinh đẹp, kiều diễm, mỗi mĩ nhân của cõi Liêu trai đều
gắn với một mùi hương kỳ diệu nhất, quyến rũ nhất, đặc biệt nhất, khiến cho người có diễm phúc được chung chăn gối hồn phách mê mẩn Hương thơm ấy càng đặc biệt quyến rũ, nhất là khi chủ nhân của nó lại là các mĩ nhân đang độ tuổi thanh xuân nhất Mùi hương ấy không đơn thuần chỉ là cảm nhận của khứu giác mà thật như thân xác, thật như cuộc đời, thật như tình yêu xuyên kiếp Chỉ có mùi hương mới khiến cho tâm thần con người mê đắm đến thế, nhớ nhung đến thế Hương thơm như sợi dây vô hình níu giữ tâm hồn, buộc chặt
trái tim và thể xác của các tài tử đa tình trong thế giới Liêu trai
Để ca ngợi những giai nhân tuyệt sắc, Bồ Tùng Linh đặc biệt chú trọng đến đôi chân của người phụ nữ Đôi gót sen ấy dường như tạo nên một ma lực đối với phái mạnh Trong lịch sử Trung Hoa, đôi chân của các giai nhân không chỉ gợi cho người đọc liên tưởng đến những điều xa xôi, khó nói mà còn tượng trưng cho cái đẹp Đôi gót sen ẩn giấu cả một pho lịch sử Trung Hoa đã
đi vào văn chương như một biểu tượng của cái đẹp nữ tính, nó trở thành một chuẩn mực để đánh giá một phụ nữ đẹp Một người con trai chạm phải chân người con gái, theo quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, đó là biểu
hiện đầu tiên của sự ham muốn Lương Hữu Tài (Vân Thuý Tiên) trông thấy
một cô gái xinh đẹp đang “quỳ hương” trước bàn thờ phật, lấy làm thích, bèn
cố tình đưa tay chạm vào chân nàng Nàng quay lại nhìn trừng trừng, quỳ lết
Trang 19ra xa Tài lại lê gối tới gần, một lát lại đặt tay lên chân nàng lần nữa Đôi gót sen của Vân Thuý Tiên có ma lực gì mà khiến cho Lương Hữu Tài năm lần bảy lượt cố tình chạm vào chân nàng để lộ nguyên hình là kẻ phóng đãng, vô lại, xấu xa Đấy chẳng phải là sức quyến rũ bí ẩn của vẻ đẹp nữ tính hay sao
Điều đặc biệt là trong Liêu trai chí dị, Bồ Tùng Linh xây dựng nhân vật
ma luôn gắn liền với tài năng và đức hạnh của người phụ nữ Trong truyện
Thủy mảng thảo, Khấu tam nương vì ăn nhầm cỏ thủy mảng mà chết, sau
cũng đầu độc Chúc sinh chết theo Chúc sinh chết, lấy Tam nương làm vợ, hai
vợ chồng tâm đầu ý hợp Tam nương tuy không quen làm lụng, nhưng biết chiều chuộng mẹ chồng, không để mẹ phật ý bao giờ Nhiếp Tiểu Thiện
(Nhiếp Tiểu Thiện) cũng là một đại diện cho nét đẹp ấy: ngày ngày múc nước
bưng than hầu mẹ, chăm sóc việc nhà viêc cửa không điều gì là không theo ý
mẹ Chính nét đẹp bên trong con người ấy đã làm cho người mẹ của Ninh Thái Thần thay đổi cách nhìn nhận về cô Lúc đầu bà cụ lo sợ, lòng bứt rứt không yên, nhưng sau đó càng ngày càng cảm mến đức hạnh của Nhiếp Tiểu Thiện mà tác thành nhân duyên cho con trai mình
1.1.2.2 Nhân vật thần tiên
Loại nhân vật kỳ ảo này cũng xuất hiện tương đối phổ biến trong Liêu
trai Nói đến kiểu nhân vật này, chúng ta hình dung ngay tới những nàng tiên
nữ xinh đẹp không ai sánh kịp và Bồ Tùng Linh khắc họa rất sinh động
Thanh Nga (Thanh Nga), sắc đẹp của nàng khiến cho Hoắc sinh đứng chơi
ngoài cổng, ngó thấy Thanh Nga Trẻ con tuy chưa biết gì chỉ thấy tình yêu rạo rực nổi lên, chạy về đòi mẹ sai người đi làm mai cho mình với Thanh Nga Chỉ qua chi tiết nhỏ ấy cũng đủ để chứng minh cho sắc đẹp hiếm có của
nàng Trong truyện Tây Hồ chúa, nàng công chúa con gái bà chúa Tây Hồ
cũng được tác giả miêu tả vô cùng xinh đẹp, diễm lệ “nàng mặc nhung phục, tuổi độ mười bốn, mười lăm, tóc mướt mình thon, vẻ đẹp hoa ngọc nhị quỳnh
Trang 20cũng không bì kịp” Vẻ đẹp ấy khiến cho bất kì chàng trai nào trên thế gian cũng phải ngây ngất, xiêu lòng Không những vậy, vẻ đẹp của nàng còn quyến rũ hơn gấp bội khi nàng đánh đu mà vô tình Trần lang nhìn thấy công chúa đưa hai cánh tay nõn nà nắm lấy dây đu, chân thì nhún nhảy trên bàn đạp, nhẹ nhàng như chim én bay lượn trên mây Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành ấy hiện lên thông qua đôi mắt Trần lang càng thêm tuyệt diệu,
