Mặc dù áp dụng việc dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh đang còn nhiều tranh cãi, số đồng tình chưa nhiều nhưng phải công nhận một thực tế rằng việc dạy hóa bằng tiếng Anh có một tầm qua
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGHỆ AN – 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 31.2 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng
Trang 41.2.1 Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên
1.2.2 Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các
1.2.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
2.1.2 Xây dựng hệ thống mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong dạy học hóa học 30
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy giáo PGS TS Cao Cự Giác - Trưởng Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy
học hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Thầy PGS- TS Hoàng Văn Lựu (ĐH Vinh) và thầy PGS – TS Trần Đình Thắng (ĐH Vinh) đã dành nhiều thời gian đọc và nhận xét cho luận văn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa hóa học, khoa đào tạo Sau đại học, Ban giám hiệu các trường: THPT Nghèn, THPT chuyên Hà Tĩnh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để chúng tôi hoàn thành luận văn này
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh ở các trường thực nghiệm đã nhiệt tình, động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Vinh, ngày 02 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Thị Trúc Nguyên
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hội nhập thế giới luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở nước ta, từ lĩnh vực kinh
tế đến chính trị rồi đến y tế và bây giờ là giáo dục Đi trước nguyện vọng của GV, HS, phụ huynh, Bộ GD & ĐT ban hành đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) Nội dung của
đề án nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của các trường THPT chuyên giai đoạn 2015 -1020 là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học, dạy tăng cường tiếng Anh, chuẩn bị triển khai dạy và học các môn vật lí, hóa học, sinh học bằng tiếng Anh ở khoảng 30%
số trường Mỗi năm tăng thêm 15 - 20% số trường, hoàn thành vào năm 2020
Những năm qua, việc triển khai dạy khoa học bằng tiếng Anh chỉ mới bắt đầu thí điểm ở một số trường, tuy nhiên đã gặp phải một số trở ngại, trở ngại về từ ngữ, thuật ngữ, trở ngại về việc sử dụng khả năng ta, trở ngại về HS Bên cạnh đó, còn trở ngại về việc chưa có khung chương trình chung giảng dạy bằng tiếng Anh, chưa có tiêu chuẩn đánh giá một cách chính xác, cụ thể Việc thí điểm cũng chỉ mới ở giai đoạn GV tự mày mò, mỗi trường mỗi kiểu, mỗi GV mỗi kiểu, chủ yếu là tự thân GV vận động, một mặt tự trao dồi tiếng Anh, mặt khác tự tra khảo kiến thức qua sách báo, qua mạng internet Ai may mắn hơn thì có được một số giáo trình tiếng Anh do những du HS cung cấp Riêng với môn hóa thì việc triển khai có chậm hơn so với môn khác và cũng triển khai được ít hơn so với các môn Toán, Lý
Như vậy, thời điểm này, ngoài phần nhỏ các trường chuyên hàng đầu trong nước
có đủ nhân lực, HS tương đối đảm bảo trình độ để thí điểm thì phần lớn các trường chuyên khác đây vẫn đang là giai đoạn manh nha, GV vẫn đang tích lũy cho mình kiến thức và kinh nghiệm để chuẩn bị đáp ứng với yêu cầu chung lâu dài của Bộ
Mặc dù áp dụng việc dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh đang còn nhiều tranh cãi, số đồng tình chưa nhiều nhưng phải công nhận một thực tế rằng việc dạy hóa bằng tiếng Anh có một tầm quan trọng riêng, thực hiện được mục tiêu kép đó là tăng cường năng lực sử dụng tiếng Anh của GV và HS đồng thời tiếp cận chương trình và cách học tiên tiến, làm tiền đề để phát triển tiềm lực khoa học sau này của HS Đặc biệt với
HS chuyên thì đây là những mục tiêu rất quan trọng, và cũng là nhu cầu của phụ huynh cũng như chính bản thân các em
Nhận thấy đây là một đề tài đang rất mới và tài liệu tham khảo gần như là chưa có, với niềm yêu thích tiếng Anh, với mong muốn đóng góp một phần tri thức nhỏ bé của mình vào dự án phát triển lâu dài của Bộ đề ra, giúp nhiều GV và HS tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực, giúp bản thân có thêm cơ hội để hoàn thiện toàn diện hơn
Những lí do trên chính là động lực to lớn để tôi thử sức mình với đề tài “Nghiên cứu phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT (Áp dụng cho chương trình hóa 11)”
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những hạn chế về nội dung và còn thiếu sót nhiều Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy cô giáo cũng như của các độc giả để tác giả có thể bổ sung, chỉnh sửa tài liệu cho hoàn chỉnh hơn
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp dạy Hóa 11 – bằng tiếng Anh tại các trường chuyên
THPT hiện nay
Trang 102.1 Giúp giáo viên
Giúp giáo viên bước đầu chuẩn bị cho việc giảng dạy môn Hóa bằng tiếng Anh có cái nhìn tổng quát về việc tìm kiếm tài liệu, bài soạn, tổ chức giảng dạy và hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, nhằm từng bước đưa việc giảng dạy môn Hóa bằng tiếng Anh cho THPT sao cho có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay
2.2 Giúp học sinh
Học sinh Việt Nam phần đông vẫn còn yếu ngoại ngữ Do vậy, thông qua việc học Hóa và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT (áp dụng cho chương trình hóa 11)
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở các trường chuyên THPT hiện nay
- Xây dựng hệ thống từ vựng, mẫu câu, nội dung, phương pháp liên quan đến bài giảng hóa học lớp 11 bằng tiếng Anh
- Xây dựng hệ thống về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng tiếng Anh
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường
THPT lớp 11
- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế các bài giảng hóa học 11 bằng tiếng Anh
(chương trình chuẩn)
5 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Kiến thức hóa học 11 theo chương trình giảm tải của Bộ
- Đối tượng: Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh lớp 11
- Về địa bàn thực nghiệm sư phạm: Một số trường THPT ở Hà Tĩnh
- Về thời gian thực hiện đề tài: Từ 01/08/2013 đến 15/09/2014
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Để nghiên cứu lí luận, việc đầu tiên rất quan trọng là thu thập, đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài Đồng thời với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết;
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết;
- Phương pháp mô hình hóa;
- Phương pháp xây dựng giả thuyết;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm lịch sử
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát giờ học ôn tập, luyện tập, trao đổi với đồng nghiệp để đánh giá thực trạng
tổ chức giờ học ôn tập, luyện tập
Trang 11- Sử dụng phiếu điều tra và trao đổi với các chuyên gia, đồng nghiệp về sử dụng phương pháp grap, SĐTD trong tổ chức hoạt động bài luyện tập
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm nghiệm các đề xuất
- Phương pháp chuyên gia
6.3 Phương pháp xử lí thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm
7 Giả thiết khoa học
Nếu xây dựng được phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh thì sẽ xây dựng được một hệ thống bài giảng hay, có chất lượng, giúp giáo viên dạy tốt và có hiệu quả, gây hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của học sinh, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dạy học
8 Đóng góp của đề tài
8.1 Lí luận
- Đề xuất phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh
- Phương pháp thiết kế bài giảng hóa học bằng tiếng Anh
- Phương pháp kiểm tra đánh giá các nội dung dung hóa học bằng tiếng Anh
8.2 Thực tiễn
- Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ và mẫu câu về hóa học lớp 11 bằng tiếng Anh được sử dụng trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
- Xây dựng hệ thống bài tập hóa lớp 11 bằng tiếng Anh
- Tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh tham gia đề án dạy học hóa học bằng tiếng Anh
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh
1.1.1 Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi trong trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực khoa học kĩ thuật và giáo dục Chính vì vậy, tiếng Anh là một công cụ cho chúng ta tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến và khoa học công nghệ hiện đại Việt Nam là một đất nước đang phát triển, hội nhập quốc tế giúp chúng ta nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, trao đổi và áp dụng được các công nghệ tiên tiến thế giới
Việc dạy học cho học sinh THPT môn Hóa và các môn khoa học bằng tiếng Anh là một hướng đi đúng có tính chiến lược, giúp giải quyết nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong những năm sắp tới
Dưới góc độ là những người đã từng dạy môn Hóa ở trường THPT cũng như bậc
ĐH bằng tiếng Anh và với những kinh nghiệm của mình, chúng tôi xin đưa ra một số
kĩ năng cơ bản cần có đối với một giáo viên THPT khi tham gia giảng dạy học môn hóa học bằng tiếng Anh, đó là:
Biết sử dụng và khai thác các nguồn tài liệu tham khảo
+ Học tập được văn phong tiếng Anh sử dụng trong lĩnh vực hóa học cũng như các “ thuật ngữ “ chuyên ngành sử dụng trong hóa học
