hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2007 – 2011. Tuy nhiên với sự nỗ lực phấn đấu, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, đến năm 2011, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng 5.5 lần so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế bình quân năm 2011 tăng 530 triệu đồng so với cuối năm 2007.
Công tác quản trị điều hành
- Chi nhánh luôn thực hiện nghiêm túc định hướng, các chỉ đạo điều hành của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam trong từng thời kỳ; quán triệt các chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam về việc thực hiện giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong giai đoạn nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng do ảnh hưởng của suy thái kinh tế thế giới.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong tất cả các mặt hoạt động, nâng cao kết quả và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
2.2. Cơ sở pháp lý trong công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản của ngân hàng ngân hàng
2.2.1. Chính sách tài sản bản đảm của BIDV
Mọi hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV Chi nhánh Cầu Giấy đều được thực hiện tuân thủ một cách chặt chẽ dựa trên các cơ sở pháp lý của Chính phủ, các bộ ngành có liên quan đến chế độ bảo đảm tiền vay của chi nhánh. Nó tạo cơ chế kinh tế, cơ sở pháp luật để thu hồi các khoản nợ nhằm hạn chế cũng như phòng ngừa rủi ro. Từ đó tạo ra sự bình đẳng giữa các khách hàng vay và tạo sự an toàn cần thiết cho chi nhánh.
Trong quá trình hoạt động và thực hiện các nghiệp vụ tín dụng BIDV Chi nhánh Cầu Giấy phải tuân theo các quy định chung của Chính Phủ và hệ thống Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam. Theo quy định số 3979/QĐ-PC ngày 13/07/2009, quy định số 6020/QĐ-PC Sửa đổi, bổ sung mô ̣t số điều ta ̣i Quy đi ̣nh 3979/QĐ-PC ngày 13/7/2009 có các quy định cụ thể sau:
* Biện pháp đảm bảo tiền vay không có bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp:
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với những khách hàng đủ điều kiện - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính Phủ
- Cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.
* Bên bảo lãnh bằng tín chấp: chỉ chấp nhận bên bảo lãnh là Chính phủ (Bộ Tài chính), UBND cấp tỉnh có nghị quyết của HĐND cấp tỉnh đó; Cơ quan quản lý ngân sách Nhà nước; Các Ngân hàng 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; Các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại nước ngoài có chi nhánh hoặc ngân hàng con hoặc công ty con hoạt động tại Việt Nam, hoặc các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại nước ngoài có vốn điều lệ thực có tối thiểu 4 tỷ đô la Mỹ; Bảo lãnh của các tổ chức tín dụng khác; Bảo lãnh của tổng công ty nhà nước, tập đoàn nhà nước cho các công ty con.
* Về tài sản bảo đảm: chấp nhận tài sản được quy định tại Nghị định 85/2002/NĐ-CP ban hành ngày 25/10/2002: Tất cả các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản đều có thể chấp nhận cầm cố, thế chấp vay vốn tại BIDV.
* Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
Khi vay vốn tại BIDV, khách hàng có thể áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp bảo đảm tiền vay như sau:
- Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba (sau đây gọi là bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản);
- Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba (sau đây gọi là bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản);
- Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của người thứ ba (sau đây gọi là bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh).
BIDV xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc toàn bộ hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng được xem xét cụ thể đối với từng khách hàng, trên cơ sở khả năng vay trả, định hạng rủi ro tín dụng, khả năng phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Việc nhận bảo đảm tiền vay được thực hiện phù hợp với quy định của Tổng Giám đốc về chính sách khách hàng trong từng thời kỳ, hoặc theo quyết định của Tổng Giám đốc trong từng trường hợp cụ thể. Thoả thuận về bảo đảm tiền vay có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cho thuê tài chính…, trừ trường hợp phải hoàn thiện Hợp đồng bảo đảm tiền vay (bao gồm cả ký kết, công chứng, chứng thực hoặc đăng ký hợp đồng) trước khi giải ngân trong trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm là điều kiện tiên quyết trong việc cấp tín dụng, phát hành bảo lãnh, cho thuê tài chính.
Khách hàng được BIDV xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh (gọi tắt là
Tỷ lệ tài sản bảo đảm) với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo mức xếp hạng của khách hàng:
Tỷ lệ TSBĐ =
Giá trị TSBĐ
Số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh (Nguồn: Quy định số 1138/QĐ-HĐQT ngày 11/11/2011 của BIDV) - Quy định xác định giá trị tài sản bảo đảm:
+ Giá trị tài sản bảo đảm để tính Tỷ lệ tài sản bảo đảm của khách hàng được xác định bằng giá trị định giá của tài sản nhân (x) Hệ số giá trị tài sản bảo đảm . Hê ̣ số giá trị tài sản bảo đảm được quy định tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV (theo phụ lục I Kèm theo).
+ Đối với tài sản hình thành từ vốn vay đã bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh khác của khách hàng, khi xác định giá trị tài sản bảo đảm để bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh mới chỉ chấp nhận các tài sản hình thành từ vốn vay đã hoàn thành và phải trừ (-) phần dư nợ vay còn lại của khoản vay, bảo lãnh đã được bảo đảm bằng tài sản đó.
- Quy định về chuyển đổi số dư bảo lãnh để thực hiện chính sách về tài sản bảo đảm đối với nghĩa vụ bảo lãnh:
+ Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 100% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh vay vốn; (2) Bảo lãnh thanh toán; (3) Các khoản xác nhận thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, các khoản chấp nhận thanh toán.
+ Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 40% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Thư tín dụng dự phòng ngoài loại thư tín dụng quy định phải tính 100% nêu trên; (2) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (3) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
+ Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi 30% là: (1) Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, (2) Các loại bảo lãnh khác không thuộc các trường hơ ̣p quy định khác nêu tại điểm này.
+ Các loại bảo lãnh, cam kết không bắt buộc thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh dự thầu; (2) Thư tín dụng có thể hủy ngang; (3) Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác.
Trường hợp khách hàng chưa đủ tài sản bảo đảm theo quy định , khách hàng phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản bảo đảm và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê duyệt. Trong thời gian bổ sung tài sản, khách hàng phải đảm bảo duy trì tỷ
lệ giá trị tài sản bảo đảm trên dư nợ, số dư bảo lãnh đã được quy đổi tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định.
Căn cứ quyết định số 9745/NHNN-CNH ngày 14/11/2006 của Ngân hàng nhà nước về việc chấp thuận cho phép Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thực hiện chính sách trích dự phòng theo điều 7 Quyết định số 493/QĐ-NHNN, BIDV đã ban hành quyết định số 9365/QĐ-QLTD4 ngày 27/11/2006 về việc ban hành Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro căn cứ trên cơ sở kết quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Theo đó, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ với mức độ đánh giá rủi ro tương ứng. Mặt khác, ngày 11/11/2011 Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành quyết định số 1138/QĐ-HĐQT v/v chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đã ban hành chính sách về TSBĐ áp dụng đối với từng nhóm khách hàng tương ứng:
Bảng 2.6: Tỷ lệ tài sản đảm bảo áp dụng đối với nhóm khách hàng Xếp hạng KH Nhóm nợ của KH Tỷ lệ vốn CSH tối thiếu /tổng mức đầu tƣ của dự án Tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu
Điều kiện khác kèm theo
AAA 1
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 20% nếu thời hạn cho vay ≤5 năm, tối thiểu 25% nếu thời hạn cho vay ≤7 năm, tối thiểu 30% nếu thời hạn cho vay >7 năm.
20%
0%
- Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ≤ 2,5
- Không có nợ gốc vay bị chuyển quá hạn trong 01 năm gần nhất
AA 1
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 20% nếu thời hạn cho vay ≤5 năm, tối thiểu 25% nếu thời hạn cho vay ≤7 năm, tối thiểu 30% nếu thời hạn cho vay >7 năm
30%
0%
- Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ≤ 2,5
- Không có nợ gốc vay bị chuyển quá hạn trong 01 năm gần nhất
A 1
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 25% nếu thời hạn cho vay ≤5 năm,
tối thiểu 30% nếu thời hạn cho vay ≤7 năm, tối thiểu 35% nếu thời hạn cho vay >7 năm
BBB 2
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 30% nếu thời hạn cho vay ≤5 năm, tối thiểu 35% nếu thời hạn cho vay ≤7 năm, tối thiểu 40% nếu thời hạn cho vay >7 năm
70%
BB 2
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 40% nếu thời hạn cho vay ≤5 năm, tối thiểu 50% nếu thời hạn cho vay ≤7 năm, tối thiểu 60% nếu thời hạn cho vay >7 năm
100% - Hạn chế cho vay theo hạn mức. Khách hàng mới quan hệ tín dụng tại BIDV Khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia vào dự án tối thiểu 40% tổng mức đầu tư của dự án nếu thời hạn cho vay ≤5 năm, tối thiểu 50% tổng mức đầu tư của dự án nếu thời hạn cho vay ≤7 năm, tối thiểu 60% tổng mức đầu tư của dự án nếu thời hạn cho vay >7 năm
100%
Vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia tối thiểu 30% phương án sản xuất kinh doanh, trừ trường hợp 100% số tiền vay, số tiền bảo lãnh, cam kết thanh toán được bảo đảm bằng các tài sản có hệ số giá trị tài sản bảo đảm bằng một (=1) (trừ quyền đòi nợ) theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay hiện hành của BIDV.
B 3
100% - Chỉ xem xét cho vay vốn
lưu động, bảo lãnh theo
CC 3
món, dư nợ cho vay không vượt quá 80% số thu nợ. - Chỉ chấp nhận các TSBĐ có hệ số Giá trị TSBĐ ở mức 0,6 trở lên
C 4 Tăng cường các biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay – Chính sách thu hồi nợ
D 5
Nguồn: Quy định số 1138/QĐ-HĐQT ngày 11/11/2011 của BIDV)
Để đảm bảo các Chi nhánh thực hiện đúng theo các quy định về đảm bảo tiền vay của NHNN, để thống nhất và có hướng dẫn cụ thể, chi tiết BIDV đã ban hành quyết định số 3979/QĐ-PC về việc danh mục tài sản các chi nhánh được nhận làm tài sản đảm bảo, phương thức thẩm định, định giá, quy trình nhận và xử lý TSBĐ.