1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu PHƯƠNG PHÁP dạy học hóa học BẰNG TIẾNG ANH ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (áp DỤNG CHƯƠNG TRÌNH hóa học 10)

166 1K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Trong giáo dục và đào tạo, các họcsinh trường THPT thường có cơ hội rất lớn để nhận học bổng du học nước ngoài, hoặctheo học các chương trình đào tạo tiên tiến, quốc tế tại các trường Đạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS CAO CỰ GIÁC

VINH - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Thầy giáo PGS.TS Cao Cự Giác – Trưởng Bộ môn Lí luận và phương pháp

dạy học hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn vàtạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

- Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hoa Du và TS Nguyễn Xuân Dũng đã dành

nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn

- Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo,

cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học trường

ĐH Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệuTrường THPT Võ Nguyên Giáp, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Tp Vinh, tháng 10 năm 2014

Dương Lệ Hồng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Điểm mới của đề tài 8

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10

1.1 Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh 10

1.1.1 Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập 10

1.1.1.1 Kỹ năng nghe 11

a) Mục đích và ý nghĩa 11

b) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nghe 11

c) Rèn luyện kĩ năng nghe trong dạy học hóa học 11

1.1.1.2 Kỹ năng nói 12

a) Mục đích và ý nghĩa 12

b) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nói 12

c) Rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học hóa học 12

1.1.1.3 Kỹ năng đọc 13

a) Mục đích và ý nghĩa 13

b) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc 13

1.1.1.4 Kỹ năng viết 14

a) Mục đích và ý nghĩa 14

b) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc 15

1.1.2 Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh 15

1.1.2.1 Ý nghĩa của tự tin 15

Trang 5

1.1.2.2 Tự tin trong dạy học hóa học 16

1.1.3 Hội nhập với giáo dục thế giới 17

1.1.3.1 Đặt vấn đề 17

1.1.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi hội nhập 18

1.1.3.3 Hiện trạng hội nhập quốc tế về giáo dục ở Việt Nam 19

1.1.3.4 Chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục 20

1.2 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường phổ thông 21

1.2.1 Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) 21

1.2.1.1 Mục tiêu 21

1.2.1.2 Nhiệm vụ và giải pháp 22

1.2.2 Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT 30

1.2.2.1 Hiện trạng tiếng Anh và việc dạy học môn Hóa bằng tiếng anh của học sinh THPT 30

1.2.2.2 Kế hoạch triển khai dạy môn Hóa bằng tiếng Anh trong trường THPT 31

1.2.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT 34

1.2.3.1 Những thuận lợi trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT 34

1.2.3.2 Những khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36

Chương II: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 38

2.1 Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh 38

2.1.1 Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh 38

2.1.2 Xây dựng hệ thống mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong dạy học hóa học 40

2.1.3 Thiết kế giáo án dạy học hóa học bằng tiếng Anh 46

2.1.3.1 Dạy học lí thuyết 47

2.1.3.2 Dạy học bài tập 52

2.1.3.3 Dạy học thực hành 56

2.2 Áp dụng dạy học chương trình hóa học lớp 10 62

Trang 6

2.2.1 Atomic structure 62

A VOCABULARY 62

B SENTENCES 63

C SUMMARY 64

D EXERCISES 73

2.1.2 The periodic table and the periodic law 76

A VOCABULARY 76

B SENTENCES 77

C SUMMARY 78

D EXERCISES 83

2.1.3 Chemical Bonding 86

A VOCABULARY 86

B SENTENCES 87

C SUMMARY 88

D EXERCISES 93

2.1.4 Oxidation Reduction Reactions - Redox Reactions 96

A VOCABULARY 96

B SENTENCES 97

C SUMMARY 98

D EXERCISES 101

2.2.5 Halogens- The elements in group VIIA 104

A VOCABULARY 104

B SENTENCES 105

C SUMMARY 105

D EXERCISES 115

2.2.6 Oxygen and Sulfur 116

A VOCABULARY 116

B SENTENCES 117

C SUMMARY 118

D EXERCISES 122

2.2.7 Rates of reaction and chemical equilibrium 124

Trang 7

A VOCABULARY 124

B SENTENCES 125

C SUMMARY 125

D EXERCISES 132

2.3 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập hóa học bằng tiếng Anh 137

2.3.1 Mục đích kiểm tra, đánh giá 137

2.3.2 Nội dung kiểm tra 138

2.3.3 Đánh giá kết quả 138

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 138

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 139

3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 139

3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 139

3.3 Đối tượng thực nghiệp sư phạm 139

3.4 Nội dung và tiến trình thực nghiệm sư phạm 139

3.4.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm 139

3.4.2 Tiến trình thực nghiệm sư phạm 140

3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 141

3.6 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 141

3.7 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 144

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

A TIẾNG VIỆT 148

PHỤ LỤC 1: MỘT TIẾT DẠY BÀI CÂN BẰNG HÓA HỌC 149

PHỤ LỤC 2: BÀI KIỂM TRA 155

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc sử dụng thành thạo được ngoại ngữnói chung và tiếng Anh nói riêng là cấp thiết vì nó là một trong những chìa khóa để hộinhập quốc tế và tiếp cận với các nước phát triển Trong giáo dục và đào tạo, các họcsinh trường THPT thường có cơ hội rất lớn để nhận học bổng du học nước ngoài, hoặctheo học các chương trình đào tạo tiên tiến, quốc tế tại các trường Đại học trong nước(mà tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính trong các chương trình này)

Vì vậy, việc nâng cao vốn tiếng Anh, đặc biệt tiếng Anh trong chuyên môn khoahọc cho học sinh phổ thông, sẽ giúp học sinh có thể nâng cao kiến thức, tìm tòi nghiêncứu, tân dụng tốt cơ hội và có khả năng tư duy khoa học bằng tiếng Anh Việc làm nàycòn có ý nghĩa giúp học sinh có thể học tốt trong môi trường học tập tiên tiến đồng thờicũng là một yêu cầu cấp thiết của giáo dục nước ta hiện nay

Mặt khác, thông qua hoạt động giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, kiến thức

và năng lực giảng dạy của giáo viên THPT cũng ngày càng được nâng cao, tiếp cậnđược với những chuẩn kiến thức mà các nước tiên tiến đang giảng dạy Việc cho họcsinh học các môn khoa học bằng tiếng Anh cũng là một trong những việc cần thực hiệncủa “Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020”

Tuy nhiên, để giáo viên dạy học các môn khoa học bằng tiếng Anh nói chung vàmôn Hóa học nói riêng còn gặp nhiều khó khăn: như các vấn đề về định hướng chươngtrình, tài liệu dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Với mong muốngiúp giáo viên có cái nhìn tổng quát về việc tìm kiếm tài liệu, soạn bài, tổ chức dạy vàhướng dẫn cho học sinh tự nghiên cứu, nhằm đưa việc giảng dạy môn Hóa trong

chương trình THPT bằng tiếng Anh một cách hiệu quả tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên

cứu phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ

thông-áp dụng chương trình hóa học 10”

2 Mục đích nghiên cứu

Việc thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu phương pháp tiếp cận việc dạy học Hóahọc bằng tiếng Anh áp dụng cho chương trình hóa học lớp 10

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường

trung học phổ thông

Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh áp dụng

Trang 10

cho chương trình Hóa học lớp 10.

