5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GDCMBTA: Giáo dục chuyên môn bằng tiếng Anh ESL: Teaching English as a second language Giảng dạy ngoại ngữ tổng quát ESP: Teaching English for specific purposes
Trang 11
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài: 6
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu: 6
3 Mục tiêu: 8
4 Đối tượng nghiên cứu: 9
5 Phạm vi nghiên cứu: 9
6 Phương pháp nghiên cứu: 9
7 Nội dung nghiên cứu: 10
PHẦN NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH 11
1.1 Các khái niệm cơ bản 11
1.1.1 Giảng dạy ngoại ngữ cơ bản 12
1.1.2 Giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành 12
1.1.3 Giảng dạy chuyên môn thông qua một ngoại ngữ 13
1.2 Mối liên hệ giữa ngoại ngữ và chuyên môn 14
1.3 Lợi ích của việc dạy học chuyên ngành bằng ngoại ngữ 15
1.4 Các thách thức đối với việc dạy học bằng ngoại ngữ 15
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc dạy học bằng ngoại ngữ 16
1.5.1 Yếu tố điều hành và hỗ trợ 17
1.5 2 Yếu tố người dạy 18
1.5 3 Yếu tố học liệu 20
1.5 4 Yếu tố người học 21
1.6 Các vấn đề dạy học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh 21
1.6.1 Các thuận lợi và thách thức đối với việc dạy học các môn chuyên ngành bằng Tiếng Anh 21
Trang 22
1.6.2 Các hướng tiếp cận đối với việc dạy học các môn chuyên ngành bằngTiếng Anh 231.6.3 Các mô hình ứng dụng trong việc dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh 241.6.3.1 Mô hình tích hợp ngôn ngữ và nội dung chuyên ngành (CLIL Content and Language Integrated Learning) 241.6.3.2 Mô hình giảng dạy song song (Parallel Instruction) 251.6.3.3 Mô hình tích hợp của Mỹ (The Integrated Approach) 251.6.3.4 Mô hình thẩm thấu ngoại ngữ (FLIP Foreign Language Immersion Program) 251.6.4 Các chiến lược dạy học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh 251.6.5 Kinh nghiệm dạy học các môn chuyên ngành bằng Tiếng Anh 281.6.5.1 Mô hình tích hợp ngôn ngữ và nội dung chuyên ngành (CLIL Content and Language Integrated Learning) 281.6.5.2 Mô hình giảng dạy song song (Parallel Instruction) 291.6.5.3 Mô hình dạy tất cả chuyên môn bằng tiếng Anh (an English-medium university) 301.7 Kết luận chương 30CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY VÀ HỌC BẰNG TIẾNG ANH TẠI KHOA DU LỊCH - VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 312.1 Giới thiệu chung về Khoa Du lịch 312.1.1 Lịch sử phát triển và hình thành 312.1.2.Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tiếng Anh đối với sinh viên Du lịch 36
2 1 3 Việc xác định các môn chuyên ngành được dạy bằng tiếng Anh tại Khoa
Du lịch 38
2 2 Đánh giá năng lực dạy và học bằng tiếng Anh tại Khoa Du lịch 41
2 2 1 Đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên trong việc dạy học bằng tiếng Anh 41
2 2 2 Đánh giá tác động hỗ trợ của chương trình dạy tiếng Anh đối với việc chuẩn bị năng lực cho việc học bằng tiếng Anh của sinh viên Du lịch 422.2.2.1 Lịch sử hoạt động giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên Khoa Du lịch 42
Trang 33
2.2.2.2 Đánh giá tác động của chương trình giảng dạy tiếng Anh đối với việc chuẩn bị năng lực học chuyên ngành bằng tiếng Anh cho sinh viên Khoa Du lịch44
2 2 3 Đánh giá năng lực học bằng tiếng Anh của sinh viên khoa Du lịch 47
2 2 2 1 Năng lực tiếng Anh đầu vào 47
2 2 2 2 Năng lực tiếng Anh tại thời điểm học môn chuyên ngành bằng tiếng Anh 48
2.3.1 Giai đoạn từ 1995 tới 2005 51
2.3.2 Giai đoạn 2006 – nay: 53
2.4 Ma trận SWOT đối với việc dạy và học môn chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Khoa Du lịch 54
2.4.1 Điểm mạnh (Strengths): 54
2.4.2 Điểm yếu (Weaknesses): 56
2.4.3 Cơ hội (Oppotunities): 56
2.4.4 Thách thức (Threats): 57
2.5 Kết luận chương 57
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH TẠI KHOA DU LỊCH 58
3.1 Định hướng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh đối với sinh viên Khoa Du lịch 58
3.2 Tiếp cận và mô hình dạy học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh 59
3.2.1 Tiếp cận dạy học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh cho sinh viên Khoa Du lịch 59
3.2.2 Mô hình dạy học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh cho sinh viên Khoa Du lịch 61
3.3 Xây dựng bài dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
Kết luận: 70
Kiến nghị: 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 75
Trang 44
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
1 DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Hệ thống môn chuyên ngành có thể dạy bằng tiếng Anh tại khoa Du lịch 39
Bảng 2.2 Thông tin về đội ngũ giảng viên chuyên ngành tại khoa Du lịch 41
Bảng 2.3 Môn chuyên ngành đã được dạy bằng tiếng Anh tại khoa Du lịch năm thứ 2 và thứ 3 48
2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kết quả môn học STT của sinh viên K19 45
Biểu đồ 2.2 Kết quả môn học STT của sinh viên K17 46
Biểu đồ 2.3 Kết quả môn học STT của sinh viên K18 46
Biểu đồ 2.4 Kết quả khảo sát năng lực Tiếng Anh 10/2014 48
Biểu đồ 2.5 Kết quả sát hạch năng lực tiếng Anh chuẩn IELTS K19 49
Biểu đồ 2.6 Kết quả sát hạch năng lực tiếng Anh chuẩn IELTS K20 50
Biểu đồ 2.7 Kết quả sát hạch năng lực tiếng Anh chuẩn IELTS K21 50
Trang 55
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDCMBTA: Giáo dục chuyên môn bằng tiếng Anh
ESL: (Teaching English as a second language) Giảng dạy ngoại ngữ tổng quát
ESP: (Teaching English for specific purposes) Giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành CLIL: (Content and Language Integrated Learning) Giảng dạy chuyên môn thông qua một ngoại ngữ
ĐH KHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
CBA: (Content-based approach) Hướng tiếp cận dựa vào nội dung
SV: Sinh viên
FLIP: (Foreign Language Immersion Program) Mô hình thẩm thấu ngoại ngữ
BVIS: (British Vietnamese International School) Hệ thống trường song ngữ Anh Việt VITM: (Vietnam International Tourism Market) Hội chợ du lịch quốc tế tại Việt Nam IELTS: (International English Language Testing System) Hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế
Trang 66
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế việc có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ không chỉ trong giao tiếp mà trong công việc là hết sức quan trọng Để có thể nâng cao năng lực ngoại ngữ, việc chủ động tham gia các lớp học ngoại ngữ là hết sức cần thiết Tuy nhiên, việc tham gia nhiều vào các lớp ngoại ngữ đòi hỏi phải có một quỹ thời gian và tài chính nhất định Đây là một trong những thách thức và khó khăn đối với sinh viên vì trong quỹ thời gian cho việc học sinh viên còn phải đầu tư vào các môn chuyên ngành khác chứ không chỉ riêng gì ngoại ngữ bởi dù sao ngoại ngữ chỉ là một công cụ Bên cạnh đó, việc đầu tư vào học ngoại ngữ có thể giúp nâng cao các kỹ năng giao tiếp nhưng cũng chưa đủ để đảm bảo có thể sử dụng tốt trong chuyên ngành
Để đạt được cả mục tiêu về giao tiếp lẫn sử dụng trong công việc cũng như đảm bảo hài hòa về mặt thời gian lẫn tài chính thì việc kết hợp dùng ngoại ngữ để dạy chuyên ngành là một hướng đi đang được lựa chọn tại nhiều trường đại học trong đó
có Viện Đại học Mở Hà Nội Việc sử dụng ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh để dạy các môn chuyên ngành đã trở thành chủ chương của Đảng Ủy, Ban Giám hiệu để nâng cao năng lực cho sinh viên
Tuy nhiên việc dùng ngoại ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh để dạy các môn chuyên ngành là một thách thức không nhỏ bởi có sự khác biệt giữa phương pháp dùng
để dạy ngoại ngữ với dạy các môn chuyên ngành Mặt khác trong quá trình học sinh viên phải lao động gấp đôi, một mặt vừa phải tiếp thu kiến thức chuyên môn mà nhiều phần còn khó hiểu ngay cả khi được giảng bằng tiếng Việt, một mặt vừa phải hiểu và học nội dung đó bằng tiếng Anh Nếu không có phương pháp và tiếp cận phù hợp thì
cả mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ cũng như hiểu được các nội dung chuyên ngành cần được truyền đạt sẽ không đạt được
Vì những lý do đó việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phương pháp dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh” là hết sức cấp thiết
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Việc sử dụng ngoại ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh đã được áp dụng tại nhiều cơ sở đào tạo đặc biệt là tại những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Anh, Úc,
Trang 7instruction – a growing global phenomenon, Mehisto, P., Marsh, D., & Frigols, M.J
(2008) Uncovering CLIL: Content and language integrated learning in bilingual and multilingual education… Các bài viết, công trình trên tập trung vào việc chia sẻ các
kinh nghiệm, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc dùng ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh cho việc giảng dạy các môn khoa học khác nhau cùng với việc đưa ra các
mô hình và các định hướng giảng dạy các môn khoa học bằng ngoại ngữ Tuy nhiên một vấn đề các công trình này chưa làm rõ và cụ thể là quy trình tổ chức một chương trình hay một bài học cụ thể để giảng dạy
Trong bối cảnh Việt Nam, việc sử dụng ngoại ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh để dạy các môn khoa học cũng đã được thực hiện ở các trường có các chương trình đào tạo quốc tế và liên kết với đội ngũ giáo viên nước ngoài và cả giáo viên Việt Nam có trình độ ngoại ngữ tốt Việc này cũng được áp dụng với các chương trình đào tạo được dịch vụ cao hoặc chất lượng cao của một số trường Do vậy việc tìm ra phương thức phù hợp để thực hiện dạy môn khoa học bằng tiếng Anh cũng đã được quan tâm với nhiều hội thảo chia sẽ kinh nghiệm mà đặc biệt là trong thời gian Đề án mục tiêu quốc gia "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020" đi vào hoạt động Cùng với hoạt động của đề án đã có nhiều bài viết trong các hội thảo ở các đơn vị khác nhau trong đề án thảo luận về việc dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh Các nội dung chủ yếu được thảo luận và bản bạc trong các hội thảo này xoay quanh việc xác định Mục tiêu giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh đối với các ngành đào tạo; Cách thức lựa chọn các môn học để giảng dạy bằng tiếng Anh; Yêu cầu trình độ tiếng Anh đối với sinh viên để tham gia các môn học; Chuẩn đầu ra về kỹ năng tiếng Anh; Cách thức giảng dạy và đánh giá các học phần giảng dạy bằng tiếng
