Các kiểu thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong liêu trai chí dị của bồ tùng linh (Trang 30 - 37)

7. Bố cục khoá luận

2.1.1. Các kiểu thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị

“Hình tượng thời gian trong Liêu trai chí dị bị chi phối bởi yếu tố kỳ ảo để tạo nên một kiểu thời gian mang đậm chất Liêu trai, của riêng cõi Liêu trai” [3;230]. Chúng tôi khảo sát thời gian kỳ ảo trong các truyện của Liêu trai chí dị và thu được kết quả sau:

STT Kiểu thời gian kỳ ảo Số lần xuất hiện

1 Thời gian cõi âm 12

2 Thời gian cõi tiên 15

3 Thời gian mộng 24

Thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị cũng rất phong phú. Trong một truyện, nhà văn không chỉ xây dựng một kiểu thời gian mà ông đan xen nhiều kiểu thời gian khác nhau để tạo nên sự độc đáo của Liêu trai. Thời gian cõi

âm, cõi tiên, cõi mộng còn gắn với thời gian đêm tối và thời gian sinh mệnh, tạo nên gam màu chủ đạo trong toàn bộ tác phẩm.

2.1.1.1. Thời gian cõi âm

Theo quan niệm dân gian, con người sau khi chết sẽ xuống âm phủ, người cai quản địa ngục thường gọi là Diêm vương. Những hồn ma sau khi xuống âm phủ cũng có cuộc sống giống như trên dương thế, cho nên mọi hoạt động, việc làm của những hồn ma ấy cũng giống như con người còn đang sống vậy. Chỉ có điều những hồn ma sau khi kết thúc cuộc sống ở trần gian, xuống chốn cửu trùng thì không già đi mà giữ nguyên tuổi tác, hình hài cho đến lúc đầu thai sang kiếp khác. Do vậy thời gian cõi âm không gắn với tuổi tác của những hồn ma mà chủ yếu được tái hiện thông qua các sự kiện hay sự luân chuyển của kiếp người.

Trong Liêu trai chí dị, thời gian cõi âm gắn với công đường, với xét xử những tội ác mà con người gây ra trên dương thế, đồng thời cho các hồn ma tốt đầu thai (Lý Bá Ngôn, Tục hoàng lương...). Trong chuyện “Nối giấc kê vàng” (Tục hoàng lương) kể về ông Cử họ Tăng, người Phúc Kiến vì thói

huênh hoang, tự đắc, mới đỗ ông nghè mà đã nghiễm nhiên tin chắc mình trở thành tể tướng. Khi vào chùa trú mưa,Tăng mệt mỏi ngả mình lên giường mà ngủ. Trong mơ hắn được làm tể tướng, quyền cao chức trọng, tham lam vô

độ, cuối cùng bị bọn cướp giết chết. Hồn Tăng bị quỷ sứ lôi xuống gặp Diêm vương. Diêm vương xét tội trạng của Tăng, bỏ vào vạc dầu. Tăng bị ném vào vạc dầu, đau đớn muốn chết mà không chết cho phỏng chừng xong bữa ăn, quỷ mới cầm cây nĩa lớn khều Tăng đem ra ngoài. Sau đó Tăng vì cậy thế hiếp người, bị phạt núi đao phanh thây, xé xác. Tăng bị mũi đao nhọn đâm thẳng vào bụng, đau đớn không sao tả hết. Giây lát, vì thân thể nặng nề,

thành ra lỗ đao đâm dần khoét rộng, rồi mới rơi xuống đất. Lúc sống Tăng cướp đoạt của cải, lúc chết, những vàng bạc ấy được cho vào nồi gang, chất lửa mà nấu cho hóa ra nước rồi bắt phải uống. Công việc bắt uống vàng bạc tới nửa ngày mới xong. Sau khi xét xử xong những tội trạng ấy. Tăng được

cho đi chuyển sinh làm con gái kẻ ăn mày. Rõ ràng, thời gian trong cõi âm được nhà văn đề cập đến tương đối nhiều và rất cụ thể, chi tiết. Người đọc dường như thấy được nhịp sống nơi cõi âm cũng có thể đo đếm được bằng thời gian.