4 Giả thuyết khoa học

Việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh có thể thực hiện và có tính khả thi haykhông phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Cả người dạy lẫn người học đều thấy được việc dạy học bằng tiếng Anh thật sựcần thiết, và phải có vốn tiếng Anh nhất định, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành Hóahọc

Giáo viên phải có cách thức tổ chức dạy học phù hợp, có bài giảng hợp lí kíchthích tính sáng tạo, khả năng tìm tòi của học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 10 THPT và nộidung yêu cầu phải đạt của các kì thi quốc tế như A- Level đầu vào của các trường đạihọc Cambridge, Singapor, thi SAT (School Attitude Test- đánh giá đầu vào các trườngđại học của Mỹ)

Xây dựng hệ thống từ vựng, các mẫu câu theo từng chương theo chương trìnhsgk

Xây dựng một số bài giảng theo từng chương với các cấp độ khác nhau:

Loại 1: Dạy kiến thức bằng tiếng Anh mà phần tiếng Việt học sinh đã được học kĩtheo hình thức ôn tập, tổng kết, khái quát hóa những vấn đề chính

Loại 2: Dạy các vấn đề mới hoàn toàn bằng tiếng Anh

Thực nghiệm sư phạm đối với việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trườngTHPT

6 Phương pháp nghiên cứu

+) Nghiên cứu lí luận:

Nêu mục đích, ý nghĩa, thực trạng việc thực hiện giảng dạy Hóa học bằng tiếngAnh ở trường THPT

Tìm hiểu, so sánh chương trình sách giáo khoa Hóa học của Việt Nam vớichương trình Hóa học của một số nước trên thế giới, đề thi Olimpic quốc tế

+) Đúc rút một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy

+) Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên Hóa học các tỉnh bạn

+) Xây dựng hệ thống từ vựng, mẫu câu, một số giáo án Hóa học bàng tiếng Anh.+) Thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả

7 Điểm mới của đề tài

Trang 11

Xây dựng được hệ thống từ vựng, mẫu câu theo từng chương của chương trìnhhóa học lớp 10 từ đó giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc tìm tài liệu và soạn bàigiảng.

Xây dựng một số giáo án theo các loại, tùy theo trình độ tiếng Anh của giáo viên

và học sinh mà có cách dạy học hợp lí

Trang 12

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh

1.1.1 Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập

Việt Nam là một đất nước đang phát triển, hội nhập quốc tế giúp chúng ta nângcao hiệu quả giáo dục và đào tạo, trao đổi và áp dụng được các công nghệ tiên tiến thếgiới Để đáp ứng được các nhu cầu đó chúng ta cần có nhiều các nhà khoa học, cácchuyên gia cũng như học sinh, sinh viên những thế hệ tương lai của đất nước có mộtvốn tiếng Anh để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc TiếngAnh là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi, là một công cụ cho chúng ta tiếpcận với các nền giáo dục tiên tiến và khoa học công nghệ hiện đại

Việc dạy học cho học sinh THPT môn Hóa và các môn khoa học bằng tiếng Anh

là một hướng đi đúng có tính chiến lược, giúp giải quyết nhu cầu nhân lực chất lượngcao cho đất nước trong những năm sắp tới Để việc thực hiện việc dạy Hóa bằng tiếngAnh trong những năm sắp tới có hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệmsau

Biết sử dụng và khai thác các nguồn tài liệu tham khảo

Việc dạy môn Hóa học bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt rất cần các nguồn tàiliệu khác nhau Việc sử dụng các nguồn tài liệu giúp giáo viên học tập được văn phongtiếng Anh sử dụng trong lĩnh vực hóa học cũng như các “ thuật ngữ “ chuyên ngành sửdụng trong hóa học

Biết một số qui tắc cơ bản để phát âm đúng các từ vựng tiếng Anh và biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ giảng dạy

Phát âm tiếng Anh nói chung và các thuật ngữ hóa học nói riêng là rất cần thiết.Việc phát âm đúng giúp ngay chính chúng ta và học sinh có khả năng nghe tốt và hiểukhi nghe các bài giảng mà do người nước ngoài thực hiện

Trong quá trình giảng dạy, khi vốn từ vựng của giáo viên và học sinh còn hạn chếthì việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật cũng như một số đồ dùng dạy học là một cáchhiệu quả nâng cao chất lượng của bài giảng

Đánh giá đúng khả năng tiếng Anh của học sinh

Việc nắm vững trình độ tiếng Anh của học sinh là rất quan trọng, để giáo viên sẽchuẩn bị nội dung, chủ đề của bài giảng phù hợp với khả năng học sinh Hơn nữa việcnắm vững trình độ tiếng Anh của học sinh giúp người giáo viên chuẩn bị lượng thờigian phù hợp cho việc chuẩn bị bài giảng

Trang 13

Hiểu rõ khả năng tiếng Anh của bản thân

Giáo viên hiểu rõ năng lực tiếng Anh của bản thân, họ sẽ làm chủ được bài giảngcủa mình, biết rõ cách trình bày từng phần của bài giảng (trình bày bằng lời, hay trìnhchiếu hoặc viết lên bảng hay lên giấy đưa cho học sinh ) chuẩn bị câu hỏi và các câutrả lời cho mình giúp cho việc đánh giá phần câu trả lời của học sinh được tốt hơn

1.1.1.1 Kỹ năng nghe

a) Mục đích và ý nghĩa

Mục đích của việc dạy kỹ năng nghe là giúp HS hiểu được người khác nói gì và

có thể giao tiếp

b) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nghe

Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của tiếtdạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production Tiến trình của một tiết dạy

nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre Listening, While Listening, và Post

-Listening Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp

các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế

c) Rèn luyện kĩ năng nghe trong dạy học hóa học

Những nguyên tắc, kĩ thuật để rèn luyện kĩ năng nghe trong dạy học hóa học mộtcách hiệu quả

Cuối cùng giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần

và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi,…)

Trang 14

chỗ khó để khẳng định đáp án

Post - Listening

Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe Sau khi nghe học sinh cần thực hiện một

số bài tập như: Báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khácnghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn Giáo viên cần phải kết hợp các kỹnăng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall, write-it-up, discussion,

1.1.1.2 Kỹ năng nói

d) Mục đích và ý nghĩa

Kỹ năng nói là kỹ năng khó đối với học sinh và đây là kỹ năng giao tiếp quantrọng chúng ta có thể nghe viết ra được nhưng không diễn đạt thành lời một cách trôichảy được

e) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nói

Tiến trình của một tiết dạy nói cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Speaking,

While - Speaking, và Post - Speaking Tiến trình dạy học này không những giúp học

sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nói trong giao tiếp thực tế

f) Rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học hóa học

Những nguyên tắc, kĩ thuật để rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học hóa học mộtcách hiệu quả

Sau khi đọc bài mẫu cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc lại theo mình, đọc to vàđọc đồng thanh, khi các em đọc GV sửa lỗi phát âm và hướng dẫn các em phát âm chođúng, bên cạnh đó giảng, giải thích, từ mới có trong bài cho các em

While - Speaking

Trong giai đoạn này sau khi được hướng dẫn, học sinh sẽ dựa vào tình huống gợi

ý như tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu để luyện nói theoyêu cầu

Giai đoạn này GV hướng dẫn học sinh luyện tập nói theo cá nhân, theo cặp hoặcnhóm để tiết kiệm thời gian

Trang 15

Sau khi các em luyện tập theo nhóm, cặp với nhau ta cho vài em tiêu biểu lênbảng trình bày bài nói của mình, giáo viên nhận xét, sửa lỗi.

Trong quá trình luyện nói giáo viên cần chú ý đến khả năng nói của mọi đốitượng học sinh và có thể đưa thêm yêu cầu cao hơn cho học sinh khá khi các em đãhoàn thành bài nói xong trước các bạn khác Các yêu cầu thêm đó có thể là nói xongviết lại tóm tắt, tìm nguyên nhân và thống kê số lượng, so sánh đối chiếu, …

Post - Speaking

Sau khi HS luyện nói dưới sự kiểm soát của chúng ta, chúng ta hướng dẫn các emvào phần luyện nói tự do, đây là giai đoạn cho các em tự do nói sau khi đã chuẩn bị.Lúc này chúng ta lưu ý chỉ nên đưa ra yêu cầu chung đừng hạn chế các em về ý

tưởng cùng như ngôn ngữ để các em tự do nói, nhằm phát huy khả năng sáng tạo của các em và yêu cầu các em nói lưu loát

Trong quá trình các em luyện tập nói chúng ta nên cho điểm nhằm khuyến khíchcác em xung phong nói tạo cho các em tâm trạng thích nói, chứ không phải đang bị gò

h) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc

Tiến trình của một tiết dạy đọc cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Reading,