+ Hiểu nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành, việc tham khảo các lài liệu khác nhau giúp cho người giáo viên có được những định nghĩa khác nhau về một thuật nghữ hay một quá trình nào đó Những định nghĩa khác nhau giúp cho học sinh dễ hiểu hơn khi giáo viên giải thích
Biết một số qui tắc cơ bản để phát âm đúng các từ vựng tiếng Anh và biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ giảng dạy
+ Giúp GV và học sinh có khả năng nghe tốt và hiểu khi nghe các bài giảng mà do người nước ngoài thực hiện Trong trường hợp phát âm sai, chính chúng ta sẽ không thể nghe và hiểu khi một ai đó cũng phát âm đúng các thuật ngữ mà ta biết nghĩa + Sử dụng một số phương tiện kĩ thuật cũng như một số đồ dùng dạy học là một cách hiệu quả nâng cao chất lượng của bài giảng
Đánh giá đúng khả năng tiếng Anh của học sinh
+ Sử dụng tần suất tiếng Anh / tiếng Việt cho phù hợp với đối tượng học sinh và giao những nhiệm vụ phù hợp, rõ ràng cho các đối tượng học sinh trong khi giảng bài +Giúp giáo viên chuẩn bị lượng thời gian phù hợp cho việc chuẩn bị bài giảng
Hiểu rõ khả năng tiếng Anh của bản thân
GV sẽ làm chủ được bài giảng khi đã biết điểm mạnh yếu của mình, từ đó có kế hoạch kết hợp thêm một số phương tiện dạy học, cách chuẩn bị bài, thiết kế câu hỏi
Trang 13Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của tiết dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production Tiến trình của một tiết
dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While - Listening, và Post - Listening Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn
giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế
1.1.1.1.3 Rèn luyện kĩ năng nghe trong dạy học hóa học
Những nguyên tắc, kĩ thuật để rèn luyện kĩ năng nghe trong dạy học hóa học một cách hiệu quả
Post - Listening
Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe Ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn “While – Listening” vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa Kỹ năng nói
1.1.1.1.4 Mục đích và ý nghĩa
Kỹ năng nói là kỹ năng khó đối với học sinh và đây là kỹ năng giao tiếp quan trọng chúng ta có thể nghe viết ra được nhưng không diễn đạt thành lời một cách trôi chảy được
1.1.1.1.5 Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nói
Tiến trình của một tiết dạy nói cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Speaking, While - Speaking, và Post – Speaking như một tiết dạy nghe Tiến trình dạy học này
không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nói trong giao tiếp thực tế
1.1.1.1.6 Rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học hóa học
Những nguyên tắc, kĩ thuật để rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học hóa học một cách hiệu quả
Post - Speaking
Sau khi HS luyện nói dưới sự kiểm soát của chúng ta, chúng ta hướng dẫn các em
vào phần luyện Nói tự do, đây là giai đoạn cho các em tự do nói sau khi đã chuẩn bị
Trang 141.1.1.2 Kỹ năng đọc
1.1.1.2.1 Mục đích và ý nghĩa
Giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu, có khả năng đọc hiểu sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS, giúp HS có điều kiện để thu nhận thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh và có hiểu biết thêm về xã hội
1.1.1.2.2 Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc
Tiến trình của một tiết dạy đọc cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Reading, While
- Reading, và Post - Reading
Pre – Reading
Mục đích các hoạt động trước khi đọc mà giáo viên cần quan tâm là:
- Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh
- Tạo ra nhu cầu muốn đọc cho học sinh
- Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề mà họ sẽ học
While - Reading
Đọc hiểu bài đọc để trả lời các câu hỏi dẫn nhập hay kiểm tra các phán đoán ở phần Pre-Reading là rất cần thiết bởi nó góp phần khắc sâu hơn những gì các em đã làm được, đồng thời giúp các em nhận biết những điều chưa hoàn thành Giáo viên nên ấn định rõ thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động
Post - Reading
- Các hoạt động sau khi đọc giúp cho giáo viên có thể kiểm tra được mức độ hiểu bài, khả năng vận dụng bài vào thực tiễn cuộc sống; cũng như khả năng tưởng tượng của học sinh Vì vậy, giáo viên nên áp dụng nhiều thủ thuật khác nhau để tránh
sự trùng lặp nhàm chán
1.1.1.3 Kỹ năng viết
1.1.1.3.1 Mục đích và ý nghĩa
Trong chương trình phổ thông hiện nay, dạy viết chủ yếu là nhằm phối hợp với các
kỹ năng khác để làm phong phú thêm các hình thức luyện tập trên lớp, củng cố những kiến thức đã học, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm quen văn phong, cấu trúc chặt chẽ của văn viết và học cách sử dụng hoạt động viết vào một số mục đích giao tiếp cụ thể
1.1.1.3.2 Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc
Tiến trình của một tiết dạy viết cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Writing, While
- Writing, và Post - Writing
Viết cá nhân: Dựa trên dàn bài đã có HS tiến hành viết nháp
- Có thể cho HS viết theo nhóm, nhóm phân công mỗi người viết một đoạn hoặc một
ý, sau đó cử một người viết tập hợp lại cả bài
Trang 15 Post - Writing
Chữa bài là bước rất quan trọng Ở bước này, bài viết của HS phải được sửa sang
để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngôn ngữ mà còn phải đạt được một văn phong trong sáng, mạch lạc và có tính thuyết phục
Đây cũng là bước hoàn thiện về bài dạy viết nên GV cần chú ý và không được bỏ qua để giúp HS hoàn thiện và tự hoàn thiện kiến thức
1.1.2 Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh
1.1.2.1 Ý nghĩa của tự tin
Giúp cho người học có thêm động lực và sức mạnh để có thái độ tích cực đối với quá trình học tập của bản thân Lòng tự tin của người học sẽ được tăng thêm một khi người học đạt được kết quả trong học tập và thấy hài lòng và khi họ được học tập trong môi trường mà các quan hệ cá nhân thực sự thân thiện Một khi người học thấy mình học tập có kết quả họ sẽ trở nên quyết tâm cao hơn để đạt kết quả cao hơn Một số người học cảm nhận được sự thành công của bản thân khi học truyền đạt được suy nghĩ của mình cho người khác và hiểu được ý kiến trao đổi của người khác bằng ngoại ngữ Một số khác lại cảm nhận sự thành công mỗi khi họ hoàn thành được một bài tập khó trong giờ học ngoại ngữ Dần dần cảm giác thành công sẽ tăng lên khi người học nhận ra được sự tiến bộ trong kết quả học tập của chính mình Tuy nhiên lại
có những người học cảm thấy hưng phấn mỗi khi được nhận những lời khen của người khác Lời khen của người khác rất có tác dụng giúp người học có cảm giác mình sẽ học tập thành công
1.1.2.2 Tự tin trong dạy học hóa học
Một trong những yếu tố tác động đến động lực, thái độ và tình cảm của người học đối với môn học là quan hệ giữa người dạy với người học và giữa người học với nhau Giáo viên cần xây dựng mối quan hệ thân thiện và tôn trọng lẫn nhau với người học
Có thể thấy rằng tính cách và hành vi của giáo viên có tác động to lớn tới động lực học tập của người học Do đó GV cần tạo dựng một không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng với nhiều hoạt động đa dạng để người học nào cũng có cơ hội đạt kết quả Đồng thời người dạy phải hiểu được nguyện vọng, sở thích cũng như những khó khăn của người học và tìm cách giúp họ khắc phục những khó khăn đó cũng như giúp họ tìm ra
những cách học phù hợp với sở trường, sở đoản của HS
1.1.3 Hội nhập với giáo dục thế giới
1.1.3.1 Đặt vấn đề
Mới đây, Hội nghị thế giới về giáo dục, tổ chức từ 5 đến 8/7/2009 tại UNESCO Paris, nhận định rằng giáo dục đang chuyển động dưới tác động của những động lực mới Đó là: Sự gia tăng nhu cầu nhập học, việc đa dạng hoá các loại trường và nguồn cung ứng, hợp tác giữa các nhà truờng và liên kết mạng, nhu cầu học tập suốt đời, tác động của công nghệ thông tin và truyền thông, trách nhiệm xã hội của các trường đại học, sự thay đổi trong vai trò của Chính phủ
Vì thế, hợp tác quốc tế về giáo dục đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, cao hơn và phức tạp hơn Đó là hội nhập quốc tế về giáo dục Các thách thức và cơ hội của tiến trình hội nhập quốc tế về giáo dục đã được phân tích nhiều trong các diễn đàn, hội thảo và tài liệu nghiên cứu, quốc tế cũng như trong nước Vấn đề là từ những phân tích đó, mỗi quốc gia cần tìm ra cho mình các chính sách và chiến lược cần thiết để
Trang 16giáo dục đại học thực hiện được tốt nhất sứ mệnh của mình trong việc sản sinh, truyền
bá và áp dụng tri thức, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Điều này đã được đặt ra ở nước ta trong Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
Đến năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng kinh tế Asean Khi đó, nguồn nhân lực nước ta có thêm cơ hội làm việc tại các nước láng giềng nhưng cũng đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước Asean ngay trên sân nhà
1.1.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi hội nhập
a Thuận lợi
Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu
tư vào nền kinh tế
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước
Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa
Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội
Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền
Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển
Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới
b Khó khăn
Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt các nước trước nhiều bất lợi và thách thức
Trang 17Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế, xã hội
Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài và, do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế
Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu và nghèo Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngàng sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp Do vậy, họ
dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường
Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước (theo quan niện truyền thống về độc lập, chủ quyền) và phức tạp đối với việc duy trì an ninh
và ổn định ở các nước đang phát triển
Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống
bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài
Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp, …
1.1.3.3 Hiện trạng hội nhập quốc tế về giáo dục ở Việt Nam
Một là, ngôn ngữ: Thứ ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Việt Đây là tiếng mẹ đẻ của người Việt chúng ta, nhưng đồng thời cũng là ngôn ngữ có tính chất riêng biệt của người Việt, do người Việt sử dụng Ngôn ngữ tiếng Việt không có khả năng hội nhập Hai là, chương trình và giáo trình giảng dạy hầu hết do giáo viên, giảng viên trong nước biên soạn, chưa được tiêu chuẩn hoá và công nhận trên trường quốc tế Dẫn đến việc bằng cấp từ phổ thông đến đại học cũng chưa được công nhận và đánh giá cho chuẩn, đúng mức
Điều này, khiến cho HS, SV khi tham gia các chương trình trao đổi, giao lưu hàng năm với các trường trên thế giới, hoặc chuyển ngang sang học tiếp tại các trường quốc
tế, hoặc xét học tiếp các cấp độ cao hơn đối với các HS đã tốt nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại
Ba là, GD Việt Nam chưa có một bộ quy tắc đánh giá chất lượng đào tạo, cũng như tiêu chí xếp loại các trường, các ngành học để nước ngoài dựa vào đó hợp tác làm việc với các trường trong nước Dẫn đến hiện tượng một số tổ chức quốc tế tự xếp hạng các trường ĐH Việt Nam một cách không khách quan
Bốn là, chúng ta chưa có các cơ quan, tổ chức trung gian làm việc độc lập, khách quan với các cơ quan quản lý Nhà nước về GD để có các ý kiến phản biện, kịp thời chấn chỉnh cũng như góp ý cho các dự thảo hoặc Luật GD
Năm là, đầu vào của các trường ĐH sư phạm chưa cao, chưa có được những ưu tiên thỏa đáng về chính sách cho loại trường này, chế độ lương bổng của giáo viên khiến cho loại hình sư phạm chưa có sức thu hút nhân tài - những người thực sự có tâm, có đức vào làm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người Hệ thống các phòng
Trang 18thí nghiệm, nghiên cứu còn quá nghèo nàn, không hút được các nhà nghiên cứu khoa học trẻ
Sáu là, hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả năng của học sinh còn bất cập, mặt khác lại gây tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian của học sinh, các ông bố bà mẹ và
cả xã hội
Bảy là, bệnh thành tích đang trở thành một "bạo bệnh" khó có cơ cứu chữa Trong nhiều nguyên nhân, có một nguyên nhân cở bản, cách tuyển chọn nhân sự của Nhà nước, hoặc tiêu chuẩn hoá cán bộ dựa trên bằng cấp chứ không dựa vào thực tài
1.1.3.4 Chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục
Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có
cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề) Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp
1.2 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường phổ thông
1.2.1 Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông
chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)
Phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn
2010 - 2020, với những nội dung chính như sau:
1.2.1.1 Mục tiêu
1.2.1.1.1 Mục tiêu chung
Trang 19Xây dựng và phát triển các trường trung học phổ thông chuyên thành một hệ thống
cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết
bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện những học sinh có
tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành những người
có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; có nền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế
Các trường trung học phổ thông chuyên là hình mẫu của các trường trung học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục
đó có 15 trường trọng điểm, có chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế;
c Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp; nâng tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đồng thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường trung học phổ thông chuyên Đến 2015, có 100% cán bộ quản lý, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 20% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp;
d Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông chuyên theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới Đến năm 2015, có
ít nhất 50% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 70% học sinh giỏi, khá về tin học; 30% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành Đến năm 2020, có ít nhất 70% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 90% học sinh giỏi, khá về tin học; 50% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành;
e Tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường trung học phổ thông chuyên với việc đào tạo ở đại học; lựa chọn những học sinh có năng khiếu nổi bật vào học tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học chất lượng cao trong nước và các trường đại học có uy tín ở nước ngoài để tiếp tục đào tạo, phát triển năng khiếu Đến năm 2015, có khoảng 30% học sinh các lớp chuyên đã tốt nghiệp trung học phổ thông được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ
sư chất lượng cao của các trường đại học trong nước và tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài và đạt 50% vào năm 2020
Trang 20f Tăng cường khả năng hợp tác giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các
cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm về tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu học sinh; đồng thời thu hút nguồn lực vào phát triển hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên Đến năm 2020, mỗi trường trung học phổ thông chuyên hợp tác được với ít nhất một cơ sở giáo dục có uy tín trong khu vực, quốc tế
Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã có văn bản hướng dẫn thực hiện đầu tháng
1/2013: 10 trường THPT dạy toán bằng tiếng Anh gồm THPT chuyên Lê Hồng Phong,
THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Lê Quí Đôn, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Lương Thế Vinh, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Hùng Vương, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Mạc Đĩnh Chi phải sử dụng chương trình của ĐH Cambridge Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết, về nguồn giáo viên, các trường có thể hợp đồng thỉnh giảng giáo viên các trường khác, hoặc giáo viên bản ngữ
từ các trung tâm Bên cạnh đó có thể gửi giáo viên theo học các khóa bồi dưỡng có cấp bằng chứng nhận do tổ chức EMG thực hiện dưới sự ủy nhiệm của đại học Cambridge Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, các trường thực hiện thí điểm dạy toán và các môn khoa học tự nhiên (KHTN) bằng tiếng Anh sử dụng chương trình của đại học Cambridge ủy nhiệm cho Công ty EMG thực hiện tại Việt Nam với hai phương thức: hợp đồng với EMG thực hiện toàn bộ chương trình; sử dụng lực lượng giáo viên sẵn có hoặc do trường tự hợp đồng (tài liệu dạy và học sẽ do EMG cung cấp theo mức giá thỏa thuận) Thời lượng: hai tiết/tuần/môn học cho học sinh khối 10, 11 Chuẩn đầu ra sẽ dựa trên chuẩn của ĐH Cambridge: học sinh sẽ dự các kỳ thi của Cambridge do EMG thực hiện tại Việt Nam
Ông Phạm Văn Nam - hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân - cho biết: “Việc thống nhất một chương trình chung cho tất cả các trường là cần thiết Phụ huynh cũng muốn con em họ sau khi học phải có bằng cấp, chứng chỉ của ĐH Cambridge được nước ngoài công nhận - về mặt pháp lý là ổn rồi Có một chương trình rõ ràng, giáo viên không phải tự mày mò biên soạn mà có “đối tượng” để tiếp cận, để nghiên cứu, học hỏi cũng mang ý nghĩa tích cực Tuy nhiên, việc dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh vẫn chưa hấp dẫn học sinh vì chương trình chính khóa đã quá
Trang 21nặng đối với các em Như trường tôi, học kỳ 1 năm học 2012-2013 có 19 học sinh học toán, vật lý bằng tiếng Anh thì sang học kỳ 2 chỉ còn tám em Nếu triển khai dạy chương trình của Cambridge thì phải đợi đến đầu năm học sau, chúng tôi họp phụ huynh, phân tích cụ thể mới cho học sinh đăng ký”
