Giải pháp bổ trợ:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 72)

Những bất cập trong quản trị điều hành xuất phát từ cơ cấu tổ chức cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Năm 2012, biến cố xảy ra tại ACB đã tạo ra những sự thay động khá lớn trong đội ngũ quản trị điều hành, điều này phần nào cũng gây ra những ảnh hưởng đến cách thức điều hành tổ chức kinh doanh trong ngân hàng. Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ổn định, có năng lực và tầm nhìn trong hoạch định chiến lược sẽ là điều kiện rất tốt để phát triển hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và bền vững.

- Xây dựng cơ chế kinh doanh hữu hiệu:

+ Thứ nhất, cần có cơ chế quyết sách kinh doanh: Trong nội bộ từng chi nhánh của ACB thực hiện hạch toán độc lập một cách tương đối nên chừng mực nào đó được độc lập trong quyết định kinh doanh để phát huy quyền tự chủ của mình. Các quyết sách kinh doanh vừa phải thể hiện ý chí chủ đạo kinh doanh tập trung cao độ, vừa phát huy được quyền chủ động sáng tạo và tính tự chịu trách nhiệm trong quyết sách kinh doanh của từng cấp, đồng thời định hướng kinh doanh cho thời gian dài kết hợp cụ thể hóa từng thời kỳ ngắn hạn. Quyết sách đúng đắn và phát huy hiệu quả cao, phải thể hiện sự kết hợp trí tuệ của tập thể với tính quyết đoán của người giám đốc, điều hành để thống nhất thực hiện.

+ Thứ hai, có cơ chế ràng buộc: Cơ chế ràng buộc được hiểu là việc gắn trách nhiệm với quyền hạn. Những người có quyền quyết sách sẽ được phân định rõ quyền hạn, và gắn với quyền hạn đó, họ sẽ phải chịu trách nhiệm nhất định cho những rủi ro và tổn thất gây ra bởi hành động của họ. Tất cả các NHTM khi hoạt động đều có rủi ro, nhất là tín dụng, ngân hàng sẽ bị tăng rủi ro rất lớn nếu không có những quy định trách nhiệm rõ ràng của từng cấp xem xét giải quyết cho vay. Để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động ngân hàng, ACB phải xây dựng quy trình nghiệp vụ trong cho vay, huy động vốn, dịch vụ,…trong đó quy định rất cụ thể trách nhiệm của từng người đối với từng mặt nghiệp vụ của ngân hàng. - Xây dựng hệ thống có khả năng phân tích và đánh giá mối quan hệ khách hàng. - Xây dựng hệ thống tự động hóa tối đa khả năng kiểm tra, kiểm soát bằng hệ thống máy vi tính.

- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh.

Hai là, thường xuyên cập nhật và hiện đại hóa công nghệ, thông tin.

Khi mà xã hội ngày càng phát triển thì công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống cũng như công việc của con người. Trong cuộc cách mạng công nghệ, ngành ngân hàng là một trong những ngành nghề kinh tế luôn đòi hỏi sự cập nhật thường xuyên những ứng dụng mới trong công nghệ thông tin. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ rất nhiều ngân hàng mạnh khác trong hệ thống, đòi hỏi ACB cần phải tạo ra lợi thế trong cạnh tranh thông qua việc đổi mới, cải cách công nghệ gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin. ACB cần thực hiện thông qua những cách cụ thể như:

- Đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa ngân hàng (cả phần cứng và phần mềm) ở hội sở chính và các chi nhánh một cách đồng bộ, đảm bảo sự kết nối thông tin, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử tiên tiến và triển khai các giao dịch ngân hàng từ xa qua Internet, điện thoại, máy tính cá nhân.

- Dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại để xây dựng những sản phẩm mới tiện ích như: phát triển tiện ích mới của ATM, phát triển quản lý tài sản thông qua Internet hoặc điện thoại,…

- Tăng cường công tác đào tạo, cập nhật những công nghệ mới ứng dụng đến toàn bộ cán bộ nhân viên để tăng hiệu quả sử dụng các ứng dung công nghệ.

Từ những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu thông qua phân tích BCTC (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w