Dạy học lí thuyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng anh ở trường trung học phổ thông (áp dụng chương trình hóa học 11 ) (Trang 37)

Trong việc tiến hành một tiết dạy học lí thuyết các môn khoa học bằng tiếng Anh không phải hoàn toàn giống như trong dạy học tiếng Anh đơn thuần là giáo viên và học sinh gần như hoàn toàn giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh mà tuỳ từng bài, từng tình huống cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học ở các cấp độ khác nhau. Ví dụ, có ba cấp độ dạy – học như sau:

 Cấp độ 1: Dạy học cung cấp một số thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh sau đó thực hiện tiến trình lên lớp bằng tiếng Việt. Sử dụng cách này học sinh sẽ không rèn được các kỹ năng quan trọng trong học tiếng Anh như kỹ năng nói, viết và giao tiếp…

 Cấp độ 2: Dạy học song ngữ - đồng thời 50% tiếng Anh và 50% tiếng Việt. Việc tiến hành theo phương pháp này thường được sử dụng trong những tình huống kiến thức phức tạp, quá mới mẻ mà học sinh không kịp để tiếp thu và không nắm bắt được nội dung vấn đề.

 Cấp độ 3: Hoàn toàn bằng tiếng Anh. Phương pháp này thường được sử dụng khi trình độ của học sinh đồng đều và những nội dung triển khai không quá phức tạp mà tương đối quen thuộc với học sinh. Nếu phát huy được tối đa việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho học sinh có cơ hội rèn các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ học tập tiếng Anh của mình.

Dù sử dụng phương pháp và cấp độ dạy học nào thì giáo viên cũng cần phải có công tác chuẩn bị hết sức chu đáo và cẩn thận mới có thể thực hiện tự tin và thành công bài dạy của mình. Những nội dung quan trọng và cần thiết mà giáo viên cần phải chuẩn bị cho bài giảng như:

 Giáo án: cần thể hiện đúng quy trình lên lớp và các phương pháp, cấp độ dạy học ở từng nội dung cụ thể đảm bảo tính khoa học và thực hiện được mục tiêu bài dạy.  Các mẫu câu giao tiếp thông thường trong lớp học: giáo viên cần phải chuẩn bị và thể hiện nhuần nhuyễn các kỹ năng sử dụng các mẫu câu giao tiếp thông thường trong lớp học để tạo sự tự tin cho mình và kích thích sự hưng phấn cho người học, tránh trường hợp nói sai, nói không rõ ràng, thậm chí là nói sai các mẫu câu làm cho học sinh hiểu nhầm điều mình nói. Các mẫu câu thường dùng như:

- I have opinions: Em có ý kiến.

- Who has any ideal? Ai có ý kiến gì không?

- Who has any opinion about this problem? Ai có ý kiến gì về bài tập này không?

- I have some question: Tôi có mấy câu hỏi

- Who will answer to these questions? Ai trả lời được câu hỏi này?

- What is answer to question 4? Đáp án cho câu hỏi số 4 là mấy?

- Score two point for each correct answer? Ghi được 2 điểm cho mỗi câu trả lời đúng?

- Think carefully before you answer! Hãy suy nghĩ trước khi em trả lời!

- Who solve this problem? Ai giải được bài tập này?

- Did you do exercise yesterday? Em đã làm bài tập hôm qua chưa?

- It is too difficult for me to solve this exercise: Quá khó đối với tôi để giải bài tập này.

- It is easy to find the result of this exercise: Dễ dàng tìm được kết quả bài tập này.

- This exercise has many solution, but this is the most consice way: Bài tập này có nhiều cách giải nhưng đây là cách giải ngắn gọn nhất.

- Did you do homework? Em đã làm bài tập về nhà chưa?

- Yesterday I was tired so I haven’t done my homeworks: Hôm qua em mệt nên chưa làm xong bài tập về nhà.

- Experimental chemical exercise: Bài tập hóa học thực nghiệm.

- Some steps to build/ to solve chemical problem: Các bước xây dựng/ giải bài tập hóa học.

- To form skills solving problems: Hình thành các kĩ năng giải bài tập hóa học.

- Today we are studying unit of alcohol: Hôm nay, chúng ta học bài ancol.

- This unit has the following important content: Bài học này có những nội dung quan trọng sau đây.

 Các mẫu câu tiếng Anh liên quan đến nội dung bài học: ngoài việc chuẩn bị các mẫu câu giao tiếp thông thường trong lớp học thì việc quan trọng là giáo viên còn cần phải chuẩn bị các mẫu câu liên quan đến nội dung bài học mình triển khai. Những mẫu câu đòi hỏi phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhưng truyền thụ được đầy đủ kiến thức khoa học. Việc chuẩn bị chu đáo và sử dụng thành thạo các mẫu câu trên sẽ giúp giáo viên viên chủ động triển khai các hoạt động và tự tin hơn trong quá trình dạy học.