Tương tự, ở Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP HCM), ông Trần Trung Kiên, hiệu trưởng nhà trường, thông tin: “Năm nay chúng tôi thí điểm một lớp 10 (lớp này có 40 học sinh/tổng số hơn 1.000 học sinh lớp 10) có trình độ tiếng Anh tương đối khá để dạy môn toán bằng tiếng Anh với mức học phí 120.000 đồng/tháng/học sinh Nếu thực hiện chương trình của đại học Cambridge, chúng tôi sẽ chọn phương án sử dụng giáo viên thỉnh giảng và giáo viên hiện có chứ không hợp đồng với Công ty EMG để thực hiện toàn bộ chương trình vì chi phí sẽ rất cao Sang học kỳ 2, nhà trường sẽ làm việc lại với phụ huynh về vấn đề này Điều làm tôi lo lắng là phụ huynh trường tôi không khá giả, nếu học phí cao quá họ sẽ rút tên” Ông Kiên cũng cho biết thêm: “Muốn sử dụng chương trình của đại học Cambridge, hằng năm các trường phải đóng một khoản phí gọi là phí thành viên thì Cambridge mới chuyển giao giáo trình, tài liệu giảng dạy Như vậy, ngoài khoản phí mua sách cao gấp nhiều lần so với học phí hiện nay, khoản phí thành viên cũng sẽ được chia đều trên đầu học sinh Nếu số lượng học sinh đăng
ký đông còn đỡ, chứ 20, 30 học sinh thì các em phải gánh phí rất nặng”
Hiệu trưởng một trường THPT khác nêu ý kiến: “Việc thực hiện chương trình của Cambridge chắc chắn phải có một lộ trình chứ chưa thể thực hiện ngay Có vội vàng quá không khi Sở chưa chuẩn bị gì về cơ sở vật chất, giáo viên đã “áp” văn bản kêu các trường thực hiện? Cách đây nhiều năm khi thực hiện việc dạy toán, lý bằng tiếng Pháp, giáo viên phải đi tu nghiệp một năm ở Pháp rồi mới về dạy Trong khi đó, bây giờ mình chưa tiến hành bồi dưỡng gì, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng Làm ngay cũng được nhưng mức phí cao quá, liệu phụ huynh có đồng thuận?” Hầu hết các hiệu trưởng đều cho rằng đây là chương trình không bắt buộc, làm được hay không phụ thuộc vào sự đồng lòng của phụ huynh và học sinh Ngay cả một số trường THPT nổi tiếng ở TP HCM, thời gian qua lớp 10 mở được nhưng đến lớp 11 thì học sinh xin rút hết
Bà H T Diễm Thúy - phụ huynh ở Quận 1 TP HCM - cho biết: “Con tôi đang học chương trình THCS của Cambridge Tôi có xem sách giáo khoa của họ, khách quan nhận xét thì chương trình của họ rất hay Tuy nhiên, việc chuyển tải những cái hay ấy đến học sinh là cả một quá trình và nghệ thuật của giáo viên Con tôi nói hồi năm lớp 6 giáo viên dạy chương trình Cambridge hay lắm, nhưng lên lớp 7, rồi lớp 8 thì thầy dạy
dở quá, không chuyển tải được hết ý của bài học cho học sinh, về nhà tôi phải dạy lại
Vì vậy, ở bậc THPT khi triển khai chương trình, dù với phương thức sử dụng giáo viên sẵn có ở trường hay thỉnh giảng tại các trung tâm, hoặc hợp đồng với cơ quan đại diện cho đại học Cambridge tại Việt Nam thì tôi đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phải có sự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình cũng như thanh tra, dự giờ giáo viên để kịp thời chấn chỉnh những cái không phù hợp Không thể cứ hợp đồng với một đơn vị nào đó là giao hết cho họ”
Thực tế ở các trường cho thấy trình độ tiếng Anh của học sinh ở các trường chuyên rất khác nhau Vì thế, để có thể tiếp thu được bài giảng đòi hỏi phải có lộ trình trang bị
“vốn liếng” tiếng Anh chứ không thể ngay một lúc tiến hành đồng loạt Một giáo viên
Trang 22dạy chuyên Toán trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi tự bồi dưỡng cho học sinh chuyên Toán vì thấy các em có khả năng chứ trường chưa có chủ trương thực hiện việc này Qua những tiết ngoại khóa, chúng tôi thấy khả năng của các em có thể đáp ứng được và các em tỏ ra rất hào hứng Khi các em thích thì tôi tin rằng các em sẽ thực hiện được”
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) ngay từ năm 2002 đã chủ động
đề nghị ngoại ngữ như là môn bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh của trường Những năm qua, học sinh trúng tuyển vào trường này thường có điểm ngoại ngữ đạt 8/10 Thế nhưng, ở Hà Nội thì việc bắt buộc thi thêm môn tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào trường chuyên mới bắt đầu thực hiện từ năm 2013 Thế nên, học sinh mới chỉ giỏi môn chuyên chứ chưa nhiều em giỏi tiếng Anh Vì thế, có trường chuyên phải hạ điểm môn tiếng Anh xuống còn 2.5/10 mới tuyển đủ chỉ tiêu Chính vì vậy, ông Đỗ Bá Khôi (Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) đề nghị: “Không nên buộc các trường có nhu cầu và điều kiện phải dừng lại để chờ những nơi khó khăn, nhưng nên xem xét điều kiện cụ thể của từng trường thì việc thực hiện mới đạt hiệu quả, không nên “ép” tiến độ và chạy theo số lượng” Ông cho biết: “Hiện nay, học sinh từ lớp 7, 8
đã có thể nghe giảng bằng tiếng Anh Lâu nay học sinh chúng tôi không cần có phiên dịch khi tham gia các hoạt động ngoại khóa với chuyên gia nước ngoài Có 7 trong số gần 40 giáo viên tổ Toán có thể dạy được bằng tiếng Anh Hầu hết họ là những giáo viên trẻ, khi ra trường đã giỏi tiếng Anh rồi” Hơn nữa, theo ông Khôi, vài năm gần đây, trường có khoảng 10% học sinh lớp 11 được học bổng du học Với những học sinh này thì được học tất cả các môn bằng tiếng Anh là nhu cầu rất thiết thực
Ông Đậu Văn Mùi - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Bội Châu (TP Vinh) tâm sự:
“Tôi thấy thí điểm việc dạy tiếng Anh là môn học bắt buộc ở lớp 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo có lộ trình rất rõ ràng, trực tiếp mời chuyên gia nước ngoài để tập huấn cho giáo viên các tỉnh… Trong khi với chủ trương này (dạy môn tự nhiên bằng tiếng Anh tại các trường THPT chuyên) thì lại chưa có cái chuẩn về chương trình và giáo viên được đưa ra cả Mỗi trường đều tự làm theo cách của mình” Đây cũng là băn khoăn của hầu hết các trường Ông Đỗ Bá Khôi nói: “Cách thức triển khai, kế hoạch cụ thể thế nào đến nay cũng chưa rõ để chuẩn bị làm cho tốt, bởi mới chỉ được biết theo thông báo của Bộ Theo tôi, cần phải có giáo trình chuẩn và triển khai sớm, tránh thụ động dẫn đến kém hiệu quả” Ông Khôi cũng cho rằng về nguyên tắc phải tiến tới việc
sử dụng giáo trình đã được công nhận theo chuẩn quốc tế, nhưng phải phân loại cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Cùng quan điểm, ông Thái Văn Bình - Hiệu trưởng trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội), đề xuất: “Muốn làm tốt, phải có lộ trình rõ ràng Điều quan trọng là phải nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh, đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm dạy các môn bằng tiếng Anh Số tiết đưa vào dạy cũng phải phù hợp”
1.2.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT
1.2.3.1 Thuận lợi
Sự nỗ lực, lòng quyết tâm vượt qua khó khăn, đặc biệt là tấm lòng yêu HS - sáng tạo trong dạy học
Đất nước mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế của thế giới thì việc học tiếng các môn
tự nhiên bằng tiếng Anh được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi và được đưa vào
Trang 23giảng dạy ở các cấp học Thông qua việc học các môn tự nhiên bằng tiếng Anh, HS có
cơ hội tìm tòi, học hỏi, hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa của các nước trên thế giới và hơn hết là các em được hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn về đất nước mình
Những giáo viên không ngại khó
Môn hóa học có đặc điểm riêng và hơi khó hơn so với các môn khác khi dạy bằng tiếng Anh Khi dạy phải tham khảo rất nhiều sách tiếng Anh Để soạn giáo án cho một tiết dạy thường mất vài ngày hoặc cả tuần Giáo trình có rồi, tiếng Anh cũng có rồi nhưng mình phải thiết kế bài giảng làm sao cho đơn giản, dễ hiểu, sao cho học sinh hiểu được và có hình ảnh để minh hoạ chứ không nói chay
Ông Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên Sư phạm (ĐH Sư
phạm Hà Nội): Không nên chờ bao giờ hoàn thiện tiếng Anh mới học bằng tiếng Anh
Cứ dạy đi, sai đâu sửa đó, còn vướng chỗ nào, thì lúc đó cả thầy và trò, nhà trường tiếp tục tìm giải pháp Sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng về lợi ích lâu dài cho các em khi đi
du học
1.2.3.2 Khó khăn
Thực hiện đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông của TPHCM và định hướng của Bộ GD-ĐT, trong năm học qua TPHCM đã triển khai chương trình thí điểm dạy các môn toán, khoa học tự nhiên ở 45 lớp với trên 1.600 học sinh theo học Thế nhưng, do phải tự mày mò tìm hướng đi nên nhiều trường THPT cảm thấy đuối sức
Số lượng học sinh rơi rụng dần
Nhìn chung học sinh ở bậc THCS theo học môn toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh có phần đông hơn và các em hào hứng hơn Theo một số hiệu trưởng, ở bậc học này, học sinh chưa bị áp lực học tập và cảm thấy thích thú với việc làm quen với các môn học bằng tiếng Anh Hơn nữa, nhiều học sinh ở những trường chuyên, trường điểm còn có động lực học môn toán bằng tiếng Anh để tham dự kỳ thi môn toán châu
Á - Thái Bình Dương (APMOS) được tổ chức hàng năm Tuy nhiên, ở bậc học cao hơn - THPT, nhiều học sinh chưa xác định rõ mục tiêu của chương trình này sẽ được
gì nên còn đắn đo
Sau khi thí điểm dạy các môn toán, khoa học tự nhiên ở 5 trường, năm học 2012 -
2013, Sở GD-ĐT TP mở rộng thêm 5 trường khác, nâng tổng số lên 10 trường triển khai chương trình này Việc ngành giáo dục TP đặt mục tiêu nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, giúp học sinh tự nghiên cứu, tham khảo thêm tài liệu các môn khoa học tự nhiên - toán, lý, hóa trên internet là cần thiết, phù hợp với xu thế hội nhập, tiếp cận chuẩn giáo dục tiên tiến trên thế giới Tuy nhiên, sau 1 năm thí điểm, chương trình mang lại kết quả không như mong đợi và đa phần các hiệu trưởng đều có tâm trạng ngổn ngang, thậm chí cảm thấy “hụt hơi” nếu tiếp tục đi tiếp vì nhiều lý do
