Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 35)

Tỉ lệ thu lãi cận biên (NIM):

Bảng 2.4: Tỉ lệ thu lãi cận biên(NIM) của ACB giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập lãi (triệu đồng) 22.111.483 15.384.473 13.702.832

Chi phí lãi (triệu đồng) 15.191.107 10.818.660 8.937.199

Thu nhập lãi ròng(triệu đồng) 6.870.928 4.565.813 4.765.633

Tài sản sinh lời bình quân(triệu

đồng) 219.405.093 164.870.287 168.155.780

Tỉ lệ thu lãi cận biên(NIM) (%) 3,13 2,76 2,83 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của NHTMCP Á Châu)

Trong giai đoạn 2012-2014, thu nhập lãi của ACB liên tục giảm qua các năm. Năm 2013, quy mô thu nhập lãi giảm 30,42%, tương đương với mức giảm hơn 6.727 tỷ đồng so với năm 2012. Sau đó đến năm 2014, thu nhập lãi tiếp tục giảm hơn 1.681 tỷ đồng so với năm 2013. Như đã biết, thu nhập lãi là khoản lãi thu được từ các khoản cho vay khách hàng của ngân hàng. Ở phần trên, khi phân tích về tăng trưởng tín dụng có thể thấy, quy mô tín dụng của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên thu nhập lãi thực tế lại không tăng cùng xu hướng với sự mở rộng của quy mô tín dụng. Điều này theo em đánh giá là do, khi ngân hàng có những điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thì do nội tại tổng cầu của nền kinh tế yếu, nên sự thay đổi trong quy mô tín dụng co giãn ít hơn so với sự thay đổi của lãi suất cho vay. Điều này dẫn tới với một sự giảm sâu hơn của lãi suất cho vay trong giai đoạn 2012-2014 thì chỉ nhận được một sự tăng nhẹ của quy mô tín dụng. Do đó tổng mức thu nhập lãi mà ACB nhận được trong giai đoạn này liên tục có xu hướng giảm.

Về chi phí lãi mà ACB phải chi trả trong giai đoạn 2012-2014, bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, lãi trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi cùng một số khoản chi phí khác từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm liên tiếp qua các năm có thể đánh giá là dấu hiệu tốt cho quá trình quản trị chi phí trong hoạt động kinh doanh của ACB. Năm 2014, chi phí giảm 41,17% so với năm 2012 và giảm 17,39% so với năm 2013. Cùng với sự giảm xuống của quy mô tiền vay và huy động từ phát hành GTCG tất yếu là sự giảm xuống của chi phí lãi trả cho các khoản vay và phát hành GTCG. Tuy nhiên riêng đối với các khoản huy động tiền gửi, khi phân tích quy mô, tỷ trọng tiền gửi liên tục tăng qua 3 năm, trong khi đó chi phí lãi mà ACB phải chi trả cho các khoản chi phí lãi này lại có xu hướng giảm đi. Điều này chủ yếu xuất phát từ đặc điểm khách quan từ nền kinh tế, tâm lý của người gửi tiền và định hướng điều chỉnh. Trong giai đoạn này, lạm phát đang ở mức khá thấp, nên ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã có định hướng điều hành cho lộ trình giảm lãi suất tiền gửi, do đó người dân đã có một thời gian tương đối dài chuẩn bị trước tâm lý với diễn biến hạ lãi suất liên tục của các NHTM trong giai đoạn 2012-2014. Bên cạnh đó, những thị trường đầu tư được người dân ưa chuộng trong giai đoạn trước như: bất động sản, chứng khoán, vàng lại đang ở giai đoạn khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hầu hết người dân đều lựa chọn kênh đầu tư tiền gửi là chủ yếu.

Cùng với sự giảm xuống của chi phí lãi thì thu nhập lãi lại có xu hướng giảm mạnh hơn do đó chênh lệch thu nhập lãi và chi phí lãi- khoản thu nhập lãi thuần mà ACB nhận được vẫn có xu hướng giảm xuống. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến xu hướng biến động của tỷ lệ thu nhập lãi ròng của ACB.