 Các thuật ngữ của bài tiếp theo: để học sinh có thời gian nghiên cứu, nắm bắt các nội dung của bài mới thì ngay sau khi kết thúc bài học, giáo viên cần cung cấp cho học sinh các thuật ngữ của bài tiếp theo. Sau khi cấp thuật ngữ, giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho học sinh những công việc về nhà cần hoàn thành để phục vụ cho bài học sắp tới. Trước khi mở đầu bài học mới, ngoài kiến thức hóa học thì giáo viên cần kiểm tra vốn thuật ngữ của học sinh.

 Phương pháp, phương tiện dạy học: trong dạy học lí thuyết, giáo viên nên kết hợp các phương pháp dạy học một cách nhuần nhuyễn, tránh trường hợp sử dụng một số phương pháp đơn điệu gây nhàm chán và mất hứng thú cho học sinh. Do trình độ và năng lực tiếng Anh của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, nên để nâng cao hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu bài học thì ngoài việc đa dạng các phương pháp dạy học thì đòi hỏi giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan, tranh ảnh, hay bảng biểu để học sinh dễ tư duy hơn nếu chưa bắt kịp các vốn tự vựng khó.

Ngoài ra, giáo viên cần cung cấp cho học sinh các tên các nguyên tố, hợp chất hóa học và ion bằng tiếng Anh như:

Bảng 2.2 Tên các nguyên tố hóa học và khối lượng nguyên tử tương đối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Atomic numbe r Symbo l Name Relativ e atomic mass Atomic numbe r Symbo l Name Relativ e atomic mass 1 H Hydrogen 1.008 53 I Iodine 126.90 2 He Helium 4.003 54 Xe Xenon 131.30

3 Li Lithium 6.94 55 Cs Cesium 132.91 4 Be Beryllium 9.01 56 Ba Barium 137.34 5 B Boron 10.81 57 La Lanthanum 138.91 6 C Carbon 12.01 58 Ce Cerium 140.12 7 N Nitrogen 14.01 59 Pr Praseodymiu m 140.91 8 O Oxygen 16.00 60 Nd Neodymium 144.24 9 F Flourine 19.00 61 Pm Promethium 147.00 10 Ne Neon 20.18 62 Sm Samarium 150.35 11 Na Sodium 22.99 63 Eu Europium 151.96 12 Mg Magnesium 24.31 64 Gd Gadolinium 157.25 13 Al Aluminium 26.98 65 Tb Terbium 158.92 14 Si Silicon 28.09 66 Dy Dysprosium 162.30 15 P Phosphorus 30.97 67 Ho Holmium 164.93 16 S Sulfur 32.06 68 Er Erbium 167.26 17 Cl Chlorine 35.45 69 Tm Thulium 168.93 18 Ar Argon 39.95 70 Yb Ytterbium 173.04 19 K Potassium 39.01 71 Lu Lutetium 174.97 20 Ca Calcium 40.08 72 Hf Hafnium 178.94 21 Sc Scandium 44.96 73 Ta Tantalum 180.95 22 Ti Titanium 47.90 74 W Tungsten 183.85 23 V Vanadium 50.94 75 Re Rhenium 186.20 24 Cr Chromium 52.01 76 Os Osmium 190.20 25 Mn Manganese 54.94 77 Ir Iridium 192.20 26 Fe Iron 55.85 78 Pt Plantium 195.09 27 Co Cobalt 58.93 79 Au Gold 196.97 28 Ni Nickel 58.71 80 Hg Mercury 200.59 29 Cu Copper 63.54 81 Ti Thallium 204.37 30 Zn Zinc 65.37 82 Pb Lead 207.20 31 Ga Gallium 69.72 83 Bi Bismuth 208.98 32 Ge Germanium 72.59 84 Po Polonium 210.00 33 As Arsenic 74.92 85 At Astatine 210.00 34 Se Selenium 78.96 86 Rn Radon 222.00 35 Br Bromine 79.91 87 Fr Francium 223.00 36 Kr Krypton 83.80 88 Ra Radium 226.00 37 Rb Rubidium 85.47 89 Ac Actinium 227.00 38 Sr Strontium 87.62 90 Th Thorium 232.04 39 Y Yttrium 88.91 91 Pa Protactinium 231.00 40 Zr Zirconium 91.22 92 U Uranium 238.03 41 Nb Niobium 92.91 93 Np Neptunium 237.00

