7. Bố cục khoá luận
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị
mơ, kì vọng cải biến thực trạng xã hội vào những hình thức không gian kỳ ảo ấy.
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh Tùng Linh
Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong Liêu trai chí
dị được tác giả dành nhiều công sức để tạo nên, nhất là không gian kỳ ảo. Dù
là không gian cõi tiên hay không gian địa phủ, ngòi bút của nhà văn đều có sự biến đổi khôn lường.
Trong không gian kỳ ảo, nhà văn sử dụng kết cấu vòng tròn, nhân vật từ không gian thực tại đến với không gian kỳ ảo rồi quay trở về thực tại. Kết cấu này được sử dụng trong rất nhiều truyện: Phiên Phiên, Tục hoàng lương,
Liên Thành, Phấn Điệp,…
2.2.2.1. Nghệ thuật xây dựng không gian cõi tiên
Không gian cõi tiên là không gian vô cùng đẹp đẽ, hiện ra trong giấc mơ tiên của con người. Thế giới ấy tràn ngập ánh sáng và hương sắc, cuộc
sống đủ đầy, sung túc. Thế giới ấy có đạo sĩ, có tiên ông sẵn sàng hiện ra cứu giúp con người vượt qua những kiếp nạn. Ở đó còn có vô số những tiên nữ xinh đẹp, đàn hay múa giỏi, sẵng sàng mang tình yêu lấp đầy những tâm hồn, những trái tim cô độc, đau khổ vì khát vọng không thành. Để xây dựng thế giới ấy, Bồ Tùng Linh đã sử dụng nhiều nghệ thuật khác nhau, đan cài vào nhau để thể hiện không gian tuyệt diệu.
Để người đọc thấy được vẻ đẹp của chốn thần tiên ấy, nhà văn đã sử dụng cách miêu tả tỉ mỉ, cận cảnh, kĩ lưỡng xây dựng nên không gian cõi tiên. Trong Liêu trai, nếu không gian thực từ những thư phòng đến đền chùa, đến những gò hoang, miếu lạnh, tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng bao nhiêu thì không gian ảo, đặc biệt là không gian tiên cảnh lại được miêu tả tỉ mỉ bấy nhiêu. Dường như Bồ Tùng Linh là người lọt vào cõi tiên, được tận mắt chứng kiến cảnh đẹp huy hoàng đó vậy. Tác giả thả sức mình trong trí tưởng tượng bay bổng, phóng khoáng, vì thế nên bức tranh tiên cảnh trở nên khoáng đạt, diễm lệ, huyền ảo, lung linh. Trong La Sát hải thị, chàng Mã
Tuấn may mắn được mời xuống thuỷ cung chơi. Đường đi xuống long cung đã đầy bất ngờ, nhưng khi xuống đến nơi tiên giới ấy, chàng còn bất ngờ hơn rất nhiều: thấy bày ra trước mắt những toà cung điện nguy nga, đồi mồi làm kèo, vẩy rồng làm ngói, bốn vách thuỷ tinh, lóng lánh chói mắt. Ngay cả những đồ vật nơi tiên cảnh ấy cũng đầy ánh sáng và sực nức mùi hương: nghiên thuỷ tinh, bút râu rồng, giấy trắng như tuyết, mực thơm như lan. Từng chi tiết được nhà văn miêu tả tỉ mỉ khiến cho đồ vật, khung cảnh sống động như đang hiện ra trước mắt. Bằng ngòi bút mang đầy kỳ ảo, nhà văn đưa nhân vật và cả bạn đọc lạc vào một thế giới tràn ngập trong ánh sáng, thứ ánh sáng lạ mà cõi trần không có, giống như những giấc mơ tồn tại trong sâu thẳm tâm hồn con người và còn đó như một ước vọng tuyệt vời.
Ngoài việc sử dụng cách miêu tả chi tiết, tác giả còn sử dụng bút pháp đối lập để xây dựng không gian cõi tiên đầy tươi đẹp. Trong Phiên Phiên, La Tử Phù vốn bị bạn bè rủ rê, ăn chơi phóng đãng, đến khi hết tiền cũng là lúc cuộc đời thay đen đổi trắng, bị các chị em khinh rẻ, bị tống cổ ra ngoài đường đến nỗi phải ăn xin từng bữa. Anh ta đi dần vào miền tây, định vào chùa nghỉ, được một người xuất gia cho nương trú trong sơn động mà không biết mình lạc vào cõi khác. Đó là cõi tiên giữa nơi trần thế, có cảnh đẹp rực rỡ với bao điều kì lạ: nước suối có thể chữa được bệnh, thức ăn, áo mặc lấy từ lá rừng… Không gian đó là một thế giới trong vắt, bình yên, nó tồn tại ngay bên cạnh thế giới thực tại đầy xô bồ và nhiễu nhương, ranh giới giữa hai không gian ấy không hề tách biệt rõ ràng. Khoảng cách vật lí thì không xa xôi nhưng sự đối lập giữa hai thế giới lại rất lớn. Nơi cõi tiên hạnh phúc tràn đầy, mĩ mãn bao nhiêu thì nơi dương thế thực tại lại đen tối, đau khổ và đầy trầm luân bấy nhiêu. Vì vậy con người cứ mơ được một lần lạc lối vào đọng Thiên Thai, vào chốn Đào Nguyên dù chỉ là trong tưởng tượng, trong hư ảo. Bút pháp này được nhà văn sử dụng trong rất nhiều truyện để xây dựng không gian kì ảo trong tác phẩm. Trong Trúc Thanh, Bạc Vu Ngọc, không gian thực rách nát tả tơi, tù túng thì không gian cõi tiên lại ngập tràn ánh sáng, ngập tràn cỏ lạ hoa thơm.