Trang 88
Anh… Các nội dung khác được nêu ra cũng bao gồm các khó khăn về trình độ ngoại ngữ của sinh viên Các định hướng cho việc dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ cũng hướng tới việc bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho sinh viên để có thể học được các môn khoa học bằng tiếng Anh
Tuy nhiên hướng đi của các hội thảo này thường nghiêng về việc bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) để từ đó tạo nền tảng cho việc học môn khoa học (môn chuyên ngành) bằng tiếng Anh và thường hướng tới đích đến là những năm thứ 3 và thứ 4 của chương trình đào tạo Mặt khác, cũng giống như các công trình nghiên cứu khác của nước ngoài những nội dung thảo luận và các cuộc hội thảo được tổ chức chưa chú trọng đến việc đưa ra một sản phẩm cụ thể về tiếp cận khoa học việc biên soạn một chương trình dạy bằng tiếng Anh cho một môn học và giáo án cụ thể cho từng bài học theo tiếp cận đó mặc dù đã có nhiều đề cương môn học dạy bằng tiếng Anh đã được thông qua như ví dụ ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố
Hồ Chí Minh
Những kết quả trong và ngoài nước kể trên tuy rất có giá trị nhưng chưa đáp ứng được với điều kiện và sự mong mỏi của Đại học Mở Hà Nội trong việc dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh Với điều kiện hiện tại của Đại học Mở Hà Nội việc dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh là một công cụ để nâng dần năng lực tiếng Anh của sinh viên chứ không phải là một đích đến để sinh viên tích lũy tiếng Anh Hơn nữa, hướng đi của Đại học Mở Hà Nội trong tương lai là đưa dần các môn chuyên ngành có tính thực hành vào những năm đầu để sinh viên, học viên của trường
có năng lực làm nghề ngay từ những năm đầu của đại học và có năng lực tìm việc làm thêm đúng chuyên ngành ở ngay những năm đầu tiên bước chân vào trường
Vì vậy rất cần có một tiếp cận, phương pháp và các kỹ thuật phù hợp cho việc đưa dần việc dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh với các năng lực tiếng Anh khác nhau của sinh viên tiến dần từ cấp độ năng lực thấp tới năng lực cao cùng với các định hướng khoa học và bài soạn mẫu Đây cũng là định hướng nghiên cứu của đề tài
và tính mới của đề tài so với các công trình trước đó
3 Mục tiêu:
Hệ thống được cơ sở lý luận về dạy học bằng ngoại ngữ
Xác định được các tiếp cận và kỹ thuật dạy học bằng ngoại ngữ
Trang 94 Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên hệ chính quy của Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội từ năm thứ 1 tới năm thứ 4
Chương trình đào tạo của Khoa Du lịch
Hoạt động dạy và học tại Khoa Du lịch
5 Phạm vi nghiên cứu:
5.1 Về thời gian:
Thời gian nghiên cứu tiến hành từ Từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 12 năm
2015 Các số liệu và các ý kiến quan sát được xem xét theo lịch sử phát triển của Khoa
Du lịch từ năm 1993
5.2 Về không gian:
Cơ sở học của Khoa Du lịch trên địa bàn Hà Nội
6 Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, tổng hợp tài liệu, nhóm nghiên cứu đã định hình được những thông tin, dữ liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu
6.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu dạy và học bao gồm hoạt động phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng vấn qua điện thoại Nhóm đối tượng gồm:
+ Sinh viên viên khoa Du lịch
+ Giảng viên tiếng Anh khoa Du lịch
+ Giảng viên có năng lực dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh tại khoa Du lịch
Trang 1010
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích kết quả tham vấn, đề tài đưa ra được các nhận định, đánh giá về trình độ, năng lực tiếng Anh và khả năng tiếp cận với học chuyên ngành của sinh viên, các tiếp cận trong việc dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh; làm cơ sở để đề xuất các giải pháp xây dựng bài soạn và bài giảng mẫu
6.3 Phương pháp chuyên gia
Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến chủ đề nghiên cứu là rất cần thiết Các chuyên gia được mời tham gia ý kiến là những người làm trong lĩnh vực du lịch, đào tạo Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia giúp hoàn thiện và nâng cao giá trị các kết quả nghiên cứu của đề tài
6.4 Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống là phương pháp cơ bản được sử dụng trong hầu hết các công trình nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu có mối liên kết về không gian, lãnh thổ, đa chiều Đề tài đã sử dụng phương pháp này để phân tích mối liên hệ giữa các vấn đề lý thuyết và thực tiễn để xây dựng giáo án và bài giảng mẫu bằng tiếng Anh
7 Nội dung nghiên cứu:
Tập hợp cơ sở lý luận về dạy học bằng tiếng Anh
Đánh giá khả năng học môn chuyên ngành bằng tiếng Anh của sinh viên tại Khoa Du lịch
Kinh nghiệm dạy học bằng tiếng Anh tại Khoa Du lịch
Áp dụng phương pháp dạy học bằng tiếng Anh trong sinh viên khoa Du lịch
Xây dựng quy trình soạn và dạy học bằng tiếng Anh
Trang 1111
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH BẰNG
TIẾNG ANH
Việc sử dụng tiếng Anh như một phương tiện ngôn ngữ để dạy học đã trở nên phổ biến ở nhiều nước ở châu Á Vai trò thống trị của các nước thuộc khối nói tiếng Anh trong nền kinh tế, chính trị quốc tế, việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ trung lập trên internet, đã khiến tiếng Anh ảnh hưởng đến chính sách ngôn ngữ của rất nhiều nước
Đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, tham gia các diễn đàn đa phương với các quốc gia trong khu vực và thế giới thì ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Việc đưa các ngoại ngữ vào giảng dạy và giảng dạy chuyên môn bằng các ngoại ngữ tại các trường đại học Việt Nam là một nhu cầu xã hội tất yếu Trong số các ngoại ngữ được sử dụng để dạy nội dung các chuyên ngành, tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn Giáo dục chuyên môn bằng tiếng Anh (GDCMBTA) tại đại học là một sự cần thiết, một thực tế khách quan trong xu hướng chung của thế giới và khu vực, cũng như trong bối cảnh đất nước đang phát triển và hòa nhập này
Trong phần này nhóm đề tài nêu ra các khái niệm cơ bản như học chuyên môn
bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, các yếu tố ảnh hưởng tới việc dạy học bằng
ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, các vấn đề dạy học bằng tiếng Anh cho đối tượng
sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
1.1 Các khái niệm cơ bản
Trong vòng thập kỷ qua, khái niệm học chuyên môn bằng ngoại ngữ đã trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, cho đến tận vùng Viễn Đông Để hiểu rõ hơn việc học chuyên môn bằng ngoại ngữ, nhóm tác giả nghiên cứu các quan điểm khác nhau và hoạt động giảng dạy có liên quan đến ngoại ngữ bao gồm: Giảng dạy ngoại ngữ tổng quát (dạy tiếng Anh gọi là ESL), Giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành (dạy tiếng Anh gọi là ESP), Giảng dạy chuyên môn thông qua một ngoại ngữ (CLIL)
Trang 1212
1.1.1 Giảng dạy ngoại ngữ cơ bản
Đây là loại hình giảng dạy tập trung vào ngôn ngữ, được áp dụng vào các tình huống, các chủ điểm khác nhau, nhằm minh họa cho một chủ điểm ngôn ngữ Loại hình giảng dạy này sử dụng ngôn ngữ phương pháp giảng dạy và đánh giá dựa trên mức độ ngôn ngữ
1.1.2 Giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành
Từ trước tới nay đã có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về một thuật ngữ vẫn được dịch ra tiếng Việt là “Ngoại ngữ chuyên ngành” (Language teaching for specific purposes) để phân biệt với một thuật ngữ khác là Ngoại ngữ cơ bản (Language teaching for general purposes) Có thể kể ra đây một số tác giả như Munby (1978), Kennedy và Bolitho (1984), Robinson (1991), DudleyEvans (1998), v.v Một số luận điểm cơ bản, tương đối thống nhất giữa các tác giả này gồm: Munby (1978) cho rằng Ngoại ngữ chuyên ngành là các khoá học trong đó nhu cầu giao tiếp của người học chi phối toàn bộ chương trình giảng dạy và tài liệu giảng dạy; Kennedy và Bolitho (1984) thì quan niệm rằng Ngoại ngữ chuyên ngành là các khoá học ngôn ngữ dựa trên cơ sở điều tra mục đích của người học và các nhu cầu giao tiếp nảy sinh từ những mục đích đó; Robinson (1991) cho rằng Ngoại ngữ chuyên ngành là các khoá học Ngoại ngữ chuyên ngành thường hướng tới mục tiêu cuối cùng và dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích nhu cầu nhằm xác định cụ thể học viên phải làm gì và làm được gì thông qua phương tiện là ngoại; Dudley-Evans (1998) đề cập tới một số đặc điểm sau: Ngoại ngữ chuyên ngành được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của người học; nó sử dụng các phương pháp và hoạt động [ngôn ngữ] của chuyên ngành mà nó phục vụ; nó tập trung vào kiểu loại ngôn ngữ phù hợp với các hoạt động này về ngữ pháp, từ vựng, ngữ vực, kĩ năng học tập, diễn ngôn và phong cách Ngoại ngữ chuyên ngành thường chỉ dành cho học viên trưởng thành (adult learners) ở bậc đại học, trung học chuyên nghiệp hay đã đi làm ở một cơ quan chuyên nghiệp nào đó Những học viên này thường bắt đầu từ trình độ trung cấp (intermediate) hoặc cao cấp (advanced), nghĩa là học viên đã phải có những hiểu biết, tri thức cơ bản của ngôn ngữ đó Nói cách khác, học viên phải học qua chương trình cơ sở, cái vẫn được gọi là Ngoại ngữ cơ bản trước khi bắt đầu chương trình Ngoại ngữ chuyên ngành Như vậy, các tác giả này đều thống nhất rằng Ngoại ngữ chuyên ngành phải phục vụ mục đích, nhu cầu hết sức rõ ràng, cụ
