Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 58)

Tồn tại:

Trong giai đoạn 2012-2014, tuy hoạt động tín dụng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong danh mục tài sản có sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này chưa có nhiều khởi sắc với mức tăng trưởng khiêm tốn 7.64% vào năm 2014.

Tỉ lệ dự nợ tín dụng/Tổng nguồn vốn huy động của ACB luôn được đảm bảo trong mức quy định của NHNN, nhưng nếu so sánh với các ngân hàng khác cùng quy mô trong hệ thống thì tỷ lệ này của ngân hàng có phần thấp hơn. Trong hai năm gần đây, tỷ lệ này chỉ giao động ở mức thấp 70-73%. Tức là trong số 100 đồng nguồn vốn huy động được, thì ngân hàng mới chỉ sử dụng 70 đồng để cấp tín dụng. Điều này còn 30% chưa được sử dụng đến. Điều này có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng hiện nay chưa được cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đến từ cả phía nền kinh tế và phía ngân hàng.

Khả năng sinh lời:

Giai đoạn 2012-2014, ghi nhận sự cố gắng của ngân hàng trong quản lý chi phí, tuy nhiên nếu so sánh với một số ngân hàng khác trong hệ thống thì có thể thấy, tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng vẫn còn ở mức khá cao, với mức trung bình là 67,84%.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi vẫn còn ở mức rất thấp, tuy có cải thiện qua các năm, nhưng vẫn ở mức âm. Điều này cũng cho thấy trong những năm gần đây thu nhập ngoài lãi không đủ để bù đắp các khoản chi phí phi lãi.

Hệ số ROA, ROE tuy có tăng qua các năm, nhưng vẫn nằm ở mức thấp. Như năm 2014, trong khi hệ số ROA của ACB chỉ đạt 0,55% thì của MB khi đó là 1,48%. ROE của ACB là 7,64%, thì của MB là 15,79%.

Hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng ngày càng có xu hướng giảm xuống. Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản của ACB năm 2014 giảm 4,36 điểm phần trăm, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Nguyên nhân:

Về cơ bản những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn 2012-2014 xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân:

Một trong những nguyên nhân tác động đến hầu hết các mảng hoạt động của ngân hàng thời gian qua đó chính là biến cố tháng 8/2012 của ACB. Sau vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên- Nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của ACB và là cổ đông cá nhân lớn thứ hai của ngân hàng bị bắt giữa do hoạt động kinh doanh trái phéo của ba công ty mà ông quản lý. Ngay sau đó, hàng loạt các lãnh đạo cấp cao khác của ACB cũng phải ra hầu tòa. Khó khăn đầu tiên ACB phải đối mặt đó chính là việc sụt giảm uy tín, niềm tin, và việc khách hàng đến rút tiền ồ ạt. Tuy nhiên nhờ có việc ACB đã chủ động xây dựng kịch bản nên ACB đã kịp thời có biện pháp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tăng cao. Vụ việc này đã gây thiệt hại cho ngân hàng gần 720 triêu đồng, làm cho mô hình quản trị bị ảnh hưởng nghiêm trọng và uy tín thương hiệu bị giảm sút khá nhiều.

Bên cạnh đó, khủng hoảng tại ACB năm 2012 còn gây ra những gián đoạn trong cơ cấu đội ngũ lãnh đạo.Sau biến cố cùng sự ra đi của ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB, ông Lý Xuân Hải- nguyên Tổng giám đốc ACB cùng nhiều lãnh đạo cao cấp khác, ông Trần Hùng Huy, con trai ông Trần Mộng Hùng đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT ACB, đồng thời ông Đỗ Minh Toàn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ACB. Cùng với đội ngũ lãnh đạo mới, là sự thay đổi trong định hướng điều hành hoạt động, bản thân nội tại ngân hàng cần thời gian nhất định để thích nghi và làm quen với cơ chế điều hành mới, và do đó đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 2012-2014.

Giai đoạn này, kết quả từ hoạt động kinh doanh của ACB cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Thông tư 12/2012/TT-NHNN được NHNN đưa ra yêu cầu các ngân hàng thực hiện việc tất toán trạng thái vàng. Yêu cầu tất toán trạng thái vàng từ phía NHNN đã khiến ACB phải chi ra một khoản khá lớn để mua vàng với giá cao từ thị trường trong nước để thực hiện tất toán trạng thái vàng theo đúng quy định từ NHNN. Điều này khiến cho ngân hàng lỗ hơn 1800 tỷ đồng từ hoạt động mua bán ngoại hối, vàng. Và đến năm 2013, kết quả từ hoạt động ngoại hối vàng vẫn còn bị ảnh hưởng phần nào.

Trong giai đoạn 2012-2014, không chỉ ACB mà rất nhiều ngân hàng khác cũng có tình trạng chung là tăng trưởng tín dụng thấp, hoạt động kinh doanh trong ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn, vấn đề nợ xấu đang từng bước được giải quyết

nhưng vẫn còn ở mức cao. Điều này xuất phát từ tình hình nền kinh tế chưa thực sự có dấu hiệu khởi sắc, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tổng cầu yếu. Bản thân các ngân hàng thì bắt đầu có sự thận trọng hơn trong quá trình cho vay, nên ngay cả khi doanh nghiệp có nhu cầu vay thì việc tiếp cận vốn của ngân hàng cũng rất khó.

Kết luận chương II

Trong chương này khóa luận giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Á Châu. Tiếp theo trên cơ sở BCTC, tính toán và đưa ra những đánh giá về các chỉ số phản ánh năng lực hoạt động, năng lực tài chính và khả năng đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng. Trong giai đoạn 2012-2014, năng lực huy động vốn của ngân hàng nhìn chung vẫn được thể hiện khá tốt, đặc biệt là kênh huy động vốn tiền gửi. Đối với năng lực sử dụng vốn, tuy rằng có sự cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn xuất phát từ cầu nền kinh tế còn yếu. Xuất phát từ những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, cùng những hạn chế trong vấn đề điều hành, kết quả kinh doanh của ngân hàng, mà biểu hiện cụ thể ở khả năng sinh lời tài sản và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu còn thấp. Tuy nhiên về mức độ an toàn hoạt động, ACB nhận được điểm cộng trong việc đã rất chủ động trong việc dự phòng và định lượng rủi ro trong quá trình hoạt động, rủi ro tín dụng đã dần được kiểm soát, thanh khoản ở mức khá tốt và an toàn vốn luôn được duy trì ở mức cao. Trên cơ sở những phân tích trên giúp ACB có những đánh giá rõ nét hơn về những thành tựu đã làm được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của chúng để đưa ra được những giải pháp cụ thể và hữu hiệu hơn trong chương III.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w