Như đã biết, tỉ lệ thu nhập lãi ròng là tỉ số giữa chênh lệch thu nhập lãi và chi phí lãi với tài sản sinh lời bình quân phản ánh khả năng tạo ra thu nhập lãi từ tài sản sinh lời. Thông qua bảng 2.5, có thể thấy về xu hướng chung thì tỉ lệ thu lãi cận biên của ACB có xu hướng giảm đi trong năm 2013, 2014 so với năm 2012. Năm 2013, hệ số NIM giảm tới 0,37 điểm so với năm 2012, và năm 2014, có hệ số này có tăng nhẹ 0,07 điểm, tuy nhiên nếu so với năm 2012 thì hệ số này vẫn có xu hướng giảm đi. Nếu nhìn vào tác động của 2 thành phần trong tỷ lệ thì có thể thấy sự giảm đi của tỉ lệ thu lãi cận biên chủ yếu do sự giảm đi của thu nhập lãi ròng về cơ bản là lớn hơn so với sự thu hẹp của quy mô tài sản sinh lời, hay sự thay đổi của thu nhập lãi ròng co giãn hơn trước sự thay đổi của quy mô tài sản sinh lời.

Nhìn vào biểu đồ 3 dưới đây thể hiện tỉ lệ thu lãi cận biên của một số ngân hàng trong hệ thống qua các năm, thì có thể thấy, ACB là một trong số những ngân hàng có hệ số NIM ở mức thấp. Điều này chủ yếu xuất phát từ sự tăng trưởng ì ạch của tín dụng do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh chưa khởi sắc, cầu về vốn yếu.

Biểu đồ 2.5: Hệ số NIM của một số ngân hàng giai đoạn 2012-2014(%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của một số NHTMCP)

Đánh giá ảnh hưởng sự thay đổi trong chênh lệch lãi suất huy động và cho vay là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự giảm đi của hệ số NIM. Quan sát biểu đồ 2.4, phản ánh lãi suất tiền gửi và cho vay trung bình tại Việt Nam giai đoạn 2012- 2014, ta có thể thấy, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay trung bình ngày càng có xu hướng giảm xuống. Trong đó lãi suất cho vay giảm mạnh hơn lãi suất huy động đã dẫn tới biên lãi suất có xu hướng thu hẹp. Việc các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động và cho vay là do tình hình nền kinh tế khó khăn, tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng, mà biểu hiện cụ thể nhất ở việc tín dụng tăng trưởng chậm, định hướng từ phía NHNN là giảm lãi suất cho vay, để doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận được với vốn của ngân hàng. Để có thể giảm được lãi suất cho vay, việc giảm lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng hiện nay có thể nói là một bước đi hợp lý. Vì trong 3 năm trở lại đây, lạm phát ở mức khá thấp, vốn của ngân hàng khá ổn định, kênh gửi tiền vẫn là một trong những lựa chọn tối ưu của khách hàng, do đó việc giảm lãi suất tiền gửi, vừa có thể giảm bớt chi phí huy động cho ngân hàng, lại vừa tạo điều kiện để ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay. Năm 2014, theo đánh giá từ NHNN thì mức chênh lệch lãi suất chỉ khoảng 2-3%.

Biểu đồ 2.6:Lãi suất tiền gửi và cho vay trung bình tại Việt Nam giai đoạn 2012- 2014(%)

Bên cạnh nguyên nhân đến từ thu hẹp chênh lệch lãi suất huy động và cho vay thì hệ số NIM của ACB giảm còn do việc quản lý tài sản có sinh lời chưa được hiệu quả. Điều này là do việc cho vay dễ dãi trong thời gian trước khiến cho nợ xấu tiềm ẩn lớn, trong khi tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, thị trường bất động sản đóng băng, tổng cầu yếu, khiến các doanh nghiệp hoạt động khó khăn, mất khả năng trả nợ.

Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên(NNIM):

Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên là tỷ lệ giữa chênh lệch thu nhập ngoài lãi và chi phí ngoài lãi và tài sản sinh lời bình quân. Trong đó thu nhập ngoài lãi của ngân hàng chủ yếu đến từ thu phí từ các dịch vụ, còn chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu chủ yếu gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng.