While - Reading, và Post - Reading

Pre – Reading

Hoạt động được thực hiện đầu tiên là giới thiệu chủ đề của bài đọc

Sau khi giới thiệu chủ đề bài học, GV hướng đặt ra một số câu hỏi gợi ý, dầnnhập vào bài khóa để học sinh thảo luận theo cặp, hoặc nhóm đoán câu trả lời

Tiếp sau là giới thiệu từ vựng, và ngữ pháp mới (nếu có) GV chỉ giới thiệu chohọc sinh những từ mới cơ bản, còn một số từ khác học sinh có thể đoán nghĩa của từdựa vào ngữ cảnh

While - Reading

Đọc hiểu bài đọc để trả lời các câu hỏi dẫn nhập hay kiểm tra các phán đoán ở

Trang 16

phần Pre-Reading là rất cần thiết bởi nó góp phần khắc sâu hơn những gì các em đãlàm được, đồng thời giúp các em nhận biết những điều chưa hoàn thành Giáo viên nên

ấn định rõ thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động

Hoạt động tiếp theo là yêu cầu HS đọc lại bài đọc để hiểu nội dung kĩ hơn, và trảlời các bài tập trong sách giáo khoa

Để kiểm tra mức độ đọc hiểu được kĩ hơn, ngoài những bài tập trong sách giáokhoa chúng tôi chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài tập để học sinh thực hành thêm (tùy theotừng bài đọc hiểu) như:

- Complete the sentences

- True / False statement

- Check / Tick the correct answers

- Fill in the chart

- Matching

- Answer the questions on the text

Học sinh làm việc theo cặp, giáo viên kiểm tra kết quả và sau đó đưa ra đáp ánđúng

Post - Reading

Các hoạt động sau khi đọc giúp cho giáo viên có thể kiểm tra được mức độ hiểubài, khả năng vận dụng bài vào thực tiễn cuộc sống; cũng như khả năng tưởng tượngcủa học sinh Vì vậy, giáo viên nên áp dụng nhiều thủ thuật khác nhau để tránh sựtrùng lặp nhàm chán Các hoạt động được thực hiện trong bước này là:

- Summazine the text

- Arrange the events in order

- Give comments, opinions on the characters in the text

- Role- play basing on the text

- Develop another story basing on the text…

Tóm lại: mục đích của dạy đọc hiểu là giúp học sinh nắm được những thông tinchính Vì vậy cần luyện cho học sinh có khả năng đọc một cách bao quát cả câu, thậmchí nhiều câu Muốn dạy bài đọc có hiệu quả, người giáo viên cần vận dụng một cáchsáng tạo linh hoạt và khéo léo các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể củatừng bài để gây hứng thú cho học sinh và giúp học sinh hiểu bài được tốt hơn

1.1.1.4 Kỹ năng viết

i) Mục đích và ý nghĩa

Trang 17

Trong chương trình phổ thông hiện nay, dạy viết chủ yếu là nhằm phối hợp vớicác kỹ năng khác để làm phong phú thêm các hình thức luyện tập trên lớp, củng cốnhững kiến thức đã học, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm quen văn phong, cấutrúc chặt chẽ của văn viết và học cách sử dụng hoạt động viết vào một số mục đíchgiao tiếp cụ thể.

j) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc

Tiến trình của một tiết dạy viết cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Writing,

While - Writing, và Post - Writing

Post - Writing

Chữa bài là bước rất quan trọng Ở bước này, bài viết của HS phải được sửa sang

để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngôn ngữ mà còn phải đạt đượcmột văn phong trong sáng, mạch lạc và có tính thuyết phục

Tóm lại: Trong quá trình dạy viết tiếng Anh, GV luôn là người hướng dẫn, tổ

chức, đánh giá các hoạt động của HS khi viết Từ đó rèn luyện khả năng tự lập, tự chủsáng tạo và các em cũng tự tin, phấn khởi học tập trong phần viết

1.1.2 Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh

1.1.2.1 Ý nghĩa của tự tin

Tự tin là yếu tố có ý nghĩa nhất trong học ngoại ngữ Lòng tự tin sẽ giúp chongười học có thêm động lực và sức mạnh để có thái độ tích cực đối với quá trình họctập của bản thân Trung tâm của toàn bộ quá trình học là niềm tin của người học vào

Trang 18

khả năng của bản thân sẽ hoàn thành mục tiêu học tập

Khi người học hoàn thành được các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên thì lòng

tự tin của họ sẽ được củng cố, từ đó học có thêm nghị lực để theo đuổi những mục tiêumới trong học tập

1.1.2.2 Tự tin trong dạy học hóa học

Một trong những yếu tố tác động đến động lực, thái độ và tình cảm của người họcđối với môn học là quan hệ giữa người dạy với người học và giữa người học với nhau.Giáo viên cần xây dựng mối quan hệ thân thiện và tôn trọng lẫn nhau với người học

Để có được mối quan hệ đó giáo viên cần hiểu được mục đích học tập, những khókhăn trong học tập của người học, đặc biệt là phải hiểu được tính cách của người học.Giáo viên phải tạo ra được một môi trường học tập vui vẻ, thoải mái nhưng nghiêm túctrong lớp học, biết thiết kế và điều chỉnh các hoạt động trên lớp phù hợp với trình độ,hứng thú và sở thích của người học, biết cách hỗ trợ người học và động viên người họctheo đuổi sự say mê của mình

Tóm lại, giáo viên cần tạo dựng một không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng vớinhiều hoạt động đa dạng để người học nào cũng có cơ hội đạt kết quả Đồng thời ngườidạy phải hiểu được nguyện vọng, sở thích cũng như những khó khăn của người học vàtìm cách giúp họ khắc phục những khó khăn đó cũng như giúp họ tìm ra những cách

học phù hợp với sở trường, sở đoản của HS

Để có được sự tự tin trong việc dạy và học hóa học, chúng ta nên tổ chức câu lạc

bộ học tập cho HS:

Mục tiêu hoạt động của câu lạc bộ

Câu lạc bộ là tổ chức nhằm mở rộng tầm nhận thức, hiểu biết về văn hóa, khoahọc kĩ thuật, giáo dục lòng yêu lao động, ý thức đạo đức, giúp phát triển toàn diện cáckhả năng sáng tạo và các năng khiếu của con người

Tổ chức câu lạc bộ hóa học là điều kiện tốt để các cá nhân yêu thích hóa học cómôi trường phát huy khả năng của mình

Kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ

Để duy trì và phát huy một cách hiệu quả thì câu lạc bộ phải có kế hoạch hoạt động

- Sinh hoạt định kì theo các chuyên đề

- Hóa học và đời sống (Chemistry to life)

- Biểu diễn, thì nghiệm, ảo thuật hóa học (Magic chemistry)

- Lịch sử và tiểu sử các nhà hóa học (History and biographies of chemists)

Trang 19

- Bảng tuần hoàn và các vấn đề liên quan (The periodic table and related issues)

Gợi ý một số nội dung trong buổi sinh hoạt

- Kịch bằng tiếng Anh có liên quan đến kiến thức Hóa học

- Hái hoa dân chủ (Picking flower)

- Biểu diễn ảo thuật hóa học (Magic chemistry)

- Phần thảo luận về một chủ đề (Presentation and discussion)

- Trò chơi tập thể (có các nhóm tham gia) (Chemistry games played by teams)

Phần hái hoa dân chủ

Giáo viên chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi liên quan đến chủ đề Trong phần này cóthể yêu cầu học sinh xung phong trả lời câu hỏi phải trình bày bằng tiếng Anh hoặctiếng Việt tùy thuộc vào trình độ học sinh và giáo viên

Ảo thuật hóa học

Giáo viên có thể biểu diễn hoặc học sinh thực hiện Ở phần này có thể đưa ra câuhỏi từ trước khi tiến hành làm ảo thuật hoặc sau khi học sinh quan sát xong

Thảo luận về một chủ đề

Chủ đề được một hoặc một nhóm học hoặc để 2,3 nhóm đã có sự chuẩn bị sẵn lêntrình bày Trong chủ đề này phải đưa ra một số câu hỏi để thảo luận Sau khi thảo luậnxong, giáo viên phải nhận xét phần trình bày của từng nhóm và giải đáp các câu hỏiđưa ra