Trang 13Theo Do Coyle, Philip Hood và David Marsh (2010) "dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ là một cách tiếp cận tập trung vào cả hai yếu tố, chuyên ngành (nội dung) và ngôn ngữ (phương tiện), trong đó, một ngôn ngữ bổ sung được sử dụng cho việc học tập và giảng dạy của cả hai nội dung và ngôn ngữ "(Coyle et al 2010 p 1) Tầm quan trọng của nhận thức cũng được nhấn mạnh để học tập hiệu quả Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và câu hỏi là phương tiện quan trọng người học cần phải nắm vững cho quá trình "Xây dựng kiến thức, và kiến thức này lại được xây dựng trên sự tương tác của người học với thế giới "(Coyle et al 2010, trang 29) Việc dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ, cùng với sự nhận thức, nội dung và thông tin liên lạc, bối cảnh văn hóa là các nền tảng để tạo ra các thiết lập cho một môi trường học tập hấp dẫn với mục tiêu là vùng ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành rõ ràng
Một định nghĩa thứ hai về việc dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ là của Shellagh Deller và Christine Price trong cuốn sách “Giảng dạy các môn chuyên ngành thông qua tiếng Anh” (2005) Theo các tác giả, loại hình giảng dạy này là hoàn toàn có tập trung vào kiến thức chuyên môn và kiến thức chuyên môn này quyết định những ngôn ngữ hỗ trợ cần thiết Ngôn ngữ là một phần của quá trình, chứ không phải mục tiêu cuối cùng của quá trình đó Loại hình giảng dạy này được đánh giá dựa trên kiến thức môn học Loại hình giảng dạy này có thể được thực hiện bởi một giáo viên chuyên môn, hoặc một giáo viên ngôn ngữ nước ngoài có chuyên môn Trong một số trường hợp nó được dạy bởi cả giáo viên chuyên môn có ngoại ngữ tốt và cả giáo viên ngoại ngữ có chuyên môn tốt
Có một sự khác biệt cơ bản trong việc sử dụng ngôn ngữ giữa các lớp học ngôn ngữ và các lớp chuyên ngành thông qua ngoại ngữ Trong lớp học ngôn ngữ bốn kỹ năng (đọc, nghe, nói và viết) là một phần của sản phẩm cuối cùng và cũng là một công
cụ để giới thiệu ngôn ngữ mới và tập luyện và kiểm tra kiến thức ngôn ngữ Trong lớp
Trang 1414
học chuyên môn bằng ngoại ngữ, bốn kỹ năng là một phương tiện học tập để lĩnh hội thông tin mới và hiển thị một sự hiểu biết của đối tượng đang được giảng dạy Vì thế, ngôn ngữ là một phương tiện để đạt được mục đích, chứ không phải là mục đích của quá trình giảng dạy, và các cấu trúc và phong cách của ngôn ngữ thường là ít thông tục
và khá phức tạp
Giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ diễn ra trong một số tình huống giảng dạy khác nhau Nó có thể hữu ích hơn nếu xem đây là một phương pháp tăng thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ của sinh viên Trong một số ít các trường học và các tổ chức, tất cả các môn học đều được dạy bằng tiếng nước ngoài trong toàn bộ thời gian học tập Trong một số trường đại học và các trường quốc tế, một số môn học được giảng dạy thông qua một ngôn ngữ nước ngoài vào một thời gian nhất định
Tóm lại, giảng dạy chuyên môn bằng tiếng ngoại ngữ liên quan tới cả ngôn ngữ
và chuyên môn, nhưng trọng tâm lại nằm vào chuyên môn chứ không phải ngôn ngữ Ngôn ngữ được xem là phương tiện để chuyển tải thông tin
1.2 Mối liên hệ giữa ngoại ngữ và chuyên môn
Để đạt được hiệu quả thực sự của việc dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ thì cần hiểu rõ vai trò của ngoại ngữ trong việc nghiên cứu, học tập chuyên môn
Hầu hết các môn khoa học được dạy ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay ở nước ta đều có nội dung được lấy từ giáo trình nước ngoài Nếu có trình độ ngoại ngữ thì rất thuận lợi để cập nhật bài giảng, đưa vào bài giảng những thông tin mới, đồng thời có tài liệu phong phú để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, viết bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành Đúng là tiếng Việt có khả năng chuyển tải tất cả những nội dung khoa học, nhưng vấn đề là hiện nay có nhiều thuật ngữ được dịch từ tiếng nước ngoài một cách chủ quan, thiếu chính xác Do đó, có nhiều điểm khác nhau trong cách hiểu của chúng ta so với cách hiểu của người nước ngoài về cùng một nội dung
Ví dụ, thuật ngữ odeur (tiếng Pháp)/odour (tiếng Anh) và arôme (tiếng Pháp)/aroma (tiếng anh) và rất nhiều thuật ngữ khác đã được làm rõ nghĩa tránh bị sử dụng sai Hai thuật ngữ này đã được dịch lộn xộn, lúc thì được dịch là mùi, lúc thì được dịch là hương Mà nếu dịch là hương thì người nghe thường liên tưởng đến hương thơm Để phân biệt hai thuật ngữ này thì cần đề cập đến cơ chế cảm nhận mùi: odeur (tiếng Pháp)/odour (tiếng Anh) là “mùi ngửi” tức là mùi sẽ được cảm nhận nhờ
Trang 1515
sự hít vào còn arôme (tiếng Pháp)/aroma (tiếng anh) là “mùi cảm” tức là khi nhai một thức ăn nào đó các phân tử chất mang mùi từ khoang miệng được đưa lên khoang mũi nhờ hoạt động thở ra Vậy khi ngửi thấy mùi nước hoa ai đó đang dùng thì không thể dùng từ arôme (tiếng Pháp)/aroma (tiếng anh) Nếu trong giao tiếp sử dụng sai từ này
sẽ gây nên tình trạng nhầm lẫn vô duyên, còn trong chuyên môn dùng sai thì sẽ gây nên tình trạng nhầm lẫn trong kỹ thuật đánh giá cảm quan
1.3 Lợi ích của việc dạy học chuyên ngành bằng ngoại ngữ
Lợi ích của việc dạy và học chuyên ngành bằng ngoại ngữ được thừa nhận rộng rãi Một là, hoạt động giảng dạy này giúp phát triển khả năng ngoại ngữ hiệu quả hơn
so với việc giảng dạy ngôn ngữ nước ngoài thông thường, hơn nữa, chất lượng chuyên môn cũng được nâng cao, tạo cơ sở để sinh viên tiếp tục học tập tốt hơn ở bậc cao học, nghiên cứu sinh Sinh viên có thể đọc hiểu, nói được và trao đổi được những vấn đề chuyên môn bằng ngoại ngữ để sau này có thể làm việc với người nước ngoài hoặc học tập ở nước ngoài Ngoài ra sinh viên sẽ có nhiều thuận lợi hơn thì khi trả lời phỏng vấn của các doanh nghiệp nước ngoài
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Howard Gardner về đa trí tuệ đưa ra một lợi ích cụ thể nữa của việc học chuyên môn bằng ngoại ngữ Khi giảng dạy môn học khác thông qua một ngôn ngữ nước ngoài, có khả năng là chúng ta sẽ sử dụng nhiều loại trí thông minh và điều này có thể sẽ hữu ích cho người học Các trí thông minh ngôn ngữ, được phổ biến trong giảng dạy ngôn ngữ, được hỗ trợ bởi trí tuệ cần thiết cho các môn chuyên ngành
1.4 Các thách thức đối với việc dạy học bằng ngoại ngữ
Việc giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ chắc chắn mang đến nhiều thách thức cho cả giáo viên và các sinh viên Theo Gary Anderson, (2014) các thách thức được chia thành 5 loại chính: thách thức về năng lực ngoại ngữ, thách thức về phương pháp giảng dạy và học tập, thách thức về kiểm tra đánh giá, thách thức về tài liệu học tập và thách thức về chương trình
Theo Mehisto và Asser (2007), Mehisto (2008, trang 99-100), một trong những vấn đề cần giải quyết trong việc thực quyết trong việc giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ là giảng viên và sinh viên thiếu kiến thức có liên quan đến mục tiêu học tập
Để cho giảng viên và sinh viên thực hiện các chương trình giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ một cách có trách nhiệm, theo Butler,( 2005, tr 233-236) và Ruiz-Garrido
Trang 16là không cần thiết
Một mối thách thức nữa cũng được báo cáo trong công trình của Pavón Vázquez và Rubio (2010, trang 51) là thiếu kiến thức chuyên môn và kiến thức ngôn ngữ của giáo viên ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc giảng dạy
Mehisto’s (2008) cũng nhắc đến sự thiếu đào tạo về việc giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ đối với giáo viên Trong chương trình đạo tạo chuyên môn bằng ngoại ngữ, theo Mehisto, việc cung cấp chương trình đào tạo giáo viên là tối quan trọng
Thách thức liên quan tới tài liệu giảng dạy, Ballman (1997, tr 183-184) tuyên
bố rằng các nhà xuất bản cần phải sản xuất giáo trình có liên quan đến cuộc sống của người học trong các bối cảnh của họ Sự thiếu tài liệu giảng dạy cho việc giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ cũng là một trong những hạn chế lớn các giảng viên gặp phải, vì điều này sẽ mang đến một khối lượng công việc lớn hơn cho giảng viên
Serragiotto (2007) chỉ ra thách thức về kiểm tra đánh giá Trong khi giảng dạy tập trung vào cả ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành, việc kiểm tra đánh giá lại tập trung hơn vào chuyên ngành và đây là kẽ hở của hệ thống cần được giải quyết Nói cách khác, quá trình giáo dục đưa ra cả mục tiêu về nội dung và ngôn ngữ, trong khi
đó kiểm tra đánh giá lại chỉ tập trung vào nội dung
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc dạy học bằng ngoại ngữ
Việc giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Trong nghiên cứu này đến bốn loại yếu tố chính sẽ được đề cập đến bao gồm:
• Sự điều hành và hỗ trợ trong quá trình thực hiện giảng dạy;
• Vai trò và hoạt động giảng dạy của giáo viên,
• Nguồn tại liệu giảng dạy
Trang 17Cummins (2000) cho rằng một người có thể mất đến 7 năm để có khả năng tiếp nhận giáo dục thông qua một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ và đạt được trình độ ngôn ngữ học thuật của các những người cùng học nhưng ngôn ngữ dạy học lại là tiếng mẹ đẻ
Chính sách chung cho toàn trường về việc dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ cũng là một nhân tố quan trọng Một thách thức lớn đối với quản lý việc giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ là khiến tất cả mọi người yên tâm và tích cực tham gia Khi thực hiện việc này giáo viên dạy Ngôn ngữ có thể cảm thấy rằng giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ đe dọa vai trò của họ trong các trường học Giáo viên chuyên môn có thể cảm thấy lo lắng về khả năng ngôn ngữ của họ Cha mẹ có thể lo lắng về thành tích nội dung bằng tiếng nước ngoài
Vấn đề cốt yếu ở đây là ngay từ đầu các nhà quản lý giáo dục cần làm thế nào
để đưa tất cả mọi người lại với nhau, tạo ra "một tiếng nói chung” cho tất cả các bên liên quan Trong thực tế điều này có thể đơn giản như việc bảo đảm tất cả mọi người nhận thức được các mục đích và mục tiêu Ví dụ như giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ hy vọng để đạt được điều gì? Nếu một trường học được giảng dạy thông qua ngoại ngữ như một ngôn ngữ nước ngoài, liệu có những ảnh hưởng gì đến việc tiếp nhận nội dụng của sinh viên?