vẻ đẹp càng diễm lệ khôn cùng Nàng Phấn Điệp (Phấn Điệp) cũng được
miêu tả xinh đẹp vô song: đôi mắt long lanh như làn thu thủy, dáng vẻ ý tình rất mực dễ thương Vẻ đẹp ấy làm cho Dương bổi hổi cả tâm hồn, không kìm được lòng phàm ngay cả khi đang ở nơi tiên giới Có thể khẳng định rằng,
những nàng tiên nữ trong cõi Liêu trai ai ai cũng xinh đẹp tuyệt trần Vẻ đẹp
ấy được đặt vào thế giới của Liêu trai càng thêm lung linh, huyền diệu
Những nàng tiên nữ ấy khiến cho bao nho sĩ phải xiêu lòng, muốn kề vóc ngọc Đó không chỉ là đại diện của nhan sắc, cho tuổi xuân mà còn mang vẻ đẹp tâm hồn thánh thiện, nhân ái, cứu giúp người đời
1.1.3 Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người
Kiểu nhân vật này được nhà văn xây dựng khá phong phú, xuất hiện với tần số lớn: 22/55 lần, chiếm 40% Và các hình tượng mà nhà văn tạo dựng lên đặc biệt thành công, thậm chí có những hình tượng trở thành điển hình
trong Liêu trai chí dị
1.1.3.1 Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là hồ
Hình tượng hồ nữ là một hình tượng điển hình trong Liêu trai chí dị và
Bồ Tùng Linh đã dành nhiều giấy mực để xây dựng Trong tổng số 25 lần xuất hiện của nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người, nhân vật là hồ chiếm tới
15 lần (chiếm 60%), đây là một con số không nhỏ Trước Liêu trai chí dị,
nhân vật hồ đã có cả một lịch sử phát triển trong văn học Trung Hoa Nhưng phải đến Bồ Tùng Linh thì hình tượng này mới có bước đột phá “Hình tượng
Trang 21hồ nữ với nét tính cách mới mẻ, đầy nhân tính của Đường truyền kì đã thực sự được kế thừa và phát huy triệt để ở nhà văn họ Bồ” [3; 165] Có lẽ trong lịch
sử văn học Trung Hoa, chưa có tác giả nào viết về hình tượng hồ ly đặc biệt là
nữ hồ ly nhiều và hay như Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị
Đặc sắc nhất trong các truyện viết về hồ nữ của Liêu trai chính là sự đa
dạng hóa Trong tác phẩm, bên cạnh những nàng hồ hiệp nghĩa, hài hước, ân oán phân minh, còn có cả những nàng hồ giảo hoạt, gian trá, dâm đãng, chuyên quyến rũ, sách nhiễu con người Tuy nhiên, ngòi bút của Bồ tùng Linh tập trung khai thác nhiều nhất những nàng hồ đa tình đa nghĩa, đáng yêu như: Thanh Phượng, Kiều Na, Liên Hương, Phượng Tiên… Những thiên truyện
này có giá trị thẩm mĩ rất cao, và trở thành điểm đột phá của Liêu trai khi viết
về hình tượng hồ nữ
Những hồ nữ hiện lên trước hết ở ngoại hình và ai ai cũng đều xinh
đẹp Trong truyện Kiều Na, nhà văn miêu tả nhân vật này vô cùng xinh đẹp:
cô này lối chừng mười ba, mười bốn tuổi, vẻ hoa lộng lẫy,vóc liễu thướt tha, mùi hương thơm nức Vẻ đẹp ấy làm cho Khổng Tuyết Lạp dù người đang bị cái nhọt đau đớn mà khi nhìn thấy cũng quên cả rên la,tinh thần tự nhiên khỏe khoắn Kiều Na chữa nhọt cho Khổng sinh, phải bóc da khoét thịt, máu tím phun ướt đầm cả giường chiếu mà chàng thèm thuồng gần kề sắc đẹp, cho nên chẳng những không thấy đau đớn lại còn lo công việc mổ sẻ mau xong thì cái khoái mình kề tay ấp không hưởng được lâu Thế mới thấy vẻ đẹp của Kiều
Na làm cho người ta mê đắm dường nào
Những nữ hồ ly không chỉ nghiêng nước nghiêng thành mà còn sống
rất có tình có nghĩa Hồ nữ Liên Hương (Liên Hương) chủ động tìm đến gắn
kết với Tang sinh Nhưng rồi kẻ thứ ba chen vào (nàng ma họ Lý) Trong mối quan hệ tay ba này, Liên Hương không ỷ thế được yêu mà tranh giành người tình, cũng như chuyện gối chăn, ngược lại, nàng còn lo lắng, khuyên răn,
Trang 22kiềm chế Tang sinh Tang đổ bệnh, nàng ân cần chăm sóc, thuốc thang như
