MỤC LỤCPhần 1. Giới thiệu chung Phần 2. Phát hành thư tín dụng nhập khẩu 2.1 Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng nhập khẩu2.2 Nguyên tắc phát hành LC nhập khẩu2.3 Hồ sơ và hình thức phát hành LC nhập khẩuPhần 3. Thực trạng quy trình thanh toán LC thực tế tại BIDV3.1 Quy trình thanh toán bộ chứng từ theo LC nhập khẩu 3.2 So sánh bộ chứng từ thực tế với UCP 600 và ISBP 745 (VD thực tế: Hồ sơ phương thức thanh toán LC nhập khẩu trả chậm)Kết luậnPHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG1.1 Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamTên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Ngân hàng TMCP ĐT PTVN)Tên giao dịch quốc tế: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAMTên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04.2220.55444 – 19009274 Fax: 04.2220.0399 – Email: Infobidv.com.vnĐược thành lập ngày 26041957, BIDV là Ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam.Tầm nhìn : Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam.Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàngLĩnh vực hoạt động kinh doanhNgân hàng: Là một Ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tiện ích.Bảo hiểm: Cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.Chứng khoán: Cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.Đầu tư tài chính: Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…1.2 Giới thiệu chung về Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ Khái niệmPhương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở LC), một ngân hàng (ngân hàng phát hành LC) phát hành một bức thư, theo đó NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho người hưởng khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định của LC.Bản chấtThanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán dựa trên cam kết thanh toán có điều kiện của Ngân hàng.Cam kết thanh toán có điều kiện đó là Thư tín dụng.Khái niệm LCThư tín dụng là một chứng thư, trong đó ngân hàng phát hành thư tín dụng cam kết trả tiền cho người hưởng nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng (Letter of credit – LC)Ưu điểm của phương thức thanh toán bằng LC so với phương thức thanh toán khác: Đối với nhà xuất khẩu: Được NHPH (không phải nhà nhập khẩu) bảo đảm thanh toán chắc chắc nếu xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp.Đối với nhà nhập khẩu: Được NHPH bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp.
Trang 11. Nguyễn Vân Anh (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thu Thảo
Trang 2NĂM HỌC: 2014 - 2015 MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần 1 Giới thiệu chung
Phần 2 Phát hành thư tín dụng nhập khẩu
(Quy tắc và thực hành của Ngân hàng thống nhất với UCP 600)
2.1 Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng nhập khẩu
2.2 Nguyên tắc phát hành L/C nhập khẩu
2.3 Hồ sơ và hình thức phát hành L/C nhập khẩu
Phần 3 Thực trạng quy trình thanh toán L/C thực tế tại BIDV
3.1 Quy trình thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu (trả ngay) 3.2 So sánh bộ chứng từ thực tế với UCP 600 và ISBP 745
(VD thực tế: Hồ sơ phương thức thanh toán L/C nhập khẩu trả ngay)
Kết luận
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ ngày gia nhập WTO, nền kinh tế nước ra đã chứng kiến những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ Hoạt động giao thương mở rộng khiến nhu cầu làm ăn với các công ty nước ngoài của doanh nghiệp trong nước tăng vọt, theo đó cũng mở ra một trang mới đầytriển vọng cho ngành Ngân hàng Thanh toán quốc tế từ đó phát triển như một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993 mà tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sau hơn 10 năm hoạt động đã đạt được rất nhiều thành quả, góp phần đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng Trong đóphải kể đến việc hệ thống và chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế Kể từ khi
áp dụng quy trình trên cơ sở ứng dụng công nghệ điện tử, hiệu quả kinh doanh của BIDV
đã được nâng cao rõ rệt: thời gian giao dịch giảm xuống, sai sót trong giao dịch giảm và giảm thiểu cả chi phí quản lý hoạt động Tuy nhiên, trước những biến đổi không ngừng của nền kinh tế trong nước và thế giới, các bộ Luật được ban hành và sửa đổi liên tục khiến các cán bộ ngành Ngân hàng đứng trước áp lực phải có những đổi mới nhằm cải tiến hiệu quả quy trình thanh toán
Trang 4PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(Ngân hàng TMCP ĐT & PTVN)
- Tên giao dịch quốc tế: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM
- Tên gọi tắt: BIDV
- Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 04.2220.55444 – 19009274
- Fax: 04.2220.0399 – Email: Info@bidv.com.vn
