Giải pháp nâng cao mức độ an toàn hoạt động:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 70)

Rủi ro tín dụng:

Như đã phân tích, cùng với mức đầu tư chủ yếu vào hoạt động tín dụng nên rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chính mà ngân hàng cần quan tâm. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tuy đã kiểm soát ở dưới mức 3%, nhưng việc xử lý vẫn còn nhiều phức tạp. Theo thời gian tới, theo mục tiêu phát triển của ngân hàng đòi hỏi dư nợ tín dụng tăng lên nhiều. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng ban hành nhiều loại hình cấp tín dụng có cả vay tín chấp, việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hết sức cần thiết.

Để hạn chế rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động, ngân hàng nên đảm bảo tính độc lập từ khâu tiếp nhận hồ sơ xin vay đến khâu thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay. Đầu ra của bộ phận này là đầu vào của bộ phận kia nên mỗi bộ phận phải chịu trách nhiệm nhằm đảm bảo được chất lượng kết quả. Do việc phân cấp phân quyền không rõ ràng ở các cấp quản lý trong vấn đề xét duyệt hồ sơ vay có thể dẫn đến tình trạng hồ sơ vay tập trung ở cấp quản lý cao nhất sẽ gánh nặng quá nhiều rủi ro, khi đó các cấp trung gian sẽ không chịu trách nhiệm nên không quan tâm đến rủi

ro. Chính vì vậy, ngân hàng cần tăng trưởng việc phân cấp trong xét duyệt tín dụng, xác định rõ vai trò và trách nhiệm từng cấp bậc. Tất cả các hồ sơ vượt hạn mức đều phải thông qua Hội đồng tín dụng quyết định. Hội đồng này phải làm việc thường xuyên, sắp xếp định kỳ trong tuần sẽ xét duyệt hồ sơ đó. Ngân hàng có cấp tín dụng cho khách hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ uy tín của khách hàng. Do đó để hạn chế rủi ro tín dụng thì ngân hàng cần coi trọng vấn đề thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chứ không phải quan trọng tài sản đảm bảo. Do vạy, để giải quyết vốn vay cho khách hàng thì ngân hàng cần thiết phải phân tích hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn và khả năng trả nợ cảu khách hàng thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, có thể áp dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh để xác định tốc độ tăng trưởng hay giảm sút trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để từ đó có quyết định cho vay phù hợp.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để tiến hành đánh giá, xếp loại khách hàng theo mức độ rủi ro khác nhau tùy quá trình thẩm định. Việc xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng quy chuẩn, vừa đảm bảo sự làm việc khách quan của cán bộ thẩm định, vừa giúp họ có thang đo rõ ràng cho quá trình đánh giá thẩm định khách hàng. Từ đó ngân hàng có thể giải quyết hồ sơ vay một cách hợp lý nhằm hạn chế tối đa mức rủi ro hoặc có thể kiểm soát được mức độ rủi ro đó. Hiện nay đối tượng khách hàng của ngân hàng là kinh tế cá thể, các sản phẩm tín dụng chưa nhiều chủ yếu tập trung ở các sản phẩm truyền thống nên mức độ tập trung rủi ro tín dụng sẽ cao. Như thế, ngân hàng nên nhanh chóng đa dạng hóa các danh mục cho vay, mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm phân tán rủi ro tín dụng đồng thời kích thích được tăng trưởng tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra.

Cơ chế, quy trình cấp tín dụng có thể đã được xây dựng tốt, nhưng nếu không được vận hành hiệu quả, thì rủi ro tín dụng sẽ vẫn rất khó để có thể kiểm soát. Do đó, ngân hàng cần hết sức quan tâm đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. Về mặt chuyên môn nghiệp vụ, ngân hàng cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên cho nhân viên để nâng cao năng lực, thẩm định. Tổ chức các buổi hoạt động nhóm, các buổi chia sẻ kinh nghiệm để giúp các nhân viên có thể tự học hỏi, nâng cao kỹ năng, tạo sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong công việc. Về mặt đạo đức nghề nghiệp, tổ chức các buổi định hướng về quan điểm

hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nhân viên cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ những người quản lý, do đó những cán bộ quản lý cần được trang bị kiến thức về quản lý rủi ro và phải là người có tư chất và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Rủi ro thanh khoản:

Ngoài rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản cũng là mỗi lo lớn của các NHTM Việt Nam. Rủi ro thanh khoản thường chủ yếu xuất phát từ việc các ngân hàng quá chạy đua tăng trưởng tín dụng, mở rộng mạng lưới quá nhanh so với nội tại của ngân hàng, khả năng quản lý chưa theo kịp với biến động nhanh chóng của thị trường. Bên cạnh đó công tác quản trị rủi ro thanh khoản ở nhiều ngân hàng cũng chưa được quan tâm và còn khá mới mẻ với nhà quản trị.

Đối với ACB, quản trị rủi ro thanh khoản được thực hiện khá tốt, với mức tỷ lệ an toàn vốn luôn được ACB duy trì ở mức cao so với quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% theo thông tư 13 của NHNN. Để tiếp tục kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản, ACB nên tiếp tục duy trì một mức vốn tự có hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng. ACB nên xây dựng phương án tăng vốn thông qua bổ sung vốn điều lệ hoặc trích lại lợi nhuận giữ lại. Đồng thời, áp dụng chiến lược cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ, bởi bất kì sự mất cân đối nào giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đều có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Ngoài ra, để đảm bảo khả năng thanh khoản, ACB cũng cần xây dựng được cơ chế chuyển vốn nội bộ hợp lý. Trong thời gian qua, ACB liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một lợi thế rất đáng kể so với các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài việc tính toán chi phí-lợi nhuận mang lại khi mở chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng phải tín đến việc luân chuyển các dòng vốn giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính như thế nào để đảm bảo thanh khoản cho cả hệ thống với chi phí thấp nhất. Muốn làm được điều này, cần có một nền tảng công nghệ ( hệ thống ngân hàng cốt lõi) hiện đại. Do vậy, không còn cách nào khác là ACB cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w