HỒ CHÍ MINH - 2014BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THÙY LINH ĐA NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Áp dụng chương trình h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THÙY LINH ĐA
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Áp dụng chương trình hóa Học vô cơ lớp 12)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2TP HỒ CHÍ MINH - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THÙY LINH ĐA
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Áp dụng chương trình hóa học vô cơ lớp 12)
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
Trang 3PGS.TS Cao Cự Giác
TP HỒ CHÍ MINH - 2014
Với lóng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS Cao Cự Giác, người đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn
tôi hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo – PGS.TS Võ Quang Mai và TS Lê Danh Bình đã dành
thời gian đọc và nhận xét cho luận văn.
- Quý thầy giáo, cô giáo khoa Hóa Học, Phòng Đào tạo Sau Đại Học, trường Đại Học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
- Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Lê Hồng Phong, đã giúp làm thực nghiệm sư phạm, cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tp.HCM, tháng 06 năm 2014
Tác giả Nguyễn Thùy Linh Đa
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 2
7 Giả thuyết khoa học 2
8 Đóng góp của đề tài 3
-CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN -
41.1 Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh 4
1.1.1 Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập 4
1.1.1.1 Kỹ năng nghe 4
1.1.1.2 Kỹ năng nói -
1.1.1.3 Kỹ năng đọc 7
1.1.1.4 Kỹ năng viết 10
1.1.2 Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh 11
1.1.2.1 Ý nghĩa của tự tin 11
1.1.2.2 Tự tin trong dạy học hóa học 11
1.1.3 Hội nhập với giáo dục thế giới 13
-1.2 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường phổ thông 17
-1.2.1 Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐTTg ngày 24/6/2010) 17
1.2.2 Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT 17
-1.2.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT: 18
-Tiểu kết chương 1 21
-CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 22
Trang 5-2.1 Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh -
2.1.1 Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh 22
2.1.2 Xây dựng hệ thống mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong dạy học hóa học -
2.1.3 Thiết kế giáo án dạy học hóa học bằng tiếng Anh 35
2.1.3.1 Dạy học lí thuyết 36
2.1.3.2 Dạy học bài tập 42
2.1.3.3 Dạy học thực hành 46
2.2 Áp dụng dạy học chương trình hóa học lớp 12 (Phần Hóa Vô Cơ) 50
2.2.1 Đại cương về kim loại ( OVERVIEW OF METAL ) 50
A VOCABULARY 50
B SENTENCES 57
C SUMMARY 59
D METHODS 71
-2.2.2 Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm ( Ankall metals –alkaline earth metals – alumium ) 75
A.VOCABULARY 75
B SENTENCES 77
C SUMMARY 80
D METHOD -
922.2.3 Crom – Sắt – Đồng ( Chromium Iron – Copper ) 95
A VOCABULARY 95
B SENTENCES 98
C SUMMARY 101
D METHOD 118
-2.2.4 Phân biệt một số chất vô cơ – Chuẩn độ dung dịch ( Identification of some inorgantic – Titration of solutionulary ) 122
A.VOCABULARY 122
B SENTENCES 124
C SUMMARY 126
D METHOD 130
Trang 62.3 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập hóa học bằng tiếng Anh 133
2.3.1 Mục đích kiểm tra 133
-2.3.2 Nội dung kiểm tra -
1342.3.3 Đánh giá kết quả 135
2.3.3.1 Trước khi thực nghiệm 135
2.3.3.2 Sau khi thực nghiệm 135
-Tiểu kết chương 2 136
-CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 137
3.1 Mục đích thực nghiệm 137
3.2 Đối tượng thực nghiệm 137
3.3 Nội dung của thực nghiệm sư phạm 137
3.4 Tiến hành thực nghiệm 138
3.5 Kết quả của thực nghiệm sư phạm 139
3.5.1 Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm 139
3.5.2 Kết quả thực nghiệm 140
3.6 Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm 143
3.6.1 Phân tích định tính kết quả thực nghiệm 143
-3.6.2 Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm -
144-Tiểu kết chương 3 144
-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146
I Kết luận 146
II Kiến nghị 147
-TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
-PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA 150
-PHỤ LỤC 2 BÀI KIỂM TRA 153
-PHỤ LỤC 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM -
Trang 7156-CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước , với đường lối đổimới và chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay,ngoại ngữ đóng vai trò hết sức quang trọng đặc biệt là tiếng Anh Tiếng Anh làngôn ngữ chính thống của 45 quốc gia, 1/3 dân số thế giới nói tiếng Anh, 75%chương trình truyền hình phát bằng tiếng Anh, bàn phím, máy vi tính là tiếng Anh,bất cứ hội nghị nào với tên gọi là hội nghị quốc tế thì ngôn ngữ làm việc cũng bằngtiếng Anh
Tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay được chính phủ và người dân hằng năm bỏ
ra rất nhiều công sức, tiền bạc vào việc dạy và học tiếng Anh Đặc biệt khi ViệtNam gia nhập WTO thì vai trò của tiếng Anh càng quan trọng hơn, là cầu nói giaolưu văn hóa, học hỏi, trao đổi thông tin, thiết lập các mối quan hệ trong nhiều lĩnhvực giữa Việt Nam và các nước trên thế giới
Do đó có thể khẳng định rằng việc dạy và học tiếng Anh chiếm vị trí rấtquang trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta Mới đây nhất Bộ GD-ĐT
triển khai đề án 1400 và 959 của Chính phủ “ Đề án Phát triển hệ thống trường
trung học phổ thông giai đoạn 2010-2020” qua đó “Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học, dạy tăng cường tiếng Anh, chuẩn bị triển khai dạy học các môn vật lí, hóa học, sinh học bằng tiếng Anh ở khoảng 30% số trường” Hiện nay ở
thành phố Hồ Chí Minh đã có 10 trường chuyên đã triển khai thực hiện đề án này ví
dụ như các trường chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Lê Quý Đôn, NguyễnThị Diệu, Gia Định đã dạy các môn tự nhiên bằng tiếng Anh trong đó có bộ môn
Hóa Học Việc dạy hóa học bằng tiếng Anh thì không dễ chút nào
Thứ nhất, trình độ ngoại ngữ của học sinh còn thấp, gây khó khăn trong việc
học tập và kiểm tra đánh giá Có rất nhiều học sinh giỏi nhưng không thể nhận học
bỗng của các tổ chức quốc tế vì không đủ điểm IELTS hoặc TOELT
Thứ hai, ở hầu hết các trường chưa có một chương trình dạy cụ thể hay chính
thức nào về việc dạy học các môn tự nhiên nói chung và môn Hóa học nói riêngbằng tiếng Anh do đó gây khó khăn lớn cho giáo viên giảng dạy Ngoài việc phảithường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, học tập tự nâng cao trình độ tiếngAnh thì các giáo viên phải tự mò mẫm tự xây dựng các bài giảng bằng tiếng Anh.Cho nên hầu như là phải thuê giáo viên ở bên ngoài vào dạy
Thứ ba, thiếu đội ngũ giáo viên có thể dạy các môn tự nhiên nói chung và
môn Hóa học nói riêng Vì vậy đề tài “Nghiên cứu phương pháp dạy học Hóa học
bằng tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông (áp dụng chương trình hóa học vô
Trang 9cơ lớp 12)” được thực hiện với mong muốn góp phần đẩy lùi các bất cập, tồn tại
trên thực trạng để việc dạy và học hóa học 12 bằng tiếng Anh ở các trường được tốthơn, thuận lợi hơn và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáodục phục vụ cho đất nước trong quá trình hội nhập
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp dạy hóa học 12 – vô cơ bằng tiếng Anh tại cáctrường THPT hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở các trườngTHPT hiện nay
- Nghiên cứu, tổng hợp lý luận phương pháp dạy học
- Xây dựng hệ thống từ vựng, mẫu câu, nội dung, phương pháp liên quan đếnbài giảng hóa học vô cơ lớp 12 bằng tiếng Anh
- Xây dựng hệ thống về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng tiếng Anh
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT
- Đối tượng : Phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh phần hóa học vô
cơ lớp12
5 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Phần hóa học vô cơ lớp 12
- Đối tượng: Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh phần hóa vô cơ
và hiệu quả của phương pháp
- Phương pháp xử lí thông tin: Sử dụng toán học thống kê xử lí kết quả thựcnghiệm sư phạm, …
7 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh thì sẽ xâydựng được một hệ thống bài giảng hay, có chất lượng, giúp giáo viên dạy tốt và cóhiệu quả, gây hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của học sinh, đảm bảo thựchiện tốt mục tiêu dạy học
Trang 10- Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 12 bằng tiếng Anh.
- Thiết kế một số bài giảng tiêu biểu phần hóa vô cơ 12 ở trường THPT bằngtiếng Anh theo hướng tích cực, hiện đại và dễ hiểu
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh
1.1.1 Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi trong trong rất
nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực khoa học kĩ thuật và giáo dục Chính
vì vậy, tiếng Anh là một công cụ cho chúng ta tiếp cận với các nền giáo dục tiêntiến và khao học công nghệ hiện đại Việt Nam là một đất nước đang phát triển, hộinhập quốc tế giúp chúng ta nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, trao đổi và ápdụng được các công nghệ tiên tiến thế giới Từ những lí do nêu trên đòi hỏi chúng tacần có nhiều các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như học sinh, sinh viên nhữngthế hệ tương lai của đất nước có một vốn tiếng Anh để phục vụ cho công cuộc xâydựng đất nước và bảo vệ tổ quốc
Việc dạy học cho học sinh THPT môn hóa và các môn khoa học bằng tiếngAnh là một hướng đi đúng có tính chiến lược, giúp giải quyết nhu cầu nhân lực chấtlượng cao cho đất nước trong những năm sắp tới Để việc thực hiện việc dạy hóabằng tiếng Anh trong những năm sắp tới có hiệu quả, việc tăng cường tiếng Anhcũng như kinh nghiệm dạy cho giáo viên THPT là rất cần thiết
Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nghe
Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình củatiết dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production Tiến trình của mộttiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While - Listening, vàPost - Listening Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài
mà còn giúp các em sử dụng kĩ năng nghe trong giao tiếp thực tế Song vấn đềtrước tiên là giáo viên cần phải xác định rõ ràng mục đích yêu cầu cầu của từng bàinghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong nhữnggiai đoạn tiếp theo
Rèn luyện kĩ năng nghe trong dạy học hóa học
Trang 12- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nộidung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe Có thể các em nóikhông chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em
có hứng thú trước khi nghe
- Cuối cùng giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêulần và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi,
…)
While - Listening:
Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội luyện tập Ở giai đoan này giáoviên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện Học sinh có thể mắc lỗi ởgiai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương
án trả lời đúng
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần (nếu nội dung khó có thểcho các em nghe 4 lần) Lần đầu gúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu baoquát nội dung bài nghe (pendown) Lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoànthành bài tập Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm Mục tiêu chính củanghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin chi tiết đồngthời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả
Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chungcũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn đểnắm kết quả hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án Nên hạn chếcho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy sẽ khiến người học
có thói quen phải hiểu nghĩa từng từ, từng câu khi nghe
Post - Listening
Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe Ở giai đoạn này học sinh sử dụngnhững kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn “While –Listening” vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa Sau khi nghe học sinhcần thực hiện một số bài tập như: Báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bàitập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn Giáo viên
Trang 13cần phải kết hợp các kĩ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall,write-it-up, discussion,
1.1.1.2 Kĩ năng nói
Mục đích và ý nghĩa
Kĩ năng nói là kĩ năng khó đối với học sinh và đây là kĩ năng giao tiếp quantrọng chúng ta có thể nghe viết ra được nhưng không diễn đạt thành lời một cáchtrôi chảy được
Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nói
Đa số học sinh ngại nói vì sợ nói sai, nội dung nói không được các bạn đồngtình hoặc bản tính các em rụt rè, ít nói … Vì vậy trước khi dạy phần nói GV phảilập kế hoạch
Tiến trình của một tiết dạy nói cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Speaking,
While - Speaking, và Post - Speaking Tiến trình dạy học này không những giúp học
sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kĩ năng nói trong giao tiếp thực tế
Rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học hóa học
Pre – Speaking
Trước khi vào bài nói bước đầu GV thường hướng dẫn các em khai thác bàinói mẫu Đây là nhiệm vụ đầu tiên: Bài nói mẫu có thể là những phát ngôn riêng lẻ,một đoạn hội thoại hay một đoạn lời nói ngắn , GV có thể tiến hành như sau:
- Đọc to bài mẫu một lần, chú ý cách phát âm, trọng âm, từ mới, nhịp điệucâu, nghĩa từ mới …
- Sau khi đọc bài mẫu cho học sinh, GV yêu cầu HS đọc lại theo mình,đọc to và đọc đồng thanh, khi các em đọc GV đã sửa lỗi phát âm vàhướng dẫn các em phát âm cho đúng, bên cạnh đó giảng, giải thích, từmới có trong bài cho các em
Để giới thiệu mẫu câu, cách sử dụng từ trong bài Nói GV nên đặt ra một sốcâu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời và từ đó các em tự rút ra cách sử dụng từ và cấutrúc câu, GV sửa lỗi và điều chỉnh lại cho đúng những ý kiến của các em trong phầnnày và cho các em làm việc theo đôi hoặc theo nhóm nhằm nói thành thạo bài mẫu.Sau khi đọc bài mẫu cho học sinh, chúng tôi yêu cầu học sinh đọc lại theomình, đọc to và đọc đồng thanh, khi các em đọc chúng tôi sửa lỗi phát âm và hướngdẫn các em phát âm cho đúng, bên cạnh đó giảng, giải thích, từ mới có trong bàicho các em
While - Speaking:
Trang 14Trong giai đoạn này sau khi được hướng dẫn, học sinh sẽ dựa vào tình huốnggợi ý như tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu để luyện nóitheo yêu cầu.
Giai đoạn này GV hướng dẫn học sinh luyện tập nói theo cá nhân, theo cặphoặc nhóm để tiết kiệm thời gian Lúc này chúng ta nên hạn chế việc chúng ta cùngtham gia nói với các em như hỏi - trả lời
Khi HS luyện tập, ta cần đến các nhóm nhằm quan sát, nhắc nhở học sinhkhông nên dùng tiếng Việt, phải nói bằng Tiếng Anh và khuyến khích mọi đốitượng học sinh trong lớp từ yếu đến khá, giỏi có cơ hội được nói
Sau khi các em luyện tập theo nhóm, cặp với nhau ta cho vài em tiêu biểu lênbảng trình bày bài nói của mình, giáo viên nhận xét, sửa lỗi, khi cần thiết chúng tacho điểm để động viên các em
Trong quá trình luyện nói giáo viên cần chú ý đến khả năng nói của mọi đốitượng học sinh và có thể đưa thêm yêu cầu cao hơn cho học sinh khá khi các em đãhòan thành bài nói xong trước các bạn khác
Post - Speaking
Sau khi HS luyện nói dưới sự kiểm soát của chúng ta, chúng ta hướng dẫn các
em vào phần luyện nói tự do, đây là giai đoạn cho các em tự do nói sau khi đãchuẩn bị
Trong quá trình các em luyện tập nói chúng ta nên cho điểm nhằm khuyếnkhích các em xung phong nói tạo cho các em tâm trạng thích nói, chứ không phảiđang bị gò bó, ép buộc
Để thực hiện để yêu cầu này chúng ta cần lưu ý các điểm sau:
• Cần phối hợp sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập nói
theo cặp (pairs) hoặc theo nhóm (groups) để các em có nhiều cơ hội sửdụng tiếng Anh trong lớp từ đó các em cảm thấy tự tin và mạnh dạnhơn trong giao tiếp
• Cần hướng dẫn cách tiến hành, làm rõ yêu cầu bài tập hoặc gợi ý
hay cung cấp ngữ liệu trước khi cho học sinh làm việc theo cặp hoặcnhóm Việc hướng dẫn và gợi ý cho phần luyện nói chúng ta cần sángtạo cho phong phú hơn
1.1.1.3 Kĩ năng đọc
Mục đích và ý nghĩa
Giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu, có khả năng đọc hiểu sách, báo, tài liệubằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS, giúp
Trang 15HS có điều kiện để thu nhận thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh và có hiểu biếtthêm về xã hội.
Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc
Đa số học sinh ngại đọc vì sợ đọc sai hoặc bản tính các em rụt rè Vì vậy trướckhi dạy phần đọc GV phải đọc mẫu trước lớp
Tiến trình của một tiết dạy đọc cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Reading,
While – Reading và Post – Reading.
Rèn luyện kĩ năng đọc trong dạy học hóa học
Pre – Reading
Mục đích các hoạt động trước khi đọc mà giáo viên cần quan tâm là:
— Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh
— Tạo ra nhu cầu muốn đọc cho học sinh
— Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề mà họ sẽ học
Chính vì những mục đích thiết thực đó nên GV cần phải sử dụng các hoạtđộng khác nhau để tránh sự trùng lặp nhàm chán Đối với HS nông thôn, khi động
cơ, thái độ học tập của các em chưa đúng đắn thì các hoạt động trong giai đoạn nàyphải luôn có sự thay đổi tùy theo nội dung của từng bàiHoạt động được thực hiệnđầu tiên là giới thiệu chủ đề của bài đọc GV thường dùng nhiều thủ thuật khác nhaunhư:
- Dùng tranh hoặc đặt câu hỏi để học sinh đoán nội dung
- Đặt câu hỏi để kiểm tra nhận thức chung của học sinh về chủ đề đó
- Đưa một số câu nhận định yêu cầu học sinh làm bài tập đúng, sai dựavào kiến thức sẵn có
- Tổ chức một số trò chơi liên quan đến chủ đề bài đọc…
Sau khi giới thiệu chủ đề bài học, GV hướng đặt ra một số câu hỏi gợi ý, dầnnhập vào bài khóa để học sinh thảo luận theo cặp, hoặc nhóm đoán câu trả lời Điều
mà tôi thực hiện đem lại hiệu quả tốt nhất là khi học sinh đoán câu trả lời kết quảluôn được bảo lưu đên phần While-reading lấy kết quả đúng đối chiếu với dự đoántrước đó
Tiếp sau là giới thiệu từ vựng, và ngữ pháp mới (nếu có) GV chỉ giới thiệucho học sinh những từ mới cơ bản, còn một số từ khác học sinh có thể đoán nghĩacủa từ dựa vào ngữ cảnh
Khi giới thiệu từ mới, giáo viên nên dùng nhiều thủ thuật khác nhau để gợi mở
từ và dạy từ nhằm gây sự chú ý của học sinh như: tranh ảnh, dụng cụ trực quan, vậtthật, hình vẽ phác họa, cử chỉ điệu bộ
While - Reading
Trang 16Đọc hiểu bài đọc để trả lời các câu hỏi dẫn nhập hay kiểm tra các phán đoán ởphần Pre-Reading là rất cần thiết bởi nó góp phần khắc sâu hơn những gì các em đãlàm được, đồng thời giúp các em nhận biết những điều chưa hoàn thành
Đối với học sinh vùng nông thôn, GV nên động viên các em trả lời theo mức
độ hiểu của mình như trả lời ngắn, hay có thể đưa ra từ, cụm từ mang nội dungchính là được
Hoạt động tiếp theo là yêu cầu HS đọc lại bài đọc để hiểu nội dung kĩ hơn, vàtrả lời các bài tập trong sách giáo khoa Giáo viên phải chú trọng tới việc hướng dẫn
cụ thể yêu cầu bài tập, cũng như đưa ra một số câu ví dụ (nếu cần) để học sinhkhông bị lúng túng khi làm
Để kiểm tra mức độ đọc hiểu được kĩ hơn, ngoài những bài tập trong sách giáokhoa chúng tôi chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài tập để học sinh thực hành thêm (tùytheo từng bài đọc hiểu) như:
- Complete the sentences
- True / False statement
- Check / Tick the correct answers
- Fill in the chart
- Matching
- Answer the questions on the text
Học sinh làm việc theo cặp, giáo viên kiểm tra kết quả và sau đó đưa ra đáp ánđúng
Post - Reading
Các hoạt động sau khi đọc giúp cho giáo viên có thể kiểm tra được mức độhiểu bài, khả năng vận dụng bài vào thực tiễn cuộc sống; cũng như khả năng tưởngtượng của học sinh Vì vậy, giáo viên nên áp dụng nhiều thủ thuật khác nhau đểtránh sự trùng lặp nhàm chán Các hoạt động được thực hiện trong bước này là:
• Summazine the text
• Arrange the events in order
• Give comments, opinions on the characters in the text
• Role- play basing on the text.
• Develop another story basing on the text…
• Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm.
• Photo bài học thành 4 bản, mỗi bản cắt thành 4 đoạn nhỏ tách rời.
• Yêu cầu 4 nhóm sắp xếp thứ tự các đoạn để tạo thành bài học hoàn
chỉnh (không nhìn vào sách giáo khoa) Nhóm nào hoàn chỉnh sớmnhất sẽ đọc to bài và sẽ là nhóm chiến thắng
Trang 17Tóm lại: mục đích của dạy đọc hiểu là giúp học sinh nắm được những thôngtin chính Vì vậy cần luyện cho học sinh có khả năng đọc một cách bao quát cả câu,thậm chí nhiều câu chứ không phải một chữ cái hay từng từ.
Nguyên tắc chung cho một tiết dạy viết
Tiến trình của một tiết dạy viết cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Writing,
While - Writing, và Post - Writing
Rèn luyện kĩ năng viết trong dạy học hóa học
để có mặt bằng chung về kiến thức cho tất cả học sinh
- Xây dựng một khung mẫu cho bài viết:
- Tìm các ý
- Tìm các ngữ liệu: cấu trúc, từ, cụm từ, Phần này yêu cầu học sinhphát huy sự đóng góp xây dựng bài, giào viên hướng dẫn và thốngnhất chung
Phần này yêu cầu học sinh viết cá nhân hoặc theo tổ, nhóm, cặp nhằm khuyếnkhích các em có khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết để phục vụ cho việc viếtbài
While - Writing
Viết cá nhân: Dựa trên dàn bài đã có HS tiến hành viết nháp Lúc này học sinhchủ động viết bằng các ngữ liệu có sẵn, bằng kinh nghiệm đã được tích lũy, pháttriển văn phong riêng của mình
Có thể cho HS viết theo nhóm, nhóm phân công mỗi người viết một đoạn hoặcmột ý, sau đó cử một người viết tập hợp lại cả bài
Các thủ thuật mà GV cần làm trong khi viết là:
- GV hướng dẫn HS viết theo cấp độ: Câu – Từ/ số - Đoạn văn
Trang 18- Những bài viết thường được thực hiện sau khi nghe, đọc, sau khi họccác cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt sau khi nói.
- Những bài tập này có thể thực hiện tại lớp, hoặc về nhà sau khi được
GV hướng dẫn kĩ
- GV gọi vài HS (đại diện nhóm) trình bày bài viết trước lớp
- GV sửa lỗi và đưa ra đáp án gợi ý
Post - Writing
Chữa bài là bước rất quan trọng Ở bước này, bài viết của HS phải được sửasang để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngôn ngữ mà còn phải đạtđược một văn phong trong sáng, mạch lạc và có tính thuyết phục
Các vấn đề cần chú ý khi chữa bài:
- Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa?
- Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp chưa, lỗi?
- Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục?
- Các hình thức chữa bài viết của học sinh:
- Sau khi GV đưa ra các tiêu chí về các mặt của bài viết, có thể tiếnhành chữa bài theo các hình thức sau:
- HS chữa theo nhóm
Cuối cùng GV nhận xét và nêu những lỗi cơ bản mà HS đã mắc phải khi viết
Tóm lại: Trong quá trình dạy viết tiếng Anh, GV luôn là người hướng dẫn, tổ
chức, đánh giá các hoạt động của HS khi viết Qua việc thực hiện nhiệm vụ ở nhà
và trên lớp, HS rất tích cực chuẩn bị bài, xây dựng bài trên lớp và hợp tác với GV
để rèn luyện khả năng tự lập, tự chủ sáng tạo và các em cũng tự tin, phấn khởi họctập trong phần viết
1.1.2 Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh
1.1.2.1 Ý nghĩa của tự tin
Tự tin là yếu tố có ý nghĩa nhất trong học ngoại ngữ Lòng tự tin sẽ giúp chongười học có thêm động lực và sức mạnh để có thái độ tích cực đối với quá trìnhhọc tập của bản thân Trung tâm của toàn bộ quá trình học là niềm tin của người họcvào khả năng của bản thân sẽ hoàn thành mục tiêu học tập Lòng tự tin của ngườihọc sẽ được tăng thêm một khi người học đạt được kết quả trong học tập và thấy hàilòng và khi họ được học tập trong môi trường mà các quan hệ cá nhân thực sự thânthiện
1.1.2.2 Tự tin trong dạy học hóa học
Để có được sự tự tin trong việc dạy và học hóa học, chúng ta nên tổ chứcmột số hoạt động sau cho HS:
Trang 19 Kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ
Để duy trì và phát huy một cách hiệu quả thì câu lạc bộ phải có kế hoạchhoạt động
Sinh hoạt định kì theo các chuyên đề :
+ Hóa học và đời sống (Chemistry to life)
+ Biểu diễn ,thì nghiệm ,ảo thuật hóa học (Magic chemistry)
+ Lịch sử Hóa học và tiểu sử các nhà hóa học (History of chemystry andbiographies of chemists)
+ Bảng tuần hoàn và các vấn đề liên quan (The periodic table and relatedissues)
Tổ chức thảo luận ,mời các chuyên gia báo cáo, phổ biến kiến thức theo cácchuyên đề
Gợi ý một số nội dung trong buổi sinh hoạt
Sau khi quyết định chủ đề của buổi sinh hoạt, giáo viên phải xây dựng nộidung chương trình ,cả hệ thống câu hỏi Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ ,tùy theothời lượng ,có thể chia ra các phần cơ bản Tùy theo trình độ tiếng Anh của giáoviên và học sinh mà cũng chia ra các cấp độ 1, 2, 3 như ở trên
Sau đây tôi xin gợi ý một số nội dung có thể sử dụng trong buổi sinh hoạtcâu lạc bộ :
+ Kịch bằng tiếng Anh có liên quan đến kiến thức Hóa học
+ Hái hoa dân chủ (Picking flower)
+ Biểu diễn ảo thuật hóa học (Magic chemistry)
+ Phần thảo luận về một chủ đề (Presentation and discussion)
+ Trò chơi tập thể (có các nhóm tham gia) (Chemistry games played byteams)
Phần kịch tiếng Anh:
Kịch có thể biểu diễn liveshow hoặc cho học sinh xem dưới dạng video clip
đã được diễn và ghi lại
Đây thường là phần mở đầu cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ Trong phần này
có thể chỉ để học sinh xem kịch để làm quen với tiếp nhận thông tin bằng tiếng Anhhoặc sau vở kịch có thể đặt câu hỏi để tất cả cùng thảo luận
Phần hái hoa dân chủ:
Giáo viên chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi liên quan đến chủ đề Trong phầnnày có thể yêu cầu học sinh xung phong trả lời câu hỏi phải trình bày bằng tiếngAnh hoặc tiếng Việt tùy thuộc vào trình độ học sinh và giáo viên
Ảo thuật hóa học:
Trang 20Giáo viên có thể biểu diễn hoặc học sinh thực hiện Ở phần này có thể đưa racâu hỏi từ trước khi tiến hành làm ảo thuật hoặc sau khi học sinh quan sát xong.
Đây là phần không nên thiếu trong mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ Giáo viên
có thể tham khảo một số trò chơi hoặc cho một nhóm học sinh tổ chức phần này
Sau mỗi phần trả lời, trình bày hay tham gia trò chơi, nên có một phầnthưởng cho người trả lời đúng hay đội thắng cuộc để khuyến khích học sinh
1.1.3 Hội nhập với giáo dục thế giới
Hiện nay hợp tác quốc tế về giáo dục đã chuyển sang một giai đoạn pháttriển mới, cao hơn và phức tạp hơn Đó là hội nhập quốc tế về giáo dục Các tháchthức và cơ hội của tiến trình hội nhập quốc tế về giáo dục đã được phân tích nhiềutrong các diễn đàn, hội thảo và tài liệu nghiên cứu, quốc tế cũng như trong nước
Vấn đề là từ những phân tích đó, mỗi quốc gia cần tìm ra cho mình các chínhsách và chiến lược cần thiết để giáo dục đại học thực hiện được tốt nhất sứ mệnhcủa mình trong việc sản sinh, truyền bá và áp dụng tri thức, đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế-xã hội của đất nước Điều này đã được đặt ra ở nước ta trong Đề án đổimới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
Đến năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng kinh tế Asean Khi đó,nguồn nhân lực nước ta có thêm cơ hội làm việc tại các nước láng giềng nhưngcũng đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước Asean ngay trên sân nhà
a) Thuận lợi
Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại
và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranhcủa nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năngthu hút đầu tư vào nền kinh tế
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học
công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các
Trang 21nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyểngiao công nghệ từ các nước tiên tiến.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị
trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh;được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội pháttriển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước
Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt
hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách pháttriển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa
Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh
của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội
Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới
xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền
Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích
hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khảnăng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển
Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để
các nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực vànguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực vàthế giới
b) Khó khăn
Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt cácnước trước nhiều bất lợi và thách thức
Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và
ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặtkinh tế, xã hội
Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường
bên ngoài và, do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động củathị trường quốc tế
Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các
nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu vànghèo
Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy
cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các
Trang 22ngàng sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp.
Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạnkiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường
Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước
(theo quan niện truyền thống về độc lập, chủ quyền) và phức tạp đối với việc duy trì
an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển
Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền
thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài
Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng
bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…
c) Hiện trạng hội nhập quốc tế về giáo dục ở Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập GD, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơmay tham gia vào việc hoạch định chính sách GD quốc tế cũng như không kịpchuẩn bị cho nguồn nhân lực của mình cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu.Trên hànhtrình hội nhập, giáo dục Việt Nam mấy năm gần đây có những cố gắng nhất địnhnhưng trong thực tế, GD Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị cô lập và khó hoànhập được với các trào lưu GD lớn trên thế giới bởi một số nguyên nhân sau:
Một là, ngôn ngữ: Thứ ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Việt Đây là tiếng
mẹ đẻ của người Việt chúng ta, nhưng đồng thời cũng là ngôn ngữ có tính chấtriêng biệt của người Việt, do người Việt sử dụng Ngôn ngữ tiếng Việt không cókhả năng hội nhập
Hai là, chương trình và giáo trình giảng dạy hầu hết do giáo viên, giảng viên
trong nước biên soạn, chưa được tiêu chuẩn hoá và công nhận trên trường quốc tế.Dẫn đến việc bằng cấp từ phổ thông đến đại học cũng chưa được công nhận và đánhgiá cho chuẩn, đúng mức
Điều này, khiến cho HS, SV khi tham gia các chương trình trao đổi, giao lưuhàng năm với các trường trên thế giới, hoặc chuyển ngang sang học tiếp tại cáctrường quốc tế, hoặc xét học tiếp các cấp độ cao hơn đối với các HS đã tốt nghiệptrong nước còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại
Ba là, GD Việt Nam chưa có một bộ quy tắc đánh giá chất lượng đào tạo,
cũng như tiêu chí xếp loại các trường, các ngành học để nước ngoài dựa vào đó hợptác làm việc với các trường trong nước Dẫn đến hiện tượng một số tổ chức quốc tế
tự xếp hạng các trường ĐH Việt Nam một cách không khách quan
Bốn là, chúng ta chưa có các cơ quan, tổ chức trung gian làm việc độc lập,
khách quan với các cơ quan quản lý Nhà nước về GD để có các ý kiến phản biện,kịp thời chấn chỉnh cũng như góp ý cho các dự thảo hoặc Luật GD
Trang 23Năm là, đầu vào của các trường ĐH sư phạm chưa cao, chưa có được những
ưu tiên thỏa đáng về chính sách cho loại trường này, chế độ lương bổng của giáoviên khiến cho loại hình sư phạm chưa có sức thu hút nhân tài - những người thực
sự có tâm, có đức vào làm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người Hệ thốngcác phòng thí nghiệm, nghiên cứu còn quá nghèo nàn, không hút được các nhànghiên cứu khoa học trẻ
Sáu là, hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả năng của học sinh còn bất cập,
mặt khác lại gây tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian của học sinh, các ông bố
bà mẹ và cả xã hội
Bảy là, bệnh thành tích đang trở thành một “bạo bệnh” khó có cơ cứu chữa.
Trong nhiều nguyên nhân, có một nguyên nhân cở bản, cách tuyển chọn nhân sựcủa Nhà nước, hoặc tiêu chuẩn hoá cán bộ dựa trên bằng cấp chứ không dựa vàothực tài
d) Chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục
Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW)
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biếncăn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốthơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáodục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khảnăng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt
và làm việc hiệu quả
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lýtốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảođảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xãhội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Namđạt trình độ tiên tiến trong khu vực
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan vàcấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trang 241.2 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường phổ thông
1.2.1 Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)
Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt
đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 –2020” (gọi tắt là đề án 1400) Một trong những nhiệm vụ chính của đề án là:
- Triển khai dạy môn tự nhiên bằng ngoại ngữ ở khoảng 30% các trường trunghọc phổ thông tại các thành phố, đô thị lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Huế, Đà Nẵng và một số địa bàn trọng điểm khác Mỗi năm tăngthêm khoảng từ 15-20% số trường, mở rộng ra 5 tỉnh, thành phố và một sốmôn học khác
Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 959/QĐ-TTg phê duyệt
đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 –2020” (gọi tắt là đề án 959) Đề án đặt ra lộ trình cụ thể:
- Thí điểm áp dụng việc giảng dạy môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin họcbằng tiếng Anh tại một số trường trung học phổ thông chuyên; tiến tới thựchiện giảng dạy các môn toán, tin học bằng tiếng Anh tại các trường trung họcphổ thông chuyên vào năm 2015
- Chuẩn bị triển khai dạy và học các môn vật lí, hóa học, sinh học bằng tiếngAnh ở khoảng 30% số trường Mỗi năm tăng thêm 15 - 20% số trường, hoànthành vào năm 2020
- Chọn lựa giới thiệu chương trình, tài liệu có chất lượng của nước ngoài đểcác trường trung học phổ thông chuyên tham khảo, vận dụng
Như vậy, việc dạy Hóa bằng tiếng Anh nói riêng và dạy các môn khoa học tự nhiênbằng tiếng Anh nói chung nằm trong kế hoạch tăng cường việc sử dụng tiếng Anhtrong hệ thống giáo dục quốc dân Các đề án nói trên nhằm mục tiêu đưa tiếng Anhthực sự trở thành một công cụ học tập và làm việc
1.2.2 Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT chuyên
Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã thí điểm việc dạy các môn tự nhiênbằng tiếng Anh trong năm học 2009-2010 Thời gian đầu giáo viên đứng lớp là cácthầy giáo hiện công tác tại Viện Toán học Việt Nam và trường ĐH Khoa học Tựnhiên (ĐHQG Hà Nội) Sau đó, giáo viên của trường tự đảm nhận Khi khai giảng
có 90 học sinh theo học, chia làm ba lớp Tuy nhiên sau đó sự hứng thú và số lượng
Trang 25học sinh giảm dần, phần do giáo viên, phần do chương trình học và phần lớn do họcsinh muốn dành thời gian học thêm để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào đại học.
Từ năm học 2010-2011, trường thí điểm việc dạy các môn tự nhiên bằngtiếng Anh trong giờ chính khóa cho học sinh chuyên tiếng Anh khối 10 Các emđược học 1 tiết/tuần với giáo viên của trường trong cả năm học Thời gian đầu các
em được học các thuật ngữ, cách diễn đạt và tư duy bằng tiếng Anh qua giáo trìnhcủa nước ngoài
Khó khăn lớn nhất trong việc dạy các môn khoa học tự nhiên tại trườngTHPT Chuyên Ngoại ngữ cũng như các trường phổ thông khác là vấn đề xây dựngđội ngũ giáo viên Hiện nay trường chỉ có một giáo viên dạy bằng tiếng Anh và giáoviên này đã có thời gian 6 năm học tập và nghiên cứu ở nước ngoài Từ tháng3/2011 trường Đại học Ngoại ngữ mở lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên tổ Tựnhiên của trường Hy vọng trong những năm học sắp tới sẽ có nhiều giáo viên cóthể dạy các môn học tự nhiên bằng tiếng Anh
1.2.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT
a) Thuận lợi
Hầu hết các trường, đặc biệt là những trường chuyên trọng điểm đều bày tỏ
sự đồng tình với chủ trương này và cho rằng đó là những môn học rất cần thiết đểgiáo dục VN có thể hòa nhập với quốc tế
Ông Đỗ Bá Khôi Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, tỏ ra khá lạc quan khi năm tới sẽ bắt đầu thực hiện Ông cho biết:
-“Hiện nay, học sinh (HS) từ lớp 7, 8 đã có thể nghe giảng bằng tiếng Anh Lâu nay
HS chúng tôi không cần có phiên dịch khi tham gia các hoạt động ngoại khóa vớichuyên gia nước ngoài
Có 7 trong số gần 40 giáo viên tổ Toán có thể dạy được bằng tiếng Anh Hầuhết họ là những giáo viên trẻ, khi ra trường đã giỏi tiếng Anh rồi” Hơn nữa, theoông Khôi, vài năm gần đây, trường có khoảng 10% HS lớp 12 được học bổng duhọc Với những HS này thì được học tất cả các môn bằng tiếng Anh là nhu cầu rấtthiết thực
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) là trường đầu tiên của cảnước chủ động tổ chức giảng dạy các môn Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh Đến nay,trường đã thực hiện đến năm học thứ tư Theo lãnh đạo của trường thì đây là mộtnhu cầu lớn của cha mẹ HS của trường, nhưng vì mới bắt đầu thực hiện trong giaiđoạn rút kinh nghiệm nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của HS
b) Khó khăn
Trang 26Thực hiện đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổthông của TPHCM và định hướng của Bộ GD-ĐT, trong năm học qua TPHCM đãtriển khai chương trình thí điểm dạy các môn toán, khoa học tự nhiên ở 45 lớp vớitrên 1.600 học sinh theo học Thế nhưng, do phải tự mày mò tìm hướng đi nênnhiều trường THPT cảm thấy đuối sức
- Số lượng học sinh rơi rụng dần
Sau khi thí điểm dạy các môn toán, khoa học tự nhiên ở 5 trường, năm học
2012 - 2013, Sở GD-ĐT TP mở rộng thêm 5 trường khác, nâng tổng số lên 10trường triển khai chương trình này Việc ngành giáo dục TP đặt mục tiêu nâng caonăng lực sử dụng tiếng Anh, giúp học sinh tự nghiên cứu, tham khảo thêm tài liệucác môn khoa học tự nhiên - Toán, Lý, Hóa trên internet là cần thiết, phù hợp với xuthế hội nhập, tiếp cận chuẩn giáo dục tiên tiến trên thế giới Tuy nhiên, sau 1 nămthí điểm, chương trình mang lại kết quả không như mong đợi và đa phần các hiệutrưởng đều có tâm trạng ngổn ngang, thậm chí cảm thấy “hụt hơi” nếu tiếp tục đitiếp vì nhiều lý do
Lúc đầu học sinh lớp 10 (năm học 2012 - 2013) đăng ký học tương đối đôngnhưng đến cuối năm học rơi rụng dần Như Trường THPT Lương Thế Vinh khốilớp 10 có 40 em theo học nhưng đến lớp 11 này chỉ còn 30 em đăng ký học tiếp.Tương tự, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có trên 30 em lớp 10 theo họcnhưng đến lớp 11 chỉ còn lại 13 em và chưa biết năm nay có bao nhiêu học sinh mớivào lớp 10 đăng ký học (vì chưa họp bàn với phụ huynh)
Tại Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, tình hình cũng không khả quan hơn vớimôn toán được khoảng 20 học sinh, còn môn Lý vỏn vẹn 8 em theo học Ở cáctrường còn lại, tình hình học sinh giảm dần vì lý do như đi du học hoặc không muốnhọc tiếp cũng trở thành nỗi băn khoăn của ban giám hiệu Có thể nói chỉ duy nhấtTrường THPT Lê Quý Đôn - đơn vị thực hiện mô hình giáo dục tiên tiến, vẫn duytrì ổn định sĩ số của 3 lớp 10 đầu khối A và lên lớp 11 của năm học mới này Sở dĩ
số học sinh ở đây không hao hụt là do việc tổ chức dạy chương trình theo nguyênlớp, phần đông học sinh có mục tiêu đi du học Những trường khác tổ chức lớp họctheo sự tự nguyện nên nguồn học sinh phải gom từ nhiều lớp, cộng thêm phải họcgiờ ngoại khóa và đóng thêm chi phí khoảng 100.000 - 150.000 đồng/họcsinh/tháng nên khó duy trì sĩ số
- Thiếu giáo viên và chương trình chuẩn
Nhiều trường còn bộc bạch cái khó khác là phải tự mày mò cách làm để triểnkhai chương trình thí điểm này Hai cái khó lớn nhất là thiếu giáo viên có trình độtiếng Anh đạt chuẩn và thiếu chương trình chuẩn, thống nhất Do không được Sở
Trang 27GD-ĐT TPHCM cung cấp giáo trình chuẩn nên mỗi trường tự liên hệ với đối tácnước ngoài, tự tìm chương trình, sách tham khảo để biên soạn giáo án giảng dạy.Chính vì thế, mỗi trường một kiểu và dạy theo đủ loại giáo trình của Úc, Canadahoặc Cambridge.
Tuy giáo trình của ĐH Cambridge được xem chuẩn nhất nhưng chi phí mualại quá cao nên nhiều trường không kham nổi Về giáo viên, các trường đều bị động,phải tự đào tạo, tự bồi dưỡng hoặc tìm nguồn thuê, hợp đồng từ bên ngoài là chính.Trừ một số ít trường có điều kiện, đưa giáo viên đi nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng,tập huấn việc dạy môn Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh như Trường THPT Lê QuýĐôn, Trần Đại Nghĩa, số còn lại đều gặp khó khăn như nhau
- Chưa thể dạy 100% bằng tiếng Anh
Dù chưa có danh sách các trường dạy thí điểm nhưng phó Hiệu trưởngTrường THPT Chuyên Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) Nguyễn Bá Bình
nói “Những trường chuyên trực thuộc các trường ĐH của Bộ sẽ phải thực hiện sớm
hơn so với các trường ở tỉnh” Ông Bình so sánh, về nguồn lực tài chính thì trường
chuyên thuộc các trường ĐH chưa bằng các trường chuyên thuộc tỉnh, nhưng vềnguồn lực giáo viên thì có lợi thế hơn Trường ông có khoảng 70 giáo viên, trong đó
có 45 giáo viên biên chế chính thức Số còn lại là mời giảng, hầu hết là giảng viêncác khoa thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Trong số 45 giáo viên cơ hữu thì sốgiáo viên có khả năng tiếng Anh tốt đạt 30% Tuy nhiên, chưa thể lên lớp dạy 100%các môn nói trên bằng tiếng Anh ngay trong năm tới mà chỉ có thể triển khai ở một
từ thực tiễn triển khai nhà trường cũng phải rút kinh nghiệm giảm thời lượng
Lý do phải điều chỉnh thời lượng các môn học bằng tiếng Anh, theo bangiám hiệu trường là để học sinh không bị quá tải và đảm bảo chất lượng cần thiếtcho các môn chuyên
Trang 28Do đó, cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp để giữ chân giáo viên giỏi Bởi khi họgiỏi ngoại ngữ thì không tránh khỏi lời mời của những môi trường làm việc tốt hơn,lương cao hơn, và họ sẽ “nhảy việc”.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:
1 Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học trung học phổ thông bằng tiếng Anh:
- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong học tập đó là bốn kĩ năng:Nghe, nói, đọc, viết
- Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh
- Hội nhập với giáo dục thế giới
2 Tìm hiểu thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằngtiếng Anh ở trường trung học phổ thông
- Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông giai đoạn
2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)
- Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn
khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các mônkhoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT
Trang 29CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1 Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh.
2.1.1 Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh
Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệthống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành vàphát triển kĩ năng giao tiếp Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựngcũng hết sức quan trọng Có thể thấy một ngôn ngữ bất kỳ nào cũng là một tập hợpcủa các từ vựng Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc quacác đơn vị từ vựng Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị
từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thôngqua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng Như vậy, việc học từ vựng vàrèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếpthu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng
Trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh thì việc cung cấp từ vựng cho họcsinh và giúp học sinh nhớ để vận dụng nắm kiến thức truyền thụ của giáo viên làkhâu hết sức quan trọng Khi xây dựng hệ thống từ vựng có thể lựa chọn sắp xếp hệthống từ vựng theo thứ tự A, B, C theo từ điển hoá học Việt – Anh hoặc sắp xếp hệthống từ vựng theo từng chủ đề, từng chương của từng nội dung hoá học theo A, B,
C Ở đây chúng tôi lựa chọn theo phương án sắp xếp thứ hai, vì theo cách sắpxếp này giáo viên có thể dễ dàng tra cứu các từ vựng liên quan đến nội dung và chủ
đề các bài dạy
Việc xây dựng hệ thống từ vựng trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh giáoviên không chỉ có tập hợp thống kê từ vựng rồi chép cho học sinh là được mà vấn đềquan trọng là giáo viên sau khi xây dựng hệ thống từ vựng thì cần phải có phươngpháp học tập để nắm vững hệ thống từ vựng một cách chắc chắn và tạo cho mình sởhữu một vốn từ vựng phong phú Nhờ đó giáo viên có thể tăng khả năng giao tiếp,viết bài luận và diễn thuyết bài giảng của mình một cách tự tin và thành công Ngoàiviệc xây dựng và cung cấp hệ thống từ vựng thì giáo viên cần có phương pháp phùhợp để giới thiệu từ vựng cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Để đạt đượchiệu quả cao, giáo viên cần giới thiệu và luyện tập từ vựng, phù hợp với trình độ,gắn liền với nội dung bài học và các chủ đề mà học sinh quan tâm, có biện phápkiểm tra, khuyến khích học sinh học từ thường xuyên Thỉnh thoảng, trong các giờhọc tự chọn giáo viên yêu cầu học sinh viết từ vựng ra các phiếu mà giáo viên thiết
kế để luyện tập, ôn lại và chơi trò chơi để tìm ra người chiến thắng, người nhớđược nhiều từ, đặt ví dụ nhiều nhất, đọc đúng và nhiều định nghĩa nhất
Trang 30Như vậy, việc xây dựng hệ thống và cung cấp từ vựng cho học sinh là mộttrong những khâu quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư rất nhiều côngsức, thời gian để sưu tầm, sắp xếp, học tập, nghiên cứu phương pháp cung cấp vàrèn luyện kĩ năng tiếp nhận, nắm bắt nội dung của học sinh từ đó mới đạt được hiểuquả cao trong việc triển khai các khâu lên lớp và mục tiêu bài học
Để xây dựng vốn từ vựng chúng ta có thể sử dụng nhiều cách: Chúng ta cóthể sử dụng từ điển, tìm các thuật ngữ hóa học liên quan đến chủ đề và bài chươngcần dạy hóa hoặc có thể lấy vốn từ qua các sách hóa học tiếng Anh hay tra cứu cácthuật ngữ hóa học trong sách giáo khoa Hóa học THPT hiện hành chuyển đổi sangthuật ngữ tiếng Anh
Ví dụ: khi dạy bài 19- Kim Loại và Hợp Kim, Chương 5, SGK hóa học lớp
12 nâng cao Chúng ta có thể xây dựng được như sau:
Trang 31chemical equation n phương trình hóa học
cold concentrate nitric acid n dung dịch HNO 3 đặc, nguội
cold concentrate sulfuric acid n dung dịch H 2 SO 4 đặc, nguội
dilute clohdric acid n axit clohidric loãng
electronic configuration n cấu hình điện tử
Trang 32mass number n số khối
oxidation-reduction-reaction n phản ứng oxi hóa khử
percent composition n thành phần phần trăm
Cách lựa chọn từ vựng để dạy từng phần: có rất nhiều vốn từ tiếng Anh tronghóa học, nhưng giáo viên phải xây dựng hệ thống từ vựng theo từng chủ đề, từng vấn
đề cần dạy và cần cung cấp cho học sinh trong tiết học đó, chứ không phải xây dựng
từ vựng một cách lộn xộn Điều đó sẽ làm cho người dạy không chủ động trong việc
sử dụng từ và người học khó thể tiếp thu một cách có hệ thống
2.1.2 Xây dựng hệ thống mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong dạy học hóa học
Trong dạy học nói chung và trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh nói riêng
ở mỗi chương trình đều có mẫu câu chung và mẫu câu riêng được sử dụng trong quátrình dạy học Một số mẫu câu thường dùng như: hãy nêu định nghĩa, khái niêm về
Trang 33; hãy xác định ; hãy cho biết ; hãy so sánh của với ; quan sát và cho biết ;hãy tiến hành và nêu hiện tượng xảy ra ; hãy dự đoán tính chất của
Để thuận lợi trong việc dạy học hoá học bằng tiếng Anh, chúng ta cần phảixây dựng hệ thống các loại mẫu câu chung và riêng cho mỗi chương, mỗi chủ đề.Trước hết cần phải xây dựng được hệ thống mẫu câu bằng tiếng việt, sau đó giáoviên thực hiện việc phân loại mẫu câu và chuyển mẫu câu tiếng Việt thành tiếngAnh Trong quá trình soạn giáo án lên lớp, giáo viên sử dụng mẫu câu đã xây dựng
để hoàn thiện giáo án mà không cần phải vừa soạn giáo án vừa xây dựng mẫu câu vàchuyển mẫu câu thành tiếng Anh Ở đây, chúng tôi đã xây dựng được một số dạngmẫu câu sử dụng trong phạm vi giới hạn của đề tài như sau:
Mẫu câu riêng:
- So sánh hơn với tính từ ngắn: short - adj + er + than
Example:
Non-metallic radius is smaller than the radius of the metal in the same period
Trong cùng chu kì, bán kính của phi kim nhỏ hơn bán kính của kim loại.
Chromium is harder than iron
Kim loại crom cứng hơn kim loại sắt.
3d subshell energy is higher than the subshell energy 4s
Năng lượng phân lớp 3d cao hơn năng lượng phân lớp 4s.
Sodium is stronger metal than aluminum
Natri có tính kim loại mạnh hơn nhôm.
Alkaline earth is weaker reducer than alkali metal
Kim loại kiềm thổ có tính khử yếu hơn của kim loại kiềm.
Sodium atom is greater electronegativity than potassium atom
Nguyên tử natri có độ âm điện lớn hơn nguyên tử kali.
Atomic crystal has higher melting point than molecular crystal
Tinh thể nguyên tử có nhiệt độ nóng chảy cao hơn tinh thể phân tử.
The radius of potassium is greater than Sodium
Bán kính của kali lớn hơn của natri
The ionization energy of B is less slightly than Be
Năng lượng ion hóa của Bo nhỏ hơn của Beri.
Gold has omit higher ionization energy than silver
Vàng có năng lượng ion hóa cao hơn bạc.
Sodium has stronger reductibility than lithium
Natri có tính khử mạnh hơn Liti.
Trang 34 Ions of alkali metals are weaker oxidizer than of other groups,
Các ion của kim loại kiềm có tính oxi hóa yếu hơn của nhóm khác,
Sulfuric acid is stronger than sulfurous acid
Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfurơ,
Carbonic acid is weaker than hydrochloric acid
Axit cacbonic yếu hơn axit clohidric,
- So sánh hơn với tính từ dài: more + long adj + than
Example:
Sodium is more stable than uranium
Nguyên tố natri bền hơn nguyên tố urani
Gold and silver are more ductility than aluminum and copper
Vàng và bạc dẻo hơn nhôm và đồng.
Metals have strong reducibility is more corroded than metals have weakreducibility
Kim loại có tính khử mạnh dễ bị ăn mòn hơn kim loại có tính khử yếu,
- So sánh nhất với tính từ ngắn: the + short adj + est.
Example:
Chromium is the hardest metal
Crom là kim loại cứng nhất.
Wolfram metal has the highest melting point
Kim loại vonfam có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
Gold is the best metal ductility
Vàng là kim loại có tính dẻo nhất.
Os has the greatest density metal
Osimi là kim loại có khối lượng riêng lớn nhất.
Silver is the best electrical conductivity metal
Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.
Diamond is the hardest of all elements
Kim cương cứng nhất trong tất cả các nguyên tố.
Cs is the softest metal
Xeci là kim loại mềm nhất.
- So sánh với tính từ dài: the + most + long adj.
Example:
Trang 35 Silver metal is the most thermal conductivity.
Kim loại Bạc dẫn nhiệt là tốt nhất.
Silver is the most conductivity
Bạc dẫn điện tốt nhất
At the cathode, ion has the most oxidizing is reduced before
Tại catot, ion có tính oxi hóa mạnh nhất thì bị khử trước.
- So sánh kép (càng… càng…):
Tính từ ngắn: the Adj-er + S +V…, the Adj-er + S +V…
Tính từ dài: the more Adj + S + V …, the more Adj + S + V…
The more easily atoms obtain electron, the stronger the oxidable.of elements is
Nguyên tử càng dễ nhận electron, tính oxi hóa của các nguyên tố càng mạnh.
The more easily atoms give electron, the stronger reducibility of elements is
Nguyên tử càng dễ cho electron, tính khử của các nguyên tố càng mạnh.
- So sánh bội số: half, twice, three times,…
Example:
Atomic number of helium two times as many as of hydrogen
Số hiệu nguyên tử của He gấp đôi số hiệu nguyên tử của hiđro.
CaCO3 weighs three times as many as Mg(OH)2
Khối lượng của CaCO 3 gấp ba khối lượng của Mg(OH) 2
- How many + countable nouns + be + there + in…?
Example:
How many molecules of water are there in 36.0(g) of H2O?
Có bao nhiêu phân tử nước trong 36g H 2 O?
How many grams of H2O are there in 2.5 mol of water?
Có bao nhiêu gam H 2 O trong 2.5mmol nước?
How many carbon atoms are there in 4.00.10-3mol of CaCO3?
Có bao nhiêu nguyên tử cacbon trong 4.00.10 -3 mol CaCO 3 ?
Trang 36 How many protons/neutrons/electrons are there in the sodium atom?
Có bao nhiêu proton/nơtron/electron trong nguyên tử natri?
How many unpaired electrons are there in the Ni2+ ion?
Có bao nhiêu electron độc thân trong ion Ni 2+ ?
Example:
How many elements change oxidation numbers in the reaction?
Có bao nhiêu nguyên tố thay đổi số oxi hóa trong phản ứng này?
How many moles of each gas are there in the equilibrium mixture?
Có bao nhiêu mol mỗi khí có mặt trong hỗn hợp cân bằng?
How many moles of Fe will dissolve in 1.0L of 0.1M HCl solution?
Có bao nhiêu mol Fe sẽ hòa tan trong 1lít dung dịch HCl 0.1M?
How many ml of 6.0N NaOH is required to neutralize 30.0ml of 4.0N HCl?
Có bao nhiêu mL NaOH 6.0N để trung hòa 30.0mL HCl 4.0N?
- How much + uncountable nouns + …?
Example:
How many carbon atoms are there in 5.00 grams of the compound CaCO3?
Có bao nhiêu nguyên tử cacbon có trong 5.00g hợp chất CaCO 3 ?
How many calcium atoms are there in the amount of Ca(NO3)2 that contains20.0g Nitrogen?
Có bao nhiêu nguyên tử canxi trong Ca(NO 3 ) 2 có chứa 20.0g Nitơ?
How many molecules of H2SO4 can be produced from 500kg of sulfur?
Có bao nhiêu phân tử H 2 SO 4 được sản xuất từ 500kg lưu huỳnh?
How many molecules of KMnO4 is required to oxidize 100grams of Na2C2O4?
Có bao nhiêu phân tử KMnO 4 cần để oxi hóa 100g Na 2 C 2 O 4 ?
How many molecules of SrSO4 can dissolve in 0.01M HNO3?
Có bao nhiêu phân tử SrSO 4 có thể hòa tan trong HNO 3 0.01M?
How is the cell potential measured and with what device is it measured ?
Suất điện động được đo như thế nào và với những thiết bị gì ?
- Wh_ + to be/do + S + V + O…?
Example:
What type of reaction do provide the basis for a cell potential?
Phản ứng nào xảy ra trong pin điện hóa ?
What is the molecular weight of CaCO3?
Khối lượng phân tử của CaCO 3 ?
What is the charge of a sodium ion?
Trang 37Điện tích của ion natri?
How many electrons are in potassium atom?
Số electron trong nguyên tử kali?
What are the electron configurations of Na+ and Ca 2+ ion?
Cấu hình electron của ion Na + và Ca 2+ là gì?
Why do the isotopes of the same chemical element have different massnumbers?
What is the electron configuration of atoms?
Cấu hình electron của nguyên tử là gì?
What percentage of the CaCO3 would remain un-reacted at equilibrium?
Thành phần % của CaCO 3 còn lại không phản ứng tại cân bằng là bao nhiêu?
Why are Co3+ salts unstable in water?
Tại sao muối Co 3+ không bền trong nước?
What are the physical properties of iron ?
Chromium (III) oxide bị khử bởi.
Reducibility weak metal is ejected from the metal salt solution by strongreducibility
Kim loại có tính khử yếu bị kim loại có tính khử mạnh hơn đẩy ra khỏi dung dịch muối.
The oxides of metals after aluminum are reduced by H2, CO, Al
Các oxit kim loại đứng sau nhôm đều bị khử bởi H2, CO, Al
Lithium compounds are employed to increase the fluidity of glass
Hợp chất của liti được sử dụng để tăng tính bền cho thủy tinh.
Calcium hydroxide is called slaked lime
Canxi hidroxit được gọi là vôi tôi.
Reactive metals can displace any metal less reactive than itself
Kim loại hoạt động có thể thay thế kim loại kém hoạt động hơn.
The negative electrode is called the cathode and the positiive electrode is calledthe anode
Điện cực âm được gọi là catot và điện cực dương được gọi là anot.
The inert electrodes are usually made of graphite or platinium wire
Trang 38Các điện cực trơ thường được làm bằng than chì hoặc dây platinium.
Hydrometallurgical method is used to extracte the weaker reductive metals such
as Cu, Ag, Au, Hg …
Phương pháp thủy luyện được sử dụng để điều chế các kim loại khử yếu như
Cu, Ag, Au, Hg
An electrochemical cell is comprised of two half cells
Một pin điện hóa bao gồm hai nữa điện cực.
Silver is extracted from the ore-argentite.
Bạc được chiết xuất từ quặng Ag 2 S.
Cell potential is always positive ( Ecell>0) and depends on the nature of theelectrode, the concentration of the solution and temperature
Suất điện động của pin luôn luôn là dương (Ecell> 0) và phụ thuộc vào bản chất của điện cực, nồng độ của dung dịch và nhiệt độ.
- S + may/can/should/must + V + O…
Example:
Less reactive metals can be extracted using C, CO, H2, Al
Kim loại kém hoạt động có thể được điều chế bởi C, CO, H2, Al
Mercury can be obtained from cinnabar by heating the cinnabar ore in a current
of air and condensing the mercury vapour formed
Thủy ngân có thể thu được từ HgS bằng cách nung nóng quặng HgS trong một luồng không khí và ngưng tụ hơi thủy ngân được hình thành.
Metal can stretched into thin wires such as copper
Kim loại có thể được kéo thành những sợi dài, mỏng ví dụ như đồng.
Metal can be bent into shape without breaking
Kim loại có thể bị uống cong mà không bị gãy.
Potassium can be detected using a flame test
Kali được nhận biết bằng cách thử màu ngọn lửa.
Alkali metals can reduce oxygen, chlorine
Kim loại kiềm có thể khử oxi, clo.
- Depend on + something… phụ thuộc vào cái gì…
Example:
Cell potential depends on the nature of the electrode, the concentration of thesolution and temperature
- Metal are usually: kim loại thường.
Metals are usually malleable, ductile, and shiny: kim loại thường dễ uốn, dễ kéo
sợi, và sáng bóng.
Trang 39- There are + something : có hai loại thay đổi.
Example:
There are two types of changes in matter: physical changes and chemicalchanges:
Có hai loại thay đổi trong các chất đó là thay đổi vật lí và thay đổi hóa học.
- Alkali metals are so … that: kim loại kiềm rất … đến nỗi.
Example:
Alkali metals are so reactive that they must be stored under oil
Kim loại kiềm rất hoạt động nên chúng phải được lưu trữ trong dầu hỏa.
Alkali metals are so soft that they can be cut easily
Kim loại kiềm mềm đến nổi có thể cắt chúng dễ dàng bằng dao.
- Metal react with + something
Example:
Alkali metals react with water and a dilute solution of acid liberate H2 gas
Kim loại kiềm phản ứng với nước và axit loãng giải phóng ra khí hydro.
Metals react with water to from metal oxide or metal hydroxide along withhydrogen gas
Kim loại phản ứng với nước để tạo ra oxit kim loại hoặc hydroxit kim loại cùngvới khí hydro
Metals react with a dilute solution of acids such as HCl and H2SO4
Kim loại phản ứng với dung dịch axit loãng HCl và H 2 SO 4
- More and more: càng trở nên.
Example:
The reaction becomes more and more violent as we move from lithium tocesium
Phản ứng càng trở nên mãnh liệt hơn khi đi từ liti đến cexi.
- Unlike most other metals
Example:
Unlike most other metals, mercury is a liquid at room temperature
Không giống các kim loại khác, thủy ngân là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
- The difference between s.th
Example:
The difference between the two electrode potentials is called cell potential: Hiệu
điện thế giữa hai điện cực gọi là suất điện động.
- Determine something of something
Example:
Trang 40 Determined the standar electrode potential of Zinc.
Xác định thế điện cực chuẩn của kẽm.
Determining the direction of oxidation – reduction
Xác định chiều của phản ứng oxi hóa khử.
- Electrolysis of s.th
Example:
Electrolysis of molten sodium chloride
Điện phân nóng chảy của natri clorua.
Electrolysis of aqueous Copper Sulphate
Điện phân dung dịch đồng sunfat.
Ngoài ra, giảng dạy bằng tiếng Anh nói chung và dạy hóa học bằng tiếng Anh nói riêng Thông thường, chúng ta sẽ phải trải qua các hoạt động như yêu cầu mọi việc trên lớp, đặt câu hỏi, bắt đầu, kết thúc bài học, thực hiện các hoạt động trong sách giáo khoa và trên bảng, điều khiển lớp học, động viên và khuyến khích học sinh Với mỗi hoạt động, bạn có thể dùng rất nhiều mẫu câu khác nhau, linh hoạt, tùy tình huống Vì vậy, trong dạy hóa học bằng tiếng Anh việc xây dựng và lựa chọn các mẫu câu giao tiếp phù hợp là hết sức cần thiết và phải có tính hệ thống
Ví dụ như câu mệnh lệnh:
- Close your books: gấp sách lại
- You say it, Mai
- Answer it, somebody: Một ai đó hãy trả lời nó
- Don't be quiet now: Bây giờ, đừng yên lặng
- Just sit down and be quiet: Chỉ cần ngồi xuống và im lặng
- I want you to try exercise 1: Cô muốn các em cố gắng làm bài tập 1
Yêu cầu (tương tự câu mệnh lệnh nhưng dùng ngữ điệu thấp hơn):
- Come here, please: Hãy đến đây
- Would you like to write on the board?: Em có muốn viết lên bảng?
- Can/Could you say it again?: Em có thể nói một lần nữa?
- Do you mind repeating what I said? Em có nhớ lại những gì cô nói?
Đề nghị:
- Let's start now: Hãy bắt đầu ngay bây giờ
- What about if we translate these sentences?: chúng ta dịch những câu sau sẽ là gì?
- You can leave question 1 out: Em có thể rời khỏi câu hỏi số 1
- There is no need to translate everything: Không có cần phải dịch tất cả mọi thứ
Câu hỏi:
- Do you agree with A?: Em có đồng ý với A không?