- Được thành lập ngày 26/04/1957, BIDV là Ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: Là một Ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tiện ích
- Bảo hiểm: Cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp
trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng
- Chứng khoán: Cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư
cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc
- Đầu tư tài chính: Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó
nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty
Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC),Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Nhân lực
- Hơn 18.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc
Trang 5- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác
Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tácSingapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
Công nghệ
- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ
số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm
2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010
Cam kết
- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất
lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành
công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về
cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức
Khách hàng
- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB…
Trang 6- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV
Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước
1.2 Giới thiệu chung về Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ
Khái niệm
- Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) phát hành một bức thư, theo đó NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho người hưởng khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định của L/C
điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng (Letter of credit – L/C)
Ưu điểm của phương thức thanh toán bằng L/C so với phương thức thanh toán
khác:
- Đối với nhà xuất khẩu: Được NHPH (không phải nhà nhập khẩu) bảo đảm thanh
toán chắc chắc nếu xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp
- Đối với nhà nhập khẩu: Được NHPH bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chưa
nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp
Trang 7Theo đề nghị của Giám đốc Tác nghiệp tài trợ thương mại và Giám đốc Ban pháp chế.
QUY ĐỊNH trong Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 3 Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo
4 Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành, số xuất bản 600 (UCP 600)
2.1 Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng nhập khẩu
- Nghiệp vụ phát hành L/C nhập khẩu là nghiệp vụ theo đó BIDV phát hành L/C theo đề nghị của khách hàng để cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi xuất trình chứng từ phù hợp Nghiệp vụ phát hành L/C nhập khẩu gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Quy định về cấp tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp (hiện nay là Quy định 3999/QĐ-QL TD1 ngày 14/7/2009 và các sửa đổi, bổ sung, thay thế quy địnhnày)
+ Quy định về cấp và sử dụng hạn mức đối với khách hàng là định chế tài chính (hiện nay là Quy định 025/QĐ-QLRRTD3 ngày 5/01/2010 và các sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định này)
Trang 8+ Các quy định, thỏa thuận khác về cấp tín dụng đối với nguồn vốn tài trợ, vốn vay của định chế tài chính và các tổ chức khác.
- L/C được phát hành dựa trên cơ sở của hợp đồng thương mại đã ký giữa người mua và người bán Sau khi được phát hành, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại BIDV chỉ làm việc trên bề mặt các chứng từ đã quy định trong L/C đãphát hành, không chịu trách nhiệm về sự khớp đúng giữa nội dung chứng từ và tình trạng thực tế của hàng hóa/ dịch vụ mà chứng từ đề cập tới Mọi tranh chấp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua và bán sẽ được giải quyết theo hợp đồng thương mại
- L/C được phát hành theo đề nghị của khách hàng và phù hợp với thông lệ quốc tế
2.3 Hồ sơ và Hình thức phát hành L/C nhập khẩu
Hồ sơ phát hành L/C gồm:
- Hồ sơ pháp lý: Bao gồm các hồ sơ thông tin khách hàng để khởi tạo hồ sơ thông
tin khách hàng tại BIDV và thực hiện cấp mã sô CIF trước khi phát hành L/C (chitiết theo Quy định số 7002/QĐ-TTDVKH2 ngày 31/12/2010 hoặc các quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định này)
+ Hồ sơ pháp lý chỉ áp dụng khi khách hàng thực hiện giao dịch lần đầu tại BIDV
và chưa được cấp mã số CIF (và khi có các tổng hợp thay đổi, bổ sung thông tin khách hàng trong quá trình giao dịch BIDV)
- Hồ sơ giao dịch:
+ Đơn đề nghị phát hành L/C (Mẫu số 09.1/BM.TF): 2 bản gốc.