Bảng 2.5: Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của ACB giai đoạn 2012-2014(%)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập ngoài lãi thuần (triệu

đồng) (5.828.252) (3.530.253) (3.550.232)

Tài sản có sinh lời bình quân (triệu đồng)

219.405.093 164.870.287 168.155.780

Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cận

biên(%) (2.66) (2.14) (2.11)

(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP Á Châu)

Nhìn chung, tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên các năm đều ở mức âm, tức là thu nhập ngoài lãi, mà chủ yếu là thu phí dịch vụ, không đủ để bù đắp những khoản chi phí

phi lãi ngân hàng phải bỏ ra. Tuy nhiên mức âm đang có xu hướng cải thiện dần qua các năm.

Trong 3 năm thì năm 2012, tỉ lệ này ở mức thấp nhất, - 2,66 %. Năm 2012, hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán kinh doanh, và góp vốn, mua cổ phần đều có lãi, trong khi đó hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại tạo ra những khoản lỗ sâu cho ngân hàng, kéo thu nhập ngoài lãi âm hơn 1000 tỷ đồng. Sang năm 2013, 2014, tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên có sự cải thiện đáng kể. Năm 2013, tỉ lệ này đã thoát khỏi mức âm và còn tăng khá cao. Năm 2014, tỉ lệ này tiếp tục tăng nhẹ 0,11 điểm phần trăm.

Năm 2012, hoạt động dịch vụ thu về 702.567 triệu đồng, tuy có giảm nhẹ so với những năm trước, nhưng vẫn là một kết quả đáng ghi nhận, kết quả này là nhờ có việc ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, phát triển nhiều loại thẻ tiện ích, mở thêm 16 phòng giao dịch và chi nhánh trong năm và đầu tư hơn 8 tỷ đồng vào nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, bên cạnh đó ACB còn đầu tư mở trung tâm đào tạo quy mô, tăng cường đào tạo và cập nhật công nghệ mới cho đội ngũ nhân viên, nhờ đó khách hàng rất tin tưởng vào chất lượng dịch vụ mà ACB cung cấp, biểu hiện cụ thể ở kết quả mà hoạt động này đem lại. Tuy nhiên, đến năm 2013, thì thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ có xu hướng giảm nhẹ, là do sự giảm nhẹ của thu nhập từ hoạt động dịch vụ, mà nguyên nhân từ việc hoạt động kinh tế không có nhiều khởi sắc, doanh số giao dịch ngân hàng giảm, và sự tăng nhẹ 6% trong chi phí dịch vụ, nguyên nhân từ việc ngân hàng tiếp tục đầu tư thêm vào hiện đại hóa trang thiết bị văn phòng và trụ sở, ngoài ra ngân hàng còn đầu tư mua thêm quyền sử dụng. Đến năm 2014, ACB có sự đầu tư mạnh tay hơn, chi gần 200 tỷ đồng vào cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật. Cùng với sự đầu tư đó, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ cũng đã tăng trở lại.

Trong giai đoạn 2012-2014, ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vào 2 công ty liên kết: Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ ACB và Công ty cổ phần kim hoàn ACB-SJC với tỷ lệ góp vốn 10%, hoạt động đầu tư góp vốn vẫn có hiệu quả kinh doanh nhất định, khi đem về cho ngân hàng mức thu nhập nhất định qua các năm.

Khi đi vào tìm hiểu nguyên nhân của khoản lỗ lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, nhận thấy rằng, vào thời điểm trước