Trang 20

mình các chính sách và chiến lược cần thiết để giáo dục đại học thực hiện được tốt nhất

sứ mệnh của mình trong việc sản sinh, truyền bá và áp dụng tri thức, đáp ứng nhu cầuphát triển kinh tế xã hội của đất nước

Điều này đã được đặt ra ở nước ta trong Đề án đổi mới giáo dục đại học ViệtNam giai đoạn 2006-2020 Đến năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng kinh tếAsean Khi đó, nguồn nhân lực nước ta có thêm cơ hội làm việc tại các nước lánggiềng nhưng cũng đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước Asean ngay trên sân nhà

1.1.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi hội nhập

a) Thuận lợi

Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thờichỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầuhóa là tham gia hội nhập quốc tế Những lợi ích chủ yếu của hội nhập quốc tế mà cácnước có thể tận dụng được:

Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng vàphát triển kinh tế, xã hội

Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cảithiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa họccông nghệ quốc gia

Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thịtrường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế

Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hànghóa, dịch vụ đa dạng, có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoàinước

Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơntình hình và xu thế phát triển của thế giới

Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minhcủa thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội

Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xâydựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền

Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợptrong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duytrì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển

Trang 21

Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế

Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và cácnhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu và nghèo.Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơchuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi Họ dễ có thể trở thành bãi rác thải côngnghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môitrường

Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, phứctạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển

Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyềnthống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài

Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bốquốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp, …

1.1.3.3 Hiện trạng hội nhập quốc tế về giáo dục ở Việt Nam

Trong tiến trình hội nhập GD, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơmay tham gia vào việc hoạch định chính sách GD quốc tế cũng như không kịp chuẩn bịcho nguồn nhân lực của mình cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, GD ViệtNam đang đứng trước nguy cơ bị cô lập và khó hoà nhập được với các trào lưu GD lớntrên thế giới bởi một số nguyên nhân sau:

Một là, ngôn ngữ: Thứ ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Việt Đây là tiếng mẹ

đẻ của người Việt chúng ta, nhưng đồng thời cũng là ngôn ngữ có tính chất riêng biệtcủa người Việt, do người Việt sử dụng Ngôn ngữ tiếng Việt không có khả năng hộinhập

Hai là, chương trình và giáo trình giảng dạy hầu hết do giáo viên, giảng viêntrong nước biên soạn, chưa được tiêu chuẩn hoá và công nhận trên trường quốc tế Dẫn

Trang 22

đến việc bằng cấp từ phổ thông đến đại học cũng chưa được công nhận và đánh giá chochuẩn, đúng mức.

Ba là, GD Việt Nam chưa có một bộ quy tắc đánh giá chất lượng đào tạo, cũngnhư tiêu chí xếp loại các trường, các ngành học để nước ngoài dựa vào đó hợp tác làmviệc với các trường trong nước Dẫn đến hiện tượng một số tổ chức quốc tế tự xếp hạngcác trường ĐH Việt Nam một cách không khách quan

Bốn là, chúng ta chưa có các cơ quan, tổ chức trung gian làm việc độc lập, kháchquan với các cơ quan quản lý Nhà nước về GD để có các ý kiến phản biện, kịp thờichấn chỉnh cũng như góp ý cho các dự thảo hoặc Luật GD

Năm là, đầu vào của các trường ĐH sư phạm chưa cao, chưa có được những ưutiên thỏa đáng về chính sách cho loại trường này, chế độ lương bổng của giáo viênkhiến cho loại hình sư phạm chưa có sức thu hút nhân tài

Sáu là, hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả năng của học sinh còn bất cập, mặtkhác lại gây tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian của học sinh, các ông bố bà mẹ và

cả xã hội

Bảy là, bệnh thành tích đang trở thành mộ "bạo bệnh" khó có cơ cứu chữa

1.1.3.4 Chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục

Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến cănbản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơncông cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục conngười Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạocủa mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệuquả

Trước mắt, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thựchiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Kết luận Trung ương 6 khóa IX

và Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15-4-2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếptục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục

và đào tạo đến năm 2020 Tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Củng cố và tăng cường chất lượng hệ thống kiểm định chất lượng GDVN

Trang 23

Cơ quan kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục phải là 1 tổ chức độc lập nằmngoài Bộ GD- ĐT, bảo đảm tính khách quan trong đánh giá, xếp hạng.

Sự tuyển chọn, đánh giá cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau

Hàng năm có sự xếp loại, và công khai thông tin trên các mạng truyền thông đểngười dân biết Và đó cũng là cách để các trường có ý thức trách nhiệm hơn nữa trongviệc xây dựng thương hiệu của mình

 Nâng cao trình độ tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác cho giáo viên, giảng viên

và học sinh, sinh viên

 Nghiên cứu một số nước xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc để tự mình đứng

ra tổ chức các loại hình kiểm tra trình độ ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh từ phổ thônglên đến ĐH và dành cho người đi làm

 Tham gia các hội thảo, diễn đàn, triển lãm GD quốc tế: GD Việt Nam phải nắmđược các thông tin mới nhất về các chính sách GD của các nước, các chương trình họcbổng, hỗ trợ SV quốc tế của các nước trên thế giới để tuổi trẻ Việt Nam tham gia được

Như vậy, hội nhập quốc tế về giáo dục làm cho giáo dục Việt Nam phát triểnnhanh về số lượng, vững chắc về chất lượng, đảm bảo yêu cầu phát triển đất nước,phục vụ mục tiêu chính trị cơ bản của Đảng và nhân dân ta là giữ vững chủ quyền quốcgia, định hướng xã hội chủ nghĩa, “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”

1.2 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường phổ thông

1.2.1 Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)

Phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn

2010 - 2020, với những nội dung chính như sau:

1.2.1.1 Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Trang 24

Xây dựng và phát triển các trường trung học phổ thông chuyên thành một hệthống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, cótrang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện nhữnghọc sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thànhnhững người có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; cónền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; cósức khỏe tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triểnđất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế

Các trường trung học phổ thông chuyên là hình mẫu của các trường trung học phổthông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục

hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên

Trang 25

chuẩn quốc gia; các trường đều có đủ phòng học 2 buổi/ngày, có hội trường, nhà tập

đa năng, nhà công vụ, nhà ăn, ký túc xá cho học sinh ở nội trú, sân vận động, bể bơi, hệthống phòng chức năng, phòng học bộ môn đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn với trang thiết

bị đồng bộ và hiện đại;

Tăng cường đầu tư, mua sắm các thiết bị dạy học đồng bộ và hiện đại phục vụcho việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánhgiá của giáo viên và việc học tập, làm quen nghiên cứu khoa học của học sinh; nângcấp hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông và internet; xây dựng hệ thống thông tinđiện tử liên kết giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các trường đại học vàcác cơ sở giáo dục có uy tín nước ngoài;

Phát triển hệ thống thư viện, thư viện điện tử, đầu tư mua sách, tài liệu thamkhảo, cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước; xây dựng thư viện câu hỏi,bài tập, đề kiểm tra, đề thi quốc gia, quốc tế; đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáoviên và học sinh;

Tập trung đầu tư trọng điểm 15 trường trung học phổ thông chuyên, đảm bảo có

cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, có chất lượng giáo dục ngang tầm vớicác trường trung học tiên tiến trong khu vực, quốc tế;

Tăng cường huy động các nguồn lực từ hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nướcngoài vào giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang thiết

bị dạy học hiện đại cho các trường trung học phổ thông chuyên

b) Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong các trường trung học phổ thông chuyên

Bổ sung, hoàn thiện các quy định về cơ cấu, định mức giáo viên, nhân viên; vềcông tác tuyển dụng, luân chuyển giáo viên trường trung học phổ thông chuyên; banhành quy định về tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thôngchuyên trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng trường trung học vàcác quy định khác về giáo viên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông;

Tiến hành rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhânviên;

Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn về hoạt động chuyên môn trong

hệ thống trường trung học phổ thông chuyên, tạo điều kiện giúp họ trở thành nhữngnhân tố tích cực, là tấm gương trong việc rèn luyện đạo đức, tự học, sáng tạo và xâydựng mạng lưới hoạt động của đội ngũ này trên toàn quốc;

Trang 26

Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tinhọc và ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông chuyên.Định hướng nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông chuyên phù hợpvới từng giai đoạn Tăng cường việc bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về kiến thức, kỹnăng quản lý; bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểmtra đánh giá, nâng cao năng lực phát triển chương trình, tài liệu môn chuyên, năng lực

tổ chức các hoạt động giáo dục;

Tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên; đưa

đi bồi dưỡng tiếng Anh tại nước ngoài các giáo viên giảng dạy tiếng Anh trong cáctrường trung học phổ thông chuyên;

Tổ chức các khóa đào tạo ngắn, dài hạn trong, ngoài nước về giảng dạy bằngtiếng Anh cho giáo viên dạy các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học, để từngbước thực hiện dạy học các môn học này bằng tiếng Anh trong các trường trung họcphổ thông chuyên;

Xây dựng các diễn đàn trên internet để giáo viên và học sinh trao đổi kinh nghiệmgiảng dạy và học tập; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trunghọc phổ thông chuyên với các cơ sở giáo dục trong, ngoài nước có đào tạo, bồi dưỡnghọc sinh năng khiếu

c) Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học và tuyển sinh, thi học sinh giỏi trong các trường trung học phổ thông chuyên

Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học

Chương trình giáo dục trong trường trung học phổ thông chuyên xây dựng theohướng hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến khu vực và thế giới; nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học; tạođiều kiện để học sinh phát triển toàn diện, chuyên sâu một lĩnh vực, giỏi tin học vàngoại ngữ; phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; kỹ năng thực hành, tăng khảnăng hoạt động thực tiễn;

Biên soạn khung tài liệu chuyên sâu giảng dạy các môn chuyên; tài liệu hướngdẫn phát triển chương trình các môn chuyên; tài liệu phục vụ cho việc thực hiện giảngdạy bằng tiếng Anh các môn khoa học; tài liệu về tổ chức các hoạt động giáo dục nhằmbồi dưỡng năng khiếu theo lĩnh vực chuyên;

Lựa chọn giới thiệu một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài

để các trường trung học phổ thông chuyên tham khảo, vận dụng

Trang 27

Đổi mới phương thức tuyển sinh, thi học sinh giỏi

Xây dựng các quy định về tuyển sinh vào trường trung học phổ thông chuyêntheo hướng kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển Từng bước áp dụng phương pháp pháthiện năng khiếu, xác định chỉ số thông minh, chỉ số sáng tạo trong việc tuyển sinh vàotrung học phổ thông chuyên;

Bổ sung, hoàn thiện quy định về sàng lọc học sinh các trường trung học phổthông chuyên để hàng năm, từng học kỳ có thể tuyển chọn bổ sung những học sinh cónăng khiếu thực sự và chuyển những học sinh không đủ điều kiện học trong các trườngtrung học phổ thông chuyên ra các trường trung học phổ thông khác;

Nghiên cứu đổi mới việc tổ chức thi học sinh giỏi, tuyển chọn, bồi dưỡng độituyển dự thi olympic quốc tế và khu vực; tăng cường các kỳ thi mang tính chất giao lưugiữa các trường trung học phổ thông chuyên thuộc các vùng trên cả nước

d) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông chuyên

Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường định mức đầu tư hàngnăm về nhân lực và tài chính cho các trường trung học phổ thông chuyên;

Xây dựng chính sách ưu tiên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy các mônchuyên, giáo viên có học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế và tỷ lệ đỗđại học cao;

Xây dựng chính sách phù hợp đối với học sinh có năng khiếu nổi bật, đạt giảitrong các kỳ thi quốc gia, quốc tế như: chế độ học bổng, học vượt lớp, cử đi đào tạo tạicác cơ sở giáo dục đại học có uy tín ở nước ngoài;

Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về hợp tácquốc tế giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các cơ sở giáo dục nướcngoài;

Khuyến khích các địa phương có chính sách ưu đãi, tôn vinh đối với giáo viên,cán bộ quản lý có thành tích xuất sắc trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinhnăng khiếu;

Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường trung học phổ thông chuyên theo tinh thần Nghịđịnh số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyếnkhích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, vănhóa, thể thao, môi trường

Trang 28

e) Tăng cường công tác quản lý đối với hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên

Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan quản

lý giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và xã hội về mục tiêu phát triển hệthống trường trung học phổ thông chuyên trong giai đoạn mới;

Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý các trường trung học phổ thông chuyên ở cáccấp quản lý giáo dục; xây dựng hệ thống thông tin quản lý các trường trung học phổthông chuyên trong cả nước;

Tăng cường quyền chủ động về quản lý nhân sự, tài chính, tuyển sinh, quản lýchuyên môn, công tác xã hội hoá giáo dục để phát huy có hiệu quả nhất cơ sở vật chất,trang thiết bị, đội ngũ giáo viên có chất lượng cao trong các trường trung học phổthông chuyên;

Tăng cường việc đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung họcphổ thông chuyên;

Tổ chức theo dõi việc học tập của các cựu học sinh chuyên ở trình độ đại học,thạc sĩ, tiến sĩ và việc sử dụng sau tốt nghiệp Hình thành câu lạc bộ các cựu học sinhcủa trường trung học phổ thông chuyên

f) Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên

Đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở giáo dục có uy tín nướcngoài nhằm học tập, trao đổi những kinh nghiệm tốt về công tác tuyển chọn, bồidưỡng, phát triển năng khiếu của học sinh; chú trọng hợp tác về xây dựng chươngtrình, tài liệu dạy học, bồi dưỡng giáo viên và đào tạo học sinh năng khiếu;

Tăng cường cơ hội để giáo viên, học sinh các trường trung học phổ thôngchuyên được tham quan, giao lưu, học tập tại các cơ sở giáo dục có uy tín ở nướcngoài

g) Tổ chức thực hiện

Lộ trình thực hiện:

Giai đoạn 1 (2010 - 2015) trọng tâm của giai đoạn này là triển khai thực hiện một

số việc sau để tạo cơ sở, nền tảng phát triển hệ thống trường trung học phổ thôngchuyên:

Rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện cácmục tiêu Đề án giai đoạn 2010 - 2015; 2016 - 2020;

Trang 29

Rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, xâydựng kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý hàng năm,từng giai đoạn;

Xây dựng, ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lýtrường trung học phổ thông chuyên; về chính sách khuyến khích đối với giáo viên trựctiếp giảng dạy môn chuyên, giáo viên có học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế, giáo viên

có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao; về chính sách đối với học sinh có năng khiếu nổi bật,

có giải quốc gia, quốc tế;

Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cho trường trung học phổ thông chuyêntại các trường đại học sư phạm; chương trình, nội dung bồi dưỡng hàng năm cho giáoviên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông chuyên;

Xây dựng chương trình giáo dục tổng thể trong trường trung học phổ thôngchuyên; xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu về tổ chức các hoạt động giáo dụcnhằm bồi dưỡng năng khiếu theo lĩnh vực chuyên; về giảng dạy bằng tiếng Anh cácmôn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học;

Biên soạn tài liệu về hướng dẫn phát triển chương trình các môn chuyên, về đổimới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; về dạy học trực tuyến, dạy họctheo dự án;

Mở các khóa đào tạo trình độ thạc sĩ, bồi dưỡng về quản lý giáo dục, giảng dạytiếng Anh, giảng dạy các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anhtrong nước, nước ngoài và các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học,năng lực phát triển chương trình, nội dung dạy học cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quảnlý;

Nghiên cứu, thí điểm áp dụng một số chương trình dạy học tiên tiến của thế giớitại một số trường trung học phổ thông chuyên trọng điểm; thí điểm áp dụng việc giảngdạy môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh tại một số trường trunghọc phổ thông chuyên; tiến tới thực hiện giảng dạy các môn toán, tin học bằng tiếngAnh tại các trường trung học phổ thông chuyên vào năm 2015;