Để nhân vật của mình có thể đến được cõi tiên, Bồ Tùng Linh đã sử dụng giấc mộng như một phương tiện hữu hiệu. Vì mộng là một hiện tượng tâm lí con người không kiểm soát được nên nó là thế giới mà mọi chuyện đều có thể xảy ra, yếu tố kỳ ảo đặt trong thế giới đó có thể phát huy được tối đa khả năng. Trong Liêu trai, giấc mộng đưa con người đến với thế giới thần tiên kì diệu, những giấc mọng cũng phong phú, đa dạng: giấc mộng về tình yêu, hôn nhân đến giấc mộng nhân sinh với cuộc sống no đủ, ấm áp, hạnh phúc. Những gì xảy ra trong giấc mộng vốn không là thực nhưng khi bước vào Liêu trai, mộng lại đúng là thực. Nhân vật Hiểu Uy trong truyện Liên Hoa công
chúa, trong lúc đang ngủ trưa, chiêm bao thấy một người bận áo vải nâu tới
đứng bên giường mời đến gặp tướng công. Khi đến nơi, chàng thấy một khung cảnh huy hoàng, diễm lệ mà chính chàng cũng không biết đã đến nơi nào, chỉ biết đó không phải là cảnh ở dương thế: Lâu đài nguy nga, tiếp liền muôn lớp, đi quanh ngả vòng khúc kia, có đến trăm cổng ngàn ngõ… Lại thấy những cung tần nữ quan đi lại cực đông. Không chỉ vậy chàng còn được nhà vua sủng ái: được yêu quý hết mực, đón tiếp nồng hậu và gả con gái yêu là công chúa Liên Hoa cho chàng. Là một thư sinh nghèo chỉ có vài ba gian nhà lá, nên đứng trước những sự việc đó, Hiểu Uy không khỏi ngỡ ngàng. Chàng chới với giữa hai bờ thực - ảo, nhưng giấc mơ đẹp đẽ rồi cũng phải tan biến khi chàng tỉnh dậy. Mộng đẹp làm cho con người ta choáng ngợp nhưng cũng tan nhanh khiến cho con người khi quay về thực tại cứ mãi nuối tiếc không nguôi. Vẫn biết đó là giấc mộng nhưng cứ băn khoăn trăn trở, muốn ngủ mãi để tìm lại giấc mơ lung linh, đẹp đẽ, tràn đầy hạnh phúc đó.
2.2.2.2. Nghệ thuật xây dựng không gian địa phủ
Không gian cõi âm trong Liêu trai chí dị chính là cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả về thế giới của những người đã khuất. Từ đó lí giải hành động của các nhân vật khác người thuộc thế giới màn đêm. Dạng không gian này đồng thời tạo nên cái kỳ ảo, độc đáo trong sự vận động của hệ thống không gian được xây dựng trong tác phẩm, đem lại sức hấp dẫn, mới mẻ cho người đọc.
Không gian điạ phủ trong Liêu trai trước hết là thế giới huyền bí với
màn đêm – nơi những vong hồn trú ngụ. Điều này ảnh hưởng rất rõ của quan niệm âm dương, vì nói tới cõi âm người ta nghĩ ngay tới mà đêm mịt mùng, hư ảo, nơi sống của những con người cõi âm. Chẳng thế mà, trong nhiều quan niệm người ta cho rằng đêm là thời gian của những nguy hiểm và sợ hãi, của thế giới siêu nhiên, của ma quỷ và những thế lực hắc ám khác. Mặt khác đối lập giữa ngày và đêm là đối lập giữa sống và chết “Chúa định ngày cho người
sống, đêm định ngày cho người chết” (Titmar). Đặc điểm này có thể thấy rất rõ trong các truyện: Công Tôn cửu nương, Cầm Sắt… Và khi màn đêm buông xuống cũng là lúc con người thường bước qua được ranh giới âm dương, gặp được những hồn ma nơi địa phủ.