Lúc đầu học sinh lớp 10 (năm học 2012 - 2013) đăng ký học tương đối đông nhưng đến cuối năm học rơi rụng dần Như Trường THPT Lương Thế Vinh khối lớp 10 có 40
em theo học nhưng đến lớp 11 này chỉ còn 30 em đăng ký học tiếp Tương tự, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có trên 30 em lớp 10 theo học nhưng đến lớp 11 chỉ còn lại 13 em và chưa biết năm nay có bao nhiêu học sinh mới vào lớp 10 đăng ký học (vì chưa họp bàn với phụ huynh) Tại Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, tình hình cũng không khả quan hơn với môn toán được khoảng 20 học sinh, còn môn lý vỏn vẹn 8 em theo học Ở các trường còn lại, tình hình học sinh giảm dần vì lý do như đi du học
Trang 24hoặc không muốn học tiếp cũng trở thành nỗi băn khoăn của ban giám hiệu Có thể nói chỉ duy nhất Trường THPT Lê Quý Đôn - đơn vị thực hiện mô hình giáo dục tiên tiến, vẫn duy trì ổn định sĩ số của 3 lớp 10 đầu khối A và lên lớp 11 của năm học mới này
Sở dĩ số học sinh ở đây không hao hụt là do việc tổ chức dạy chương trình theo nguyên lớp, phần đông học sinh có mục tiêu đi du học Những trường khác tổ chức lớp học theo sự tự nguyện nên nguồn học sinh phải gom từ nhiều lớp, cộng thêm phải học giờ ngoại khóa và đóng thêm chi phí khoảng 100.000 - 150.000 đồng/học sinh/tháng nên khó duy trì sĩ số
Một hiệu trưởng băn khoăn, nếu chỉ đặt mục tiêu như đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông là có thể đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu các môn khoa học tự nhiên thì chương trình chưa thật sự hấp dẫn các em Trừ một số ít học sinh muốn đi du học, hướng tới việc lấy chứng chỉ SAT thì mặn mà, còn lại đều cảm thấy chưa cần thiết phải học Đó là chưa kể học sinh khối 11 chuẩn bị cho kỳ thi đại học nên xác định mục tiêu gần hơn là xa Đây là nguyên nhân khiến chương trình khó có thể mở rộng với quy mô lớn hơn
Thiếu giáo viên và chương trình chuẩn
Nhiều trường còn bộc bạch cái khó khác là phải tự mày mò cách làm để triển khai chương trình thí điểm này Hai cái khó lớn nhất là thiếu giáo viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn và thiếu chương trình chuẩn, thống nhất Do không được Sở GD-ĐT TPHCM cung cấp giáo trình chuẩn nên mỗi trường tự liên hệ với đối tác nước ngoài,
tự tìm chương trình, sách tham khảo để biên soạn giáo án giảng dạy Chính vì thế, mỗi trường một kiểu và dạy theo đủ loại giáo trình của Úc, Canada hoặc Cambridge Tuy giáo trình của ĐH Cambridge được xem chuẩn nhất nhưng chi phí mua lại quá cao nên nhiều trường không kham nổi Về giáo viên, các trường đều bị động, phải tự đào tạo,
tự bồi dưỡng hoặc tìm nguồn thuê, hợp đồng từ bên ngoài là chính Trừ một số ít trường có điều kiện, đưa giáo viên đi nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn việc dạy môn toán, lý, hóa bằng tiếng Anh như Trường THPT Lê Quý Đôn, Trần Đại Nghĩa, số còn lại đều gặp khó khăn như nhau
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới 2013 - 2014, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận chỉ đạo ngành GD-ĐT TP tiếp tục mở rộng chương trình dạy các môn toán và khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh Đây là nhiệm vụ phải làm nhằm đổi mới cơ bản giáo dục ngoại ngữ, nhưng nếu TP không có giải pháp đầu tư bài bản, nhất là hỗ trợ các trường tháo gỡ những trở ngại, khó khăn như trên thì rất khó đạt được mục tiêu đề ra
Chưa thể dạy 100% bằng tiếng Anh
Dù chưa có danh sách các trường dạy thí điểm nhưng phó Hiệu trưởng Trường
THPT Chuyên Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) Nguyễn Bá Bình nói "Những trường chuyên trực thuộc các trường ĐH của Bộ sẽ phải thực hiện sớm hơn so với các trường ở tỉnh" Ông Bình so sánh, về nguồn lực tài chính thì trường chuyên thuộc các
trường ĐH chưa bằng các trường chuyên thuộc tỉnh, nhưng về nguồn lực giáo viên thì
có lợi thế hơn Trường ông có khoảng 70 giáo viên, trong đó có 45 giáo viên biên chế chính thức Số còn lại là mời giảng, hầu hết là giảng viên các khoa thuộc Trường ĐH
Sư phạm Hà Nội Trong số 45 giáo viên cơ hữu thì số giáo viên có khả năng tiếng Anh tốt đạt 30% Tuy nhiên, chưa thể lên lớp dạy 100% các môn nói trên bằng tiếng Anh ngay trong năm tới mà chỉ có thể triển khai ở một số chương, bài
Trang 25Hiện nay, khi tuyển dụng giáo viên, trường chú trọng đến năng lực chuyên môn và khả năng tiếng Anh
Lý do phải điều chỉnh thời lượng các môn học bằng tiếng Anh, theo ban giám hiệu trường là để học sinh không bị quá tải và đảm bảo chất lượng cần thiết cho các môn chuyên
Một trăn trở chung khác của lãnh đạo các trường chuyên, nếu triển khai dạy các môn Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh thì giáo viên thiếu rất nhiều Trong khi đó, thầy Bình cho rằng, nếu tuyển được giáo viên có khả năng tiếng Anh thì cũng phải mất ít nhất 5 năm mới vững vàng về chuyên môn đứng lớp
Do đó, cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp để giữ chân giáo viên giỏi Bởi khi họ giỏi ngoại ngữ thì không tránh khỏi lời mời của những môi trường làm việc tốt hơn, lương cao hơn, và họ sẽ "nhảy việc"
"Nếu Bộ GD-ĐT đã đưa ra chủ trương dạy các môn tự nhiên bằng tiếng Anh thì phải cố theo và làm thực chất, không để rơi vào tính hình thức vì như thế tức là đã phá
đi kế hoạch đặt ra", Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) Thái Văn Bình kết luận
Hiện nay, còn nhiều khó khăn trong việc dạy và học tiếng Anh trong các trường học ở Việt Nam:
- Về đội ngũ giáo viên giảng dạy, nhìn chung là còn yếu, khả năng giao tiếp nói tiếng Anh lưu loát còn hạn chế, trong một tiết dạy môn tiếng Anh, 80% thời gian giáo viên nói tiếng Việt, 20% thời gian nói tiếng Anh, việc đó còn do cách nghĩ thực dụng "Thi làm sao thì Dạy - Học làm vậy" Thi không có giao tiếp, chỉ chú trọng đọc hiểu, dịch
và ngữ pháp
- Sĩ số học sinh trong trường học Việt Nam trên 30 em thậm chí đến 45 em Nếu mỗi
em nói 1 phút thì một tiết dạy mất hết 30 đến 45 phút cho phần nói sẽ không còn thời gian để dạy các phần khác của tiết học Do đó không có phương tiện hỗ trợ nghe riêng nói riêng để cùng một lúc tất cả các học sinh có thể thực hành nghe nói mà không làm phiền nhóm khác Do vậy thời lượng nghe nói của học sinh có thể tăng lên đến 11 phút trong một tiết
- Tài liệu sách giáo khoa chính thống tiếng Anh dùng trong các trường có nhiều dư luận cho là không đáp ứng với trình độ trong khu vực và chuẩn luyện thi các chứng chỉ quốc tế Sách tham khảo, sách đọc thêm bằng tiếng Anh cho các cấp như các loại sách
về academic, mathematic, science còn rất hiếm trong các thư viện trường học Một điều chúng ta không thể bỏ qua, nội dung sách tiếng Anh không chỉ là học tiếng, trong
đó còn chứa đựng những bài học đạo đức, những thói quen tốt trong giao tiếp, ý thức bảo vệ môi trường, lòng yêu thương thiên nhiên, yêu thương con người, tình cảm bạn
bè, tình cảm gia đình, niềm say mê khoa học kỹ thuật
Trang 26Từ những nhận định trên, chúng ta đưa ra giải pháp dạy và học tiếng Anh toàn diện với dịch vụ tốt nhất:
Cung cấp giải pháp nghe nhìn tương tác hiện đại đồng bộ hóa giúp giáo viên tiếng
Anh cũng như tất cả các giáo viên khai thác nhanh chóng tất cả các tài nguyên giảng dạy một các dễ dàng, nhanh chóng: các phần mềm học tập, các tài nguyên trên internet, nội dung câu chữ và hình ảnh sơ đồ trong sách giáo khoa mà không cần viết lại, vẽ lại đồng thời có thể ghi chú phân tích ngay trên đoạn văn, đề toán, hình ảnh sơ
đồ trong sách ngay trên hình chiếu trên bảng Có thể mời ngay giáo viên bản ngữ hiện diện trên lớp thông qua internet ở các trang web học tiếng Anh để giải bài cho các em, lặp đi lặp lại theo ý muốn để bổ khuyết cho trình độ nói tiếng Anh của giáo viên Việt Nam
Hệ thống nghe nhìn tương tác toàn diện trên được bố trí trong phòng học bộ môn
ngoại ngữ trở thành phòng học ngoại ngữ tương tác (interactive language laboratory) Trong đó có trang bị phương tiện nghe riêng, nói riêng giúp tăng thời lượng nghe nói trong một tiết học, giúp học sinh nghe nói lưu loát hơn, tránh được sự ngại ngùng, mặc cảm tự ti khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp
Nhân đây, hiện nay trên thị trường đang lưu hành nhiều dạnh phòng language lab
- Loại cổ điển dựa vào công nghệ analog, băng từ cassette, xuất hiện đầu tiên vào năm
1950 tại đại học Grenobe (Pháp) nay đã lạc hậu nhưng gần đây vẫn lưu hành
- Loại thuần túy dựa vào công nghệ tin học với hệ thống mạng LAN máy tính được cài đặt phần mềm và tai nghe để học ngoại ngữ với những giao diện phức tạp khó sử dụng, trang bị ban đầu đắt tiền, phí bảo hành bảo trì, năng lượng điện sử dụng và cần phải có quản trị viên tin học quản lý gây tốn kém không nhỏ
- Loại dựa vào công nghệ digital kết hợp tin học như eNo Lab dễ sử dụng, tường minh, thực dụng trong đó có tích hợp thu âm tại chỗ và trắc nghiệm multi-choice cho kết quả ngay bằng file excel
- Loại mang tên language lab nhưng không có chức năng giao tiếp riêng, không đủ tiêu chí của một phòng language lab với giá bán khá rẻ nhưng không hỗ trợ chức năng giao tiếp nghe nói
- Song song với trang bị No lab, chúng tôi còn cài đặt phần mềm giảng dạy theo các giáo trình đang được Bộ GDDT cho lưu hành Riêng phần sách, chúng tôi dựa vào khung chương trình, tham chiếu chuẩn Châu Âu, cùng với nhà xuất bản Oxford cho ra