42 Mo Molybdenum 95.94 94 Pu Plutonium 239.00 43 Tc Technetium 99.00 95 Am Americium 241.00 44 Ru Ruthenium 101.07 96 Cm Curium 247.00 45 Rh Rhodium 102.91 97 Bk Berkbelium 249.00 46 Pd Palladium 105.40 98 Cf Californium 251.00 47 Ag Silver 107.87 99 Es Einsteinium 254.00 48 Cd Cadmium 112.40 100 Fm Fermium 257.00 49 In Indium 114.82 101 Md Mendelevium 258.00 50 Sn Tin 118.69 102 No Nobelium 255.00 51 Sb Antimony 121.75 103 Lr Lawrencium 257.00 52 Tellurium 127.60

Bảng 2.3 Tên các hợp chất axit, bazơ và ion điển hình

Symbol Name Symbol Name Symbol Name

CN- Cyanide IO4- Periodate H2SeO4 Selenic acid

N3- Nitride CO32- Carbonate H2TeO4 Telluric acid

NO3- Nitrate HCO3- Hydrocarbonate HF Hydrofluoric

acid

SO42- Sulfate SiO32- Silicate HBr Hydrobromic

acid

HSO4- Hydrosulfate NH4+ Ammonium HCl Hydrochloric

acid

S2- Sulfide O2- Oxide HI Hydroiodic

acid

HS- Hydrosulfide OH- Hydroxide LiOH Lithium

hydroxide

P3- Phosphide H3O+ Hydronium NaOH Sodium

hydroxide

PO43- Phosphate H2SO4 Sulfuric acid KOH Potassium

hydroxide HPO42- Hydrophosphate H2SO3 Sulfurous acid RbOH Rubidium hydroxide H2PO4- Dihydrophosphate HNO3 Nitric acid CsOH Cesium

hydroxide

S2- Sulfite HNO2 Nitrous acid Mg(OH)2 Manganese

hydroxide HS- Hydrosulfite HClO Hypochlorous

acid

Ba(OH)2 Barium hydroxide Cl- Chloride HClO2 Chlorous acid Fe(OH)2 Iron(II)

hydroxide ClO- Hypochlorite HClO3 Chloric acid Fe(OH)3 Irom(III)

hydroxide ClO2- Chlorite HClO4 Perchloric acid Cu(OH)2 Copper

hydroxide

ClO3- Chlorate HBrO Hypobromous (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

acid

Cr(OH)2 Chromium (II) hydroxide ClO4- Perchlorate HBrO2 Bromous acid Cr(OH)3 Chromium (III)

hydroxide

F- Fluoride HBrO3 Bromic acid Be(OH)2 Berium

hydroxide

Br- Bromide HBrO4 Perbromic acid Al(OH)3 Aluminum

hydroxide

BrO- Hypobromite HIO Hypoiodous

acid

Zn(OH)2 Zinc hydroxide

BrO2- Bromite HIO2 Iodous acid AgOH Silver

hydroxide

BrO3- Bromate HIO3 Iodic acid Ni(OH)2 Nickel

hydroxide BrO4- Perbromate HIO4 Periodic acid Pb(OH)2 Calcium

hydroxide

I- Iodide H3PO4 Phosphoric acid Sn(OH)2 Tin hydroxide

IO- Hypoiodite H2SiO3 Silicic acid Ca(OH)2 Calcium hydroxide

IO2- Iodite H4P2O7 Diphosphoric

acid

Sr(OH)2 Strontium hydroxide

IO3- Iodate H2CO3 Carbonic acid Mn(OH)2 Manganese(II)

hydroxide Như vậy trong dạy học lý thuyết, đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị công phu, khoa học và có tính kế hoạch cao. Ngoài kiến thức chuyên môn, kiến thức tiếng Anh thì giáo viên còn phải biết sử dụng kết hợp các phương pháp, phương tiện, kỹ thuật dạy học một cách phù hợp. Còn về phía học sinh, để tiếp thu hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ của người học thì học sinh cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của giáo viên giao cho, nhất là những nội sung chuẩn bị trước khi lên lớp như từ vựng, mẫu câu, kiến thức. . . Bên cạnh đó, học sinh cũng phái tích cực tìm hiểu các kiến thức khoa học liên quan đến những nội dung phát triển kiến thức bài học mới nhằm hiểu sâu sắc hơn nội dung và gây thêm sự tò mò, hưng phấn để tìm hiểu bài học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng anh ở trường trung học phổ thông (áp dụng chương trình hóa học 11 ) (Trang 37)