năm 2012, các ngân hàng, bao gồm cả ACB đều được phép huy động và cho vay bằng vàng. Điều này dẫn tới thị trường vàng biến động bất ổn và tình trạng vàng hóa ngày càng gia tăng. Xuất phát từ nguyên nhân đó, cùng tác động của biến cố tháng 8/2012 của ACB gây trấn động toàn hệ thống, ngày 26/10/2012, NHNN đã có văn bản số 7019/NHNN-QLNH yêu cầu toàn bộ các TCTD còn số dư huy động và cho vay vốn vàng thực hiện chấm dứt huy động vốn bằng vàng theo quy định tại thông tư 12/2012/TT-NHNN, và ACB được yêu cầu tất toán đầu tiên. Trước đó, ACB là một trong những ngân hàng huy động vàng lớn nhất toàn hệ thống. Tính riêng năm 2011, số dư huy động bằng vàng của ACB lên tới gần 6000 tỷ đồng. Thời điểm những năm trước, lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng liên tục treo ở mức cao, ngân hàng đã chuyển hầu hết số vàng của khách hàng sang VND để cho vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời. Phần vàng đó được ngân hàng mua bảo hiểm bằng USD tại nước ngoài, nhưng do năm 2012, các ngân hàng không được phép nhập vàng thế giới (có mức giá rẻ hơn mức giá tại Việt Nam từ 2-3 triệu đồng/lượng), mà dự trữ vàng của không chỉ ACB cũng như nhiều ngân hàng khác đều không đủ để có thể tất toán số dư tiền gửi bằng vàng tại ngân hàng, do đó để có thể chấp hành đúng theo yêu cầu tất toán vàng từ phía NHNN, ACB đã phải gấp rút mua vàng trong nước với giá cao hơn thế giới để bù đắp và tất toán xong trạng thái vàng.

Năm 2012, tuy ACB đã lỗ hơn 1800 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, nhưng cũng cho thấy những nỗ lực của ngân hàng trong việc chấp hành đúng yêu cầu của NHNN, đảm bảo uy tín và sự chấn chỉnh trong hoạt động kể từ sau sự cố mới xảy ra. Sang đến năm 2013, ACB đã không còn phải gồng mình để chống đỡ những thiệt hại do hoạt động kinh doanh vàng gây ra. Để hoàn thành việc tất toán trạng thái vàng, ACB vẫn phải mua thêm vàng giá cao từ phía NHNN, tuy nhiên mức lỗ đã thu hẹp đi rất nhiều, chỉ còn lỗ hơn 70 tỷ đồng. Đến năm 2014, đánh dấu lãi trở lại của hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng , đạt hơn 180 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào sự tăng lên của thu nhập ngoài lãi.

Năm 2012, Thu nhập ngoài lãi thuần ghi nhận mức âm sâu gần 6000 tỷ đồng. Nếu nhìn vào các khoản mục chi phí phi lãi thì nhận thấy chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất và quy mô chi cũng rất lớn tới 4.270.661 triệu đồng. Khi tìm hiểu thì nhận thấy, chi phí hoạt động chủ yếu là các khoản chi cho nhân viên và chi cho

quảng cáo, khuyến mãi và các hoạt động quản lý công cụ khác. Trong năm 2012, ACB tuyển mới 1662 nhân viên, và cùng với đó, ACB đã phải chi thêm tới 238.731 triệu đồng quỹ lương và trợ cấp nhân viên. Năm 2012, thời điểm trước khi xảy ra biến cố, cùng với việc mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh theo lộ trình từ 2011, ACB đã đầu tư tới 1.286.288 triệu đồng cho quảng cáo, khuyến mãi và các hoạt động quản lý công cụ khác, tăng gấp đôi so với năm trước. Đến năm 2013, 2014, kể từ sau những biến cố phát sinh năm 2012, đã gây ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ cho hoạt động của ngân hàng, lại đang phải kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém, cũng giống như lựa chọn của nhiều ngân hàng khác, ban lãnh đạo ACB đã phải có những định hướng và kế hoạch để cắt giảm mạnh chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Và chi phí nhân viên là khoản chi đầu tiên mà ACB quyết định cắt giảm. Trong năm 2013, ACB đã cắt giảm 1144 nhân viên, giảm 325.866 triệu đồng tổng các khoản chi phí cho nhân viên. Đến năm 2014, tiếp tục giảm 165 nhân viên, giảm hoạt động chi phí xuống mức 1.741.258 triệu đồng.

Một trong những khoản chi phí phi lãi đáng quan tâm khác, đó là khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dung. Khoản chi phí này có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2012 là 521.391 triệu đồng, năm 2013, mức trích lập dự phòng rủi ro là 854.630 triệu đồng, đến năm 2014, tăng gâp 1,87 lần so với năm 2012, ở mức 977.289 triệu đồng. Biến động tăng lên của DPRR qua các năm chủ yếu xuất phát từ những hậu quả từ biến cố năm 2012. Năm 2012, ACB có một khoản tiền gửi có kỳ hạn 718.908 triệu đồng mà ACB ủy thác cho nhân viên gửi tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w