vợ hiền Tang sinh được cứu sống, Lý nữ lại mượn được thi thể hoàn dương, kết làm phu thê với Tang sinh Điều này khiến Liên Hương cảm động, nàng quyết tâm thay da đổi cốt, lấy chết làm vui, hẹn mười bốn năm sau gặp lại Tang sinh, nối lại duyên kiếp trước Đây là một câu chuyện tình lãng mạn, tuyệt vời Nàng Liên Hương có thể vì tình yêu mà hy sinh tính mạng, lại vì tình yêu mà cải tử hoàn sinh, khiến cho người ta cảm động vô cùng
1.1.3.2 Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người khác
Cùng với những nhân vật có nguồn gốc là hồ, trong Liêu trai còn có rất
nhiều nhân vật xuất thân có nguồn gốc từ những con vật khác: xuất thân từ
quạ (Trúc Thanh), chim (A Anh, Cáp dị), dế (Xúc chức), hổ (Hướng Cảo), ong (Liên Hoa công chúa), ba ba (Bát đại vương)… Tuy những nhân vật này
chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng lại có những nét đặc trưng nhất định, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc
Có thể thấy rằng dạng hóa thân vào các con vật để thực hiện một công việc nào đó rồi lại quay trở về làm người được nhà văn xây dựng rất thành công Nhân vật bất lực trước hiện thực cuộc sống nên dù chết, oan hồn ấy vẫn không thể siêu thóat được, mà quay trở lại dưới một hình hài khác, thuận tiện hơn để thực hiện ước mong Còn thân xác thực thì như trải qua một giấc
mộng vậy Tiêu biểu như đứa con trai của Thành Danh (Xúc chức) Thành
Danh là một chức dịch trong làng, vì vua Tuyên Đức ham mê chọi dế nên anh
ta phải nộp một con dế chọi Tìm mãi không được con nào, sau nhờ lời chỉ bảo của cô đồng mới tìm được một chú dế cực kỳ to khỏe Cả nhà ăn mừng tin vui ấy nhưng rồi tai họa lại ập đến Đứa con trai lên chín của Thành Danh xem dế, vô tình để dế vọt ra mất, khi chộp lại được thì dế đã gãy cẳng, bẹp bụng, chết ngay tức khắc Thằng bé lo sợ quá, nhảy xuống giếng tự vẫn, trước tai họa của gia đình, oan hồn nó trở thành một con dế Dù con dế vừa ngắn,
Trang 23vừa nhỏ, đỏ đen nham nhở nhưng trong cuộc đấu nào cũng thắng, dâng lên thiên tử cũng rất bằng lòng Nhờ đó mà Thành Danh có ruộng trăm khoảnh, lầu gác nguy ga, trâu dê đầy đàn Viết xong truyện này, tác giả cảm thán mà rằng : “họ Thành vì bọn sâu mọt mà nghèo, vì dế chọi mà giàu, vênh vang áo cừu, ngựa béo, lúc còn bị lính dịch sách nhiễu chắc chẳng dám tưởng đến chuyện như thế” Trong sự kiểm soát gắt gao của nhà Thanh và những hậu quả nặng nề của chính sách “Văn tự ngục”, Bồ Tùng Linh đã mượn ảo để nói thực, mượn ảo để tố cáo hiện thực công lí, mượn mộng để thực hành luật nhân quả Với hình thức kỳ ảo đặc biệt này, nhà văn đã tố cáo, đả kích mạnh mẽ chế độ phong kiến thối nát đương thời Vì một thú vui nhỏ của nhà vua mà biết bao người phải bán vợ đợ con, đầu rơi máu chảy Vì những tên quan tham
mà người dân không bao giờ biết tới công bằng Xã hội đảo điên, thối nát ấy, dưới ngòi bút tài hoa của Bồ Tùng Linh hiện lên chân thực, sống động, mang tính chất lên án, đả kích mạnh mẽ
Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc từ cây cối thường là tinh của các loài hoa,
vì có duyên với người trần mà xuất hiện Những nhân vật này thường có nhan sắc và đa cảm, đa tình Nhưng kết thúc của các câu chuyện này thường không
có hậu vì lòng người tham lam lại không tự biết việc mình làm Thường Đại
Dụng (Cát Cân) vì rất mê hoa mẫu đơn, nên đã đến tận Tào Châu để xem hoa
nở, chàng còn làm đủ một trăm bài tứ tuyệt cùng một đề tài: Mong nhớ mẫu đơn Cát Cân là tinh hoa mẫu đơn, vì cảm tấm lòng ấy mà theo chàng về đất Lạc Sau đó Cát Cân lại đưa Ngọc Bản là em mình về làm vợ em trai Thường Được ba năm, Thường vẫn nghi ngờ tung tích vợ mình, hắn trở lại Tào Châu
và phát hiện vợ mình chính là tinh hoa Chính sự nghi ngờ ấy mà Cát Cân và Ngọc Bản cùng biến mất vì không thể sống chung khi không tin tưởng nhau Nhân vật Cát Cân hiện lên trong câu chuyện không chỉ thông minh, xinh đẹp
Trang 24mà còn nặng tình, nặng nghĩa, không tiếc tấm thân báo đền tấm chân tình để rồi lòng người phụ bạc
