Hoạt động kinh doanh của tập đoàn bao gồm việc chấp nhận rủi ro có xác định mục tiêu cụ thể và quản lý rủi ro một cách chuyên nghiệp. Các bộ phận quản lý rủi ro nòng cốt của Tập đoàn sẽ xác định mọi rủi ro trọng yếu đối với tập đoàn, đo lường quản lý rủi ro và quyết định phân bổ vốn. Tập đoàn thường xuyên rà soát các chính sách và hệ thống quản lý rủi ro của Tập đoàn nhằm phản ánh những thay đổi về thị trường, sản phẩm và thông lệ thị trường tốt nhất. Hoạt động quản trị rủi ro tại ACB được giao cho Khối Quản trị rủi ro thực hiện theo các chính sách được Hội đồng quản trị phê duyệt. Khối này sẽ xác định, kiểm soát phòng ngừa các rủi ro tài chính với sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị hoạt động của tập đoàn. Các loại rủi ro tài chính mà Tập đoàn phải chịu bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, và rủi ro lãi suất.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro mất mát về tài chính khi các khách hàng và các bên đối tác của Tập đoàn không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đối với Tập đoàn. Rủi ro tín dụng phát sinh từ hoạt động cho vay và bảo lãnh dưới nhiều hình thức. Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Do đó Ban lãnh đạo quản lý rủi ro tín dụng một cách rất thận trọng.
Việc đánh giá rủi ro tín dụng thực hiện trên cơ sở xem xét hai chỉ tiêu cơ bản: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí DPRR/Tổng dư nợ tín dụng.
• Tỷ lệ nợ xấu:
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nợ xấu 2.570.970 3.242.869 2.533.248
Tổng dư nợ tín
dụng 102.814.848 107.190.021 116.324.055
Tỷ lệ nợ xấu 2,50% 3,03% 2,18%
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP Á Châu)
Thông qua bảng 15, trình bày tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2012-2014, có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ xấu diễn biến khá phức tạp. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên mức 3,03%, cao hơn 0,53 điểm phần trăm so với năm 2012. Sau đó đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu lại giảm mạnh xuống mức 2,18%, thấp hơn tỷ lệ này trong năm 2012.
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2012-2014: (Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP Á Châu )
Năm 2013, trong khi dư nợ tín dụng chỉ tăng 4,25% so với năm 2012, thì nợ xấu tăng tới 26,13% , tức là cùng với sự mở rộng nhỏ trong dư nợ cho vay thì nợ xấu lại có xu hướng tăng nhanh hơn. Sự tăng mạnh của tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013, xuất phát từ sự tăng lên của nợ có khả năng mất vốn. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với hoạt động của ngân hàng. Như đã biết thì nợ xấu là những khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Năm 2013, nợ có khả năng mất vốn chiếm 44,75% cơ cấu nợ xấu, thì đến năm 2013, nợ có khả năng mất vốn tăng tới 84,5% so với năm 2012, đẩy tỷ trọng nợ nhóm 5 lên mức 65,5% trong cơ cấu nợ xấu. Sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu đang trong năm 2013 cho thấy chất lượng tín dụng có sự suy giảm, có nghĩa là hoạt động tín dụng đang tiềm ẩn rủi ro nhiều hơn.
Tuy nhiên sang năm 2014, tỷ lệ nợ xấu lại có sự cải thiện tích cực trông thấy. Cụ thể, sang năm 2014, cùng với sự mở rộng quy mô cho vay, từ 107.190.021 triệu đồng năm 2013, tăng 8,52% , lên mức 116.324.055 triệu đồng, thì quy mô nợ xấu lại thu hẹp đáng kể, giảm 28%, tương đương với mức giảm 709.621 triệu đồng. Nợ xấu của ACB năm 2014 giảm chủ yếu do nợi có khả năng mất vốn giảm mạnh từ mức 2.122.533 triệu đồng xuống 1.795.905 triệu đồng. Nợ nhóm 5 giảm mạnh nguyên nhân chính là do năm 2014, ACB đã mạnh tay sử dụng dự phòng tín dụng. Nếu như trong chính tháng đầu năm 2014, ACB mới chủ sử dụng khoảng 150 tỷ đồng dự phòng thì tổng kết cả năm, số dự phòng ACB sử dụng đã lên đến gần 500
tỷ đồng, cao hơn 80 tỷ đồng so với năm ngoái. Việc ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu, qua đó giảm được tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 3% cũng cho thấy những nỗ lực của ngân hàng trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu.