BM 01: Đơn đề nghị phát hành thư tín dụng
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG
(Application for a letter of credit)
Đề nghị đánh dấu [] vào ô thích hợp (Please tick to appropriate check box)
Trang 9Kính gửi:
(To: ………)
Với mọi trách nhiệm thuộc về phần mình, chúng tôi đề nghị Quý ngân hàng về việc mở một thư tín dụng với nội
dung như sau
(With all our obligations we hereby request the bank for the issuance of the Irrevocable Letter of credit for our account in accordance with the below instructions (mark “X” where appropriate)
Mã số khách hàng:
(CIF number)
Tên và địa chỉ khách hàng:
(Name and address of Applicant)
Người thụ hưởng (beneficiary) : Ngân hàng thông báo (advising bank):
Ngân hàng chuyển nhượng (transferring bank
if any)
Ngày và nơi hết hạn:
(Date and place of expiry) Loại LC(Form of LC):
[ ] Irrevocable [ ] Transferable
Số tiền (Ccy, amount): [ ] Dung sai:
(Tolerance):
Điều khoản thanh toán: [ ] Sight [ ] days after sight
(Payment term) [ ] days after shipment date [ ] Khác ( Other) :
Số tiền thanh toán: [ ] 100PCT invoice value [ ] 90PCT invoice value
(For) [ ] 80PCT invoice value [ ] Other
Chứng từ xuất trình tại: [ ] Any bank [ ] Advising bank
( Credit available with) [ ] Confirming bank [ ] Other bank: … (Please specify)
Điều khoản thương mại: [ ] FOB [ ] CFR [ ] CIF/CIP [ ] DAF [ ] Khác ( Other):
(Trade term) Địa điểm (place) : [ ] Incoterms 1999
Ngày giao hàng muộn nhất:
(Latest date of shipment)
Thời gian giao hàng:
(Shipment period)
Mô tả hàng hoá (Description of goods) :
Trang 10Chứng từ yêu cầu (Documents required):
[ ] Signed commercial invoice
[ ] ( / ) set of original clean Shipped on board ocean Bill of Lading showing L/C number
[ ] made out to order of Tienphong Bank
[ ] made out to order blank endorsed
[ ] consigned to the beneficiary, stating [ ] Freight prepaid [ ] Freight to collect and notify the applicant [ ] Original clean airway bill showing flight number and date, L/C number, marked [ ] Freight prepaid [ ] Freight to collect and notify the applicant
[ ] Cargo receipt signed and stamped by
[ ] Insurance policy / certificate in assignable form and endorsed in blank for % of invoice value covering showing a named survey agent in in invoice currency.
[ ] Quality certificate issued by
[ ] Quantity certificate issued by
[ ] Certificate of origin issued by
[ ] Packing list
[ ] Beneficiary's certificate certifying that one set of non-negotiable documents [ ] plus [ / ] original
bill of lading have been sent to the applicant within [ ] days after bill of lading date by
international express courier (courier's receipt to prove this action is required to be presented for
negotiation/payment)
[ ] Others:
Các điều kiện khác ( Additional conditions ):
[ ] Documents must be presented in triplicate in English unless otherwise stated.
[ ] Documents to be presented within days after [ ] shipment date [ ] cargo receipt date but within the validity of the credit.
Trang 11Chỉ dẫn xác nhận: [ ] Without [ ] Confirm [ ] Mayadd
Trong trường hợp thư tín dụng được phát hành phù hợp với đề nghị của chúng tôi, chúng tôi xin cam kết:
In consideration of the issuing the above Credit substantially conforming with our request, we hereby agree as follows:
1 Thư tín dụng này được mở trên cơ sở hợp đồng số: ngày tháng năm
This letter of credit is opened under Contract No… dated ….
2 Việc nhập khẩu hàng hoá theo đơn xin mở thư tín dụng này hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật
về xuất nhập khẩu và quy chế về quản lý ngoại hối của nhà nước Việt nam.