Không gian địa phủ được tác giả xây dựng qua không gian của những sinh hoạt đời thường. Trong truyện Tân thập tứ nương, không gian địa phủ là nơi diễn ra mọi sinh hoạt đời thường: chàng Phùng sinh gặp được cô Tân thứ mười bốn, đến chơi nhà nàng và hỏi cưới nhưng không được chấp nhận. chàng hậm hực trở về nhưng lại đi lạc vào nhà bà cô của mình “nhà cửa trông rất sang trọng, gian giữa thắp đèn sáng trưng”. Rồi chàng được cô mình là Quận quân tác thành với cô Tân thứ mười bốn cho nên vợ nên chồng. Tất cả những sinh hoạt ấy diễn ra rất tự nhiên, đời thường nhưng lại ở chốn âm phủ, bởi người cô của Phùng sinh đã chết từ lâu, khi chàng quay lại thì chẳng thấy nhà cửa đâu cả mà chỉ thấy lau sậy lấp mả mà thôi. Những sinh hoạt thường ngày của người sống được nhà văn tái hiện lại ở chốn âm phủ đã mang một màu sắc khác, thể hiện rất rõ không gian đặc biệt này.
Bồ Tùng Linh đã sử dụng bút pháp tả như một phương tiện hữu hiệu để xây dựng không gian kỳ ảo theo nhiều cách khác nhau. Khi ông miêu tả xóm làng, con người nơi âm phủ thường miêu tả sơ lược, lướt qua để người đọc tự hình dung: “Trời tối, lạc đường đi lầm vào khe núi,những tiếng beo gầm, vượn hú làm cho chàng rợn gáy, rùng mình. Nhìn quanh tứ phía không nhận ra chỗ này là đâu. Xa trông về phía rừng mịt mù, có ánh đèn thấp thoáng khi tỏ, khi mờ. Chàng nghĩ bụng chỗ đó tất có xóm làng, liền ra roi phóng lừa chạy tới” (Tân thập tứ nương). Tác giả đã gợi nhiều hơn tả, để chàng Phùng sinh trong đêm tối lạc vào cõi âm, nhà văn đã khéo léo vẽ nên không gian địa phủ để người đọc hình dung ra bằng trí tưởng tượng của mình. Ngược lại hoàn toàn, khi miêu tả nơi công đường xử án hay những hình phạt hà khắc thì
tác giả lại miêu tả rất cụ thể, chi tiết để hình thành những điểm nhấn cho tác phẩm của mình. Trong Tục hoàng lương, những hình phạt mà Tăng phải chịu nơi âm phủ vô cùng thảm khốc. Tăng bị xử bỏ vào vạc dầu “tức thời có những quỷ túm Tăng lôi xuống giữa sân, thấy cái vạc cao chừng 7 thước, bốn phía đốt than, chân vạc đỏ rực. Tăng run rẩy kêu gào, muốn chạy trốn cũng không được, quỷ lấy tay trái nắm tóc, tay mặt xách cẳng, đưa bổng Tăng lên mà ném vào vạc dầu. Tăng thấy mình tuỳ theo dầu soi mà nổi lên, chìm xuống, da thịt cháy bỏng, đau buốt đến tim, dầu sôi voà miệng phanh xé ruột gan, ý muốn cho mau chết mà không chết liền cho”. Khi sống Tăng tham lam vơ vét tiền của, chết rồi bị phạt phải uống những thứ vàng bạc ấy đã nấu thành nước “mấy đứa quỷ sứ thay phiên nhau múc nước ấy đổ vào miệng Tăng, tràn qua hai má thì da thịt cháy xèo xèo, vào tới cuống họng thì ruột gan sôi lên sùng sục. Sinh thời chỉ lo thứ ấy thu vào ít, bây giờ lại sợ nó đến mình quá nhiều”. Bút pháp tả kết hợp với trần thuật khéo léo trong xử án đã tạo nên sự li kỳ cho tác phẩm. Với mỗi hình phạt, ngòi bút tác giả lại dừng lại lâu hơn, tỉ mỉ, sinh động để hình phạt hiện lên cụ thể, rõ ràng. Chính những hình phạt thảm khốc ấy đã tác động đến người đọc và chính nhân vật trong tác phẩm. Để nhân vật nhận thức sự sai trái của mình, sống tốt đẹp hơn.