Nghiên cứu của Genessee (2006) và Dobson, Perez Murillo, Johnstone (2010), Jaeppinen (2005) chỉ ra rằng sinh viên học chuyên môn bằng ngoại ngữ không đạt được kết quả tốt về mặt chuyên môn so với học bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ Điều quan trọng là mọi người đều biết điều này và bày tỏ sự quan tâm của họ Các trường học cần được khuyến khích để tiến hành điều tra riêng của họ vào thành tích sinh viên trong suốt quá trình học bằng ngoại ngữ và công bố phát hiện của họ
Trang 1818
Thời gian cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc giảng dạy bằng ngoại ngữ Giáo viên dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ cần thời gian để chuẩn bị Nếu giáo viên cần thêm thời gian để chuẩn bị, các nhà quản lý cần phải thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu này
Rõ ràng là các yếu tố quản lý rất quan trọng Nhưng chỉ yếu tố quản lý không thôi là chưa đủ, yếu tố này cần được đi kèm với 3 yếu tố còn lại là giáo viên, nguồn lực, người học
1.5 2 Yếu tố người dạy
Người dạy là một yếu tố quyết định đến việc dạy và học chuyên ngành bằng ngoại ngữ Đến nay, vấn đề người bản địa làm giáo viên dạy chuyên ngành có tốt hơn
so với những người không phải là bản địa vẫn là một câu hỏi Một người Anh, Mỹ, Úc, Canada có giọng nói chuẩn nhưng chưa chắc đã thành công trong việc dùng tiếng Anh
để giảng dạy các môn khoa học cho đối tượng sinh viên mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ Trong nhiều trường hợp người bản ngữ lại gặp thách thức trong giảng dạy chuyên môn bằng tiếng mẹ đẻ của mình cho học sinh là người nước ngoài, còn giáo viên sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình để dạy chuyên môn thì lại nhận thấy sự khó khăn của học viên trong việc tiếp nhận kiến thức bằng ngoại ngữ và
do vậy họ có xu hướng đơn giản hóa ngôn ngữ trong khi giảng dạy
Chiến lược sử dụng tiếng mẹ đẻ nên được khuyến khích trong lớp học chuyên môn bằng ngoại ngữ nếu nó hỗ trợ học viên trong việc phát triển các ngôn ngữ nước ngoài Dù là giáo viên có nền tảng ngôn ngữ thế nào, họ cần điều chỉnh ngôn ngữ của
họ ở cấp độ đầu vào phù hợp với các học viên họ làm việc với Một người bản xứ nói
ở tốc độ bình thường, sử dụng tiếng lóng có thể gây ra rất nhiều khó khăn cho sinh viên học chuyên ngành bằng ngoại ngữ
a Mức tối thiểu của ngôn ngữ đối với giáo viên
Một số quốc gia không có tiêu chuẩn cho mức độ ngôn ngữ của giáo viên làm việc thông qua các phương tiện của một ngôn ngữ nước ngoài Tuy nhiên, một mức độ ngoại ngữ nhất định là cần thiết để giáo viên có thể đảm nhận việc giảng dạy Giáo viên môn học không phải là giáo viên dạy ngoại ngữ mà là dạy cho sinh viên của họ thông qua ngoại ngữ và chiến lược sử dụng tiếng mẹ để để hỗ trợ các học viên làm việc bằng ngoại ngữ
Trang 1919
Trong trường hợp giáo viên không đủ khả năng ngoại ngữ, giáo viên ngôn ngữ, hoặc trợ lý người bản xứ sẽ làm việc cùng với giáo viên chuyên môn
b Chuẩn bị của giáo viên và phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy cũng quan trọng như trình độ ngôn ngữ của giáo viên Trong phương pháp giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ, học viên cần được giao tiếp, nhiều hình ảnh cần được sử dụng để người học có thể dễ dàng hiểu được Người học cần phối hợp càng nhiều càng tốt Cũng cần phải có thử thách về mặt nhận thức cho người học Việc sắp xếp bài giảng cần thực hiện theo cách đưa người học tiếp cận nội dung từ đơn giản đến phức tạp thông qua các ngữ cảnh và hoạt động giao tiếp cụ thể
Tuy nhiên, không nhất thiết phải bắt các giáo viên dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ phải qua các lớp đào tạo về phương pháp giảng dạy bằng ngoại ngữ Bản thân các giáo viên môn học chuyên ngành đã là các chuyên gia trong ngành của họ Những gì giáo viên làm việc trong việc giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ là tự nhận thức xem sử dụng ngoại ngữ như thế nào để truyền tải nội dung một cách hiệu quả Họ cũng cần các hoạt động và kỹ thuật để giúp học sinh phát triển các ngôn ngữ mà họ cần phải thực hiện trong chủ đề đưa ra
c Hợp tác giữa các giáo viên
Sự hợp tác giữa các giáo viên phụ thuộc vào các quyết định quản lý, vào thời gian dành cho giáo viên để cộng tác Thông thường, người đứng đầu tổ chuyên môn được trao vai trò điều phối trong giảng dạy chuyên môn bằng tiếng ngoại ngữ, và vai trò điều phối phải giúp thúc đẩy sự hợp tác giữa các giáo viên bộ môn nói chung
Sự hợp tác giữa giáo viên chuyên môn và giáo viên ngoại ngữ cũng quan trọng không kém Nếu giáo viên chuyên môn không đủ năng lực ngoại ngữ cần thiết để dạy chuyên môn thông qua ngoại ngữ, thì có thể sử dụng một giáo viên dạy ngoại ngữ phối hợp cùng với giáo viên chuyên môn trong giảng dạy
Phối hợp giữa giáo viên sử dụng ngoại ngữ để dạy chuyên ngành với các giáo viên mà ngoại ngữ được sử dụng đó là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ đóng vai trò vô cùng hữu ích Các giáo viên có ngoại ngữ dùng dạy chuyên ngành là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ cung cấp một mô hình của ngôn ngữ, cho hoạt động nhóm nhỏ trong lớp và những hoạt động khác
Trang 2020
Trên một quy mô hợp tác giáo viên rộng hơn, hợp tác ngoài trường nên được khuyến khích bởi những việc này sẽ thúc đẩy hoạt động giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy bằng ngoại ngữ cho người học
1.5 3 Yếu tố học liệu
Yếu tố học liệu có ảnh hưởng tới việc giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ Yếu tố này bao gồm các chương trình giảng dạy (curriculum), học liệu giảng dạy (teaching resources)
a Các chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy được thiết kế với nội dung quá khó, kiến thức quá trừu tượng chắc chắn sẽ khiến việc giảng dạy và học bằng ngoại ngữ khó khăn hơn gấp bội Ngược lại, nếu chương trình bao gồm kỹ năng học tập và kỹ năng được liệt kê một cách rõ ràng, với các minh họa và kèm với các loại hoạt động cho giáo viên sử dụng làm mẫu để làm việc trong các lớp học sẽ giúp việc giảng dạy cũng như học tập dễ dàng và hiệu quả hơn
Chương trình giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ cần tất cả các điều trên Thêm nữa, chương trình này cần phải bao gồm các mẫu của ngôn ngữ để giáo viên có thể vừa đảm bảo rằng các chức năng của ngôn ngữ được thực hành và bất kỳ khó khăn
và khoảng cách nào trong việc học tập của sinh viên được khắc phục
b Tài liệu giảng dạy
Đa số các tài liệu giảng dạy trong các môi trường dạy học bằng ngoại ngữ là tài liệu viết bằng ngôn ngữ cho đối tượng học là người mà ngôn ngữ đó chính là tiếng mẹ
đẻ Vì vậy xét trên phương diện ngôn ngữ thì nội dung sẽ rất khó hiểu đối với người
mà ngôn ngữ đó không phải là tiếng mẹ đẻ do các yếu tố về từ vựng, cấu trúc, văn hóa
Để đạt hiệu quả trong giảng dạy trong trường hợp sử dụng sách giáo khoa kiểu đó, các giáo viên sẽ cần phải làm rất nhiều để tìm tòi thích nghi với văn phong và ý tưởng của tác giả để hiểu hết ý của tác giả rồi truyền đạt lại ý tưởng đó tới người học với ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu hơn Việc làm này rất tốn thời gian và không phải bao giờ cũng thành công
Ngay cả với sách đã được chỉnh sửa để phù hợp với từng đối tượng, có thể vẫn còn đặc trưng văn hóa trong những cuốn sách đó, gây thách thức thêm cho học viên học bằng tiếng nước ngoài Sách giáo khoa dịch vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ ở mức
độ quá khó đối với người học, trừ khi ngôn ngữ được giản lược hóa để đạt đến cấp độ
Trang 2121
của người học Sách giáo khoa dịch cũng có thể thể hiện các vấn đề khác, chúng có thể được sản xuất mà không có bất kỳ hình ảnh hoặc hình minh họa, trình bày, theo đúng nghĩa đen, một cuốn sách giáo khoa mà là một “cuốn sách của văn bản” Sách giáo khoa dịch cũng có thể thiếu một yếu tố quan trọng khác đó là hoạt động Sách giáo khoa chuyên môn bằng ngoại ngữ cần phải được ghi trên một chương trình giảng dạy dựa trên kỹ năng Những kỹ năng này sẽ liên quan đến thực hành trong tất cả các lĩnh vực ngôn ngữ, nghe, nói, đọc và viết Họ cũng sẽ cần phải rất năng động trong các hoạt động đòi hỏi người học được tham gia vào hoạt động cá nhân, cặp, nhóm nhỏ, và nhóm hoạt động lớn, cũng như việc trình bày trong số rất nhiều, rất nhiều điều khác
1.5 4 Yếu tố người học
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng là yếu tố người học Nếu các điều kiện tốt, liệu tất cả các học viên có thể đạt được kết quả tốt nhất khi học chuyên môn bằng ngoại ngữ? Yếu tố người học bao gồm năng lực ngôn ngữ của người học, năng lực học chuyên môn của người học và thái độ học tập cũng như phương pháp học tập của người học
Để học được chuyên môn bằng ngôn ngữ, người học cần có một năng lực ngôn ngữ nhất định Trình độ ngoại ngữ bắt buộc để học được chuyên môn bằng ngoại ngữ được quy định khác nhau tùy từng nước, tùy từng trường và tùy từng môn và được tính toán để đảm bảo học viên có thể học được bằng ngoại ngữ
Năng lực học chuyên môn cũng có ảnh hưởng tất yếu Học chuyên môn bằng tiếng mẹ đẻ đã là một thách thức không hề dễ dàng với tất cả các học viên, học chuyên môn bằng ngoại ngữ lại còn khó hơn gấp nhiều lần vì học viên vừa phải thu nạp kiến thức chuyên môn vừa phải tư duy bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ
Thái độ học tập cũng mang tính quyết định và ảnh yếu tới kết quả học tập Để người học có thái độ học tập tốt, điều quan trọng là người học cần biết họ học cái gì, vì sao và lợi ích là gì
1.6 Các vấn đề dạy học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh
1.6.1 Các thuận lợi và thách thức đối với việc dạy học các môn chuyên ngành bằng Tiếng Anh
a Thuận lợi
Dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh mang lại nhiều thuận lợi cho cả người học và người dạy
Trang 2222
Thứ nhất, đó là sự tăng cường khả năng tiếp cận Trong tham luận: “Giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Trường ĐH KHXH&NV – mục tiêu và lộ trình thực hiện”, PGS.TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Nhà trường đã nhận xét: “Giáo viên và sinh
viên khi học chuyên ngành bằng ngoại ngữ khác bắt buộc phải khai thác nguồn tài liệu khoa học và chuyên môn bằng tiếng Anh.” Thông thường các tài liệu tiếng nước ngoài
có tính cập nhật hơn và khoa học hơn các tài liệu trong nước Nguồn tài liệu tiếng Anh trên thế giới lại rất dồi dào vì gần như tất cả các sách đều được dịch sang tiếng Anh và
có thể mua ở khắp nơi trên thế giới Vì vậy, dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh sẽ giúp
“khả năng thích ứng với môi trường toàn cầu, cơ hội việc làm và khả năng thành công cao hơn cho các sinh viên” Đây là thuận lợi lớn nhất mà các môn chuyên ngành dạy bằng tiếng mẹ đẻ không thể so sánh được
Thứ hai, khi dạy và học bằng tiếng Anh, giáo viên có thể đào tạo cho sinh viên
các kỹ năng quan trọng có liên quan khác Đó là kỹ năng tư duy bằng tiếng Anh, kỹ năng tổ chức bài viết, kỹ năng đọc bài chuyên ngành, kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh, kỹ năng làm bài test có nội dung chuyên ngành bằng tiếng Anh Như vậy sinh viên có thể phát triển toàn diện về cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngôn ngữ
b Khó khăn
Tuy vậy việc dạy chuyên môn không sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng mang lại nhiều bất lợi:
Với giáo viên, đôi khi việc tiếp cận các nguồn tài liệu tiếng Anh đòi hỏi có sự
đầu tư thời gian và tài chính Họ cần có thời gian tìm tòi và cập nhật tài liệu Ngoài ra
họ cần có sự hỗ trợ tài chính để tiếp cận được các nguồn tài liệu tiếng Anh liên tục cập nhật của thế giới Đối với các trường có chủ trương tập trung phát triển toàn diện và tạo điều kiện về thời gian cũng như tài chính cho giáo viên thì khó khăn này có thể được khắc phục
Với sinh viên, khó khăn chính đó là trình độ tiếng Anh không đều Tư duy và
vốn tri thức ngoại ngữ của sinh viên trong một lớp thường khác nhau Khi học chuyên ngành yêu cầu chung với sinh viên lại như nhau nên rất khó để tất cả sinh viên theo kịp mục tiêu bài giảng Ngoài ra, để có thể tham gia và đảm bảo yêu cầu môn học chuyên ngành, trình độ tiếng Anh của SV phải ở mức trung cấp hoặc tương đương bậc 3 theo khung trình độ năng lực chung về ngoại ngữ (6 bậc) của Bộ GD&ĐT Trong khi đó các môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh phần lớn nằm ở học kỳ 5, học
Trang 2323
kỳ 6 của chương trình đào tạo của các trường Đây cũng là giai đoạn mà phần lớn sinh viên đang bắt đầu tích luỹ kiến thức tiếng Anh Vì vậy học bằng chuyên ngành trong thời gian này khiến nhiều sinh viên thấy vất vả và khó theo lớp
Khó khăn này có thể khắc phục nếu các trường tổ chức lại chương trình giảng dạy và đẩy tiếng Anh lên dạy sớm hơn Như vậy sinh viên sẽ có thêm thời gian tích lũy vốn ngôn ngữ trước khi lên chuyên ngành
1.6.2 Các hướng tiếp cận đối với việc dạy học các môn chuyên ngành bằngTiếng Anh
Trong giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ có rất nhiều hướng tiếp cận:
- Hướng tiếp cận dựa vào nội dung (content-based approach – CBA)
- Hướng tiếp cận dựa vào hoạt động (task-based instructions)
- Hướng tiếp cận dựa vào từ vựng (lexical approach)
- Hướng tiếp cận dựa vào bài text (text-based teaching)
Tuy vậy để dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ, cách tiếp cận phổ biến là hướng tiếp cận dựa vào nội dung (content-based approach-CBA) Stoller, F.L (2002) chỉ rõ CBA là cách tiếp cận tập trung vào nội dung được dạy thông qua một ngoại ngữ chứ không phải tập trung vào ngoại ngữ đó Vì vậy, ngoại ngữ chỉ là phương tiện để dạy học Khi người học đã tập trung vào nội dung sẽ tự phát triển hứng thú học tập từ bên trong Họ
sẽ có khả năng sử dụng các kỹ năng tư duy sâu khi tiếp thu thông tin mới và tập trung
ít hơn vào cấu trúc của ngôn ngữ Đôi khi từ vựng đối với họ chính là bài text và nội dung học chỉ cần số lượng từ vựng chứ không nhất thiết phải là cấu trúc câu hay ngữ pháp Cách tiếp cận này rất tập trung vào người học vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực ngoại ngữ sẵn có của họ và hứng thú học tập họ tự có được qua việc học nội dung
Trong CBA, Stoller, F.L (2002) đề xuất 6 chữ T cần phải nghĩ đến khi soạn giáo án các môn chuyên ngành 6T cần được tiến hành lần lượt, đó là:
- Themes (chọn đề tài hoặc các chủ điểm lớn): Các chủ điểm này được chọn phải dựa
vào sự cần thiết của người học, mục tiêu của trường, khả năng của giáo viên và nguồn
tài liệu
- Texts (chọn bài text): Text được chọn dựa vào theme Theo nghĩa rộng, text có thể là
nguồn tài liệu viết hoặc nghe nhìn: các loại bài đọc, videos, tranh ảnh, bản đồ, đồ thị,
Trang 24- Threads (chọn mạch nội dung và ngôn ngữ): Thread như một sợi chỉ nối các theme
Nhờ có thread, nội dung các bài có tính liên kết và xuyên suốt Từ vựng được nhắc lại
nhiều lần Nội dung kiến thức có thể được nhìn dưới nhiều góc độ
- Tasks (chọn hoạt động): Là các cách thức và hoạt động tiến hành để dạy nội dung và
ngôn ngữ (các hoạt động dạy từ vựng, cấu trúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ
chuyên ngành )
- Transition (chọn hình thức chuyển đổi): Đây là việc chọn các hoạt động được tiến
hành để dạy Các hoạt động này phải tạo ra tính liên kết trong các chủ đề (topic) và các chủ điểm (theme) Có hai cách chuyển đổi chính: theo nội dung và theo hoạt động Ví
dụ chuyển đổi về nội dung là chuyển từ nội dung về xu hướng dân số toàn cầu đến xu hướng dân số các nước đang phát triển và đã phát triển, cho tới xu hướng ở quốc gia
mà sinh viên đó sinh sống Ví dụ về chuyển đổi hoạt động là sinh viên được yêu cầu hiểu đồ thị dân số, tạo ra đồ thị mới, viết miêu tả đồ thị đó, đưa đồ thị lên máy tính, đưa đồ thị vào bài tập lớn hoặc bài nói Transition giúp việc học được tiến hành bài bản, từ khái quát đến chi tiết, có tính xuyên suốt
1.6.3 Các mô hình ứng dụng trong việc dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh
1.6.3.1 Mô hình tích hợp ngôn ngữ và nội dung chuyên ngành (CLIL Content and Language Integrated Learning)
LIL là mô hình tích hợp trong đó nội dung và ngôn ngữ được kết hợp để giảng dạy CLIL dựa chủ yếu vào CBA và cũng khai thác 6T Stoller, F.L (2002) cho rằng 6T cung cấp mạch để thiết kết nội dung (content) và cách thức truyền tải nội dung (language) Theme, topics, threads sẽ giúp cung cấp nội dung giảng dạy và tạo tính liền mạch phù hợp với trình độ học viên và yêu cầu của cơ sở đào tạo về môn chuyên ngành Còn taks và transition cung cấp cách thức tiến hành dạy nội dung, chính là dùng ngôn ngữ Task định hướng các hoạt động dạy từ vựng, cấu trúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ chuyên ngành Việc kết hợp 6T giúp việc mô hình CLIL tiến hành trôi chảy và từng bước một Ngoài ra các mô hình phổ biến khác cũng đang được
áp dụng để dạy các môn chuyên ngành là:
Trang 2525
1.6.3.2 Mô hình giảng dạy song song (Parallel Instruction)
Các học phần tiếng Anh được dạy song song với các học phần chuyên môn Mô hình này giúp nâng cao khả năng ngoại ngữ cũng như kiến thức chuyên môn của học viên, từ các môn cơ bản như văn hóa, lịch sử tới môn phức tạp như tin học, toán học
1.6.3.3 Mô hình tích hợp của Mỹ (The Integrated Approach)
Sử dụng cho những SV nước ngoài có tiếng Anh còn hạn chế Mô hình này tập trung vào việc sử dụng các phương tiện thông tin kỹ thuật hiện đại; nâng cao các kỹ năng tư duy đối với SV và tổ chức việc dạy học lấy SV làm trung tâm
1.6.3.4 Mô hình thẩm thấu ngoại ngữ (FLIP Foreign Language Immersion Program)
Sau khi đã học hai năm tiếng Anh như một ngoại ngữ, SV đăng ký học các lớp chuyên môn được giảng dạy bằng tiếng Anh Lợi ích của mô hình này là giúp học viên
có đủ thời gian tích lũy và ngấm dần dần một ngoại ngữ khác trước khi học các kiến thức chuyên sâu bằng ngoại ngữ đó
1.6.3.5 Mô hình dạy tất cả chuyên môn bằng tiếng Anh (an English-medium university)
Theo Tiến sỹ Julie, D (2013), mô hình này coi tiếng Anh là công cụ chính trong việc giảng dạy các môn chuyên ngành và khá giống với CLIL, mô hình này rất khó áp dụng đặc biệt ở các nước không dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ 2 vì thiếu đội ngũ giảng viên địa phương thông thạo ngoại ngữ Tuy vậy nếu đội ngũ giảng viên được hỗ trợ bởi các chuyên gia về mặt ngôn ngữ sẽ tạo ra sự chuyển biến về tư duy cũng như ngoại ngữ cho người học và thực tế mô hình này cũng đang được áp dụng thành công tại 55 nước trên thế giới Mô hình này cũng áp dụng 6T trong việc
thiết kế chương trình
1.6.4 Các chiến lược dạy học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh
Theo Sheelagh Deller (2005), tác giả nhiều sách về dạy học bằng ngoại ngữ đồng thời là giảng viên lâu năm, các chiến lược sau đây rất cần thiết cho việc dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh (CLIL – content and language integrated learning)
a Sự chuẩn bị kỹ của giáo viên
CLIT là thuật ngữ khá mới trong giảng dạy Nó đòi hỏi sự kết hợp của cả ngôn ngữ và nội dung Vì vậy chiến lược đầu tiên là giáo viên phải chuẩn bị kỹ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Làm cách nào để tôi trình bày được nội dung chuyên ngành một cách dể hiểu nhất thông qua tiếng Anh?