We hereby declare that the transaction covered under this credit complies with current Regulations on Import and Export and with current Foreign Exchange Management Act under the law of Vietnam.
3 Thư tín dụng này tuân thủ theo quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do phòng thương mại quốc tế ban hành, UCP số xuất bản mới nhất
This letter of credit is subject to “ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits” in effect at time of issuance
4 Trường hợp phí thông báo thư tín dụng, xác nhận thư tín dụng (nếu có) và các phí khác (nếu phát sinh) không được người thụ hưởng thanh toán cho ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận thì chúng tôi sẽ thanh toán thay.
In case the advising charge, confirming charge (if any) and other charges (if any) are not collected from the beneficiary by the advising bank or confirming bank, we would make payment for these charges.
5 Nguồn vốn thanh toán thư tín dụng ( Source of funds) :
Chúng tôi uỷ quyền cho ngân hàng ghi nợ tài khoản của chúng tôi tại quý ngân hàng:
We hereby authorize you to debit our account at your bank:
[ ] Số: số tiền: để ký quỹ mở thư tín dụng này
[ ] Số: số tiền: để thanh toán thư tín dụng này.
[ ] Chúng tôi cam kết sẽ nhận nợ vay theo hợp đồng vay vốn đã ký với ngân hàng
số: để thanh toán thư tín dụng này.
[ ] Khác:
6 Chúng tôi cam kết chuyển tiền đầy đủ, kịp thời theo đúng thông báo của ngân hàng để thanh toán bộ chứng từ đòi tiền và phí ngân hàng theo thư tín dụng này Trường hợp không thực hiện đầy đủ, kịp thời ngân hàng được phép giải ngân bắt buộc để thanh toán Chúng tôi chấp nhận toàn bộ số tiền và lãi suất mà ngân hàng đã giải ngân bắt buộc.
Trang 12We hereby commit to remit full proceeds in a timely manner for full settlements plus charges In case we fail to
do so, we unconditionally and irrevocably accept a compulsory trade loan from you We undertake to pay principal plus interest incurred thereof.
7 Chúng tôi tự nguyện và đồng ý để Ngân hàng TMCP ………… được quyền quản lý toàn bộ lô hàng nhập khẩu
do ngân hàng đã phải giải ngân bắt buộc Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ngân hàng trả thay, nếu chúng tôi không trả được hết nợ, ngân hàng được quyền bán kho hàng nhập khẩu đó, được phát mại tài sản thế chấp, cầm
cố, bảo lãnh (nếu khi mở thư tín dụng doanh nghiệp có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) và thực hiện các biện pháp khác để thu hồi nợ.
In case we take a compulsory trade loan from ourbank, we voluntarily concede the possession of goods to our bank If we fail to pay all debt incurred thereof within 10 days from the date of involuntary payment, our bank
is entitled to sell the shipment in question, dispose any security, deposit or mortgage or take any other measures to take back the loan.
