1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC

83 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 337,1 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠNBẢNG CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BIỂU ĐỒDANH MỤC BẢNGMỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA PHÂN TÍCH BCTC CỦA NHTM31.1.Khái quát về phân tích BCTC của NHTM:31.1.1.Hệ thống BCTC của NHTM:31.1.2.Phân tích BCTC của NHTM:41.1.2.1.Khái niệm phân tích BCTC của NHTM:41.1.2.2.Mục tiêu của phân tích BCTC của NHTM:51.1.2.3.Phương pháp phân tích BCTC của NHTM:51.2.Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích BCTC:51.2.1.Cơ sở luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM:51.2.1.1.Khái niệm “Hiệu quả hoạt động kinh doanh”61.2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM………………………………………………………………………...6a.Môi trường bên ngoài:6b.Môi trường bên trong:71.2.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM:81.2.2.Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích BCTC của NHTM:91.2.2.1.Sự cần thiết của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích BCTC:91.2.2.2.Nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua phân tích BCTC:10a.Xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng:10b.Nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích BCTC của NHTM12Kết luận chương I20CHƯƠNG II : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP Á CHÂU THÔNG QUA PHÂN TÍCH BCTC212.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu Việt Nam:212.1.1. Thông tin khái quát:212.1.3. Cơ cấu tổ chức:222.1.4. Hoạt động kinh doanh chính:232.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC:242.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động:242.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:312.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá an toàn hoạt động:482.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu Viêt Nam:552.3.1. Thành tựu:552.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân:57Kết luận chương II60CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU613.1. Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam:613.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Á Châu Việt Nam:643.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động:643.2.2. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời:673.2.3. Giải pháp nâng cao mức độ an toàn hoạt động:693.2.4. Giải pháp bổ trợ:713.3. Các kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ:733.3.1. Đối với Chính phủ:733.3.2. Đối với NHNN:74Kết luận chương III75KẾT LUẬN76DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là khóa luận được nghiên cứu độc lập của tôi, có sự hỗ trợ từ ThS Trịnh Hồng Hạnh. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, các phân tích đánh giá là của tôi và chưa từng được công bố cho bất cư công trình nào. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Hà Nội, ngày tháng năm Người cam đoan Lê Kim Oanh LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin chân thành cảm ơn NHTMCP Á Châu Chi nhánh Đông Đô, đặc biệt là Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo điều kiện cho em vào thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành sự giảng dạy qua bốn năm học của quý thầy cô trường Học viện Ngân hàng, đặc biệt là thầy cô của Khoa Ngân hàng. Em xin cảm ơn cô Trịnh Hồng Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn, bên cạnh đó kiến thức của em còn hạn chế, nên nội dung khóa luận trình bày không thể tránh khỏi sai sót. Do đó, để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn, em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình của các thầy cô. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô, cùng các anh chị trong NHTMCP Á Châu luôn dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Kính chúc NHTMCP Á Châu ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Lê Kim Oanh BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ NHTM Ngân hàng thương mại BCTC Báo cáo tổ chức TCTD Tổ chức tín dụng KQHDKD Kết quả hoạt động kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng NHNN Ngân hàng Nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam GTCG Giấy tờ có giá MBB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam EIB Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Việt Nam ROA Tỷ lệ sinh lời của tài sản ROE Tỷ lệ sinh lời của vốn chủ hữu SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội VND Việt Nam đồng DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của (%) 23 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng giai đoạn 2012- 2014(%) 26 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tài sản có sinh lời của ACB giai đoạn 2012-2014(%) 27 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ cho vay/huy động-LDR của một số ngân hàng trong hệ thống năm 2014 (%) 29 Biểu đồ 2.5: Hệ số NIM của một số ngân hàng giai đoạn 2012-2014(%) 32 Biểu đồ 2.6:Lãi suất tiền gửi và cho vay trung bình tại Việt Nam giai đoạn 2012-2014(%) 33 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ chi phí/thu nhập của ACB giai đoạn 2012-2014(%) 38 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của một số ngân hàng giai đoạn 2012-2014(%) 39 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ ROA của một số ngân hàng giai đoạn 2012-2014(%) 41 Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ ROE của một số ngân hàng giai đoạn 2012-2014(%) 43 Biểu đồ 2.11: Cơ cấu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2012- 2014(%) 48 Biểu đồ 2.12: Trạng thái ngân quỹ của một số ngân hàng giai đoạn 2012- 2014(%) 52 Biểu đồ 2.13: Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng giai đoạn 2012- 2014(%) 54 DANH MỤC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1 : Tỷ trọng vốn huy động trên tổng quy mô huy động vốn của ACB giai đoạn 2012-2014(%) 24 Bảng 2.2: Tỷ trọng tín dụng trong cơ cấu tài sản của ACB giai đoạn 2012- 2014(%) 26 Bảng 2.3: Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng nguồn vốn huy động của ACB giai đoạn 2012-2014 (%) 29 Bảng 2.4: Tỉ lệ thu lãi cận biên(NIM) của ACB giai đoạn 2012-2014 30 