Một kiểu nhân vật kỳ ảo nữa trong Liêu trai chí dị là kiểu nhân vật có nguồn gốc từ tranh vẽ Trong truyện Thư sỹ, chàng Lang Ngọc Trụ không
tưởng đến công danh, vàng ngọc mà luôn tin rằng trong sách có vàng thóc, có người đẹp nên ngày ngày chỉ ham đọc sách Một tối đọc sách bỗng thấy một
mĩ nhân cắt bằng lụa mỏng, ép giữa hai trang giấy, Lang thường ngắm nghía bỗng thấy mĩ nhân nhỏm dậy, ngồi trên sách mỉm cười Nàng thong dong bước xuống đất, đứng thẳng lên nghễm nhiên trở thành trang giai nhân tuyệt thế Nàng Nhan Như Ngọc “khai sáng” cho Lang mọi thứ về cuộc đời nhưng cuối cùng cũng vì Lang không giữ được bí mật về nàng mà nàng phải vĩnh viễn biến mất
1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị
Thủ pháp ước lệ tượng trưng cùng với quan niệm thẩm mĩ “dĩ nhược hữu nhược vô vi mĩ” (dường có dường không là đẹp) của Thang Hiển Tổ đã thực sự phát huy tác dụng khi miêu tả ngoại hình của các nhân vật mĩ nhân
trong Liêu trai chí dị Cách miêu tả nhan sắc của các mĩ nhân trong Liêu trai
vẫn tuân theo quan niệm nghệ thuật truyền thống phương Đông, chỉ chấm phá vài nét có tính chất ước lệ chứ không miêu tả chi tiết những nét đẹp của những mĩ nhân ấy “Người ta ít bắt gặp một tác phẩm văn học cổ nào miêu tả
vẻ đẹp của các mĩ nhân một cách trực diện Họ không tả mà gợi bằng phương pháp liên tưởng, đây là phương pháp hữu hiệu để đạt được hiệu quả thẩm mĩ tối đa, người ta có thể tự do tưởng tượng một mĩ nhân của lòng mình” [3;
257] Nhan sắc của các mĩ nhân trong Liêu trai được nét bút tài hoa của nhà văn họ Bồ khắc hoạ: Chương A Đoan (Chương A Đoan) thì “xinh đẹp như tiên”, Lâm Tứ Nương (Lâm Tứ Nương) thì “đẹp quá lắm, tay áo dài ra lối ăn mặc trong cung”, cô Tân thứ mười bốn (Tân thập tứ nương) là một “thiếu nữ
Trang 25trùm vạt áo màu đỏ, nhan sắc cực xinh”, Hoạn Nương (Hoạn Nương) “nét mặt đẹp như tiên”, Phiên Phiên (Phiên Phiên) thì “dung mạo đẹp như tiên”…
Khi miêu tả các mĩ nhân ma, Bồ Tùng Linh thường sử dụng triệt để các
từ ngữ mang tính chất gợi cảm rất đẹp như: “xinh đẹp lộng lẫy”, “đẹp nghiêng nước nghiêng thành”, “đẹp như tiên”, “xinh đẹp không ai bì kịp”, “đầu vú còn son”, “răng ngọc”, “nước bọt thơm”, “cánh tay ngà ngọc”, “eo lưng thon thả”,
“làn thu ba lóng lánh”, “làn da mềm mại”,… được lặp đi lặp lại nhiều lần và
trở thành môtip khi miêu tả nhan sắc các giai nhân trong Liêu trai Những mĩ
nhân ấy không chỉ xinh đẹp mà còn thơm ngát, khiến cho các nho sinh càng thêm say đắm, ngây ngất tâm hồn Tác giả mượn vẻ đẹp hương thơm của hoa, mượn bút pháp tượng trưng để cực tả cái đẹp Nhan sắc của các mĩ nhân ấy làm say đắm khách đa tình ngay từ lần đầu gặp gỡ, khiến cho họ dù biết là
ma, là hồ nhưng vì lưu luyến sắc đẹp vẫn bất chấp tất cả
Đặc biệt, các nhân vật này không được tả trực tiếp mà luôn hiện lên dưới cái nhìn của những chàng nho sinh, cho nên nét duyên dáng, hấp dẫn của những mĩ nhân càng được tăng thêm gấp bội Vẻ đẹp lộng lẫy ấy càng trở nên huyền ảo, mê hồn dưới cái nhìn của những chàng trai đang khao khát yêu đương Nét thanh tú, kiều diễm, tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân của các mĩ nhân càng sống động và quyến rũ và trở thành niềm mơ ước của hết thảy đấng mày râu Bao nhiêu nét tươi trẻ thanh xuân dường như ẩn hiện trong góc mắt đuôi mày, trong miệng cười chúm chím, trong đường nét tạo thành dường như là hư ảo
Ngoại hình của các mĩ nhân trong thế giới kỳ ảo của Liêu trai đều là
những trang tuyệt thế giai nhân, nhan sắc ít ai bì kịp Dù mĩ nhân ma (hồn người sau khi chết) hay là hồ (chồn tinh) đều xinh đẹp, nghiêng nước nghiêng
thành Cách xây dựng ngoại hình của hai loại nhân vật này trong Liêu trai
không có sự khác biệt Bồ Tùng Linh đều sử dụng bút pháp ước lệ tượng
Trang 26trưng để xây dựng và để cho các nhân vật mĩ nhân hiện lên thông qua cái nhìn của những chàng nho sinh si tình để tăng thêm sức hấp dẫn của nét đẹp đầy