Thời gian cõi âm còn là thời gian gặp gỡ, đoàn tụ của những mối tình đắm say mà trên dương thế họ không thực hiện được. Trong truyện Liên Thành, Kiều sinh cảm mến sắc đẹp của Liên Thành, ngày đêm tương tư,

mong nhớ đến mỏi mòn, thậm chí dám cắt thịt ở ngực mình làm thuốc chữa bệnh cho nàng. Nhưng cha Liên Thành vì ham tiền hứa gả con cho người buôn muối là Vương Hóa Thành nên nhất quyết chia cắt đôi uyên ương. Liên Thành chết, Kiều Sinh cũng chết theo. Trên dương thế họ không nên vợ nên chồng, chính âm phủ là nơi kết duyên của họ. Trong truyện Cầm Sắt, chàng Vương sinh vì uất ức mà muốn chết, xuống âm phủ cũng gặp được tiên nữ Cầm Sắt rồi nên duyên ở chính chốn âm phủ mịt mù bóng tối... Như vậy, thời gian ở đây được nhà văn đo bằng những cuộc gặp gỡ, đoàn tụ của những con người sau cõi nhân gian. Đến âm phủ không còn là nơi rùng rợn, hãi hùng của

những đòn tra khảo tội trạng mà hé mở một thế giới khác, nơi có bạn bè cầm sắt nên duyên.

Thời gian cõi âm là kiểu thời gian đặc biệt, vì vậy tác giả cũng sử dụng những thước đo đặc biệt để đo thời gian ấy. Mặc dù thời gian này không phải là loại thời gian siêu nhiên được Bồ Tùng Linh sử sụng nhiều nhất (12/78 truyện) nhưng rõ ràng nó đã chiếm vị chí quan trọng tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của Liêu trai. Bởi Liêu trai là thế giới của thực ảo lẫn lộn, thế giới của những mỹ nhân ma huyền bí và đầy sức hấp dẫn với bạn đọc.

2.1.1.2. Thời gian cõi tiên

Thời gian cõi tiên là một kiểu thời gian kỳ ảo đặc trưng trong Liêu trai

chí dị. Trong Liêu trai, cõi tiên xuất hiện 14/78 truyện (≈ 17,9%) đưa người

đọc đến với thế giới bồng lai tiên cảnh. Thời gian cõi tiên “đậm chất kỳ ảo, trái ngược hẳn với cõi trần” [3;240], là thời khắc giúp nhân vật trong tác phẩm du hành vào thế giới bồng bềnh mây trắng, thế giới của những nàng tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần.

Thời gian ở cõi tiên là khoảng thời gian khác xa với thực tại, có sự chênh lệch rất lớn so với thời gian ở trần thế. Sở dĩ có sự chênh lệch ấy là do xuất phát từ quan niệm một ngày ở cõi tiên bằng nhiều năm ở cõi trần. Rất nhiều truyện trong Liêu trai chí dị tác giả đã đề cập đến thời gian ấy: An Đại Nghiệp (Vân la công chúa ) lấy vợ là công chúa trên trời, một hôm nàng bỗng từ biệt chàng để về thăm nhà, “hỏi bao giờ trở lại? Nàng đáp lại ba ngày. Đến kỳ hẹn, không thấy nàng về. Hơn một năm bặt luôn tin tức”. Khi nàng quay lại, An trách nàng lỗi hẹn, nàng đáp trên trời mới có hai ngày rƣỡi đó thôi. Dương Viết Đán (Phấn Điệp) giong buồm giữa biển khơi, gặp sóng lớn lạc vào đảo lạ, ở đó có mấy ngày mà khi trở về thì đã vắng nhà mƣời lăm năm

trƣờng. Trần Sinh (Tây Hồ Chúa) bị đắm thuyền ở hồ Động Đình, vì trước

mấy hôm, rồi viết thư về nhà, “sai thằng tiểu đồng đưa về trước, cho gia nhân

yên lòng. Chẳng dè mấy ngày thần tiên là hàng năm cõi trần. Nhà chàng từ khi nghe tin đắm thuyền ở hồ Động Đình, vợ con xô gai để tang đã hơn một

năm rồi ”. Trong rất nhiều truyện khác, Bồ Tùng Linh cũng đã nhắc đến thời

gian cõi tiên đầy huyền bí. Với thời gian ấy, người đọc không chỉ lạc vào thế giới thần tiên mà còn thấy được dấu ấn tư tưởng Lão-Trang trong quan niệm nghệ thuật của Bồ Tùng Linh.

Nhắc đến thời gian cõi tiên trong Liêu trai chí dị, là nhắc tới những câu chuyện tình giữa các nàng tiên nữ xinh đẹp với các chàng thư sinh nho nhã chốn trần gian. Trong phần lớn các câu chuyện người - tiên, ta đều thấy thời gian ngưng đọng rất rõ ràng. Đó là những khoảnh khắc tuyệt vời, con người dường như quên hết mọi ưu phiền nơi trần thế, để đến với chốn bồng lai tiên cảnh, vui thú với người đẹp trong nhung lụa. Chàng Dương Viết Đán vì “gặp gió bão, thuyền sắp đắm, chàng vội nhảy sang cái thuyền không vừa dạt tới....Gió thổi càng dữ, chàng cứ nhắm mắt mặc cho đến đâu thì đến”. Rõ ràng, đứng trước ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, chàng Dương không khỏi lo sợ. Nhưng giây phút trước chàng còn phó mặc số mạng cho biển cả thì giây phút sau chàng đã lạc bước đến cõi tiên, được ăn những món ăn lạ mà Dương chưa hề biết đến, được ngắm những cảnh sắc ngoạn mục bởi nơi ấy mùa hè không nắng nhiều, mùa đông không rét lắm, hoa nở liên tiếp bốn mùa. Vừa trải qua ranh giới mong manh, giữa sống và chết, lòng người ắt hẳn còn rất hoang mang. Vậy mà đến chốn thần tiên, con người quên hết thực tại, không còn suy nghĩ về sự sống cái chết, cơm ăn, áo mặc.... Bởi chốn thần tiên đã có thành quách, chăn ấm nệm êm, kẻ hầu người hạ. Cả ngày Dương chỉ gảy đàn, thưởng rượu, chơi hoa. Đến tối lại có nàng tiên nữ đôi mắt long lanh như làn thu thủy, dáng vẻ ý tình rất mực dễ thương. Cũng chính trong

thời gian tiên giới ấy, Dương gặp gỡ, nên duyên cùng Phấn Điệp. Nàng tiên nữ mà sau này Dương lấy làm vợ chốn trần gian.

Sự đối lập giữa cõi tiên và cõi trần đã tạo ra độ chênh kỳ ảo về mặt thời gian của Liêu trai chí dị. Thời gian cõi tiên gắn với cuộc sống nhung lụa, hạnh phúc, con người ở đó không còn nỗi lo sinh - tử. Tuy nhiên, người đời vì thói tham lam nên chẳng ai hưởng trọn vẹn hạnh phúc đó, cuộc sống cõi tiên không ngày không tháng trường sinh bất tử vẫn chưa đủ thỏa mãn lòng phàm. Dương Viết Đán, La Tử Phù vì lòng trần chưa dứt nên mãi mãi không thể hưởng trọn vẹn cuộc sống nơi cõi tiên. Khi nhân vật tưởng nhớ trần gian cũng là lúc cõi tiên kết thúc, con người trở về trần gian là trở về thực tại. Chốn phàm tục không còn cảnh đẹp, người tiên, không còn rượu say món lạ, con người không trường sinh bất tử mà ngược lại, phải đối mặt với hết thảy ô trọc ở đời. Chính sự đối sánh chênh lệch ấy khiến cho cuộc sống nơi tiên giới càng thêm phần hấp dẫn. Thời gian con người tận hưởng nó càng thêm ngắn ngủi và quý giá.

