Các kiểu không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong liêu trai chí dị của bồ tùng linh (Trang 46 - 51)

7. Bố cục khoá luận

2.2.1. Các kiểu không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng trong Liêu trai chí dị xuất hiện hai kiểu không gian ảo chính: không gian cõi tiên và không gian âm phủ. Nếu không gian thực là nền để xuất hiện không gian ảo, là cơ sở bước vào không gian ảo thì với không gian ảo, mộng chính là chất xúc tác để không gian ảo thăng hoa, mờ đi trong biên giới tột cùng của nó.

2.2.1.1. Không gian cõi tiên

Không gian cõi tiên là một không gian vô cùng đẹp đẽ, hiện ra trong giấc mơ tiên của con người về một thế giới hoàn mĩ. Thế giới ấy không có những đau khổ đoạ đầy nơi trần thế, thời gian như đọng lại, tuổi thọ được kéo dài vô tận. Thế giới ấy ngập tràn ánh sáng, với cung điện lưu ly rực rỡ, với mùa xuân tình yêu bất diệt và nhất là không có đẳng cấp, ngôi thứ với trật tự nhiệt ngã của Nho giáo.

Thế giới cõi tiên trong Liêu trai là một thế giới lung linh, rực rỡ, được tác giả miêu tả kĩ lưỡng, tỉ mỉ. Người đọc như bước vào một thế giới vừa quen, vừa lạ. Quen bởi nơi đó cũng có con người với những sinh hoạt khác nhau, lạ bởi thế giới đó đẹp đẽ quá, choáng ngợp trong ánh sáng, hương vị, màu sắc, âm thanh… cùng những điều kì thú mà trên trần gian không thể nào có được. Trong truyện Bạch Vu Ngọc, khi Ngô Thanh Am được lên cõi tiên, chàng vô cùng kinh ngạc trước cảnh sắc tuyệt vời của chốn thần tiên: chàng nhìn phong cảnh trước mắt, chỗ nào cũng lạ lùng tốt đẹp, khác hẳn thế gian. Tiểu đồng dẫn chàng vào cung Quảng Hàn, bậc thềm đều lát bằng thuỷ tinh, người bước lên trên như đi trên tấm gương. Hàng hai bên cây quế cao ngất và ôm lấy nhau, mùi hoa theo gió thơm phức. Trong cung san sát những toà nhà, trổ cửa sơn đỏ, thấp thoáng bóng mĩ nhân ra vào, người nào người ấy xinh đẹp lạ thường, thế gian không ai bì kịp. Rõ ràng chốn thần tiên ấy chính là nơi hội tụ của những gì đẹp đẽ nhất trên thế gian, tạo thành thế giới của ánh sáng,

của màu sắc, của sự giàu có khiến cho người trần thế choáng ngợp như trông vào ảo ảnh.

Ngay cả những sinh hoạt ở chốn tiên giới cũng khác hẳn so với trần gian. Cũng trong truyện Bạch Vu Ngọc, Ngô sinh đến với cõi tiên và được tận hưởng cuộc sống như một bậc đế vương ngay nơi cung gấm: các tiên nữ bưng trà thơm ngát ra dùng, bôn tẩu hầu rượu chung quanh. Đến nỗi mới thấy trên lưng hơi ngứa, tức thời mĩ nhân thò tay vào áo mân mê gãi giùm. Chàng thấy tấm thân khoan khoái lạ thường. Các tiên nữ vừa ca vừa múa, có người thổi tiêu sáo hoạ theo, cô nào cũng xinh đẹp khiến Ngô sinh mê mẩn tâm thần, đến nỗi khi cho phép chọn một cô mà lúng túng không biết chọn người đẹp nào. Dù trong lòng Ngô Tử Am đã có Cát tiểu thư là người có nhan sắc xa gần đều biết, vẫn phải thừa nhận rằng sở kiến bấy lâu vẫn còn hẹp hòi lắm. Không gian ấy, những sinh hoạt ấy đối lập hoàn toàn với không gian thực của Ngô sinh,: căn nhà hoang vắng, rách nát, đến chỗ nằm cũng chuột phá lung tung còn công danh và người đẹp thì không biết bao giờ mới có.