Khi cần liên hệ với Ông/Bà
(For further information, please contact with Mr/Ms:)
Tel No.: Fax:
., ngày ( date ) tháng (month) năm (year)
Người thực hiện Kế toán trưởng Giám Đốc
(Input by) (Chief Accountant) (Director/Manager)
Trang 13Ký và ghi rõ họ tên
(Name and Signature)
+ Hợp đồng nhập khẩu/hợp đồng kinh tế và hợp đồng ủy thác nếu có
+ Giấy phép của Bộ, Ngành có liên quan đối với những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện theo quy định quản lý xuất nhập khẩu từng thời kỳ của Nhà nước, Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài theo quy định về vay và trả nợ nước ngoài trong trường hợp phát hành L/C trả chậm
- Hồ sơ đảm bảo nguồn thanh toán L/C:
+ Trường hợp khách hàng mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ 100% trị giá L/C cùng loại tiền tệ của L/C: Tờ trình phát hành L/C của Bộ phận TTTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Mẫu số 01.2A/BM.TF)
+ Trường hợp khách hàng sử dụng nguồn vốn khác (gồm vốn ký quỹ 100% trị giá L/C khác loại tiền tệ của L/C, vốn vay của BIDV, vốn tự có do BIDV bảo lãnh, vốn đồng tài trợ, vốn vay của các định chế tài chính khác…):
Đề xuất đảm bảo nguồn vốn thanh toán mở L/C của Bộ phận QHKH – Bộ phận QTTD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc
Báo cáo đề xuất tín dụng Bộ phận QHKH và Tờ trình đảm bảo nguồn vốn thanh toán mở L/C của Bộ phận QTTD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Phiếu thẩm tra hồ sơ phát hành L/C (Mẫu số 02.2/BM.TF)đảm bảo phù hợp với hợp đồng vào theo thông lệ quốc tế theo hướng dẫn
Hình thức phát hành L/C nhập khẩu
- L/C được phát hành, sửa đổi bằng điện Swift có tính xác thực (MT700) Việc phát
hành, sửa đổi bằng thư chỉ thực hiện trong trường hợp sau:
+ Người thụ hưởng nhận trực tiếp L/C từ BIDV, hoặc
+ BIDV chưa có quan hệ, trao đổi mã khóa Swift (swift code) với ngân hàng thôngbáo, hoặc
+ Các trường hợp khác mà việc thông báo bằng điện swift không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả
- Trường hợp phát hành, sửa đổi L/C bằng thư (Mẫu số 03.2/BM.TF), việc in ấn, ký phát hành L/C, sửa đổi L/C phải được thực hiện như in và ký phát hành thư bảo lãnh theo quy định của BIDV từng thời kỳ Bộ phận TTTM gửi L/C, sửa đổi L/C qua dịch vụ chuyển phát theo hướng dẫn, quy định hiện hành của BIDV
Trang 14PHẦN 3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C THỰC
TẾ TẠI BIDV
3.1 Quy trình thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu (trả ngay).
Quy trình bao gồm 4 bước:
+ Tiếp nhận đơn yêu cầu của khách hàng
+ Kiểm tra đơn yêu cầu
- Bước 2: Phát hành L/C theo yêu cầu (Nếu đầy đủ, hợp lệ)
- Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C nhập khẩu.
- Bước 4:Thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu
BƯỚC 1 – TIẾP NHẬN ĐƠN YÊU CẦU VÀ KIỂM TRA.
- Chú thích từ viết tắt:
+ Bộ phận TTTM: Là bộ phận nghiệp vụ tại Chi nhánh có nhiệm vụ xử lý các giao
dịch tài trợ thương mại và bảo lãnh quốc tế trong phạm vi thẩm quyền của Chi nhánh và đầu mối phối hợp với Trung tâm Tác nghiệp tài trợ thương mại theo Quyđịnh
+ TFC (Trung tâm Tác nghiệp tài trợ thương mại): Là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức
của Trụ sở chính BIDV có chức năng xử lý các nghiệp vụ tài trợ thương mại và tácnghiệp bảo lãnh quốc tế
+ Mã số khách hàng (CIF): Là mã được cấp cho khách hàng theo quy định về
quản lý Phân hệ thông tin khách hàng
+ Bộ phận QHKH: Là Ban Quan hệ khách hàng doanh ghiệp tại Trụ sở chính hoặc
Phòng Quan hệ khách hàng tại Chi nhánh
+ Bộ phận QTTD: Là Trung tâm Dịch vụ khách hàng tại Trụ sở chính hoặc Phòng
Quản trị tín dụng tại Chi nhánh
Tiếp nhận hồ sơ tại Chi nhánh.
- Trường hợp phát hành L/C bằng vốn tự có ký quỹ 100% giá trị L/C cùng loại tiền
tệ của L/C, phát hành L/C theo đề nghị của các Định chế tài chính: Bộ phận
Trang 15 Gửi hồ sơ từ Chi nhánh tới TFC.
