Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu Viêt Nam:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 56)

Viêt Nam:

2.3.1. Thành tựu:

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, tổng vốn huy động từ các nguồn của ACB từ nền kinh tế tăng trưởng ở mức ổn định. Trong tổng vốn huy động từ các nguồn, đáng chú ý nhất vất là nguồn vốn huy động(vốn tiền gửi) có quy mô mở rộng liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu vốn của ACB. Có được kết quả trên là do, ACB đã có những định hướng đúng đắn, linh hoạt trong việc điều hành lãi suất để phù hợp với thị trường, luôn chú trọng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, sự tiện ích và tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, thực hiện tốt hơn các chính sách khách hàng với nhiều chương trình tiếp thị khuyến mại, qua đó nâng cao được niềm tin, uy tín và mức độ hài lòng của khách hàng. ACB tiếp tục phát triển một lượng khách hàng lớn trong năm, qua đó tiếp tục củng cố vị trí nằm trong Top5 ngân hàng có thị phần huy động vốn lớn nhất trong khối NHTMCP Việt Nam.

Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, hoạt động tín dụng cũng có sự tăng trưởng nhất định bình quân 3,9%. Đây không phải là mức tăng trưởng quá cao, tuy nhiên nếu xét trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế với tổng cầu yếu thì mức tăng trưởng này vẫn rất đáng được ghi nhận. Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng tín dụng, ngân hàng còn rất chú trọng đến chất lượng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu trong năm 2014 kiểm soát ở mức dưới 3%. Sau rất nhiều biến cố xảy ra trong hệ thống ngân hàng, mà nguyên nhân chính đến từ sự phát triển quá nóng của ngân hàng trong giai đoạn trước, đến giai đoạn này, không chỉ ACB mà hầu hết các ngân hàng đang hướng tới một sự phát triển về chất thay vì lượng với sự định hướng về chính sách tín dụng, chính sách rủi ro rất cụ thể và quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng rất kỹ lưỡng.

Khả năng sinh lời:

Khả năng sinh lời của ngân hàng được phân tích đánh giá dựa trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra thu nhâp, khả năng kiểm soát các loại chi phí, mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí trong quá trình tạo ra lợi nhuận.

Khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu liên tục cải thiện qua các năm. Biểu hiện cụ thể là hệ số ROA năm 2014 tăng 0,2 điểm % so với năm 2012. Cùng với sự tăng lên của ROA thì ROE cũng tăng lên từ 6,38% năm 2012 lên mức 7,64% năm 2014. Kết quả trên có được chủ yếu là nhờ việc ngân hàng đang kiểm soát tốt hơn

chi phí trong quá trình hoạt động, cả chi phí lãi và chi phí phi lãi đều được kiểm soát tốt. Nhờ có việc điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động vốn và lãi suất điều chuyển vốn tại ngân hàng, ngân hàng vừa đảm bảo huy động vốn tăng trưởng lại vừa kiểm soát chi phí lãi tốt hơn. Chi phí lãi năm 2014 giảm tới 52,6% so với năm 2012. Bên cạnh đó, chi phí phi lãi cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn, đặc biệt là chi phí từ hoạt động kinh doanh, ngoại hối.

An toàn hoạt động:

Bên cạnh vấn đề sinh lời thì vấn đề mà ACB rất quan tâm đó là đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Ở ACB, quản lý rủi ro là nhiệm cụ của toàn ngân hàng. Lãnh đạo ngân hàng từ Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành am hiểu bản chất của các loại rủi ro và nhận thức rõ tầm quan trọng của quản lý rủi ro. Quản trị rủi ro là một trong những cấu phần quan trong trong chương trình hành động của các khối đặc biệt là kinh doanh. Về cơ cấu tổ chức, hai khối chính đảm nhiệm chuyên trách quản lý rủi ro ở ACB là Khối quản lý tín dụng và Khối quản lý rủi ro. Trong hoạt động của ngân hàng nói chung và của ACB nói riêng, rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, do đó việc quản lý rủi ro hoạt động đã được ACB rất chú trọng. Tập đoàn kiểm soát rủi ro tín dụng bằng việc áp dụng các hạn mức đối với các rủi ro liên quan đến từng khách hàng vay vốn hoặc nhóm khách hàng vay vốn theo đúng quy định NHNN.

Nhìn chung rủi ro tín dụng của ACB đang được kiểm soát rất tốt trong những năm gần đây. Biểu hiện cụ thể là ACB đã có những biện pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức 2,18%, dưới mức 3%. Không ngần ngại đến việc ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng, ACB đã liên tục sử dụng những khoản chi dự phòng lớn để xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn.

Qua ba năm, ngân hàng cũng đã củng cố khá tốt quy mô vốn tự có cấp I, qua đó tiếp tục duy trì được hệ số an toàn vốn ở mức cao, so với nhiều ngân hàng khác trong hệ thống và so với với mức quy định CAR tối thiểu 9% của NHNN trong thông tư 13.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w