Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty (Bảng 1)
Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2002-2005 ta thấy:
* Tổng doanh thu của Công ty tăng dần qua 4 năm:
- Năm 2002 tổng doanh thu của Công ty là 4.804.075.421đ - Năm 2003 tổng doanh thu của Công ty là 5.005.088.865đ - Năm 2004 tổng doanh thu của Công ty là 5.237.512.675đ - Năm 2005 tổng doanh thu của Công ty là 6.421.097.319đ
Như vậy, tổng doanh thu của Công ty hàng năm đều tăng lên một cách rõ rệt, tốc độ tăng bình quân 4 năm là: +539.277.299,33 đồng (+0,5%)
* Lợi nhuận trước thuế từ nưam 2002-2005 đều tăng, tốc độ tăng bình quân 4 năm là: 200.440.140,67đồng (+116,5%)
Năm 2002 là 81.266.670 đồng
Nhưng đến năm 2003 là 118.039.430đ (+36.772.760đ ứng với 45,3%) Năm 2004 là 386.743.718đ (+268.704.288đ ứng với 227,6%)
Năm 2005 là 682.587.092đ (+295.843.374đ ứng với 76,5%)
* Ta thấy doanh thu thuần về bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ tăng mạnh bình quân là 10,5.
Cụ thể năm 2002 là 4.742.530.241 đồng
Năm 2003 là 4.936.705.332đ tăng lên (+4,1%)
Nhưng đến năm 2005 là 6.336.144.788đ (tăng lên 1.150.829.377 đồng ứng với 22,2%).
Năm 2002 doanh nghiệp phải nộp là 22.754.667 đồng
Năm 2003 doanh nghiệp phải nộp là 33.051.040 đồng (+10.296.373đ ứng với 45,2%)
Năm 2004 doanh nghiệp phải nộp là 108.288.241 đồng (+75.237.201đ ứng với 127,6%)
Năm 2005 doanh nghiệp phải nộp là 191.124.385 đồng (+82.836.144 đồng ứng với 76,5%)
Công ty luôn luôn có ý thức hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Trên đây mới chỉ là vài nét sơ bộ đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các chỉ tiêu này chưa phản ánh hết được những thành công và hạn chế trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhưng qua đó ta cũng có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sau khi điểm qua vài nét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chúng ta sẽ đi vào sâu vào nghiên cứu đánh giá tình hình tổ chức vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty - Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
Vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Không có vốn thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ, một doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về vốn càng thúc đẩy doanh nghiệp đi tìm nguồn vốn phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Bảng 5: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty trong năm 2005
Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm 2005 Cuối năm 2005 Chênh lệch
Tỷ trọng Tỷ trọng Cuối năm/đầu năm % 1. Vốn lưu động 7.738.291.733 57,3 8.709.814.241 61,0 +971.522.518 +12,6 2. Vốn cố định 5.769.962.000 42,7 5.574.971.297 39,0 -194.990.703 -3,4 Tổng vốn 13.508.253.733 100,0 14.284.785.548 100 776.531.815 +9,2
Trong năm 2005 vốn kinh doanh của công ty ở thời điểm cuối năm tăng lên so với đầu năm 776. 531.815 đồng (+9,2%).
Do công ty đã tăng vốn lưu động lên để mua nguyên vật liệu và thực hiện các khoản chi sự nghiệp dự án để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm. Do vậy ở thời điểm cuối năm vốn lưu động tăng lên là 971.522.518 đồng và chiếm tỷ trọng 6%/tổng vốn kinh doanh ở thời điểm cuối năm; vốn cố định giảm đi là 194.990.703 đồng và chiếm tỷ trọng 39% tổng vốn kinh doanh là do nguyên giá TSCĐ ở thời điểm cuối năm giảm đi so với đầu năm.
- Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên đương nhiên khởi đầu công ty được Nhà nước cấp vốn khi thành lập, cộng với những ưu đãi cho vay vốn phục vụ kinh doanh.
Bảng 6: Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty
Nội dung 31/12/2004 31/12/2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % A. Vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn quỹ