- Trước khi gửi hồ sơ từ Chi nhánh tới TFC, Bộ phận TTTM phải kiểm tra việc tạo lập CIF (trong đó lưu ý về tên và địa chỉ giao dịch của khách hàng phù hợp với đề nghị phát hành L/C), kiểm tra hạn mức trong chương trình, tài khoản ký quỹ, tài khoản thu phí…
- Khi đề nghị thực hiện giao dịch, Chi nhánh cần nêu rõ tài khoản thu phí, tài khoản
và số tiền ký quỹ (trường hợp đề nghị TFC thu ký quỹ trên chương trình), và các nội dung, yêu cầu khác
- Việc gửi hồ sơ từ Chi nhánh tới TFC thực hiện theo Phụ lục IX/HD.TF
BƯỚC 2 – PHÁT HÀNH L/C THEO YÊU CẦU
Phát hành L/C tại TFC.
- TFC tiếp nhận hồ sơ đề nghị thực hiện giao dịch của Chi nhánh, kiểm tra đảm bảo
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trước khi phát hành L/C
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ hoặc đề nghị phát hành L/C chưa rõ rành, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, TFC trao đổi, hướng dẫn Chi nhánh để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
- TFC phát hành L/C tại chương trình đảm bảo các nguyên tắc và quy định thực hiện giao dịch theo quy định
Luân chuyển, lưu trữ hồ sơ chứng từ tại TFC và Chi nhánh theo Phụ lục
VII/HD.TF
BƯỚC 3 – KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ XUẤT TRÌNH THEO L/C NHẬP KHẨU
Nguyên tắc kiểm tra:
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng phải tuẩn thu theo quy định và thông lệ quốc tế
và kiểm tra chứng từ
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp trên
bề mặt chứng từ so với L/C quy định, không chịu trách nhiệm đối với sự khớp đúng giữa nội dụng chứng từ và tình trạng thực tế của hàng hóa/dịch vụ hay tranh chấp giữa các bên liên quan đến L/C
Trình tự kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C nhập khẩu
- Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ tại Chi nhánh
+ Bộ phận TTTM tiếp nhận bộ chứng từ, đóng dấu tiếp nhận chứng từ, ghi và ký nhận cụ thể thời gian nhận chứng từ trên coversheet (gồm thông tin về giờ, phút vàngày tháng năm) Thời gian giao dịch (làm căn cứ tính ngày đến hạn) thực hiện theo hướng dẫn
+ Bộ phận TTTM kiểm tra số lượng chứng từ so với liệt kê chứng từ trên phiếu gửi chứng từ Trường hợp có sai khác giữa số lượng chứng từ thực tế với số lượng
Trang 16chứng từ ghi trên chỉ dẫn đòi tiền của ngân hàng xuất trình chứng từ
(schedule/coversheet), Chi nhánh ghi chú lên Phiếu kiểm tra chứng từ (Mẫu số 02.3/BM.TF)
- Gửi hồ sơ từ Chi nhánh tới TFC theo Phụ lục IX/HD.TF
- Xử lý giao dịch tại TFC.