Bảng 2.5: Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của ACB giai đoạn 2012- 2014(%) 34 Bảng 2.6: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ACB giai đoạn 2012-2014(%) 38 Bảng 2.7: Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản(ROA) của ACB giai đoạn 2012- 2014 (%) 39 Bảng 2.8: Tổng hợp chỉ tiêu ROA của ACB giai đoạn 2012-2014: 41 Bảng 2.9: Chỉ tiêu ROE của ACB giai đoạn 2012-2014(%) 42 Bảng 2.10: Tổng hợp chỉ tiêu ROE của ACB giai đoạn 2012-2014: 44 Bảng 2.11: Tỷ lệ sinh lời của ACB giai đoạn 2012-2014 45 Bảng 2.12: Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản của ACB giai đoạn 2012-2014 45 Bảng 2.13: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ACB giai đoạn 2012-2014: 46 Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2012-2014: 48 Bảng 2.15: Tỷ lệ chi phí DPRR/Tổng dư nợ tín dụng bình quân của ACB giai đoạn 2012-2014(%) 49 Bảng 2.16: Chỉ số trạng thái ngân quỹ của ACB giai đoạn 2012-2014(%) 51 Bảng 2.17: Tỷ lệ sử dung vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của ACB giai đoạn 2012-2014(%) 52 Bảng 2.18: Hệ số an toàn vốn của ACB(%) giai đoạn 2012-2014 53 MỤC LỤC 7 LỜI MỞ ĐẦU • Tính cấp thiết của đề tài: Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Trong đó ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng ngân hàng. Trong xu hương phát triền của nền kinh tế thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, những cơ hội cũng như thách thức mà ngân hàng phải đối mặt ngày càng lớn. Việc các ngân hàng đứng vững trên thị trường đã khó, để có thể tăng trưởng và phát triển lại càng khó. Yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng TMCP là phải cải tiến, tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, từ đó gia tăng tính cạnh tranh và dần nâng cao vị thế cũng như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Xuất phát từ thực tế những khó khăn không nhỏ từ tình hình nền kinh tế trong nước và biến cố gặp phải năm 2012 của ngân hàng TMCP Á Châu, việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua việc phân tích báo cáo tài chính là rất cần thiết. Chính vì thế em lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC” cho luận văn của mình. Em mong rằng từ những phân tích, đánh giá của mình có thể đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. • Mục tiêu nghiên cứu: - Làm rõ lý luận tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và xây dựng được các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực hoạt động, năng lực tài chính và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu thông qua quá trình phân tích hệ thống BCTC. - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu. • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 8 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu. Trong khuôn khổ luận văn này, em chỉ nghiên cứu các cấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu có so sánh, đối chiếu với một số NHTMCP khác trong cùng giai đoạn 2012-2014. • Phương pháp nghiên cứu: Em có sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh trên cơ sở số liệu thứ cấp (2012-2014) kết hợp với việc phân tích những yếu tố nội tại và tình hình khách quan từ nền kinh tế. • Bố cục của đề tài: Đề tài gồm có 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu. • Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Nội dung của luân văn này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Nó phân tích thực trạng, đưa ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân việc hoạt động không hiệu quả của Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam trong thời gian qua để từ đó đưa ra được giải pháp đúng đắn và thiết thực cho chiến lược kinh doanh mới của NHTMCP Á Châu trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh khốc liệt của lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng. 9 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA PHÂN TÍCH BCTC CỦA NHTM 1.1. Khái quát về phân tích BCTC của NHTM: 1.1.1. Hệ thống BCTC của NHTM: Báo cáo tài chính luôn là một phần chiếm vị trí quan trọng trong báo cáo thường niên của NHTM. BCTC được trình bày theo một hệ thống, được tiêu chuẩn hóa trên phạm vì quốc tế theo những nguyên tắc và chuẩn mực cụ thế. Mỗi BCTC sẽ cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau nhưng sẽ không thể có được tính khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự kết hợp giữa các BCTC. Xét về mặt học thuật, BCTC được định nghĩa là những báo cáo trình bày khái quát, tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kì của ngân hàng. Báo cáo tài chính của TCTD là BCTC được lập bởi pháp nhân TCTD trên cơ sở tổng hợp số liệu trong toàn hệ thống TCTD (bao gồm: trụ sở chính, sở giao dịch, các chi nhánh, và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc) để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của pháp nhân TCTD. BCTC của TCTD được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu củau TCTD. Hệ thống BCTC mà TCTD lập bao gồm 4 BCTC cơ bản để tóm tắt các thông tin kế toán cơ bản: Bảng cân đôi kế toán, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC. Trong đó: Bảng cân đối kế toán: là một BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát về tổng giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của NHTM tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Trong đó, tài sản có thể hiện những gì mà ngân hàng đang sử dụng, mà chủ yếu là các khoản tín dụng và đầu tư còn tài sản nợ là những tài sản mà ngân hàng đang phải thanh toán mà chủ yếu là những khoản tiền gửi của khách hàng và vốn chủ sở hữu. Báo cáo KQHĐKD: là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập hoạt động chính và các hoạt động khác qua một kỳ kinh doanh (một kỳ kế toán) của NHTM. Báo cáo KQHDKD được chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Theo quy 10 định ở Việt Nam, Báo cáo KQHĐKD còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghía vụ của doanh nghiệp đối với NSNN và tình hình thực hiện thuế GTGT. Báo cáo KQHĐKD là loại BCTC quan trọng của NHTM, vì thông qua báo cáo này có thể giúp nhà quản lý nắm được thực trạng các khoản thu nhập, chi phí của ngân hàng để có biện pháp quả lý phù hợp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của ngân hàng. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người phân tích có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của ngân hàng, khả năng thanh toán của ngân hàng và dự đoán luông tiền kỳ tiếp theo. Nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. Thuyết minh BCTC: Là một bộ phận hợp thành không thể tách rởi của BCTC, dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số kiệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo KQHĐKD, bảng lưu chuyển tiền tệ, cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cụ thế. Thuyết minh BCTC cũng có thể trình bày các thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý BCTC. Việc tìm hiểu Thuyết minh BCTC giúp người sử dụng hiểu sâu hơn và toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2. Phân tích BCTC của NHTM: 1.1.2.1. Khái niệm phân tích BCTC của NHTM: Phân tích BCTC là việc vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các BCTC, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích BCTC là một công cụ chuẩn đoán bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh và là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác. Phân tích BCTC không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của ngân hàng, đánh giá những gì làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu. [...]... hiệu quả hoạt động, những thành tựu đã đạt được, đồng thời so sánh với hoạt động của các ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam để tìm ra những hạn chế, những điểm cần khắc phục, thay đổi để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACB 26 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP Á CHÂU THÔNG QUA PHÂN TÍCH BCTC 2.1 Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu Việt Nam: 2.1.1 Thông tin khái quát: •... mà hoạt động kinh doanh của ngân hàng hướng đến, để trên cơ sở đó xác định nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thông qua phân tích BCTC Nội dung trình bày trong chương 1 cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc phân tích và đánh giá thực tế trong chương tiếp theo Sang đến chương 2, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB để đánh giá hiệu quả. .. về ngân hàng và môi trường hoạt động để đưa ra sự xem xét, nhận định sâu hơn về một vấn đề nghiên cứu Đây được đánh giá là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa các thành phần trong một BCTC 1.2 1.2.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích BCTC: Cơ sở luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM: 12 1.2.1.1 Khái niệm Hiệu quả hoạt động kinh doanh ... kinh doanh thông qua phân tích BCTC 1.2.2.1 của NHTM: Sự cần thiết của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích BCTC: Trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh về mọi mặt: giá cả, chất lượng , thị trường, khách hàng, … Nếu bản thân ngân hàng không biết chính xác về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh. .. hoạt động kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết đối với các NHTM Việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đem lại nhiều lợi ích cho chính ngân hàng, cụ thể như: - Việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thực hiện sau mỗi kỳ kinh doanh giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch mà ngân hàng đã đề ra Để thực hiện hoạt động kinh doanh. .. các ngân hàng trong nước mà còn cả các ngân hàng nước ngoài, bên cạnh đó các ngân hàng cũng phải chịu áp lực từ chính yêu cầu dịch vụ ngày càng cao từ phía khách hàng của minh Bởi vậy, để giúp các nhà quản trị ngân hàng luôn nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế cũng như biết được liệu ngân hàng có đang hoạt đông kinh doanh hiệu quả, an toàn hay không thì công tác đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt. .. hưởng, tránh lặp lại sai lầm và giải quyết được mâu thuẫn Đúc kết được những bài học kinh nghiệm thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh kỳ tới 1.2.2.2 Nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua phân tích BCTC: a Xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Tất cả các ngân hàng thương mại khi tham gia vào hoạt động kinh doanh để luôn phải xác định mục... tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác 2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC: 2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động: • Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của (%) ( Nguồn: Báo cáo tài chính... sản của ngân hàng, hệ số nhân vốn phản ánh chinh sách đòn bẩy tài chính tức là việc lựa chọn nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động ngân hàng (nợ hay vốn chủ sở hữu) Thông qua việc phân tích các nhân tố cấu thành có thể giúp nhà phân tích đánh giá được tác động của từng nhân tố đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Mối quan hệ giữa ROA và ROE: Trong phân tích hiệu quả hoạt động, các nhà quản trị ngân hàng. .. nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, bởi quy mô, chất lượng và thành phần của các tài sản có Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM quyết định trực tiếp đến vấn đề tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng Nếu NHTM hoạt động có hiệu quả kinh doanh thì uy tín của ngân hàng đó sẽ được nâng cao, người gửi tiền sẽ yên tâm và tin tưởng và do đó công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ được thuận lợi và phát triển Cơ . khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn, bên cạnh đó kiến thức của em còn hạn chế, nên nội dung khóa luận trình bày không thể tránh khỏi sai sót. Do đó, để bài luận. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là khóa luận được nghiên cứu độc lập của tôi, có sự hỗ trợ từ ThS Trịnh Hồng Hạnh. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, các phân tích đánh giá. cho em vào thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành sự giảng dạy qua bốn năm học của quý thầy cô trường Học viện Ngân

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:07

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w