nữ tính Nhưng tính cách của hai loại nhân vật kỳ ảo này lại có sự khác biệt rất lớn
Nhân vật mĩ nhân ma dù sống phóng khoáng, chủ động tìm đến, gắn kết với các nho sinh nhưng họ vẫn mang tính cách của con người: đố kị, ghen
ghét, coi trọng danh phận… Nàng Liên Toả (Liên Toả) chỉ vì tự nghĩ mình
vốn dòng thanh bạch, không chịu khuất thân làm vợ một thằng quỷ tôi mọi nên dù đã vĩnh quyết rời bỏ Dương Vô Uý vẫn đến cầu xin sự giúp đỡ, bỏ
mặc cả hổ thẹn Kiều Thu Dung và Nguyễn Tiểu Tạ (Tiểu Tạ) cùng là ma
trong nhà quan Bộ lang họ Khương, thân thiết cùng nhau Khi Đào Vọng Tam đến ở, cả hai cùng vào bếp, chẻ củi, vo gạo, nấu cơm cho Đào Một hôm Đào thấy Tiểu Tạ viết chữ, bèn “ôm Tiểu Tạ vào lòng, cầm lấy tay mà dạy viết chữ Thu Dung bất chợt từ ngoài vào, biến sắc mặt có vẻ như ghen tức” Đào phải dạy Thu Dung viết chữ, lúc ấy mới nở nang mày mặt Có lần Đào buột miệng khen chữ viết của Tiểu Tạ, thế là Thu Dung xấu hổ, tủi thân quá, nước mắt ròng ròng chàng phải khuyên nhủ mãi mới nguôi Khi Thu Dung nhập hồn vào xác của con gái họ Hác, về với Đào sinh, hai người hỉ hả ngồi cùng nhau nhắc lại chuyện cũ Bỗng nghe tiếng khóc hu hu, thì ra Tiểu Tạ đang tủi thân ngồi khóc trong bóng tối Đêm đến, khi Đào vào buồng vợ thì Tiểu Tạ lại khóc lóc thê thảm, làm cho hai vợ chồng sáu bảy ngày không làm lễ hợp cẩn được Nếu trước khi Đào sinh xuất hiện, Thu Dung và Tiểu Tạ thân thiết cùng nhau thì sau khi Đào sinh đến ở nhà quan Bộ lang, quan hệ của hai nàng đã có
sự đố kị, ganh ghét lẫn nhau Một trong hai người được ưu ái hơn thì người kia lập tức so bì, ghen tị Rõ ràng họ đã vượt qua được ranh giới của xã hội phong kiến, dám tìm đến và tự nguyện gắn kết với Đào sinh, nhưng trong thâm tâm của họ vẫn luôn luôn hiện hữu những tính cách của con người Họ
Trang 27không chấp nhận một người hơn mình, họ ích kỉ, tranh giành lẫn nhau dù người mà họ tranh giành thân thiết đến đâu đi chăng nữa
Nhân vật hồ nữ lại khác biệt hoàn toàn với mĩ nhân ma, họ sống phóng khoáng, hết mình, những điều con người coi trọng thì với họ lại nhẹ tựa lông hồng Hồ nữ có ý thức tự ngã rất mạnh, không hề ỷ lại mà rất tự chủ, tự tin ở chính bản thân mình Họ chẳng những khắc phục được tâm lí tự ti, thiếu dũng cảm mà còn dám khẳng định mình, dám làm những việc trái với luân thường, đạo lí phong kiến, dám đương đầu với số phận, dám theo đuổi tự do yêu đương mà không cần danh phận Những nữ hồ ly luôn chủ động tìm đến, gắn kết với những nho sinh để đi tìm tình yêu và hạnh phúc Nàng Liên Hương
(Liên Hương) tự nguyện tìm đến, gắn kết với Tang sinh Khi Tang sinh yêu
đương hồn ma họ Lý, nàng cố gắng khuyên can: nếu chàng còn mê sắc đẹp không sớm tuyệt đi thì đường xuống âm ti gần lắm Nhưng Tang sinh nghĩ nàng chỉ ghen tuông mà nói vậy nên không nghe, mà chỉ vờ đồng ý, khi nàng
đi rồi lại đầu ấp tay gối với Lý Nàng biết chuyện, đoán trước được Tang sinh không dứt tình sẽ mắc âm khí nặng nề mà sinh bệnh, bèn đi hái thuốc để chữa trị cho chàng Ngược lại hoàn toàn với Liên Hương, nàng ma họ Lý chỉ nghĩ đến ái ân với Tang sinh mà không nghĩ mình sẽ gieo hoạ cho chàng Không những vậy, Lý còn ích kỉ, đặt điều nói xấu Liên Hương, tìm cách chiếm Tang sinh là của riêng mình Đến khi chàng sinh bệnh trầm trọng, nằm liệt trên giường, không dậy được nữa thì lại bỏ đi, để mặc Tang sinh Lúc ấy Tang mới nhớ đến Liên Hương, mong nàng trở lại “như bác nông phu trông đợi mùa lúa chín vậy” Liên Hương trở lại, giáp mặt với họ Lý mà đối chất, Lý mới cúi đầu tạ tội, khóc vùi, xin nàng cứu giúp Liên Hương đại nghĩa, hết sức thuốc thang, săn sóc cho Tang, trải ba tháng chàng mới lành mạnh như cũ Khi Lý tái sinh vào con gái nhà họ Chương, nàng giúp Tang sinh cưới vợ chu tất đến ngày chàng đi đón dâu, khi đi nhà chỉ xếp đặt xoàng xĩnh, thế mà bận về, từ