• Tỷ lệ Chi phí DPRR/Tổng dư nợ tín dụng bình quân:
Bảng 2.15: Tỷ lệ chi phí DPRR/Tổng dư nợ tín dụng bình quân của ACB giai đoạn 2012-2014(%)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chi phí DPRR(triệu đồng) 521.391 854.630 977.289
Tổng dư nợ tín dụng bình
quân(triệu đồng) 102.812.002 105.002.434 111.757.038 Tỷ lệ chi phí DPRR/Tổng dư nợ tín
dụng bình quân(%) 0,51 0,81 0,87
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP Á Châu)
Tỷ lệ chi phí DPRR mà ACB trích lập mỗi năm không ngừng tăng lên. Nếu so sánh với nhiều ngân hàng cùng quy mô khác thì ACB thuộc nhóm những ngân hàng trích lập DPRR nhiều nhất. Năm 2013, mức trích lập trong năm là 854.603 triệu đồng, tăng gần 70% so với mức trích lập DPRR năm 2012. Đến năm 2014, mức trích lập là 977.289 triệu đồng, tăng 14,4% so với năm 2013 và tăng 87% so với năm 2012. Sự tăng mạnh của mức chi phí DPRR mà ngân hàng trích mỗi năm là nguyên do cơ bản của sự tăng lên của tỷ lệ chi phí DPRR/Tổng dư nợ tín dụng bình quân liên tục qua các năm.
Việc ACB tăng cường trích lập DPRR được lý giải là do sự thay đổi trong quy định phân loại nợ, từ 1/6/2014 theo tinh thần Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, theo đó kể từ 1/6 thì các ngân hàng sẽ phải gọi tên đúng nợ xấu, các khoản nợ trước đây không bị coi là rủi ro như tiền gửi quá hạn tại ngân hàng khác, các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp mà không thể đáo hạn cũng bị coi là “xấu”. Và để chuẩn bị trước cho những điều chỉnh mới cho cách phân loại nợ theo cơ chế chặt chẽ hơn, thì không chỉ ACB mà hầu hết các ngân hàng đều trích lập sớm để tránh dồn cục khi thời điểm quy định bắt buộc vào năm 2015. Một lý do khác lại đến từ chính hiệu quả hoạt động chưa cao của VAMC. VAMC mới được thành lập tháng 7/2013, thời điểm đầu thành lập, việc VAMC dồn dập mua nợ xấu của các TCTD, trong đó có cả ACB, phần nào khiến các ngân hàng
yên tâm hơn vào hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên đến năm 2014, việc mua nợ xấu của VAMC chững lại. So với con số nợ xấu của toàn hệ thống thì số nợ xấu mà VAMC mua thực sự không thấm vào đâu. Điều này khiến cho ACB, cũng như nhiều ngân hàng khác buộc phải tự bỏ tiền túi ra để xử lý.
Nhìn chung, việc tỷ lệ chi phí DPRR/Tổng số dư bình quân tăng lên qua các năm có thể thấy là cần thiết và là một dấu hiệu tích cực, cho thấy mức độ chủ động trong lường trước rủi ro tín dụng trong hoạt động. Sự chủ động này sẽ giúp ngân hàng ứng phó tốt hơn khi rủi ro xảy đến, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản:
Có rất nhiều phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, hiện nay các nhà quản trị ngân hàng đều có xu hướng sử dụng phương pháp đơn giản, có tính khả thi cao, đó là sử dụng các chỉ số để phân tích. Từ đó, nhà quản trị có thể xác định được khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các NHTM Việt Nam cũng như đánh giá xem trong thời gian qua, ngân hàng đã rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản hay chưa.