Gắn liền với không gian địa phủ là không gian đêm tối, đây là một trong những gam màu chủ đạo tạo nên màu sắc kỳ ảo cho cõi Liêu trai. Đêm tối là không gian tự nhiên, nơi diễn ra các sự kiện, nhưng tự thân nó đã mang yêu tố kỳ ảo. Dù không mê tín, nhưng trong sâu thẳm tâm linh, con người vẫn tin rằng, có một thế giới khác đang tồn tại bao điều bí ẩn.Thế giới ấy trở nên đặc biệt sống động khi màn đêm buông xuống. Đêm huyền diệu và sâu thẳm, đêm quyến rũ vô cùng. Trong khoảng thời gian ấy, điều gì cũng có thể xảy ra và điều gì cũng có thể chấp nhận. Đêm tối, hồn ma có thể trở lại nhân gian cùng người sống (Chương A Đoan, Tiểu Tạ…) đồng thời người sống cũng có
thể xuống được chốn âm phủ (Lý Bá Ngôn, Vương giả, Cầm Sắt…) biến chùa hoang, miếu sập, mả cổ, vườn hoang thành thành quách, nhà lầu, nguy nga, tráng lệ (Kiều Na, Tân thập tứ nương…). Màn đêm luôn đồng hành với sự hiện diện của những bí mật, của những xung đột, làm cho hành động của nhân vật trong Liêu trai vốn kỳ lạ nay lại được nhân lên trong cõi vô thức. “Trong đêm khuya những tấm sự càng trở nên quằn quại, não nùng, bi ai hơn, con người càng trở nên cô đơn” [3;235]. Với tinh thần nhân văn cao cả và bút pháp kỳ ảo, Bồ Tùng Linh đã tạo ra hình tượng đêm tối xoa dịu nỗi đau sinh li tử biệt, thoả mãn khao khát bản năng, đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người cũng như phơi bày mặt trái của con người trõng ã hội. Đêm tối huyền ảo nhưng giúp người đọc nhận ra một cách rất rõ ràng tất cả những điều nhà văn phản ánh: tình yêu, dục vọng, lòng người…
Tiểu kết
Không gian nghệ thuật là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của cõi
Liêu trai. Chịu sự tác động của các yếu tố kỳ ảo và hệ thống nhân vật đặc biệt,
không gian nghệ thuật trong Liêu trai biến đổi sinh động, hấp dẫn. Được xây dựng từ nhiều bút pháp, nhiều góc độ khác nhau, không gian kỳ ảo trong Liêu
trai chí dị biến ảo không ngừng, đem lại cho người đọc những cảm nhận mới
mẻ, thể hiện cái nhìn của nhà văn về sự công bằng, nghiêm minh của xã hội. Bồ Tùng Linh đã lên án thực trạng xã hội thối nát, nhiễu nhương và tỏ thái độ bất bình trước thực trạng đó. Trần gian lắm nghịch cảnh, con người đã phải tìm đến chốn âm phủ để đòi lại công bằng, nhưng xem ra cõi âm cũng không ít những thói xấu xa. Tiếng nói tố cáo vì vậy càng trở nên quyết liệt và triệt để hơn. Tuy nhiên con người không vì thế mà bi quan, chán nản, bởi các thiên truyện trong Liêu trai luôn hé mở, nhen lên ngọn lửa của niềm tin, của những
KẾT LUẬN
1. Liêu trai chí dị là câu chuyện không dứt của những giấc mộng,
những huyền thoại về một thế giới khác, thế giới kỳ ảo, lạ lùng. Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm chính là mạch nguồn liên kết nhân vật, thời gian, không gian trong tác phẩm, tạo nên sự hấp dẫn riêng có của Liêu trai. Bồ Tùng Linh đã nhìn cuộc đời bằng con mắt dân gian của một nghệ sĩ lớn, từ đó cắt nghĩa cuộc đời một cách đầy mới lạ mà thâm thúy, sâu sắc khôn cùng. Mượn ảo để nói thực, dùng ảo để phản ánh thực trong Liêu trai đã đạt đến đỉnh cao của bút pháp này. Nhắc đến Liêu trai là nhắc đến cái kỳ ảo, nhờ yếu tố kỳ ảo Liêu trai trở thành thế giới đại đồng, các cõi khác nhau trong vô thức cũng như trong tiềm thức sâu xa của con người đều được liên kết bằng sợi dây vô cùng mờ ảo nhưng rất màu nhiệm. Tiếng nói trong Liêu trai đã trở thành bản cáo trạng
cho chế độ nô dịch con người, là tiếng nói đấu tranh đòi nhân sinh trong xã hội. Sự thử thách của thời gian càng khẳng định sự tiến bộ, tư tưởng mới mẻ của đoản thiên tiểu thuyết này. Và ngày nay, những ước mơ, khát vọng trong
Liêu trai vẫn là những mục đích con người hướng tới, xây dựng để tạo thành thế
giới hoàn mĩ cho con người phát triển đầy đủ theo đúng nghĩa là Con Người. 2. Nhân vật kỳ ảo là một trong những đặc trưng nổi bật của Liêu trai