bộ sách Family and friends dành cho tiểu học và bộ sách Solutions dành cho học sinh
từ lớp 6 đến lớp 11
- Một trong những ưu tư hàng đầu của lãnh đạo giáo dục là việc đưa vào sử dụng có hiệu quả các phương tiện trang bị Kết hợp với Oxford và PolyVision chúng tôi tiến hành bồi dưỡng giáo viên hàng năm vào dịp hè cũng như tập huấn bàn giao tận tình, chế độ hậu mãi chăm sóc khách hàng chu đáo
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:
1 Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học trung học phổ thông bằng tiếng Anh:
- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong học tập đó là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết
- Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh
Trang 27- Hội nhập với giáo dục thế giới
2 Tìm hiểu thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
- Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông giai đoạn 2010 –
2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)
- Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn khoa học
tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT
Trang 28CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh
2.1.1 Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh
Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển
kỹ năng giao tiếp Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng Có thể thấy một ngôn ngữ bất kỳ nào cũng là một tập hợp của các từ vựng Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng Như vậy, việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng
Trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh thì việc cấp từ vựng cho học sinh và giúp học sinh nhớ để vận dụng nắm kiến thức truyền thụ của giáo viên là khâu hết sức quan trọng Khi xây dựng hệ thống từ vựng có thể lựa chọn sắp xếp hệ thống từ vựng theo thứ tự A, B, C theo từ điển hoá học Việt – Anh hoặc sắp xếp hệ thống từ vựng theo từng chủ đề, từng chương của từng nội dung hoá học theo A, B, C Ở đây chúng tôi lựa chọn theo phương án sắp xếp thứ hai, vì theo cách sắp xếp này giáo viên có thể dễ dàng tra cứu các từ vựng liên quan đến nội dung và chủ đề các bài dạy
Việc xây dựng hệ thống từ vựng trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh giáo viên không chỉ có tập hợp thống kê từ vựng rồi chép cho học sinh là được mà vấn đề quan trọng là giáo viên sau khi xây dựng hệ thống từ vựng thì cần phải có phương pháp học tập để nắm vững hệ thống từ vựng một cách chắc chắn và tạo cho mình sở hữu một vốn từ vựng phong phú Nhờ đó giáo viên có thể tăng khả năng giao tiếp, và diễn thuyết bài giảng của mình một cách tự tin và thành công Ngoài việc xây dựng và cung cấp hệ thống từ vựng thì giáo viên cần có phương pháp phù hợp để giới thiệu từ vựng cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Để đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần giới thiệu và luyện tập từ vựng, phù hợp với trình độ, gắn liền với nội dung bài học và các chủ đề mà học sinh quan tâm, có biện pháp kiểm tra, khuyến khích học sinh học từ thường xuyên Thỉnh thoảng, trong các giờ học tự chọn giáo viên yêu cầu học sinh viết từ vựng ra các phiếu mà giáo viên thiết kế để luyện tập, ôn lại và chơi trò chơi để tìm ra người chiến thắng, người nhớ được nhiều từ, đặt ví dụ nhiều nhất, đọc đúng và nhiều định nghĩa nhất
Như vậy, việc xây dựng hệ thống và cung cấp từ vựng cho học sinh là một trong những khâu quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian để sưu tầm, sắp xếp, học tập, nghiên cứu phương pháp cung cấp và rèn luyện kỹ năng tiếp nhận, nắm bắt nội dung của học sinh từ đó mới đạt được hiểu quả cao trong việc triển khai các khâu lên lớp và mục tiêu bài học
Để xây dựng vốn từ vựng chúng ta có thể sử dụng nhiều cách: Chúng ta có thể sử dụng từ điển, tìm các thuật ngữ hóa học liên quan đến chủ đề và bài chương cần dạy hóa hoặc có thể lấy vốn từ qua các sách hóa học tiếng Anh hay tra cứu các thuật ngữ
Trang 29hóa học trong sách giáo khoa hóa học THPT hiện hành chuyển đổi sang thuật ngữ tiếng Anh
Ví dụ: khi dạy bài Carbon, thuộc chương 3, SGK hóa học lớp 11 cơ bản Chúng ta
có thể xây dựng được như sau:
mass
n khối lượng irrespective adv không biệt phân
hóa
properties
n tính chất thermodynamically n nhiệt động lực học
pencil "lead đầu bút chì control v điều khiển
application n ứng dụng carbonate rock n đá cacbonat
Trang 30originate v nguồn gốc marble n đá cẩm thạch
certain kinds of
n một số loại hình refractory n vật liệu chịu
lửa
Ta có thể xây dựng một số cụm từ đơn giản như sau:
An entirely separate field of: một lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt
The volume decreases: thể tích giảm
The pressure increases: tăng áp lực
Increase the temperature: tăng nhiệt độ
Mass of decreases: khối lượng của giảm
Add a catalyst: thêm chất xúc tác
Nuclear power plants: nhà máy điện hạt nhân
Cathode ray tubes: ống tia âm cực
Where the graphite originates: nơi xuất than chì
Without first changing to a liquid: Không chuyển sang dạng lỏng
Grams per cubic centimeter: gam/cm 3
The coal-gas reaction: Phản ứng than khí
Hardest natural substance: Chất tự nhiên cứng nhất
Neat orderly pattern: Mô hình có trật tự cố định
At elevated temperatures: ở nhiệt độ cao
Strongest oxidizers: Chất oxy hóa mạnh nhất
Weaker reducing agents: Chất khử yếu
Physical property: Tính chất vật lý
Cách lựa chọn từ vựng để dạy từng phần: có rất nhiều vốn từ tiếng Anh trong hóa học, nhưng giáo viên phải xây dựng hệ thống từ vựng theo từng chủ đề, từng vấn đề cần dạy và cần cung cấp cho học sinh trong tiết học đó, chứ không phải xây dựng từ vựng một cách lộn xộn Điều đó sẽ làm cho người dạy không chủ động trong việc sử dụng từ và người học khó thể tiếp thu một cách có hệ thống
2.1.2 Xây dựng hệ thống mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong dạy học hóa học
Trong dạy học nói chung và trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh nói riêng ở mỗi chương trình đều có mẫu câu chung và mẫu câu riêng được sử dụng trong quá trình dạy học Một số mẫu câu thường dùng như: hãy nêu định nghĩa, khái niệm về ; hãy xác định ; hãy cho biết ; hãy so sánh của với ; quan sát và cho biết ; hãy tiến hành và nêu hiện tượng xảy ra ; hãy dự đoán tính chất của
Trang 31Để thuận lợi trong việc dạy học hoá học bằng tiếng Anh, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống các loại mẫu câu chung và riêng cho mỗi chương, mỗi chủ đề Trước hết cần phải xây dựng được hệ thống mẫu câu bằng tiếng Việt, sau đó giáo viên thực hiện việc phân loại mẫu câu và chuyển mẫu câu tiếng Việt thành tiếng Anh Trong quá trình soạn giáo án lên lớp, giáo viên sử dụng mẫu câu đã xây dựng để hoàn thiện giáo
án mà không cần phải vừa soạn giáo án vừa xây dựng mẫu câu và chuyển mẫu câu thành tiếng Anh Ở đây, chúng tôi đã xây dựng được một số dạng mẫu câu sử dụng trong phạm vi giới hạn của đề tài như sau:
Mẫu câu riêng:
Example:
- So sánh hơn với tính từ ngắn: short - adj + er + than
Boiling point of the hydrocarbon is lower than the corresponding alcohol and acid
Nhiệt độ sôi của hydrocacbon thấp hơn so với ancol và axit tương ứng
Ethane has a larger molecular weight than ethene
Etan có phân tử khối lớn hơn eten
The acidid properties of ancohol is weaker than the acidid properties of phenol
Tính axit của ancol yếu hơn tính axit của phenol
The acidid properties of carboxylic acid is stronger than the acidid properties of phenol
Tính axit của axit cacboxylic mạnh hơn tính axit của phenol
In alkaline solution, concentration of OH- is greater than of H+
Trong dung dịch kiềm, nồng độ [OH - ] lớn hơn nồng độ [H + ]
- So sánh hơn với tính từ dài: more + long adj + than
Phenol is more soluble in hot water than in cold water
Phenol dễ tan trong nước nóng hơn trong nước lạnh
Ether is less soluble than alcohol
Ete ít tan hơn ancol
Alkene is more soluble in benzene than in water
Anken dễ tan trong benzen hơn trong nước
- So sánh nhất với tính từ ngắn: the + short adj + est
Hydrogen atom has the smallest radius of about 0.053nm
Nguyên tử hiđro có bán kính nhỏ nhất khoảng 0.053nm
1s orbital has the lowest energy
Obitan 1s có năng lượng thấp nhất
The making of soap is one of the oldest of chemical syntheses
Việc tạo ra xà phòng là một trong những tổng hợp hóa học lâu đời nhất
- So sánh với tính từ dài: the + most + long adj
Noble gas elements are the most durable
Nguyên tố khí hiếm là bền nhất
Fluorine is the most powerful of all non-metallic elements
Flo có tính phi kim mạnh nhất
Trang 32 Hydrogen is the least electronegative element
Nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất là hiđro
- So sánh kép (càng… càng…):
Tính từ ngắn: the Adj-er + S +V…, the Adj-er + S +V…
Tính từ dài: the more Adj + S + V …, the more Adj + S + V…
For alkanes, the higher the molecular weight, the higher boiling point
Đối với các ankan, phân tử khối càng cao thì nhiệt độ sôi càng cao
The more carboxyl groups amino acids obtain, the stronger the acidic is
Các amino axit có càng nhiều nhóm cacboxyl thì tính axit càng mạnh
- So sánh bội số: half, twice, three times,…
Number of carbon atoms of butane two times as many as of ethane
Số nguyên tử cacbon của butan gấp đôi số nguyên tử cacbon của etan
- How many + countable nouns + be + there + in…?