2.1.1.3. Thời gian mộng

Một kiểu thời gian siêu nhiên khác trong Liêu trai chí dị là thời gian

mộng. Mộng là phương thức hiện thực hóa tâm linh của con người, giúp con người nhận thức bằng tưởng tượng của mình. Bồ Tùng Linh đã sử dụng những giấc mộng như một phương thức hữu hiệu để nhân vật thể nghiệm cuộc sống. Thời gian mộng là thời gian tác giả sử dụng nhiều nhất trong kiểu thời gian siêu nhiên, kiểu thời gian này xuất hiện 24/78 lần truyện, có những truyện nhà văn sử dụng nhiều lần kiểu thời gian này nhằm thể hiện ý đồ nhất định. Thời gian mộng trong Liêu trai cũng có độ vênh so với thời gian thực tại. Tiêu biểu nhất là trong Tục hoàng lương, Tăng trải qua hai kiếp người mà chỉ trong một giấc mộng. Xây dựng hình tượng thời gian mộng, tác giả hướng đến khai thác đời sống nội tâm của nhân vật, thể hiện những điều mà con

người khao khát nhưng chưa hoặc không bao giờ thực hiện được. Mộng phản ánh những góc khuất của con người mà dưới ánh dương khi tỉnh táo con người không bộc lộ rõ. Con người tìm đến mộng để giải tỏa những ẩn ức đó của mình, chính trong những giấc mộng, con người mới thể hiện chân thật bản chất của mình.

Thời gian mộng là thời gian con người bộc lộ bản chất và thể hiện khát vọng của mình. Vương Tử An trong truyện cùng tên là “danh sĩ đất Đông Xương, trầy trật hoài trong sự lều chõng. Khoa ấy, vào trường thi hương xong rồi Vương rất mực tin tưởng” và giấc mộng công danh đến với Vương, ông ta mộng thấy mình đỗ tiến sĩ, thưởng cho người báo tin, đánh mắng viên trưởng ban chậm trễ... Thời gian mộng ấy Vương được sống thực với bản thân, với ước mơ của mình. Qua đó cũng cho người ta nhận ra cái công danh đè nặng lên những trang nam nhi đến như thế nào. Trong Tục hoàng hương, ông hiếu liêm họ Tăng, ngủ ngày, mộng thấy mình đỗ đạt làm tới chức tể tướng trong triều, đứng trên muôn người, quyền cao chức trọng, vàng bạc, giai nhân không thiếu thứ gì. Song ông ta làm quan lớn không phải đi chăm lo cho đời sống của nhân dân mà để vơ vét vàng bạc dối trên lừa dưới, ức hiếp người dân... Phải chăng giấc mộng khoa cử của những kẻ theo nghiệp nho sau khi đỗ đạt làm quan là giấc mộng của kẻ tham lam, tàn ác không đáy không cùng. Cũng sự tham lam ấy mà Tăng phải trả giá thích đáng khi phải chết.

Thời gian mộng cũng là thời gian để con người gặp gỡ, nên duyên. Mô típ này tương đối phổ biến trong Liêu trai.Chàng Hiểu Uy (Liên Hoa công chúa) nhờ giấc mộng mới đến được vương quốc của bầy ong, nên duyên với

công chúa Liên Hoa tuổi mười lăm, mười sáu, nhan sắc tuyệt đẹp. Truyện

Công Tôn cửu nương, chàng học trò huyện Lai Dương, trong giấc mộng mới

gặp được nàng Cửu Nương xinh đẹp rồi nên vợ chồng. Ngô Thanh Am (Bạch

Thời gian mộng có liên quan mật thiết đến thời gian cõi tiên và thời gian cõi âm bởi con người chỉ đi vào cõi âm và cõi tiên thông qua giấc mộng. Cho nên xét về mặt nào đó thời gian mộng luôn gắn với thời gian kỳ ảo khác. Thời gian mộng còn là nơi để người sống - người chết, người tiên - kẻ phàm, chồn - tinh gặp gỡ, chuyện trò. Trong những giấc mộng, người ta cũng nhìn trước tương lai (Mộng lang, Tục hoàng lương...) và nhất là con người nhìn thấy bản chất thật của mình, sống thật với những khao khát của chính mình (Thiên cung, Phương Dương sĩ nhân, Vương Tử An...).Tthời gian mộng là thời gian để nhân vật sống chân thật, hết mình. Nó giúp con người ta trải nghiệm và thể hiện nhưng ước mơ, khát vọng không thể thực hiện được trong hiện thực. Thời gian mộng còn giúp con người nhìn nhận lại bản thân là cuộc đời một cách chân thực rõ ràng, sâu sắc và thấu đáo hơn.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong liêu trai chí dị của bồ tùng linh (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)