Qua sự đối lập đó mới thấy được không gian cõi tiên chính là ước mơ, là hiện ảnh của những khát thèm nằm sâu trong vô thức của con người: đó là những nhu cầu về đời sống bản năng, là ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cả về vật chất và tinh thần. Thế giới ấy là ước mơ, khát vọng, tiếng gọi đầy hấp dẫn với các nho sinh – những con người vốn đã quen bó mình trong khuôn khổ cứng nhắc, khô khan của những triết lí cùng những quy tắc của Nho gia nhưng cũng hơn ai hết là những người khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Đến với Liêu trai, những nho sinh được sống cuộc sống đích thực mà họ mong muốn. Không mưu cầu sự bình yên cho tâm hồn hay sự giải thoát thanh cao nào cả, họ mượn giấc mộng là đôi cánh để đến với những giấc mơ tiên, tạm quên đi cuộc sống đau khổ, hà khắc chốn dương thế.

Cùng sử dụng yếu tố kỳ ảo để xây dựng không gian tiên cảnh song không gian cõi tiên trong Liêu trai chí dị gần gũi với con người hơn không gian cõi tiên trong truyện cổ tích. Cõi trần xưa kia Từ Thức ghét bỏ, chàng lạc lối vào cõi tiên mà lòng phàm không dứt, cứ quẩn quanh giữa tiên - thực để rồi khi tỉnh ngộ quay về thì cõi trần không đón nhận chàng nữa. Chàng bị bỏ rơi giữa vòng quay vô thường của tạo hoá. La Tử Phù (Phiên Phiên) lại khác. Bị ghét bỏ, Tử Phù lạc vào cõi tiên song khi trở về, chàng vẫn được chấp nhận, được chào đón trong niềm vui mừng của cả nhà. Tuy không gian tiên cảnh gần gũi với con người nhưng cõi tiên và cõi thực vẫn không phải là một. Đó là hiện thực nghiệt ngã khiến cho cõi tiên vẫn là niềm mơ ước, là sự hoài vọng khôn nguôi của con người. Hai cõi không gian đó không thể đi lại tuỳ tiện được, vì vậy khi Tử Phù nhớ đến nàng tiên nữ Phiên Phiên, dắt con lại thăm, chỉ thấy lá vàng lấp lối, cửa động mây phủ chẳng biết đường nào. Cái gạt nước mắt quay đầu của sinh chính là tiếng thở dài của con người cho những ước vọng không thành mà thôi.

2.2.1.2. Không gian địa phủ

Nếu không gian tiên cảnh là ước mơ về tình yêu và hạnh phúc, về cuộc sống sung sướng thoát khỏi những âu lo thường nhật của một kiếp người, thì không gian địa phủ lại là khát vọng về công lí, về lẽ công bằng trong xã hội nhiều bất công.

Không gian địa phủ là thế giới của những người đã chết, trong quan niệm và trí tưởng tượng của con người, đó là miền đất lạnh lẽo, đầy tử khí với những oan hồn và những hình phạt thảm khốc cho kẻ có tội ở mười tám tầng địa ngục. Nhưng trong thế giới của Liêu trai, địa phủ vẫn dành không gian

cho những người sống lương thiện và vẫn có mối quan hệ với cõi trần. Đến với không gian địa phủ của Liêu trai, người đọc có cảm nhận rằng con người ta thác đi chỉ là sống ở một cõi khác mà thôi. Chính điều này khiến cho địa

phủ trong Liêu trai ấm áp sự sống, khác xa so với quan niệm của dân gian. Cõi tiên đã gần gũi với cõi trần, địa phủ còn gần hơn nữa với những con người cùng lối sống, sinh hoạt, mà thực chất đó là cõi trần được phản ánh thông qua lăng kính của người nghệ sĩ. Qua sự khúc xạ của lăng kính đó, thế giới cõi trần được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, tạo nên môt chỉnh thể toàn vẹn, đa chiều trong cảm quan và đánh giá của người đọc.

Thế giới địa phủ trong Liêu trai hiện lên trước hết ở hệ thống quan lại, nha dịch mà đứng đầu là Diêm vương (Công Tôn cửu nương, Lý Bá Ngôn, Tục hoàng lương…). Bộ máy thống trị ấy cai quản chốn cửu u, xét xử những

linh hồn đã gây tội ác trên dương thế, giúp những linh hồn vô tội đầu thai. Đó cũng thể hiện một phần ước mơ công lí của nhân dân, bởi trên cõi trần không có sự công bằng nên các nhân vật của Liêu trai phải xuống âm ti để tìm lẽ