• Trạng thái ngân quỹ
Chỉ số trạng thái ngân quỹ phản ánh độ an toàn của ngân hàng thông qua việc dự phòng bao nhiêu khoản tài sản có tính thanh khoản cao là tiền mặt để tài trợ cho rủi ro thank khoản. Phần tử số trong công thức này bao gồm: Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD, phần mẫu số là tổng tài sản có.
Bảng 2.16: Chỉ số trạng thái ngân quỹ của ACB giai đoạn 2012-2014(%)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tiền và các khoản tương
đương tiền (triệu đồng) 32.979.586 10.733.332 10.736.077 Tổng tài sản có (triệu đồng) 176.307.607 166.598.989 179.609.771
Trạng thái ngân quỹ (%) 18,71% 6,44% 5,98%
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP Á Châu)
Nhìn vào bảng 17, có thể thấy rằng, Tiền và các khoản tương đương tiền của ngân hàng có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2013, quy mô tiền gửi giảm 67,45%, tương đương với mức giảm 22.246.254 triệu đồng. Sau đó đến năm 2014, tiền và tương đương tiền có tăng nhẹ, tuy nhiên nếu so với năm 2012 vẫn thấp hơn
khá nhiều. Chính sự giảm mạnh của quy mô tiền gửi đã dẫn đến trạng thái ngân quỹ tụt giảm mạnh. Để tìm hiểu nguyên nhân và mức độ rủi ro thanh khoản của việc sụt giảm trạng thái ngân quỹ, trước tiên cần tìm hiểu sự thu hẹp quy mô tiền và các khoản tương đương tiền.
Trong quy mô tiền và các khoản tương đương tiền thì quy mô vàng giảm mạnh nhất. Từ 4.326.959 triệu đồng năm 2012 xuống còn 43.190 triệu đồng năm 2013. Điều này là do, trong năm 2012, sau cuộc khủng hoảng tại ACB, NHNN tiếp tục yêu cầu ngân hàng này phải thực hiện việc tất toán trạng thái vàng. Để có thể thực hiện được việc này, ACB đã phải sử dụng gần như toàn bộ số vàng hiện có tại ngân hàng để thanh toán cho khách hàng, không những vậy ACB còn phải mua thêm từ thị trường để đáp ứng đủ nhu cầu.
Đến năm 2013, 2014, trạng thái ngân quỹ mà ACB duy trì ở mức khá thấp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ACB sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời.
So với nhiều ngân hàng khác tương đương về quy mô trong hệ thống, thì tỷ lệ trạng thái ngân quỹ của ACB cũng có phần thấp hơn. Nhìn chung bên cạnh việc đầu tư vào các tài sản có tính sinh lời để tìm kiếm lợi nhuận, thì ACB cũng nên chú trọng đầu tư hơn vào trạng thái ngân quỹ của ngân hàng để chủ động đảm bảo cho khả năng thanh khoản.
Biểu đồ 2.12: Trạng thái ngân quỹ của một số ngân hàng giai đoạn 2012-2014(%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của một số NHTMCP ) • Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn:
Bảng 2.17: Tỷ lệ sử dung vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của ACB giai đoạn 2012-2014(%)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nguồn vốn trung, dài hạn 7.644.031 9.651.036 7.394.905
Tổng dư nợ trung, dài hạn 46.936.743 50.352.028 57.755.582
Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn 83,71% 80,83% 87,20%
Nhìn vào bảng 18, cho thấy, chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cho vay trung và dài hạn là rất lớn. Qua 3 năm, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn giao động quanh mức cao trên 80%, trong khi đó, theo quy định của NHNN thì tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tối đa là 60%. Thực trạng của ACB hiện nay , vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn, trung bình trên 80% là vốn ngắn hạn. Điều này xuất phát chủ yếu từ sự không ưa thích kỳ hạn dài của người gửi tiền, thông thường họ thích gửi trong kỳ hạn ngắn để có thể linh hoạt điều chỉnh khi lãi suất tiền gửi có biến động. Trong khi đó, có tới trên 45% vốn của ACB được sử dụng để cho vay dài hạn. Điều này dẫn tới nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn. Xét về mặt lợi ích, việc lấy vốn ngắn để cho vay dài sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí, gia tăng được lợi nhuận kinh doanh. Nhưng nếu xét về mặt an toàn hoạt động, tình trạng này diễn biến thường xuyên qua các năm, có thể tiềm ẩn rủi ro thanh khoản lớn cho ngân hàng. Trong bối cảnh hoạt động của thị trường còn diễn biến phức tạp, hoạt động của ngân hàng vừa trải qua cơn khủng hoảng lớn, chỉ một biến động nhỏ hay một tin đồn thất thiệt có thể khiến người gửi tiền rút ồ ạt, khi đó khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể bị đe dọa.