Trang 28ngoài cổng vào đến trong nhà đều trải đệm nhung, trăm nghìn đèn lồng treo la liệt như dệt Liên Hương còn lấy cái chết làm vui để đầu thai, làm vợ Tang sinh Bồ Tùng Linh đã xây dựng hình ảnh hồ nữ Liên Hương không chỉ đại diện cho vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân mà còn xây dựng tính cách nàng đầy phóng khoáng, đại nghĩa, không đố kị, ghen tuông như thói thường tình Chính nhân tố đặc biệt ấy trong tính cách của các hồ nữ đã tạo nên sự khác
biệt đến đối lập so với các mĩ nhân ma trong Liêu trai chí dị
Những nhân vật này luôn hành động đầy nghĩa khí Với kẻ gian tham thì không khoan nhượng, với người trượng nghĩa thì yêu quý, trân trọng Mao
hồ trong truyện cùng tên đã tìm đến với họ Mã nhưng khi biết bản chất của
Mã, Mao hồ đã rời bỏ và trừng phạt Mã Mã đã nghèo hèn lại lấy phải cô vợ lưng gù bụng ỏng, cổ rụt như cổ rùa, trông xuống bàn chân to lớn phát sợ Cùng với đó, các nhân vật này cũng rất tình nghĩa với người quân tử Phong tam nương trong truyện cùng tên, vì cảm mến sắc đẹp của cô Mười Một họ Phạm mà hết lòng giúp cho cô Mười Một nên duyên với Mạnh An Nhân, sau này giúp cho hai người có cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc Những hành động
ân nghĩa ấy, không phải con người ai cũng làm được Qua đó ta càng thấy được ngòi bút nhân văn cao cả của Bồ Tùng Linh
Tiểu kết
Thế giới nhân vật trong Liêu trai không chỉ phong phú mà còn kỳ dị, lạ
lùng Mỗi nhân vật như một tế bào nhỏ trong cả thế giới ấy Ở đó, Bồ Tùng Linh đã thực sự có được sự cách tân làm nên bước đột phá, và tạo ra những hình tượng nhân vật đạt đến điển hình Yếu tố kỳ ảo chính là chất keo dính, là dòng máu nuôi dưỡng, tạo nên sự thanh xuân vĩnh viễn của thế giới nhân vật
thực mà ảo, ảo mà thực của cõi Liêu trai Chính điều này dã tạo nên sức hấp
dẫn sống mãi cùng thời gian của thế giới nhân vật đặc biệt này Thông qua thế giới nhân vật, với mối quan hệ chồng chéo, đa tầng, Bồ Tùng Linh đã phát
Trang 29hiện ra những mâu thuẫn gay gắt mang tính giai cấp, tính đạo đức, tính thời đại, tính thẩm mĩ Kiểu nhân vật được nhà văn lựa chọn là đại diện cho những loại người khác nhau trong xã hội cùng tồn tại trong sự đối xứng, so sánh, quy
chiếu lẫn nhau Phải chăng thế giới nhân vật thực mà ảo, ảo mà thực của Liêu
trai là cuộc sống trong đường biên nhoè hoá giữa thực và giả, đẹp và xấu,
thiện và ác… một cuộc sống Liêu trai đang tồn tại và sẽ mãi tồn tại trong
cuộc đời này
Trang 30Chương 2 THỜI GIAN KỲ ẢO VÀ KHÔNG GIAN KỲ ẢO
TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH
2.1 Thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
Có nhiều cách phân chia thời gian nghệ thuật của tác phẩm, song chúng tôi chọn cách phân chia của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung trong cuốn chuyên
luận dài hơi “Thế giới nhân vật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh”, chia
thành hai loại: thời gian tự nhiên và thời gian siêu nhiên Trong đó thời gian
tự nhiên bao gồm: thời gian lễ tết, thời gian đêm tối, thời gian đời người; thời gian siêu nhiên lại được phân chia theo hai kiểu: thời gian âm phủ và thời gian cõi tiên Thời gian tự nhiên là thời gian mang tính khách quan, trong đó cuộc sống và con người có thể nhận biết thông qua thước đo như lịch, đồng hồ, ngày, đêm Còn thời gian siêu nhiên là những dạng thời gian mang đậm tính chủ quan của nhà văn, nhằm tạo ra một cõi vĩnh viễn và tự do, giải thoát thế giới khỏi trần tục
Trong khóa luận này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu kiểu thời gian thứ hai
trong Liêu trai chí dị, đó là thời gian siêu nhiên Qua đó giúp bạn đọc thấy được yếu tố kỳ ảo trong thời gian nghệ thuật của Liêu trai cũng như tài năng