Nghiên cứu đổi mới việc tổ chức thi học sinh giỏi; việc tuyển chọn, bồi dưỡng độituyển dự thi olympic quốc tế và khu vực; tăng cường tổ chức các kỳ thi mang tính chấtgiao lưu giữa các trường trung học phổ thông chuyên;

Xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ giữa trường trung học phổ thông chuyên vớicác trường đại học có lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao và các cơ sở giáo dục

Trang 30

đại học nước ngoài có các học sinh năng khiếu xuất sắc đang học tập Hình thành cơ sở

dữ liệu theo dõi, đánh giá kết quả học tập, làm việc, cống hiến của các học sinhchuyên;

Đầu tư kinh phí mở rộng, nâng cấp, xây mới nhằm đảm bảo các trường trung họcphổ thông chuyên đều đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015; ưu tiên kinh phí xây dựng 15trường trung học phổ thông chuyên trọng điểm được lựa chọn;

Xây dựng hệ thống phòng chức năng, ký túc xá cho những học sinh ở nội trú, nhà

ăn, nhà tập đa năng, hội trường; phòng học bộ môn đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn vớitrang thiết bị đồng bộ và hiện đại;

Xây dựng hệ thống thư viện điện tử, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, viễnthông và internet trong hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên Xây dựngwebsite các trường trung học phổ thông chuyên toàn quốc;

Tăng cường huy động các nguồn lực từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội nghề nghiệp, hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục đểxây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại chocác trường trung học phổ thông chuyên;

Tổ chức các hội thảo trong nước, quốc tế về tuyển chọn, bồi dưỡng, phát triển năngkhiếu của học sinh;

Tổ chức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục của các trường trung học phổthông chuyên trên toàn quốc

Giai đoạn 2 (2015 - 2020): trọng tâm của giai đoạn này là thực hiện một sốviệc sau để phát triển vững chắc hệ thống trường trung học phổ thông chuyên:

Tiếp tục củng cố, thực hiện các hoạt động đã triển khai tại giai đoạn 1;

Tiếp tục nâng cấp các trường trung học phổ thông chuyên thành các trường trunghọc phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ cao, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 50%trường trung học phổ thông chuyên có chất lượng dạy học tương đương với các trườngtiên tiến trong khu vực và quốc tế;

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học, dạy tăng cường tiếng Anh,chuẩn bị triển khai dạy và học các môn vật lí, hóa học, sinh học bằng tiếng Anh ởkhoảng 30% số trường Mỗi năm tăng thêm 15 - 20% số trường, hoàn thành vào năm2020;

Chọn lựa giới thiệu chương trình, tài liệu có chất lượng của nước ngoài để cáctrường trung học phổ thông chuyên tham khảo, vận dụng

Trang 31

Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện Đề án;

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các địa phương cụ thể hoá nộidung Đề án thành chương trình, kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổchức thực hiện và tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, cơ chế đảm bảo các vấn đề liênquan đến tài chính, quan hệ quốc tế;

Xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai Đề án từng giai đoạn, từng năm;

Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sởgiáo dục đại học có trường trung học phổ thông chuyên thực hiện Đề án;

Tổ chức tập huấn chuyên môn, hội thảo về xây dựng kế hoạch, cách thức triểnkhai thực hiện Đề án;

Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi cảnước theo từng năm, từng giai đoạn và kết thúc Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướngChính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động và bố trínguồn vốn trong kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Đề án

Bộ Tài chính có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, cơ quan liên quan phân

bổ, hướng dẫn, kiểm tra việc chi kinh phí thực hiện Đề án theo các quy định hiện hànhcủa Luật Ngân sách

Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ liên quan sửa đổi, bổ sung, hoànthiện việc ban hành các chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trườngtrung học phổ thông chuyên

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xâydựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn; kiểm tra, đánh giá,tổng hợp kết quả thực hiện Đề án tại địa phương, định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo cấp Bộ;Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan để chỉ đạothống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung toàn quốc việc triển khaithực hiện Đề án trên địa bàn

Trang 32

Các sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học có trường trung học phổthông chuyên có trách nhiệm:

Xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai Đề án qua từng giai đoạn, từng năm;

Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên quan đến cơ sở mình,đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án;

Kiểm tra, đánh giá, tổ chức sơ kết định kỳ, tổng kết đánh giá kết quả trong từnggiai đoạn và kết thúc Đề án, định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo cấp Bộ

Các trường trung học phổ thông chuyên có trách nhiệm:

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tại trường;

Thực hiện việc tự đánh giá từng học kỳ, hàng năm và kết thúc mỗi giai đoạn của Đề án;Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

1.2.2 Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

1.2.2.1 Hiện trạng tiếng Anh và việc dạy học môn Hóa bằng tiếng anh của học sinh

THPT

Trước mắt cần thấy rằng với đa số học sinh trung học phổ thông chuyên, trướckhi đỗ vào trường chuyên đều dành phần lớn thời gian cho việc ôn luyện các mônchuyên nên đa số có trình độ tiếng Anh thấp, dù đã được học nhiều năm ở cấp cơ sở vàtiểu học Một số năm gần đây, một số trường chuyên đã đưa mốn tiếng Anh thành mônthi đầu vào của trường chuyên đã giúp cho mặt bằng ngoại ngữ của học sinh chuyênđược cải thiện đáng kể và đồng đều hơn Cùng với việc phổ cập ngoại ngữ cho học sinhphổ thông theo “Đề án ngoại ngữ 2020” thì chúng ta đã có cơ sở để đảm bảo việc giảngdạy môn chuyên bằng tiếng Anh có hiệu quả

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận thấy rằng việc học kiến thức môn Hóa trong hầuhết các trường THPT hiện nay cũng như sự quan tâm của phụ huynh đều nhằm tới thi

đỗ đại học trong nước Chỉ một số rất ít phụ huynh hướng tới cho con đi học ở nướcngoài Với nhiều phụ huynh, nếu con em không đi học ở nước ngoài mà chỉ có nhu cầuvào đại học hoặc cao hơn theo học cá chương trình tiên tiến thuộc các trường đại họcthuộc khối xã hội, kinh tế thì việc học chuyên môn bằng tiếng Anh là không cần thiết.Mặt khác, chương trình môn Hóa học ở phổ thông trong nước còn nặng về tính toánphức tạp trong khi thiếu nhiều kiến thức lý thuyết các quá trình học còn chưa được đềcập đến (như khi so sánh yêu cầu về trình độ A-level của Singapore hoặc một số kỳ thiquốc tế khác)

Trang 33

Vì vậy khi cách học ở phổ thông cũng như cách ra đề thi Đại học còn chưa đượccải tiến thì việc thuyết phục tất cả phụ huynh học sinh cũng như việc thực hiện dạy họcchuyên môn bằng 100% tiếng Anh là phi thực tế

Tuy nhiên để có được mô hình học trong đó học sinh vẫn được đảm bảo về kiếnthức, nâng cao trình độ chuyên môn và hội nhập tốt với việc học đại hoc ngoài hoặccác chương trình tiên tiến ở trong nước thì việc giảng dạy các môn tự nhiên bằng tiếngAnh phải nhắm tới hai mục đích trong đó:

Dùng tiếng Anh làm công cụ tiếp cận để học sinh nâng cao được kiến thức nhờtăng cường khả năng tự học và trau dồi kiến thức, tìm tòi và khám phá nguồn tài liệubất tận trên internet và trong các thư viện

Giúp cho học sinh làm quen với môi trường tiếng Anh, hơn hết là tư duy bằngtiếng Anh trong học tập Vì vậy, việc dạy và học chỉ có hiệu quả nếu có được sự hưởngcủa học sinh, sự quan tâm của phụ huynh và sự nỗ lực của giáo viên giảng dạy