công bằng ấy. Trong Tục hoàng lương, Tăng sinh vì gây nhiều tội ác trên trần gian nên xuống âm phủ bị trừng trị thích đáng: vì dối trên lừa dưới phạt tội “nướng”, vì tham lam vàng bạc nên phạt phải uống hết những vàng bạc ấy… Trong Lý Bá Ngôn, khi Lý sinh được mời xuống âm phủ làm Diêm vương, Lý vẫn vướng mắc chút tư tình khiến cho ngọn lửa nơi công đường bùng bùng bốc cháy, muốn thiêu trụi nhà cửa. Lý vô cùng hoảng sợ, người nha dịch phải ghé tai nói thầm: âm ty không phải như dương thế, không thể có chút tư tình, xin ông bỏ ngay ý ấy thì ngọn lửa sẽ tự tắt. Bồ Tùng Linh viết xong câu chuyện này, cảm khái mà rằng: Hình phạt dưới âm ty còn thảm độc hơn trên dương thế, khiển trách cũng nặng nề hơn, nhưng không ai can thiệp, xin xỏ được nên có chịu hình phạt thảm khốc cũng không hờn oán. Ai dám nói mộ huyệt không có ánh sáng mặt trời? Ta chỉ hờn không có ngọn lửa nào thiêu đốt sảnh đường trị dân nơi dương thế mà thôi.

Dù không phải cứ Diêm vương thì chấp pháp nghiêm minh, nhưng cuối cùng phần thắng bao giờ cũng thuộc về cái tốt, cái thiện, công lí là ở chính

nghĩa. Nghị án phải dựa trên luật pháp chứ không phải dựa trên quyền hay tiền. Vì thế, không gian địa phủ dẫu hãi hùng, khinh hoàng với những hình phạt tàn khốc, nhưng ngọn lửa công tâm vẫn còn sức hấp dẫn, vẫn khiến cho kẻ có tội phải tâm phục khẩu phục, vẫn là mơ ước của con người lương thiện trong một xã hội luôn bị đoạ đầy bởi cái xấu và cái ác.

Không gian địa phủ còn được mở ra với những sinh hoạt đời thường và là nơi gặp gỡ, nên duyên của các hồn ma hay những chuyện tình người – ma. Đến với Liêu trai, người đọc không có cảm giác rợn ngợp khi bước xuống cõi âm, thậm chí còn cảm thấy gần gũi với cuộc sống chốn âm ti. Trong Thuỷ mảng thảo, Chúc sinh vì bị Khấu tam nương hại chết, khi xuống âm phủ

chàng cũng không cho Khấu tam nương đi đầu thai khiếp khác, bắt nàng phải làm vợ mình. Hai vợ chồng tâm đầu ý hợp, cũng không có chi khổ sở. Khi Chúc sinh chết, để lại đứa con vừa đầy năm cho mẹ già. Bà cụ nhớ con, thương cháu, gào khóc thảm thiết. Chúc thấy vậy đau lòng liền cùng vợ trở về hầu hạ mẹ. Rõ ràng cõi âm và cõi trần trong Liêu trai không còn cách biệt,

người sống và những hồn ma vẫn nói chuyện, chăm sóc được cho nhau. Ranh giới giữa hai không gian cách biệt hoàn toàn dường như bị xoá mờ, hai thế giới như hoà chung. Cảm nhận của con người về những hồn ma cũng thay đổi, không còn sợ hãi, cách biệt mà gần gũi, thân thương như người sống vậy. Không gian cõi âm hiện lên dưới ngòi bút tài hoa của Bồ Tùng Linh không khác gì so với không gian trần thế. Người đọc cảm nhận thế giới âm phủ không còn quá hãi hùng, khiếp sợ. Âm và dương là những thế giới không thể đi lại thường xuyên, giao hoà với nhau, nhưng tuyệt nhiên không phải là những không gian biệt lập, tuyệt đối không bước qua được. Thậm chí cõi âm còn là điểm gặp gỡ, đoàn tụ của những số kiếp lênh đênh, chịu nhiều thiệt thòi, oan khuất trên trần gian.

Bên cạnh những hoạt động sinh hoạt giống con người trên trần gian,

Liêu trai còn khắc hoạ không gian địa phủ qua những hình ảnh, hoạt động đặc

trưng nhất. Trong Cầm Sắt, nàng tiên nữ Cầm Sắt thu dưỡng các oan hồn

không nơi nương tựa. Không gian ấy khiến cho bất kì ai cũng phải rùng mình: “Thấy một cái cổng lớn có chữ đề Vườn cứu tế kẻ cô độc. Vào thấy nhà cửa ngang dọc linh tinh, hôi thối nồng nặc. Ma quỷ trong vườn thấy ánh đèn xúm lại, toàn là những thân hình đứt đầu, cụt cẳng, thảm thương quá không nỡ nhìn. Quay ra định đi tiếp lại thấy hàng dãy xác nằm dưới chân tường, máu thịt tơi tả, nhầy nhụa”. Những mảng màu khác nhau của không gian âm phủ được miêu tả cho thấy cái nhìn từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau của

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong liêu trai chí dị của bồ tùng linh (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)