của tác giả họ Bồ khi xây dựng thế giới nghệ thuật trong đoản thiên tiểu thuyết này
2.1.1 Các kiểu thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị
“Hình tượng thời gian trong Liêu trai chí dị bị chi phối bởi yếu tố kỳ ảo
để tạo nên một kiểu thời gian mang đậm chất Liêu trai, của riêng cõi Liêu
trai” [3;230] Chúng tôi khảo sát thời gian kỳ ảo trong các truyện của Liêu trai chí dị và thu được kết quả sau:
Trang 31STT Kiểu thời gian kỳ ảo Số lần xuất hiện
Thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị cũng rất phong phú Trong một
truyện, nhà văn không chỉ xây dựng một kiểu thời gian mà ông đan xen nhiều
kiểu thời gian khác nhau để tạo nên sự độc đáo của Liêu trai Thời gian cõi
âm, cõi tiên, cõi mộng còn gắn với thời gian đêm tối và thời gian sinh mệnh, tạo nên gam màu chủ đạo trong toàn bộ tác phẩm
2.1.1.1 Thời gian cõi âm
Theo quan niệm dân gian, con người sau khi chết sẽ xuống âm phủ, người cai quản địa ngục thường gọi là Diêm vương Những hồn ma sau khi xuống âm phủ cũng có cuộc sống giống như trên dương thế, cho nên mọi hoạt động, việc làm của những hồn ma ấy cũng giống như con người còn đang sống vậy Chỉ có điều những hồn ma sau khi kết thúc cuộc sống ở trần gian, xuống chốn cửu trùng thì không già đi mà giữ nguyên tuổi tác, hình hài cho đến lúc đầu thai sang kiếp khác Do vậy thời gian cõi âm không gắn với tuổi tác của những hồn ma mà chủ yếu được tái hiện thông qua các sự kiện hay sự luân chuyển của kiếp người
Trong Liêu trai chí dị, thời gian cõi âm gắn với công đường, với xét xử
những tội ác mà con người gây ra trên dương thế, đồng thời cho các hồn ma
tốt đầu thai (Lý Bá Ngôn, Tục hoàng lương ) Trong chuyện “Nối giấc kê
vàng” (Tục hoàng lương) kể về ông Cử họ Tăng, người Phúc Kiến vì thói
huênh hoang, tự đắc, mới đỗ ông nghè mà đã nghiễm nhiên tin chắc mình trở thành tể tướng Khi vào chùa trú mưa,Tăng mệt mỏi ngả mình lên giường mà ngủ Trong mơ hắn được làm tể tướng, quyền cao chức trọng, tham lam vô
Trang 32độ, cuối cùng bị bọn cướp giết chết Hồn Tăng bị quỷ sứ lôi xuống gặp Diêm vương Diêm vương xét tội trạng của Tăng, bỏ vào vạc dầu Tăng bị ném vào
vạc dầu, đau đớn muốn chết mà không chết cho phỏng chừng xong bữa ăn,
quỷ mới cầm cây nĩa lớn khều Tăng đem ra ngoài Sau đó Tăng vì cậy thế hiếp người, bị phạt núi đao phanh thây, xé xác Tăng bị mũi đao nhọn đâm
thẳng vào bụng, đau đớn không sao tả hết Giây lát, vì thân thể nặng nề,
thành ra lỗ đao đâm dần khoét rộng, rồi mới rơi xuống đất Lúc sống Tăng cướp đoạt của cải, lúc chết, những vàng bạc ấy được cho vào nồi gang, chất lửa mà nấu cho hóa ra nước rồi bắt phải uống Công việc bắt uống vàng bạc
tới nửa ngày mới xong Sau khi xét xử xong những tội trạng ấy Tăng được
cho đi chuyển sinh làm con gái kẻ ăn mày Rõ ràng, thời gian trong cõi âm được nhà văn đề cập đến tương đối nhiều và rất cụ thể, chi tiết Người đọc dường như thấy được nhịp sống nơi cõi âm cũng có thể đo đếm được bằng thời gian
Thời gian cõi âm còn là thời gian gặp gỡ, đoàn tụ của những mối tình
đắm say mà trên dương thế họ không thực hiện được Trong truyện Liên
Thành, Kiều sinh cảm mến sắc đẹp của Liên Thành, ngày đêm tương tư,
mong nhớ đến mỏi mòn, thậm chí dám cắt thịt ở ngực mình làm thuốc chữa bệnh cho nàng Nhưng cha Liên Thành vì ham tiền hứa gả con cho người buôn muối là Vương Hóa Thành nên nhất quyết chia cắt đôi uyên ương Liên Thành chết, Kiều Sinh cũng chết theo Trên dương thế họ không nên vợ nên
chồng, chính âm phủ là nơi kết duyên của họ Trong truyện Cầm Sắt, chàng
Vương sinh vì uất ức mà muốn chết, xuống âm phủ cũng gặp được tiên nữ Cầm Sắt rồi nên duyên ở chính chốn âm phủ mịt mù bóng tối Như vậy, thời gian ở đây được nhà văn đo bằng những cuộc gặp gỡ, đoàn tụ của những con người sau cõi nhân gian Đến âm phủ không còn là nơi rùng rợn, hãi hùng của
Trang 33những đòn tra khảo tội trạng mà hé mở một thế giới khác, nơi có bạn bè cầm sắt nên duyên
Thời gian cõi âm là kiểu thời gian đặc biệt, vì vậy tác giả cũng sử dụng những thước đo đặc biệt để đo thời gian ấy Mặc dù thời gian này không phải
là loại thời gian siêu nhiên được Bồ Tùng Linh sử sụng nhiều nhất (12/78 truyện) nhưng rõ ràng nó đã chiếm vị chí quan trọng tạo nên sự hấp dẫn đặc
biệt của Liêu trai Bởi Liêu trai là thế giới của thực ảo lẫn lộn, thế giới của
những mỹ nhân ma huyền bí và đầy sức hấp dẫn với bạn đọc
2.1.1.2 Thời gian cõi tiên
Thời gian cõi tiên là một kiểu thời gian kỳ ảo đặc trưng trong Liêu trai
chí dị Trong Liêu trai, cõi tiên xuất hiện 14/78 truyện (≈ 17,9%) đưa người
đọc đến với thế giới bồng lai tiên cảnh Thời gian cõi tiên “đậm chất kỳ ảo, trái ngược hẳn với cõi trần” [3;240], là thời khắc giúp nhân vật trong tác phẩm du hành vào thế giới bồng bềnh mây trắng, thế giới của những nàng tiên
nữ xinh đẹp tuyệt trần
Thời gian ở cõi tiên là khoảng thời gian khác xa với thực tại, có sự chênh lệch rất lớn so với thời gian ở trần thế Sở dĩ có sự chênh lệch ấy là do xuất phát từ quan niệm một ngày ở cõi tiên bằng nhiều năm ở cõi trần Rất
nhiều truyện trong Liêu trai chí dị tác giả đã đề cập đến thời gian ấy: An Đại Nghiệp (Vân la công chúa ) lấy vợ là công chúa trên trời, một hôm nàng bỗng
từ biệt chàng để về thăm nhà, “hỏi bao giờ trở lại? Nàng đáp lại ba ngày Đến
kỳ hẹn, không thấy nàng về Hơn một năm bặt luôn tin tức” Khi nàng quay lại, An trách nàng lỗi hẹn, nàng đáp trên trời mới có hai ngày rưỡi đó thôi
Dương Viết Đán (Phấn Điệp) giong buồm giữa biển khơi, gặp sóng lớn lạc
vào đảo lạ, ở đó có mấy ngày mà khi trở về thì đã vắng nhà mười lăm năm
trường Trần Sinh (Tây Hồ Chúa) bị đắm thuyền ở hồ Động Đình, vì trước
đó cứu giúp bà chúa Tây Hồ nên được đền ơn, cho lấy công chúa Chàng ở
Trang 34mấy hôm, rồi viết thư về nhà, “sai thằng tiểu đồng đưa về trước, cho gia nhân
yên lòng Chẳng dè mấy ngày thần tiên là hàng năm cõi trần Nhà chàng từ
khi nghe tin đắm thuyền ở hồ Động Đình, vợ con xô gai để tang đã hơn một năm rồi ” Trong rất nhiều truyện khác, Bồ Tùng Linh cũng đã nhắc đến thời
gian cõi tiên đầy huyền bí Với thời gian ấy, người đọc không chỉ lạc vào thế giới thần tiên mà còn thấy được dấu ấn tư tưởng Lão-Trang trong quan niệm nghệ thuật của Bồ Tùng Linh
Nhắc đến thời gian cõi tiên trong Liêu trai chí dị, là nhắc tới những câu
chuyện tình giữa các nàng tiên nữ xinh đẹp với các chàng thư sinh nho nhã chốn trần gian Trong phần lớn các câu chuyện người - tiên, ta đều thấy thời gian ngưng đọng rất rõ ràng Đó là những khoảnh khắc tuyệt vời, con người dường như quên hết mọi ưu phiền nơi trần thế, để đến với chốn bồng lai tiên cảnh, vui thú với người đẹp trong nhung lụa Chàng Dương Viết Đán vì “gặp gió bão, thuyền sắp đắm, chàng vội nhảy sang cái thuyền không vừa dạt tới Gió thổi càng dữ, chàng cứ nhắm mắt mặc cho đến đâu thì đến” Rõ ràng, đứng trước ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, chàng Dương không khỏi lo sợ Nhưng giây phút trước chàng còn phó mặc số mạng cho biển cả thì giây phút sau chàng đã lạc bước đến cõi tiên, được ăn những món
ăn lạ mà Dương chưa hề biết đến, được ngắm những cảnh sắc ngoạn mục bởi nơi ấy mùa hè không nắng nhiều, mùa đông không rét lắm, hoa nở liên tiếp bốn mùa Vừa trải qua ranh giới mong manh, giữa sống và chết, lòng người ắt hẳn còn rất hoang mang Vậy mà đến chốn thần tiên, con người quên hết thực tại, không còn suy nghĩ về sự sống cái chết, cơm ăn, áo mặc Bởi chốn thần tiên đã có thành quách, chăn ấm nệm êm, kẻ hầu người hạ Cả ngày Dương chỉ gảy đàn, thưởng rượu, chơi hoa Đến tối lại có nàng tiên nữ đôi mắt long lanh như làn thu thủy, dáng vẻ ý tình rất mực dễ thương Cũng chính trong