How many grams of carbon are there in 2.5 mol of carbon?
Có bao nhiêu gam cacbon trong 2.5 mol cacbon?
How many carbon atoms are there in benzene?
Có bao nhiêu nguyên tử cacbon trong benzen?
- How many + countable nouns …?
How many hydroxyl groups are there in glycerol molecules?
Có bao nhiêu nhóm hydroxyl trong phân tử glixerol?
- How much + uncountable nouns + …?
How many of grams of acetate sodium can be dissolved in 100 mL water?
Có bao nhiêu gam natri axetat có thể tan trong 100 ml nước?
- Dạng bị động của động từ khuyết thuyết: S + may/must/can/should…+ be + P 2
Sucrose also be used to hydrolyze into glucose and fructose used in technical coated
mirror, coated intestines thermos
Saccarozơ được sử dụng để thủy phân thành glucozơ và fructozơ được sử dụng trong gương tráng kỹ thuật, tráng ruột phích
- S + may/can/should/must + V + O…
The equilibrium will shift to right/ left
Cân bằng sẽ chuyển dịch sang trái/ phải
The solubility of anion which is the conjugate base of a weak acid will increase at low pH
Các anion là bazơ liên hợp của một axit yếu có độ tan sẽ tăng lên ở độ pH thấp
- Thì hiện tại hoàn thành: S + have/has + P 2 + O…?
Scientists have determined the size and mass of particles which make up atoms
Các nhà khoa học đã xác định kích thước và khối lượng của các hạt tạo nên nguyên tử
- Thì hiện tại đơn:
Benzene is insoluble in water but soluble in nonpolar aprotic organic solvents,
including diethyl, either, methylene chloride, and acetone
Trang 33Benzen là chất lỏng, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ không
phân cực bao gồm cả đietyl hoặc là metylen clorua, và axeton
Amonia solution is a weak base
Dung dịch amoniac là bazơ yếu
Neutral environment has a pH of 7
Môi trường trung hòa có pH là 7
In the pharmaceutical industry, sucrose is material for preparing drugs
Trong ngành công nghiệp dược phẩm, saccarozơ là vật liệu sản xuất thuốc
- Depend on + something… phụ thuộc vào cái gì…
Chemical properties of the compound aldehyde depends on its composition
Tính chất hóa học của hợp chất andehit phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nó
Equilibrium constant change with temperature in a continuous way that depends on
Sự đổi màu của giấy quỳ tím của các amino axit phụ thuộc vào số nhóm cacboxyl và
số nhóm amino trong phân tử
- Bị động của hiện tại đơn:
Esters are named as derivatives of the corresponding alkanoic acid
Este được đặt tên như các dẫn xuất của axit ankanoic tương ứng
The ankanol part is named first
Phần alkanol được đặt tên đầu tiên
This compound is named as methyl chloride
Hợp chất này được đặt tên là metyl clorua
Hydrocarbon are divided into three main groups
Hydrocacbon được chia thành ba nhóm chính
Methane is prepared by heating lime soda sodium acetate with sodium hydroxide or maybe for aluminum carbide reacts with water:
Metan được sản xuất bằng cách đun nóng natri axetat với xút hoặc thủy phân nhôm cacbua
Benzene, toluene and xylene also be used more as a solvent
Benzen, toluen và xilen cũng được sử dụng làm dung môi
This polysaccharide is found in all plant seeds and tubers
Polysaccarit này được tìm thấy trong tất cả các giống cây trồng, củ
- Neither …nor… : cũng không
Cellulose neither dissolve in water nor in organic solvents
Trang 34Xenlulozơ không tan trong nước cũng không tan trong dung môi hữu cơ
Law of convervation of matter: state that matter is neither created nor destroyed
Định luật bảo toàn vật chất: trạng thái vật chất không tạo nên và cũng không mất đi
- To be made of …: cấu tạo từ cái gì đó nhưng vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu
This table is made of wood
Chiếc bàn này được tạo thành từ gỗ
Rice is made from starch
Gạo được tạo thành từ tinh bột
- To be made from + something: cấu tạo từ cái gì đó nhưng không giữ nguyên tính chất ban đầu
TNT is made from toluene
TNT được chế tạo từ toluen
Buna rubber is made from buta -1,3-dien
Cao su buna được tạo thành từ buta - 1,3 – đien
Ngoài ra, giảng dạy bằng tiếng Anh nói chung và dạy hóa học bằng tiếng Anh nói riêng Thông thường, chúng ta sẽ phải trải qua các hoạt động như yêu cầu mọi việc trên lớp, đặt câu hỏi, bắt đầu, kết thúc bài học, thực hiện các hoạt động trong sách giáo khoa và trên bảng, điều khiển lớp học, động viên và khuyến khích học sinh Với mỗi hoạt động, bạn có thể dùng rất nhiều mẫu câu khác nhau, linh hoạt, tùy tình huống Vì vậy, trong dạy hóa học bằng tiếng Anh việc xây dựng và lựa chọn các mẫu câu giao tiếp phù hợp là hết sức cần thiết và phải có tính hệ thống
Ví dụ như câu mệnh lệnh
- Close your books: Gấp sách lại
- You say it, Mai: Bạn Mai hãy trả lời
- Answer it, somebody: Một ai đó hãy trả lời nó
- Don't be quiet now: Bây giờ, đừng yên lặng
- Just sit down and be quiet: Chỉ cần ngồi xuống và im lặng
- I want you to try exercise 1: Cô muốn các em cố gắng làm bài tập 1
Yêu cầu (tương tự câu mệnh lệnh nhưng dùng ngữ điệu thấp hơn)
- Come here, please: Hãy đến đây
- Would you like to write on the board?: Em có muốn viết lên bảng?
- Can/Could you say it again?: Em có thể nói một lần nữa?
- Do you mind repeating what I said? Em có nhớ lại những gì cô nói?
Đề nghị:
- Let's start now: Hãy bắt đầu ngay bây giờ
- What about if we translate these sentences?: chúng ta dịch những câu sau sẽ là gì?
- You can leave question 1 out: Em có thể rời khỏi câu hỏi số 1
- There is no need to translate everything: Không có cần phải dịch tất cả mọi thứ
Câu hỏi:
- Do you agree with A?: Em có đồng ý với A không?
- Can you all see? Tất cả những gì em có thể nhìn thấy?
Trang 35- Are you sure? Em có chắc chắn không?
- Do you really think so? Em có thực sự nghĩ như vậy?
Bắt đầu bài học:
- Hurry up so that I can start the lesson: Nhanh lên để tôi có thể bắt đầu bài học
- Is everybody ready to start? Các em có thực sẵn sàng để bắt đầu bài học?
- I think we can start now: Tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu bây giờ
- I'm waiting for you to be quiet: Tôi đang đợi bạn để được yên tĩnh
- What's the day today / What day is it today?: Hôm nay là ngày mấy?
Kết thúc bài học:
- We'll have to stop here: Chúng ta sẽ phải dừng lại ở đây
- All right, that's all for day Được rồi, đó là tất cả của tiết học
- We'll finish this next time: Chúng kết thúc vào thời gian tới
- We'll continue working on this chapter next time: Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc chương này vào thời gian tiếp
- Please re-read this lesson for Monday's: Hãy đọc lại bài học này cho hôm thứ hai
- You were supposed to do this exercise for homework: Em phải làm bài tập này cho bài tập về nhà
- Remember your homework: Các em nhớ làm bài tập về nhà
- See you again on Monday: Hẹn gặp lại vào thứ hai
Khi giáo viên gây ra sai sót trong lớp học hoặc có việc bận phải ra ngoài, có thể xin lỗi học sinh bằng cách:
- I'll be back in the moment: Cô sẽ trở lại ngay
- I'm sorry, I didn't notice it: Cô xin lỗi Cô không chú ý điều đó
Cảnh báo học sinh khi các em gặp sai lầm (trả lời sai, thiếu tôn trọng giáo viên):
- Be careful / Look out / Watch out: Hãy cẩn thận / Nhìn ra / Xem ra
- Mind / watch the steps: Nhớ/ Xem các bước
- You will be in detention next week: Bạn sẽ bị phạt trong tuần tới
Hoạt động trong sách giáo khoa:
- Give out a textbook, please : Vui lòng đưa sách giáo khoa ra
- Open your books at page 10: Mở sách ra trang 10
- Has everybody got a book? / Does everybody have a book? Tất cả mọi người đã có sách chưa?
- Look at exercise 1 on page 10 Nhìn vào bài tập 1 trang 10
- Turn back to the page 10 Trở lại trang 10
- Look at the dialogue on page 10: Nhìn vào hộp thoại trên trang 10
- Stop working now: Dừng làm việc bây giờ
- Put your pens down: Đặt bút của bạn xuống
- Let's read the text aloud
- Do you understand everything? Bạn có hiểu tất cả mọi thứ?
Làm việc nhóm:
- Work in pairs: Làm việc theo cặp
Trang 36- Work together with your friend: Làm việc cùng nhau với bạn của bạn
- I want to form groups 4 pupils in each group: Cô muốn tạo thành các nhóm 4 học sinh trong mỗi nhóm
- Discuss it with your neighbor: Thảo luận với bạn kề bên
Làm việc trên bảng
- Come out to board, please: Hãy lên bảng
- Come out and write the word on the board: Đến đây và hãy viết từ lên bảng
- Are these sentences on the board right? Là những câu trên bảng phải không?
- Anything wrong with sentence 1? Có điều gì sai với câu 1?
- Everyone, look at the board, please: Tất cả các em, nhìn lên bảng
Việc xây dựng mẫu câu đòi hỏi người dạy phải không những có vững kiến thức chuyên môn và còn phải thực sự hiểu biết về các phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học Từ đó sưu tầm, sáng tạo các loại mẫu câu phù hợp với nội dung bài học
và đối tượng học sinh để đạt được mục tiêu dạy học
2.1.3 Thiết kế giáo án dạy học hóa học bằng tiếng Anh
Khi thiết kế giáo án dạy học hoá học bằng tiếng Anh, bên cạnh việc bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng bài học và tuân thủ các khâu lên lớp trong dạy học thì việc thiết kế giáo án trong dạy học bằng tiếng Anh cũng cần phải có sự đổi mới, sáng tạo và linh hoạt trong thiết kế, nhất là ở phần nội dung các bước lên lớp Ví dụ ở phần các bước lên lớp có sự khác biệt tương đối rõ như sau:
Bảng 2.1 So sánh giáo án dạy hóa học bằng tiếng việt và giáo án dạy bằng tiếng Anh
Khâu lên lớp Giáo án dạy bằng tiếng Việt Giáo án dạy bằng tiếng Anh
Hỏi bài cũ - Kiểm tra, đánh giá kiến thức liên quan nội dung bài đã học
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nhớ và hiểu từ vựng đã được học
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức liên quan nội dung bài đã học
Dạy bài mới
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học để thực hiện mục tiêu bài học
- B1: cung cấp từ vựng, mẫu câu liên quan đến kiến thức bài học
- B2: Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học để thực hiện mục tiêu bài học
Củng cố
- Củng cố nội dung bài học và vận dụng, phát triển kiến thức trọng tâm
- Củng cố từ vựng, mẫu câu, kỹ năng phát âm và viết tiếng Anh
- Củng cố nội dung bài học và vận dụng, phát triển kiến thức trọng tâm
Việc thiết kế giáo án còn phụ thuộc vào kiểu bài như: bài mới, luyện tập, ôn tập hay tự chọn nhưng trong tất cả các bài dạy, khi thiết kế giáo án ngoài việc triển khai nội dung trọng tâm bài học thì giáo viên cần phải lưu ý chú trọng việc sử dụng phương pháp thích hợp để học sinh vừa hiểu và nắm rõ từ vựng, vừa tạo được sự kích thích và hứng thú, đam mê học tập của học sinh mà vẫn đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu bài học
Trang 372.1.3.1 Dạy học lí thuyết
Trong việc tiến hành một tiết dạy học lí thuyết các môn khoa học bằng tiếng Anh không phải hoàn toàn giống như trong dạy học tiếng Anh đơn thuần là giáo viên và học sinh gần như hoàn toàn giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh mà tuỳ từng bài, từng tình huống cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học ở các cấp độ khác nhau Ví dụ, có ba cấp độ dạy – học như sau:
Cấp độ 1: Dạy học cung cấp một số thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh sau đó thực hiện tiến trình lên lớp bằng tiếng Việt Sử dụng cách này học sinh sẽ không rèn được các kỹ năng quan trọng trong học tiếng Anh như kỹ năng nói, viết và giao tiếp…
Cấp độ 2: Dạy học song ngữ - đồng thời 50% tiếng Anh và 50% tiếng Việt Việc tiến hành theo phương pháp này thường được sử dụng trong những tình huống kiến thức phức tạp, quá mới mẻ mà học sinh không kịp để tiếp thu và không nắm bắt được nội dung vấn đề
Cấp độ 3: Hoàn toàn bằng tiếng Anh Phương pháp này thường được sử dụng khi trình độ của học sinh đồng đều và những nội dung triển khai không quá phức tạp mà tương đối quen thuộc với học sinh Nếu phát huy được tối đa việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho học sinh có cơ hội rèn các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ học tập tiếng Anh của mình
Dù sử dụng phương pháp và cấp độ dạy học nào thì giáo viên cũng cần phải có công tác chuẩn bị hết sức chu đáo và cẩn thận mới có thể thực hiện tự tin và thành công bài dạy của mình Những nội dung quan trọng và cần thiết mà giáo viên cần phải chuẩn bị cho bài giảng như:
Giáo án: cần thể hiện đúng quy trình lên lớp và các phương pháp, cấp độ dạy học ở từng nội dung cụ thể đảm bảo tính khoa học và thực hiện được mục tiêu bài dạy
Các mẫu câu giao tiếp thông thường trong lớp học: giáo viên cần phải chuẩn bị và thể hiện nhuần nhuyễn các kỹ năng sử dụng các mẫu câu giao tiếp thông thường trong lớp học để tạo sự tự tin cho mình và kích thích sự hưng phấn cho người học, tránh trường hợp nói sai, nói không rõ ràng, thậm chí là nói sai các mẫu câu làm cho học sinh hiểu nhầm điều mình nói Các mẫu câu thường dùng như:
- I have opinions: Em có ý kiến
- Who has any ideal? Ai có ý kiến gì không?
- Who has any opinion about this problem? Ai có ý kiến gì về bài tập này không?
- I have some question: Tôi có mấy câu hỏi
- Who will answer to these questions? Ai trả lời được câu hỏi này?
- What is answer to question 4? Đáp án cho câu hỏi số 4 là mấy?
- Score two point for each correct answer? Ghi được 2 điểm cho mỗi câu trả lời đúng?
- Think carefully before you answer! Hãy suy nghĩ trước khi em trả lời!
- Who solve this problem? Ai giải được bài tập này?
- Did you do exercise yesterday? Em đã làm bài tập hôm qua chưa?
- There is difficult exercise on page 20: Có một bài tập khó ở trang 20
Trang 38- It is too difficult for me to solve this exercise: Quá khó đối với tôi để giải bài tập này
- It is easy to find the result of this exercise: Dễ dàng tìm được kết quả bài tập này
- This exercise has many solution, but this is the most consice way: Bài tập này có nhiều cách giải nhưng đây là cách giải ngắn gọn nhất
- Did you do homework? Em đã làm bài tập về nhà chưa?
- Yesterday I was tired so I haven’t done my homeworks: Hôm qua em mệt nên chưa làm xong bài tập về nhà
- Experimental chemical exercise: Bài tập hóa học thực nghiệm
- Some steps to build/ to solve chemical problem: Các bước xây dựng/ giải bài tập hóa học
- To form skills solving problems: Hình thành các kĩ năng giải bài tập hóa học
- Today we are studying unit of alcohol: Hôm nay, chúng ta học bài ancol
- This unit has the following important content: Bài học này có những nội dung quan trọng sau đây
Các mẫu câu tiếng Anh liên quan đến nội dung bài học: ngoài việc chuẩn bị các mẫu câu giao tiếp thông thường trong lớp học thì việc quan trọng là giáo viên còn cần phải chuẩn bị các mẫu câu liên quan đến nội dung bài học mình triển khai Những mẫu câu đòi hỏi phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhưng truyền thụ được đầy đủ kiến thức khoa học Việc chuẩn bị chu đáo và sử dụng thành thạo các mẫu câu trên sẽ giúp giáo viên viên chủ động triển khai các hoạt động và tự tin hơn trong quá trình dạy học
Các thuật ngữ của bài tiếp theo: để học sinh có thời gian nghiên cứu, nắm bắt các nội dung của bài mới thì ngay sau khi kết thúc bài học, giáo viên cần cung cấp cho học sinh các thuật ngữ của bài tiếp theo Sau khi cấp thuật ngữ, giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho học sinh những công việc về nhà cần hoàn thành để phục vụ cho bài học sắp tới Trước khi mở đầu bài học mới, ngoài kiến thức hóa học thì giáo viên cần kiểm tra vốn thuật ngữ của học sinh
Phương pháp, phương tiện dạy học: trong dạy học lí thuyết, giáo viên nên kết hợp các phương pháp dạy học một cách nhuần nhuyễn, tránh trường hợp sử dụng một số phương pháp đơn điệu gây nhàm chán và mất hứng thú cho học sinh Do trình độ và năng lực tiếng Anh của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, nên để nâng cao hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu bài học thì ngoài việc đa dạng các phương pháp dạy học thì đòi hỏi giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan, tranh ảnh, hay bảng biểu để học sinh dễ tư duy hơn nếu chưa bắt kịp các vốn tự vựng khó
Ngoài ra, giáo viên cần cung cấp cho học sinh các tên các nguyên tố, hợp chất hóa học và ion bằng tiếng Anh như:
Bảng 2.2 Tên các nguyên tố hóa học và khối lượng nguyên tử tương đối
Atomic numbe
Trang 40Bảng 2.3 Tên các hợp chất axit, bazơ và ion điển hình
N3- Nitride CO32- Carbonate H2TeO4 Telluric acid
NO3- Nitrate HCO3- Hydrocarbonate HF Hydrofluoric
acid
acid HSO4- Hydrosulfate NH4+ Ammonium HCl Hydrochloric
hydroxide ClO2- Chlorite HClO4 Perchloric acid Cu(OH)2 Copper