Hệ số an toàn vốn:
Bảng 2.18: Hệ số an toàn vốn của ACB(%) giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Vốn tự có cấp 1 (triệu đồng) 10.999.492 11.080.207 11.253.791
Tài sản có rủi ro (triệu đồng) 81.357.189 75.581.221 79.814.121
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 13,52 % 14,66 % 14,10%
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP Á Châu)
Với mục tiêu phát triển an toàn, bền vững, ACB đã tập trung nỗ lực nâng cao và hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Thông qua việc xem xét CAR của ngân hàng qua 3 năm thì có thể thấy rằng, CAR của ngân hàng được cải thiện qua các năm, và so với mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% được NHNN quy định trong thông tư 13, thì luôn được ổn định ở mức cao hơn.
Cấu phần vốn tự có cấp I bào gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần trừ đi lợi thế thương mại và các khoản góp vốn mua cổ phần của TCTD khác.
Năm 2013, vốn tự có cấp I tăng 0.73%, tương đương với mức tăng thêm 80.715 triệu đồng so với năm 2012. Sau đó, năm 2014, vốn tự có cấp I tăng 1,57% so với năm 2013, và 2,3% so với năm 2012. Trong năm 2013, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ giảm 622.935 triệu đồng, nguyên nhân là do trong năm, ACB quyết định hoàn nhập số tiền này vào lợi nhuận chưa phân phối năm 2012 để mua cổ phiếu quỹ. Thực chất sự giảm đi của khoản mục quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không ảnh hưởng đến vốn tự có, mà chỉ làm thay đổi cơ cấu vốn tự có cấp I. Lợi nhuận không chia năm 2013 nếu trừ đi lợi nhuận không chia từ năm 2012, khoản lợi nhuận tạo ra trong năm 2013, khoản hoàn nhập từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ chuyển sang, sau khi chia cổ tức cho cổ đông và phân bổ vào các quỹ, thì có tăng 39.435 triệu đồng so với năm 2012. Đến năm 2014, vốn tự có cấp I tiếp tục được củng cố là nhờ khoản lợi nhuận 951.802 triệu đồng ngân hàng thu được trong năm từ quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả. Sự tăng lên của vốn tự có cấp I giúp ngân hàng ngày càng củng cố tốt hơn tấm đệm chống đỡ rủi ro của mình.
Tài sản có rủi ro của ACB năm 2014, tuy có tăng 4.232.900 triệu đồng so với năm 2013, tuy nhiên so với năm 2012 vẫn giảm 1.543.068 triệu đồng. Điều này cho thấy, về cơ bản, ACB đã có những sự điều chỉnh cụ thể trong cơ cấu tài sản, khẳng định rõ quan điểm điều hành hoạt động của ACB theo hướng an toàn và bền vững hơn. Khi so sánh hệ số CAR của ACB với một số ngân hàng cùng hệ thống trong 3 năm qua, có thể thấy ACB là một trong những ngân hàng luôn duy trì hệ số an toàn vốn ở mức khá cao.
Biểu đồ 2.13: Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng giai đoạn 2012-2014(%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của một số NHTMCP )