1.2.2.2 Kế hoạch triển khai dạy môn Hóa bằng tiếng Anh trong trường THPT

a) Yêu cầu và cách sắp xếp, tổ chức lớp học

Trước thực tế về hạn chế của kiến thức tiếng Anh của học sinh chuyên cũng nhưtrình độ giảng dạy tiếng Anh của giáo viên, chung tôi nhận thấy cần đặt rõ lộ trình thựchiện việc bồi dưỡng giảng dạy cho giáo viên và bồi dưỡng kiến thức cho học sinhchuyên như sau:

Cần chủ động, tích cực học tập tiếng Anh, đặc biệt tiếng Anh chuyên ngành ;tích

cực tham gia các khóa học tiếng Anh do ngành giáo dục tổ chức …

Ở giai đoạn hai, với các lớp khi kiến thức tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành đãkhá thì có thể bố trí học môn chuyên bằng tiếng Anh Học sinh có thể tự tiềm hiểutrước về vấn đề mà buổi sinh hoạt đó sẽ thảo luận và giáo viên có thể hướng dẫn để các

em có thể làm chủ buổi sinh hoạt đó

b) Chương trình/nội dung giảng dạy

Trang 34

Trước hết cần khẳng định không nên dạy lại y hệt các kiến thức đã có trong sáchtiếng Việt dưới dạng chuyển tải sang tiếng Anh và lại càng không nên dạy học theokiểu song ngữ là sáng dạy tiếng Việt, chiều dạy tiếng Anh với cùng nội dung kiến thức.Trước mắt, chúng tôi thấy cần dựa trên khung chương trình/nội dung chi tiết màcác kỳ thi Olympic quốc tế qui định cho học sinh khi tham gia phải đạt được, kết hợpvới các nội dung câu hỏi và bài tập theo yêu cầu đặt ra của kỳ thi A-level vào cáctrường đại học của Singapore, Cambridge, thi chứng chỉ trong các kỳ thi SAT,… Căn cứ vào nội dung yêu cầu phải đạt của các kỳ thi quốc tế nhu A-Level đầu vàocủa các trường đại học Cambridge, Singapore, thi SAT (School Attitude Test-đánh giáđầu vào các trường đại học của Mỹ),hoặc TIMM… thì các nội dung không có chươngtrình giáo dục THPT của ban KHTN không đề cập đến nên được dạy bổ sung bằng cáctiết tiếng Anh cho môn khoa học

Trong quá trình thử nghiệm chúng tôi nhận thấy, ở giai đoạn hiện nay, khi ngoạingữ vẫn còn là rào cản thì việc giảng dạy kiến thức môn chuyên bằng tiếng Anh khôngthể thay thế hoàn toàn cho việc học bằng tiếng Việt Với học sinh phổ thông việc làmchủ kiến thức bằng chính tiếng mẹ đẻ là phương thức tối ưu nhất và là cách tiếp thunhanh nhất, có hiệu quả nhất Với kiến thức thu lượm được từ tiếng mẹ đẻ thì học sinhnhanh chóng có kiến thức cơ bản để học nâng cao Do vậy sẽ không lãng phí thời giannếu biết sử dụng tiếng Anh như là phương tiện qua đó giúp học sinh bước đầu tư duy

có hiệu quả bằng ngoại ngữ, biết cách sử dụng ngoại ngữ cho việc học của mình (tìmkiếm, đọc tài liệu, tự nghiên cứu và trao đổi với các bạn bên ngoài để tự nâng cao kiếnthức) và là cơ sở để theo học với kết quả cao ở bậc học đại học cũng như nghiên cứusau này

c) Phương pháp tổ chức giảng dạy

Về lộ trình giảng dạy, cần tiến hành theo từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với các giáo viên Vì vậy cần biên soạn cácbài dạy theo các cấp độ sau và sử dụng cả tiếng Việt trợ giúp trong giảng dạy

Dạy về từ vựng trong Hóa học cho học sinh theo các chủ đề

Rèn luyện cho học sinh khả năng tự tìm kiếm tài liệu liên quan bằng tiếng Anhtrên internet

Rèn luyện cho sinh khả năng tự trình bày một vấn đề hóa học: học sinh có thểthông qua việc tìm tài liệu, tự nghiên cứu và biên tập thành bài trình bày của mình, tập

Trang 35

cách diễn đạt và trình bày bằng tiếng Anh Đây là kĩ năng cần thiết với tất cả các sinhviên khi học đại học

Bằng các hình thức trên, giáo viên có thể khắc phục được nhược điểm tiếng Anhchưa trôi chảy và thông qua hoạt động của học sinh mà vẫn có thể làm chủ giờ dạy trênlớp Trong quá trình dạy, giáo viên có thể kết hợp cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt (nếukhông đủ khả năng diễn đạt hoặc giải thích) để dạy nhưng cần tránh kiểu dạy tiếng Anhtrong giờ Hóa

Giai đoạn 2

Khi trình độ tiếng Anh của giáo viên tốt, có thể làm chủ được giờ dạy chuyênmôn bằng tiếng Anh cùng với kiến thức tiếng Anh của học sinh đủ để tiếp thu thìchúng tôi cho rằng cần sử dụng 100% tiếng Anh trong giờ học Trong phần này các bàigiảng có thể được kết cấu theo các hướng sau đây:

- Loại 1: Dạy kiến thức bằng tiếng Anh mà phần tiếng Việt học sinh đã được

học kỹ (tuy nhiên không yêu cầu các tính toán phức tạp, không cần thiết) theo hình

thức ôn tập, tổng kết, khái quát hóa những vấn đề chính sao cho học sinh có được vốn

từ, thuật ngữ, cách dùng từ, đặt câu, cách trình bày vấn đề khoa học trong tiếng Anh vàquan trọng hơn cả là tập chuyển tư duy từ hình thức đọc hoặc nghe rồi dịch từ tiếngAnh sang tiếng Việt và ngược lại thành cách tư duy bằng tiếng Anh

- Loại 2: Dạy các bài học nâng cao kiến thức bằng tiếng Anh (mà hiện

chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt không cung cấp) trên nền tảng những vấn đề

mà học sinh đã được học (bằng tiếng Việt) nhằm cập nhật được những kiến thức bậccao mà các nước đang giảng dạy cho học sinh phổ thông, tiến tới tất cả các học sinhchuyên đều có thể được tiếp cận và giải quyết được các vấn đề mà các kỳ thi Olympicquốc tế đặt ra

- Loại 3: Dạy trước các vấn đề mới không quá khó so với chương trình tiếng

Việt đang học Những bài giảng này từng bước sẽ giúp cho học sinh tiếp cận được vớicách tiếp thu kiến thức khoa học và tư duy bằng tiếng Anh, nghe giảng được một vấn

đề mới mà mình hoàn toàn chưa biết

Trang 36

trình độ của giáo viên mà có thể chọn vấn đề nào thú vị tùy theo lớp học, không nhấtthiết phải tất cả.

d) Kiểm tra,đánh giá kết quả học tập

Nên có qui định kiểm tra, đánh giá với các môn học chuyên môn bằng tiếng Anh,song song với chương trình tiếng Việt và cần tổ chức các kỳ thi kiểm tra cuối nămchung cho các học sinh (theo chuẩn khu vực, quốc tế) để đánh giá năng lực tư duy vàkiến thức thu nhận được

e) Cơ sở vật chất cần hỗ trợ

Cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hiện có sao cho tăng cường được phương tiện,trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại Ví dụ, các phòng học cần có máy chiếu, hệthống loa, thu âm, riêng với môn Hóa học phải có phòng thí nghiệm … thì việc dạy vàhọc mới có hiệu quả cà có thể từng bước tiến tới nâng cao chất lượng giáo dục ngangtầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế

1.2.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

1.2.3.1 Những thuận lợi trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

Sự nỗ lực, lòng quyết tâm vượt qua khó khăn, đặc biệt là tấm lòng yêu HS sáng tạo trong dạy học

Đất nước mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế của thế giới thì việc học tiếng cácmôn tự nhiên bằng tiếng Anh được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi và được đưavào giảng dạy ở các cấp học Thông qua việc học các môn tự nhiên bằng tiếng Anh, HS

có cơ hội tìm tòi, học hỏi, hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa của cácnước trên thế giới và hơn hết là các em được hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn về đất nướcmình