+ Kiểm tra và xác định tình trạng bộ chứng từ: TFC thực hiện kiểm tra chứng từ với L/C đã phát hành, Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ phiên bản L/C dẫn chiếu và tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng
+ Thông báo tình trạng bộ chứng từ: Sau khi hoàn thành việc kiểm tra chứng từ, TFC lập thông báo tình trạng bộ chứng từ theo như quy định
- Luân chuyển, lưu trữ hồ sơ chứng từ tại TFC và Chi nhánh theo Phụ lục
+ Đối với bộ chứng từ trả chậm: TFC lập thông báo ngày đến hạn thanh toán (Mẫu
số 08.2/BM.TF.), đồng thời gửi điện xác nhận ngày đến hạn thanh toán bộ chứng
từ trả chậm (MT799/MT999) đến ngân hàng xuất trình bộ chứng từ, thu phí chấp nhận trả chậm (nếu có)
+ Bộ phận TTTM tại Chi nhánh thông báo khách hàng và các bộ phận liên quan (nếu cần) để thực hiện
Đối với bộ chứng từ trả ngay:
Bộ phận TTTM tiếp nhận hồ sơ chấp nhận bất đồng của khách hàng kèm theo hồ sơ chứng minh nguồn vốn thánh toán L/C (nếu có) chuyển Bộ phậnQHKH kiểm tra và xác nhận hồ sơ chứng minh nguồn vốn thanh toán đã đầy đủ (Mẫu số 09.2/BM.TF.), thực hiện ký hậu vận đơn/phát hành thư ủy quyền nhận hàng (nếu có) trên cơ sở hồ sơ đủ điều kiện và gửi hồ sơ tới TFC đề nghị thực hiện thanh toán bộ chứng từ theo quy định
b) Khách hàng từ chối chứng từ có bất đồng:
Trang 17 Trường hợp khách hàng có ý kiến phản hồi trong thời gian quy định trên thông báo bộ chứng từ nhập khẩu có bất đồng gửi khách hàng:
Bộ phận TTTM tiếp nhận hồ sơ từ chối thanh toán bộ chứng từ của khách hàng và gửi hồ sơ tới TFC để thực hiện lập điện thông báo từ chối bộ chứng
từ có bất đồng gửi tới ngân hàng xuất trình chứng từ đồng thời yêu cầu cung cấp chỉ dẫn để xử lý bộ chứng từ
Trên cơ sở chỉ dẫn của Ngân hàng xuất trình chứng từ yêu cầu gửi trả chứng từ, TFC lập thư (cover sheet) (Mẫu số 16.2/BM.TF.) và đòi các khoản phí (nếu có)
Bộ phận TTTM gửi Thư chỉ dẫn cùng toàn bộ chứng từ đến ngân hàng xuấttrình chứng từ qua hãng chuyển phát theo hướng dẫn của BIDV từng thời kỳ
Trường hợp sau thời gian quy định trên thông báo bộ chứng từ nhập khẩu
có bất đồng gửi cho khách hàng, khách hàng không có ý kiến phản hồi,
BIDV có quyền định đoạt bộ chứng từ theo điều 14, 16 UCP 600 Sau 30
ngày kể từ ngày thông báo bất đồng, nếu BIDV không nhận được các thôngtin liên quan từ khách hàng hoặc ngân hàng xuất trình bộ chứng từ, Bộ phận TTTM gửi đề nghị tới TFC thực hiện lập điện gửi ngân hàng xuất trình giấy tờ yêu cầu cung cấp chỉ dẫn gửi trả bộ chứng từ
- Trường hợp đặc biệt:
+ Trường hợp bộ chứng từ phù hợp/có bất đồng và khách hàng đề nghị BIDV lập điện gửi tới ngân hàng xuất trình chứng từ yêu cầu thay đổi nội dung đòi tiền liên quan đến thời hạn thanh toán, điều kiện đòi tiền, thay đổi trị giá thanh toán, Bộ phận TTTM tiếp nhận đề nghị của khách hàng và chuyển tới Bộ phận QHKH – QTTD để xin ý kiến Sau khi được phê duyệt từ Bộ phận QHKH – QTTD, Bộ phận TTTM gửi hồ sơ tới TFC để lập điện gửi tới ngân hàng xuất trình bộ chứng
từ theo nội dung yêu cầu của khách hàng
+ Trường hợp đề nghị của khách hàng không liên quan đến các nội dung kể trên hoặc trường hợp L/C ký quỹ 100% trị giá L/C bằng loại tiền tệ của L/C (kể cả sau khi L/C đã sửa đổi), Bộ phận TTTM tiếp nhận đề nghị của khách hàng và chuyển tới TFC để thực hiện lập điện gửi tới ngân hàng xuất trình bộ chứng từ theo nội dung yêu cầu của khách hàng
Kiểm tra bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu có điều khoản cho phép được đòi tiền bằng điện/ghi nợ tài khoản BIDV.
Khi nhận được điện đòi tiền/thông báo ghi nợ tài khoản của BIDV từ ngân hàng nước ngoài tham chiếu đến bộ chứng từ theo L/C.
- TFC thực hiện: