Đối với NHNN:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 75)

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đề án tái cơ cấu lại hệ thống NHTM theo hướng mở rộng hợp tác quốc tế và tham gia hội nhập tài chính quốc tế.

Tập trung xây dựng và ban hành các quy chế để quản lý tốt các hoạt động về dịch vụ ngân hàng điện tử, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, các tiêu chuẩn cơ bản về dữ liệu.

Xây dựng hệ thống thanh toán ngân hàng an toàn, hiệu quả và hiện tại ngang tầm với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ, gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ, nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường.

Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ, áp dụng mô hình kinh tế lượng và dự bào lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác.

Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.

Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Hiện đại hóa công nghệ thông tin phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế.

Kết luận chương III

Trong chương 3, khóa luận đã đưa ra những mục tiêu, định hướng mà ngân hàng phải đạt được trong thời gian từ nay đến năm 2015. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, khóa luận tiến hành phân tích khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của ACB. Bên cạnh đó, luận văn dựa vào những tồn tại khi phân tích hiệu quả hoạt động ở chương 2 để đưa ra những giải pháp cơ bản ngân hàng phải thực hiện trong giai đoạn nay đến năm 2015. Trong quá trình triển khai các giải pháp đòi hỏi ban điều hành luôn có nhận thức đúng đắn thực trạng hoạt động của ngân hàng và có những dự báo chính xác những diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ để vận dụng các giải pháp một cách tối ưu nhất nhằm đưa ACB sớm trở thành một ngân hàng vững mạnh trong hệ thống NHTM Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các NHTM trong khu vực.

KẾT LUẬN

Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng được thể hiện qua nhóm các chỉ tiêu đánh giá về năng lực hoạt động, năng lực tài chính và khă năng đảm bảo an toàn hoạt động.

Thông qua phân tích số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu Việt Nam giai đoạn năm 2012-2014, khóa luận rút ra được một số nhận xét sau:

Giai đoạn 2012-2014, có thể nói là giai đoạn khó khăn nhất của ACB kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Sự khó khăn này thực sự tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, và cũng đã giúp cho ngân hàng nhìn nhận rõ nét về những mặt đã làm được cũng như những hạn chế của ngân hàng mình.

Về cơ bản, hoạt động huy động vốn được ngân hàng thực hiện khá tốt với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2014 là 8,51%, ACB khá chủ động về nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tiền gửi với tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu vốn huy động. Hoạt động huy động vốn đã góp phần củng cố nền tảng cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, nói về hoạt động kinh doanh, xuất phát từ những khó khăn khách quan đến từ tổng cầu nền kinh tế yếu, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn phục hồi chậm, và những khó khăn chủ quan đến từ biến cố mà ACB phải đối

mặt năm 2012, dẫn tới tuy rằng hoạt động tín dụng có khởi sắc với mức tăng trưởng 8,62% nhưng về cơ bản vẫn còn rất khó khăn. Khắc phục những khó khăn hiện tại, ACB cũng đã có những kết quả tích cực từ quá trình kinh doanh, với mức lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, đồng thời, chi phí trong ngân hàng cũng dần được ACB kiểm soát tốt hơn. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận thì mục tiêu an toàn hoạt động cũng được ACB rất quan tâm đảm bảo, cụ thể, ACB luôn chủ động trích lập DPRR tín dụng, đồng thời kiểm soát rủi ro tín dụng xuống mức 2,18%, dưới 3% trong năm 2014. ACB cũng luôn đảm bảo khả năng thanh khoản và mức độ an toàn vốn ở mức cao.

Từ những đánh giá, nhận xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu Việt Nam, bao gồm nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính, nâng cao mức độ an toàn hoạt động, đồng thời kết hợp với nhóm giải pháp bổ trợ.

Thị trường tài chính ngân hàng tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc thu hút và giữ khách hàng đang bước vào một giai đoạn khốc liệt. Để tiếp tục khẳng định vị trí là 1 trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam, ACB vẫn đang không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua định hướng phát triển đúng đắn và vận dụng các giải pháp một cách linh hoạt, khoa học, đồng bộ.

Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam(2012-2014), Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán.

Học viện Ngân hàng(2014), Tài liệu học tập Lập và Phân tích BCTC NHTM. Trang web của NHNN và các ngân hàng khác.

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w