Những giáo viên không ngại khó

Môn Hóa học có đặc điểm riêng và hơi khó hơn so với các môn khác khi dạybằng tiếng Anh Để soạn giáo án cho một tiết dạy thường mất vài ngày hoặc cả tuần Vìthiết kế bài giảng cần đơn giản, dễ hiểu, sao cho học sinh hiểu được và có hình ảnh đểminh hoạ chứ không nói chay

1.2.3.2 Những khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

Đối với học sinh

Trang 37

Nhìn chung học sinh ở bậc THCS theo học môn toán và các môn khoa học bằngtiếng Anh có phần đông hơn và các em hào hứng hơn Tuy nhiên, ở bậc học cao hơn -THPT, nhiều học sinh chưa xác định rõ mục tiêu của chương trình này sẽ được gì nêncòn đắn đo

Trừ một số ít học sinh muốn đi du học, hướng tới việc lấy chứng chỉ SAT thì mặn

mà, còn lại đều cảm thấy chưa cần thiết phải học

Thiếu giáo viên và chương trình chuẩn

Hai cái khó lớn nhất là thiếu giáo viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn và thiếuchương trình chuẩn, thống nhất Về giáo viên, các trường đều bị động, phải tự đào tạo,

tự bồi dưỡng hoặc tìm nguồn thuê, hợp đồng từ bên ngoài là chính Trừ một số íttrường có điều kiện, đưa giáo viên đi nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, số cònlại đều gặp khó khăn như nhau

Hiện nay, khi tuyển dụng giáo viên, các trường chú trọng đến năng lực chuyênmôn và khả năng tiếng Anh

Một trăn trở chung khác của lãnh đạo các trường chuyên, nếu triển khai dạy cácmôn Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh thì giáo viên thiếu rất nhiều Trong khi đó, nếutuyển được giáo viên có khả năng tiếng Anh thì cũng phải mất ít nhất 5 năm mới vữngvàng về chuyên môn đứng lớp

Do đó, cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp để giữ chân giáo viên giỏi Bởi khi họ giỏingoại ngữ thì không tránh khỏi lời mời của những môi trường làm việc tốt hơn, lươngcao hơn, và họ sẽ "nhảy việc"

Hiện nay, còn nhiều khó khăn trong việc dạy và học tiếng Anh trong các trườnghọc ở Việt Nam:

- Về đội ngũ giáo viên giảng dạy, nhìn chung là còn yếu, khả năng giao tiếp nóitiếng Anh lưu loát còn hạn chế

Trang 38

- Sĩ số học sinh trong trường học Việt Nam đông trên 30 em thậm chí đến 45 em

- Tài liệu sách giáo khoa chính thống tiếng Anh dùng trong các trường chưa đápứng với trình độ trong khu vực và chuẩn luyện thi các chứng chỉ quốc tế Sách thamkhảo, sách đọc thêm bằng tiếng Anh cho các cấp còn rất hiếm trong các thư việntrường học

Từ những nhận định trên, chúng ta đưa ra giải pháp dạy và học tiếng Anh toàn diệnvới dịch vụ tốt nhất:

- Cung cấp giải pháp nghe nhìn tương tác hiện đại đồng bộ hóa giúp giáo viên tiếngAnh cũng như tất cả các giáo viên khai thác nhanh chóng tất cả các tài nguyên giảngdạy một các dễ dàng, nhanh chóng Có thể mời ngay giáo viên bản ngữ hiện diện trênlớp thông qua internet ở các trang web học tiếng Anh để giải bài cho các em, lặp đi lặplại theo ý muốn để bổ khuyết cho trình độ nói tiếng Anh của giáo viên Việt Nam

- Hệ thống nghe nhìn tương tác toàn diện trên được bố trí trong phòng học bộ mônngoại ngữ trở thành phòng học ngoại ngữ tương tác (interactive language laboratory).Trong đó có trang bị phương tiện nghe riêng, nói riêng giúp tăng thời lượng nghe nóitrong một tiết học, giúp học sinh nghe nói lưu loát hơn, tránh được sự ngại ngùng, mặccảm tự ti khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp

- Song song với trang bị No lab, chúng tôi còn cài đặt phần mềm giảng dạy theo cácgiáo trình đang được Bộ GDDT cho lưu hành Riêng phần sách, chúng tôi dựa vàokhung chương trình, tham chiếu chuẩn Châu Âu, cùng với nhà xuất bản Oxford cho ra

bộ sách Family and friends dành cho tiểu học và bộ sách Solutions dành cho học sinh

từ lớp 6 đến lớp 12

- Một trong những ưu tư hàng đầu của lãnh đạo giáo dục là việc đưa vào sử dụng cóhiệu quả các phương tiện trang bị Kết hợp với Oxford và PolyVision chúng tôi tiếnhành bồi dưỡng giáo viên hàng năm vào dịp hè cũng như tập huấn bàn giao tận tình,chế độ hậu mãi chăm sóc khách hàng chu đáo

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:

1 Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học trung học phổ thông bằng tiếng Anh:

- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong học tập đó là bốn kĩ năng: nghe,nói, đọc, viết

- Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh

Trang 39

- Hội nhập với giáo dục thế giới.

2 Tìm hiểu thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếngAnh ở trường trung học phổ thông

- Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông giai đoạn 2010– 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)

- Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn khoa

học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các mônkhoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

Chương II: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG

TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh

2.1.1 Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh

Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thốngkiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển

Trang 40

kỹ năng giao tiếp Như vậy, việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng làyếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anhnói riêng.

Trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh thì việc cấp từ vựng cho học sinh và giúphọc sinh nhớ để vận dụng nắm kiến thức truyền thụ của giáo viên là khâu hết sức quantrọng Khi xây dựng hệ thống từ vựng có thể lựa chọn sắp xếp hệ thống từ vựng theothứ tự A, B, C theo từ điển hoá học Việt – Anh hoặc sắp xếp hệ thống từ vựng theotừng chủ đề, từng chương của từng nội dung hoá học theo A, B, C

Việc xây dựng hệ thống từ vựng trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh giáo viênkhông chỉ có tập hợp thống kê từ vựng rồi chép cho học sinh là được mà vấn đề quantrọng là giáo viên sau khi xây dựng hệ thống từ vựng thì cần phải có phương pháp họctập để nắm vững hệ thống từ vựng một cách chắc chắn và tạo cho mình sở hữu một vốn

từ vựng phong phú Ngoài việc xây dựng và cung cấp hệ thống từ vựng thì giáo viêncần có phương pháp phù hợp để giới thiệu từ vựng cho phù hợp với từng đối tượnghọc sinh

Như vậy, việc xây dựng hệ thống và cung cấp từ vựng cho học sinh là một trongnhững khâu quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức, thờigian để sưu tầm, sắp xếp, học tập, nghiên cứu phương pháp cung cấp và rèn luyện kỹnăng tiếp nhận, nắm bắt nội dung của học sinh từ đó mới đạt được hiểu quả cao trongviệc triển khai các khâu lên lớp và mục tiêu bài học

Để xây dựng vốn từ vựng chúng ta có thể sử dụng nhiều cách: Chúng ta có thể sửdụng từ điển, tìm các thuật ngữ hóa học liên quan đến chủ đề và bài chương cần dạyhóa hoặc có thể lấy vốn từ qua các sách hóa học tiếng Anh hay tra cứu các thuật ngữhóa học trong sách giáo khoa hóa học THPT hiện hành chuyển đổi sang thuật ngữ tiếngAnh

Ví dụ: khi dạy bài Bảng tuần hoàn, thuộc chương 1, SGK hóa học lớp 10 ban cơbản Chúng ta có thể xây dựng được như sau:

Vocabulary Meaning

alkali metal n kim loại kiềm

alkaline adj tính kiềm

alkaline earth metal n kim loại kiềm thổ

atomic adj thuộc nguyên tử

atomic weight n nguyên tử khối

atomic mass n nguyên tử khối

atomic shell n vỏ nguyên tử

atomic symbol n kí hiệu nguyên tử

atomic number n số hiệu nguyên tử

Ngày đăng: 13/05/2016, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w