Trang 26- Tôi nên làm gì nếu sinh viên trong lớp có sự cách biệt và khác biệt về trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng liên quan đến môn học?
- Làm thế nào tôi giúp được sinh viên giải quyết được các bài đọc chuyên ngành
có nội dung phức tạp?
- Làm thế nào tôi giúp họ nhớ nội dung và khiến họ chủ động sử dụng được những tri thức của họ bằng tiếng Anh?
- Làm cách nào tôi giúp sinh viên thể hiện được nội dung chuyên ngành bằng cả
văn nói và văn viết trong quá trình học và cả những tình huống của bài test?
- Học chuyên ngành bằng ngoại ngữ yêu cầu giáo viên và sinh viên nhắc đi nhắc lại và ôn tập thường xuyên Làm cách nào tôi khiến việc học không chán và duy trì được hứng thú và tình yêu học tập của sinh viên?
- Làm thế nào để tôi đảm bảo từng học viên vẫn được quan tâm và họ vẫn chấp nhận khó khăn gấp đôi khi học chuyên ngành bằng tiếng Anh?
b Dạy nhiều cụm từ chuyên ngành
Cả giáo viên và sinh viên cần tập trung vào các cụm từ liên quan đến môn chuyên ngành thường xuyên xuất hiện trong môn học để sinh viên dễ nhớ và ứng dụng Các thuật ngữ này nên được nhắc lại nhiều lần trong quá trình dạy và đôi khi không cần dịch ra tiếng Việt Ví dụ: a-la-carte là menu chọn món A-la-carte khác với table d’hôte là thực đơn có sẵn A-la-carte là thuật ngữ tiếng Pháp
c Sử dụng tiếng mẹ đẻ
Đặc trưng của việc dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh là coi ngôn ngữ như là công cụ để truyền tải nội dung Vì vậy trong quá trình dạy giáo viên đôi khi có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để sinh viên hiểu sâu và dễ nhớ, đặc biệt phần tóm lược mỗi bài học Ngoài ra trong các hoạt động nhóm, sinh viên cũng có thể sử dụng tiếng mẹ
đẻ như công cụ để hiểu hơn thông tin chuyên ngành
d Khuyến khích sinh viên tham gia chủ động
Trang 27- Có thể dùng nhiều hoạt động nhóm Để có thể lôi kéo được tất cả các sinh viên trong nhóm tham gia vào các hoạt động thảo luận (kể cả các sinh viên thụ động nhất) thì giáo viên cần biết đưa ra các tình huống nhỏ liên quan đến thực tế kèm theo một số ý kiến trái chiều nhằm kích thích sự quan tâm chú ý của sinh viên Khi sinh viên đã chú ý đến vấn đề thì giáo viên nhanh chóng đưa tiếp các câu hỏi nhằm khai thác ý kiến cá nhân của từng sinh viên, kèm theo sự động viên khuyến khích Các sinh viên bắt đầu nhập cuộc và tranh luận rất sôi nổi Giáo viên bắt đầu rút lui khỏi cuộc thảo luận, đứng ngoài thể hiện vai trò như một người trọng tài và định hướng các cuộc tranh luận theo đúng mục tiêu cần phải đạt được của tiết học
- Phương pháp này tạo cho SV tính sáng tạo, sử dụng các kiến thức và sử dụng được thuật ngữ chuyên ngành năng động hơn trong quá trình học Phương pháp này đòi hỏi SV chủ động trong việc học, nhu cầu cần phải có kiến thức rộng, đọc nhiều tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài, cách làm việc tập thể, năng động, sáng tạo và tự tin hơn trước đám đông
- Từ đầu đến cuối tiết học là sự tương tác uyển chuyển giữa thầy và trò Chính sự liên hệ thực tế đã tạo nên chất xúc tác, kích thích sự khám phá của SV
- Phương pháp giảng dạy phải theo hướng ba chiều: giữa giáo viên và sinh viên (lấy SV làm trung tâm, áp dụng tính tích cực của SV, thầy giảng và trò tham gia tích cực); giữa người học và thực tế xã hội (xã hội ở đây bao gồm cả môi trường hội nhập, đòi hỏi SV vừa học vừa tiếp xúc qua mạng để cập nhật kiến thức thực tế) và chiều thứ ba: cả giáo viên cũng phải cập nhật với thế giới bên ngoài, dạy những điều SV, xã hội đang cần
e Nhắc lại và tóm tắt
Học và hiểu kiến thức chuyên ngành đã khó, học bằng ngoại ngữ càng khó hơn
Vì vây giáo viên cần nhắc đi nhắc lại thường xuyên kiến thức chuyên ngành bằng tiếng
Trang 2828
Anh trong một buổi giảng Sau mỗi phần học cũng cần tóm tắt bằng tiếng mẹ đẻ để sinh viên hình dung toàn bộ nội dung vừa học
f Dùng trang thiết bị nghe nhìn
Bài đọc chuyên ngành thường khó hiểu và không gây hứng thú Ngoài ra nghe giảng tiếng Anh trong thời gian dài sẽ làm sinh viên thấy mệt và chán Do đó, giáo viên nên sử dụng bảng biểu, đồ thị, tranh ảnh, video có thể mang lại hứng thú cho sinh viên
g Đào tạo các kỹ năng khác
Khi sử dụng một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với sinh viên, giáo viên nên đào tạo các kỹ năng đi kèm như: kỹ năng đọc tài liệu hiệu quả, kỹ năng học
từ mới, kỹ năng tổ chức bài viết, kỹ năng sử dụng các website bằng tiếng Anh, kỹ năng làm bài test bằng tiếng Anh
h Kiểm tra việc hiểu bài bằng nhiều phương pháp khác nhau
Trong quá trình dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh rất dễ dẫn đến việc sinh viên hiểu nhầm nội dung bài giảng Vì vậy giáo viên cần kiểm tra độ hiểu của sinh viên bằng các phương pháp khác nhau: giáo viên giao bài test cho sinh viên làm, yêu cầu sinh viên tự ra đề test, yêu cầu sinh viên thuyết trình, yêu cầu sinh viên lập danh sách những nội dung đã học và học như thế nào
i Cho sinh viên thêm thời gian để tư duy
Một giáo án chuyên ngành thường lớn và yêu cầu sinh viên cao, nhưng thực chất khả năng sinh viên tiếp thu được bằng ngoại ngữ chỉ có hạn Vì vậy bài giảng cần
đi từ từ và sinh viên cần có thêm thời gian để hiểu và tư duy về những gì vừa học bằng
cả tiếng mẹ đẻ và cả ngoại ngữ
1.6.5 Kinh nghiệm dạy học các môn chuyên ngành bằng Tiếng Anh
Nhiều trường học, trung tâm hoặc các cơ sở đào tạo đang thành công trong các mô hình dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh Có thể kể đến như:
1.6.5.1 Mô hình tích hợp ngôn ngữ và nội dung chuyên ngành (CLIL Content and Language Integrated Learning)
CBT Education Trust là một tổ chức tình nguyện của Anh với hơn 3.300 nhân viên làm việc cho hơn 80 nước trên thế giới Sứ mệnh của CBT là nâng cao chất lượng giáo dục của các nước và cải thiện chất lượng sống của học viên thông qua việc học ngoại ngữ Một trong những hướng đi mới của CBT là hỗ trợ các nước không nói tiếng Anh
Trang 29hỗ trợ các quốc gia khác trên thế giới rất hiệu quả Cụ thể là :
Dạy các môn toán và khoa học bằng tiếng Anh tại Quatar
CBT đã xây đựng chương trình K-12 cho toàn bộ học sinh từ lớp 1 đến 12 học các môn toán học và khoa học bằng tiếng Anh và tiếng Arab Vì vậy các môn này có thể được dạy và học bằng 2 ngôn ngữ Các kiến thức toán và khoa học là chuẩn đối sánh
và được thể hiện chi tiết và cẩn thận bằng cả 2 thứ tiếng Mô hình này giúp trẻ em Quatar có khả năng ngoại ngữ vượt trội và khả năng tư duy từ khi còn nhỏ
Nâng cao khả năng ngoại ngữ của giáo viên
CBT hỗ trợ tích cực cho giáo viên các nước như Brunei, Malaysia và Singapore Tại các nước này, chương trình tập trung vào phát triển khả năng ngôn ngữ bẩm sinh của giáo viên và các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến môn chuyên ngành họ giảng dạy Kết quả là các chương trình hỗ trợ này giúp giáo viên và sinh viên hiểu tốt hơn kỹ năng ngoại ngữ cần thiết cho việc học các môn chuyên ngành
Với mối quan hệ lâu dài với tổ chức Alexandria Schools Trust của Ai cập, CBT đã tập trung vào nâng cao kỹ năng của giáo viên ngoại ngữ và và giúp giáo viên dạy môn chuyên ngành dùng tiếng Anh là công cụ trong một thời gian dài Các giáo viên này còn được cấp chứng chỉ về đào tạo ngoại ngữ ở bậc Trung học (IGCSE) từ trường đại học Cambridge của Anh
1.6.5.2 Mô hình giảng dạy song song (Parallel Instruction)
Các học phần tiếng Anh được dạy song song với các học phần chuyên môn Hệ thống trường song ngữ Anh Việt - BVIS (British Vietnamese International School) tại Khu
đô thị Vinhomes Riverside – Việt Nam đã áp dụng mô hình này và thành công trong việc nâng cao khả năng ngoại ngữ cũng như kiến thức chuyên môn của học viên, từ các môn cơ bản như văn hóa, lịch sử tới môn phức tạp như tin học, toán học
Trang 3030
1.6.5.3 Mô hình dạy tất cả chuyên môn bằng tiếng Anh (an English-medium university)
Theo Tiến sỹ Julie, D (2013), mô hình này đã được Hội Đồng Anh – British Council
áp dụng trên 55 nước với mục tiêu coi tiếng Anh là công cụ trong việc giảng dạy các môn chuyên ngành Mô hình này do EMI Oxford thực hiện (The Centre for Research and Development in English Medium Instruction - trung tâm nghiên cứu và phát triển việc dạy tất cả chuyên môn bằng tiếng Anh) đặt tại trường ĐH Oxford của Anh Tiến
sỹ Julie, D cũng là người nghiên cứu và áp dụng mô hình này Ban đầu mô hình này rất khó áp dụng vì thiếu đội ngũ giảng viên địa phương thông thạo ngoại ngữ Nhưng nhờ có sự hỗ trợ của các giảng viên từ British Council trong việc cung cấp các lớp đào tạo chuyên sâu, nhiều nước đã chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng giáo dục như Hungary, Mexico, Singapore
1.7 Kết luận chương
Như vậy, nhóm nghiên cứu đã tổng kết các vấn đề lý luận liên quan đến việc dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ nói chung và dạy chuyên môn bằng Tiếng Anh nói riêng Các vấn đề được đề cập và thảo luận bao gồm các khái niệm cơ bản liên quan đến học chuyên môn bằng ngoại ngữ, vị trí của học chuyên môn bằng ngoại ngữ trong các phương pháp giảng dạy liên quan đến cả chuyên môn và ngoại ngữ, thuận lợi, thách thức, các yếu tố quyết định thành công nếu áp dụng hướng tiếp cận này Đặc biệt, đối với việc dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh nói chung, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra thuận lợi và thách thức khi dạy chuyên môn bằng tiếng Anh Nhóm tác giả cũng
đã tổng kết các chiến lược thường sử dụng để dạy chuyên môn bằng tiếng Anh Và quan trọng nhất là các mô hình dạy học chuyên môn bằng tiếng Anh đã và đang được
sử dụng trên thế giới Đây sẽ là cơ sở để nhóm nghiên cứu xây dựng lựa chọn mô hình, phương pháp và chiến lược cho việc dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh cho sinh viên khoa Du lịch, Viện Đại học Mở, sẽ được đề cập trong các chương sau
Trang 3131
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY VÀ HỌC BẰNG TIẾNG ANH TẠI
KHOA DU LỊCH - VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu chung về Khoa Du lịch
2.1.1 Lịch sử phát triển và hình thành
Khoa Du lịch được thành lập theo Quyết định số 2653/TCCB-GD&ĐT ngày 01/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Đối với một cơ sở đào tạo Đại học, hai mươi năm chưa phải là dài Tuy nhiên trong lĩnh vực đào tạo Cử nhân Du lịch, Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội có thể tự hào là một trong những Khoa
Du lịch được thành lập đầu tiên của cả nước
Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định được định hướng của ngành du lịch
là “cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia
có ngành du lịch phát triển” Để đạt được mục tiêu này, vấn đề then chốt và đóng vai trò quan trọng chính là nguồn nhân lực Để du lịch phát triển bền vững đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới cũng như cho người dân nước ta Đứng trước bối cảnh đó, Khoa Du lịch đã được thành lập với 2 chuyên ngành đào tạo: Quản trị du lịch, khách sạn và Hướng dẫn du lịch & Quản trị lữ hành
Sinh viên ngành Quản trị Du lịch, Khách sạn không chỉ được cung cấp những kiến thức chung của khối khoa học cơ bản: Lịch sử Việt Nam, Địa lý du lịch, Tin học đại cương, … mà còn được trang bị các kiến thức cơ bản về ngành: Tổng quan du lịch, Quản trị học, Giao lưu văn hoá quốc tế, Marketing chiến lược trong kinh doanh du lịch
và khách sạn, Tiếng Anh Du lịch chuyên ngành, … Đồng thời sinh viên ngành này còn được đào tạo khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Quản lý nguồn nhân lực, Marketing điểm đến du lịch, Quản trị nghiệp vụ khách sạn, Kỹ năng nghiệp vụ khách sạn, Quản trị lễ tân khách sạn, Quản trị dịch vụ ăn uống và nhà hàng, Quản trị buồng
Trang 3232
khách sạn, Giám sát khách sạn, … để sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức kinh doanh, lựa chọn thị trường, quản trị tài chính, …đồng thời có khả năng sử dụng thông thạo Tiếng Anh du lịch và sử dụng tốt công cụ tin học trong công việc Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau tại các cơ sở kinh doanh và quản trị khách sạn Từ bộ phận nhân sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực cho đến công tác quản lý tại các doanh nghiệp du lịch, bao gồm: các doanh nghiệp về ẩm thực (nhà hàng, quán bar, café); các doanh nghiệp về lưu trú (khách sạn); các doanh nghiệp dịch vụ khác có bộ phận dịch vụ khách hàng, thương mại và marketing (ngân hàng, công ty bất động sản, siêu thị, đại lý kinh doanh…) Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch hoặc làm chuyên viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch
Sinh viên ngành Hướng dẫn Du lịch không chỉ được cung cấp những kiến thức chung của khối khoa học cơ bản: Lịch sử Việt Nam, Địa lý du lịch, Tin học đại cương,
… mà còn được trang bị các kiến thức cơ bản về ngành: Tổng quan du lịch, Quản trị học, Giao lưu văn hoá quốc tế, Marketing chiến lược trong kinh doanh du lịch và khách sạn, Tiếng Anh Du lịch chuyên ngành, … Đồng thời sinh viên ngành này còn được đào tạo khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Quản lý nguồn nhân lực, Marketing điểm đến du lịch, Chiến lược và quy hoạch du lịch, Kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Quản trị nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Du lịch trọn gói, Quản trị đại lý lữ hành, Quản lý tổ chức sự kiện, … Sinh viên tốt nghiệp có thể làm tốt vai trò hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, chuyên gia tổ chức khai thác và phát triển du lịch trong và ngoài nước hoặc các doanh nghiệp dịch vụ khác có bộ phận dịch vụ khách hàng, thương mại và marketing (ngân hàng, công ty bất động sản, siêu thị, đại lý kinh doanh…); đảm nhiệm được các vị trí điều hành, quản lý tại các cơ sở kinh doanh
du lịch, các doanh nghiệp du lịch lữ hành nhà nước, tư nhân và liên doanh, các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, …
Trong giai đoạn mới thành lập, Khoa Du lịch gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đào tạo Thí sinh trúng tuyển vào khoa Du lịch chưa thật hiểu biết về ngành nghề
và cũng còn bỡ ngỡ với mô hình Viện Đại học Mở Thêm vào đó, địa điểm học phân tán, giáo trình và tài liệu học tập chuyên ngành hầu như chưa được biên soạn… Tuy
Trang 3333
nhiên một trong những khó khăn lớn nhất phải kể đến là thiếu đội ngũ giảng viên chuyên sâu về du lịch Ban đầu, khoa Du lịch mới xây dựng được bộ khung quản lí bao gồm Ban Chủ nhiệm Khoa và bộ phận Hành chính văn phòng, giáo vụ; còn đội ngũ giảng viên cơ hữu chủ yếu dựa vào lực lượng giảng viên của Tổ chức hỗ trợ Đại học thế giới của Canada và giáo viên thỉnh giảng từ nhiều nguồn như các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, các Vụ, Viện nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp du lịch… Ngoài ra, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Khoa Du lịch còn liên kết với trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh để hình thành cơ sở 2 của Khoa tại TP Hồ Chí Minh
và đã đào tạo được 4 khoá cử nhân du lịch hệ tập trung
Bằng sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên và sinh viên Khoa Du lịch, các khó khăn
đã được nhanh chóng khắc phục Cơ sở vật chất ổn định, khang trang hơn, trang thiết
bị phục vụ giảng dạy và học tập được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại Quy trình quản lý giảng dạy, học tập và thi cử được thực hiện nghiêm túc theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Viện Đại học Mở Hà Nội Chất lượng sinh viên ra trường của Khoa Du lịch được xã hội chấp nhận và Khoa Du lịch từng bước khẳng định được thương hiệu của mình
Hiện nay, Khoa Du lịch đã và đang đào tạo các hệ: chính quy, tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo và cấp chứng chỉ (Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, tiến Anh du lịch, Nghiệp vụ quản trị lễ tân, Nghiệp vụ buồng, bàn, bar, Nghiệp vụ giám sát khách sạn…) Riêng đối với hệ chính quy, quy mô tuyển sinh hàng năm của khoa là khoảng
350 sinh viên cho cả 2 chuyên ngành
Tính đến hết năm 2012-2013, tổng số sinh viên của tất cả các loại hình đào tạo
đã tốt nghiệp tại Khoa Du lịch là 9.889 sinh viên, trong đó hệ chính quy, tập trung là 7.812 sinh viên, hệ tại chức là 573 học viên, đào tạo và cấp chứng chỉ là 1.504 học viên Nhiều cựu sinh viên của khoa đã trở thành những cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp và hầu hết sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành hướng dẫn đều được cấp thẻ để trở thành Hướng dẫn viên chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầu của Việt Nam
Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu của khoa là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Khoa Du lịch đã tuyển chọn được đội ngũ giáo viên cơ hữu Họ phần lớn là những sinh viên xuất sắc của khoa được giữ lại để bồi dưỡng thành cán bộ giảng dạy và được biên chế thành hai bộ
Trang 3434
môn Đội ngũ giảng viên này tuy chưa thật đông, nhưng bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy về phần chuyên môn và tiếng Anh du lịch Về trình độ, khoa có Hội đồng cố vấn là 3 GS, PGS với học vị tiến sĩ Số giáo viên còn lại là các thạc sĩ và
có khả năng giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh, hiện Khoa có 5 giáo viên vừa mới hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh với sự đánh giá cao từ hội đồng và đang tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp phát triển của Khoa Du lịch Nhìn chung, đội ngũ giáo viên trẻ trưởng thành nhanh chóng, có trình độ cả về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, trong đó có 6 giáo viên được mời giảng dạy tại các lớp tập huấn của Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ
Bên cạnh công tác đào tạo, phong trào nghiên cứu khoa học của cả thầy và trò khoa Du lịch đều được phát triển mạnh mẽ Nhiều dự án, đề tài cấp Bộ, cấp Ngành đã được nghiệm thu và số khác đang được triển khai Trong số này, đáng chú ý là đề tài cấp Bộ về Du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững tại Sapa đã thu hút được đông đảo giáo viên và sinh viên của khoa tham gia và đạt được những kết quả tích cực, ứng dụng được vào thực tiễn của địa phương Sinh viên nghiên cứu khoa học cũng là một nét đặc thù của Khoa Du lịch Hội nghị khoa học của sinh viên được tổ chức đều đặn hàng năm, trong đó những nghiên cứu có chất lượng nhất đã được lựa chọn để gửi lên Viện Đại học Mở Hà Nội và Bộ Giáo dục & Đào tạo
Hợp tác trong nước và quốc tế là một trong những thế mạnh của Khoa Du lịch Thông qua việc hợp tác với các đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các doanh nghiệp trong ngành Du lịch, Khoa Du lịch đã có đội ngũ giáo viên thỉnh giảng giàu năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo Về hợp tác quốc tế, ngay sau khi thành lập, Khoa Du lịch đã hợp tác có hiệu quả với Tổ chức hỗ trợ Đại học Thế giới của Canada (WUSC) trong việc mời chuyên gia sang giảng dạy với hợp đồng từ 2 đến 4 năm Vì thế, hàng năm bình quân có khoảng trên dưới 3 chuyên gia, có năm lên tới 6 chuyên gia sang giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh cho sinh viên Khoa Du lịch Điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và trình độ tiếng Anh nói riêng cho sinh viên
Ngoài ra, Khoa Du lịch còn có mối quan hệ với Hiệp hội các trường Đại Cao đẳng Canada (ACCC), Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội đào tạo du lịch châu Á-Thái Bình Dương (APETIT)… Một trong những kết quả thu được từ mối quan hệ này là việc ký kết và thực hiện Dự án phát triển du lịch cộng
Trang 35du lịch giỏi, cuộc thi “hành trình thăm Thăng long - Hà Nội” do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức hay “Sinh viên giỏi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch” Gần đây nhất, các sinh viên của khoa Du lịch nói riêng và của Việc Đại học Mở nói chung đã đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi “Tìm hiểu đất Phương Nam” với nhiều giải thưởng cho cả kỹ năng nghiệp vụ cũng như năng khiếu và được các cơ quan trong ngành đánh giá cao Nhiều tấm bằng khen của các cơ quan bộ, ngành khác nhau là một phần minh chứng cho chất lượng phong trào của sinh viên Khoa Du lịch Trong 2 kỳ thi Olympic quốc
tế môn Toán và môn Vật lý do Việt Nam đăng cai tổ chức, sinh viên Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo huy động làm hướng dẫn cho các đoàn học sinh quốc tế đi tham quan du lịch ở nơi có các danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử văn hoá của Việt Nam
Trong suốt 20 năm qua để ghi nhận những thành tựu đã đạt được, Khoa Du lịch
đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua cao quý Đó là đơn vị lao động xuất sắc của Viện Đại học Mở Hà Nội và nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng như của nhiều cơ quan khác
Trong quá trình xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn cho đến nay Khoa Du lịch đã có thương hiệu trong lĩnh vực đào tạo cử nhân Du lịch Đó là kết quả của quá trình phấn đấu không mệt mỏi của thầy, trò khoa Du lịch với mục tiêu chất lượng đào tạo phải được đặt lên hàng đầu và phương châm: “Dạy thật, học thật, kỷ cương nề nếp nghiêm” Về phía khách quan, đó là sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục Du lịch và đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu Viện Đại học Mở Hà nội cũng như sự hợp tác của các trường Đại học, các Vụ, Viện nghiên cứu
và các doanh nghiệp du lịch
Trang 36Hiện có hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, gần 80 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai tương đương với hơn một
tỷ người Do vậy, ngày nay ngôn ngữ Anh hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống như thương mại, văn hóa, kinh tế, ngoại giao, du lịch
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành công của một sinh viên mới ra trường khi nộp đơn xin việc làm Vượt qua được vòng sơ tuyển, nhiều ứng viên lại gặp khó khăn khi doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu khả năng Anh ngữ trong quá trình làm việc Nhiều người cho rằng, bằng đại học là chiếc chìa khóa vàng để kiếm được một công việc tốt nhất Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những điều kiên cần thiết để tìm một công việc phù hợp chuyên ngành và hưởng mức đãi ngộ tốt Một diễn giả chia sẻ:
“Tấm bằng đại học chỉ cho bạn kiến thức, chứng nhận cho vốn kiến thức bạn đã lãnh hội mà thôi Nó chỉ được xem như một thủ tục ban đầu và bắt buộc nhưng không có yếu tố quyết định”
Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh được coi là một yếu tố nặng ký Để có được một công việc tốt, ngoài việc giỏi chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp phải có một kỹ năng giao tiếp tốt, ngoại ngữ là một trong những thế mạnh hàng đầu để thuyết phục nhà tuyển dụng trong ngành du lịch, khách sạn vì nó là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, là chìa khóa cho những cuộc đàm phán trao đổi Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đã trở thành yếu tố quan trong hằng ngày, đặc biệt là các thành phố lớn nơi có nhiều doanh nghiệp và khách quốc tế làm việc và du lịch Chính vì những yếu tố đó, một ứng viên với tiếng Anh tốt được xem như một tài sản quý của công ty du lịch hay các nhà hàng, khách sạn
Trang 3737
Ngoài ra, chúng ta thấy rằng không chỉ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, những doanh nghiệp trong nước cũng yêu cầu nhân viên đáp ứng trình độ tiếng Anh tùy thuộc vào vị trí công việc Thực tế hiện nay, tất cả mọi công việc trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tiếp xúc rất nhiều với tiếng Anh, chẳng hạn như giao dịch mail, giao tiếp với đối tác và khách hàng nước ngoài, chuyển ngữ hợp đồng, dịch các tài liệu liên quan phục vụ chuyên môn công việc… Vì vậy, khi tuyển dụng, ngoài những hồ sơ quy định bằng tiếng Việt, rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu các ứng viên nộp kèm đơn xin việc bằng tiếng Anh (Application), sơ yếu lý lịch (Résumé hay Curriculum Vitae) và có thể thêm thư trình bày cá nhân bằng tiếng Anh Với bộ hồ sơ bằng tiếng Anh tốt, ứng viên sẽ chiếm được cảm tình cao của nhà tuyển dụng và khả năng thành công cũng cao hơn
Khi đời sống vật chất và tinh thần phát triển, con người có nhu cầu đi khắp thế giới với nhiều mục đích khác nhau như công vụ, nghỉ dưỡng, thăm thân, kinh doanh, ngắm cảnh, giao lưu và tiếng Anh luôn là công cụ hữu ích hàng đầu giúp họ giải quyết các nhu cầu đó Việt Nam là một nước đang phát triển với sự tiếp cận với nền kinh tế thị trường đầy năng động và với nguồn tài nguyên thiên nhiên kỳ thú, việc đầu
tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng đông, một trong những lĩnh vực đầu tư hàng đầu là du lịch như các khách sạn 5 sao đạt chuẩn của các tập đoàn quốc tế Ngôn ngữ giao tiếp chính trong các hoạt động du lịch của các nhà đầu tư là tiếng Anh và một trong những tiêu chuẩn để các ứng cử viên có thể được thuê làm việc tại các công ty du lịch hay các cơ sở lưu trú này là họ phải biết tiếng Anh Để có được một công việc tốt trong ngành du lịch, sinh viên du lịch không chỉ cần có vốn kiến thức ngành mà còn cần tới vốn tiếng Anh đủ để giải quyết được các công việc được giao từ cơ bản đến phức tạp như trả lời điện thoại đặt phòng của khách, làm thủ tục nhận phòng cho khách tại khách sạn, nhận yêu cầu gọi món của khách trong nhà hàng, làm thủ tục thanh toán cho khách, cung cấp các thông tin văn hóa, du lịch, xã hội, khi khách hỏi, giới thiệu cảnh quan, con người, văn hóa tại mỗi điểm đến trong một hành trình tour hay khó hơn là giải quyết các phàn nàn của du khách
Hiểu được tầm quan trọng của của việc sử dụng tiếp Anh, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học, là môn thi tốt nghiệp bắt buộc của các cấp học, và đặc biệt là một môn điều kiện để xét tốt nghiệp của sinh viên đại học của hầu hết các trường đại học hiện
Trang 382 1 3 Việc xác định các môn chuyên ngành được dạy bằng tiếng Anh tại Khoa Du lịch
Để sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc sau này sinh viên ra trường cần có vốn từ vựng, cấu trúc câu, năng lực nghe và truyền đạt bằng tiếng Anh các nội dung trong lĩnh vực chuyên môn của mình Vì vậy lý tưởng nhất là tất cả các môn chuyên ngành được dạy và học bằng tiếng Anh để hỗ trợ cho yêu cầu trên
Tuy nhiên, theo những phân tích ở chương 1 các trở ngại khi tiến hành dạy các môn khoa học bằng ngoại ngữ là: độ khó của môn học, năng lực ngoại ngữ của sinh viên, năng lực ngoại ngữ của bản thân giảng viên, sự sẵn có của các tài liệu, cơ chế chính sách chung của tổ chức quản lý Các yếu tố đó đã được khoa Du lịch sử dụng làm tiêu chí để lựa chọn các môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh
Lấy ví dụ theo phân bổ chương trình thì vào học kỳ 1 và 2 các môn học có liên quan trực tiếp đến Du lịch gồm Tổng Quan Du lịch, Tâm lý du khách và nghệ thuật
Trang 3939
giao tiếp, Lịch sử văn hóa Việt Nam, Kỹ năng mềm trong Du lịch Trong số những môn này duy chỉ có môn Lịch sử văn hóa Việt Nam hiện vẫn phải sử dụng giáo viên thỉnh giảng và việc yêu cầu giáo viên thỉnh giảng dạy bằng tiếng Anh là không khả thi, bên cạnh đó các tài liệu phục vụ trực tiếp cho môn này bằng tiếng Anh cũng rất hạn chế Trong khi đó với các môn còn lại việc giảng dạy đều do giáo viên trong khoa đảm nhiệm và có thể dạy bằng tiếng Anh Hơn nữa các tài liệu phục cho các môn học đó bao gồm cả giáo trình chính đều có cả tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh Với cơ sở đó trong học kỳ 1 và 2 các môn chuyên ngành được xác định dạy bằng tiếng Anh gồm: Tổng quan Du lịch, Tâm lý du khách và nghệ thuật giao tiếp, Lịch sử văn hóa Việt Nam Với cách làm tương tự hệ thống các môn chuyên ngành có thể dạy bằng tiếng Anh cho khoa Du lịch được xác định như ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Hệ thống môn chuyên ngành có thể dạy bằng tiếng Anh tại khoa Du lịch Thời gian
Kỹ năng hướng dẫn du lịch √ Hướng dẫn
Học kỳ 5,6 Quản trị nghiệp vụ khách sạn (tiếp) √ Khách sạn
Quản trị nghiệp vụ hướng dẫn (tiếp)
Kỹ năng nghiệp vụ khách sạn (tiếp) √ Khách sạn
Trang 4040
Kỹ năng hướng dẫn du lịch (tiếp) √ Hướng dẫn Giao lưu văn hóa quốc tế √ Hướng dẫn Marketing điểm đến du lịch √ Hướng dẫn
Tiền tệ và thanh toán quốc tế Cả 2 ngành
Quản lý tổ chức sự kiện √ Cả 2 ngành Quản trị dịch vụ nhà hàng, thực
Chiến lược và quy hoạch du lịch Cả 2 ngành
Quản trị chất lượng dịch vụ √ Cả 2 ngành Quản trị nghiệp vụ điều hành du
lịch
√ Hướng dẫn
Đạo đức văn hóa doanh nghiệp √ Cả 2 ngành
Từ bảng thống kê các môn học chuyên ngành trên ta thấy, hiện tại, ở khoa Du lịch có 27/38 môn cần và có thể được giảng dạy bằng tiếng Anh chiếm 71% Nếu thực hiện việc dạy bằng tiếng Anh cho các môn học này thời gian tiếp cận với tiếng Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành nói riêng của sinh viên sẽ tăng nhiều và cũng sẽ góp một phần đáng kể trong việc nâng cao năng lực tiếng Anh của sinh viên