Tài sản bảo đảm còn thiếu đa dạng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 74 - 75)

Theo thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003, tài sản được dùng làm TSBĐ rất phong phú và tài sản của doanh nghiệp có thể thế chấp cũng nhiều nhưng tài sản được ngân hàng chấp nhận lại ít. Do chi nhánh hoạt động trên địa bàn đông dân cư, nơi tập trung nhiều trụ sở, cơ quan hành chính nên hiện nay tại chi nhánh tài sản được sử dụng là TSBĐ chủ yếu là bất động sản, quyền sử dụng đất, ô tô, máy móc; hạn chế nhận những tài sản đảm bảo có khả năng phát mại thấp như cổ phiếu

chưa niêm yết, quyền đòi nợ,…Vốn cho vay của chi nhánh lại tập trung tài trợ chủ yếu cho hình thức cho vay có bảo đảm bằng bất động sản (khoản trên 70% tổng dư nợ cho vay có TSBĐ); ô tô, máy móc chiếm khoản 20%, còn lại là sổ tiết kiệm. Tài sản khác như cầm cố lô hàng, quyền đòi nợ, quyền khai thác tài sản... chưa được áp dụng rộng rãi, cũng như chưa được quan tâm đúng mức do Chi nhánh không có kho bãi lẫn con người để trông nom, quản lý. Sự tập trung quá nhiều vào một số loại hình TSBĐ sẽ gây ra rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng khi giá trị thị trường của tài sản đó có sự giảm giá trị đồng loạt. Khả năng mở rộng nghiệp vụ tín dụng vì thế cũng sẽ bị hạn chế vì có những dự án có tính khả thi rất cao, khả năng hoàn trả vốn lớn nhưng doanh nghiệp không có đủ TSBĐ như trong danh mục của chi nhánh mà lại có các loại tài sản khác như cầm cố lô hàng, bảo hiểm nhân thọ, quyền đòi nợ, quyền khai thác … - những tài sản chỉ áp dụng rất hạn chế. Như vậy chi nhánh sẽ khó có thể thu hút thêm khách hàng mới mà khách hàng cũng khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.

Sở dĩ danh mục tài sản chưa đa dạng là do nguyên nhân sau:

Chi nhánh vẫn theo một thói quen cũ ưu thích các loại TSBĐ là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền trên đất, máy móc, thiết bị … mà chưa mạnh dạn cho vay được bảo đảm bằng tài sản khác như cầm cố lô hàng, quyền đòi nợ, bảo hiểm nhân thọ... Hơn nữa chi nhánh vẫn còn thiếu các cán bộ có kiến thức sâu về mảng kỹ thuật nghiệp vụ để có thể phân tích và dự báo các rủi ro trong môi trường thị trường hàng hóa chưa phát triển hoàn thiện, có những biến động phức tạp, pháp lý để vận hành thị trường còn nhiều vướng mắc, thủ tục hành chính còn rườm rà. Tài sản là vật tư, hàng hóa rất khó quản lý, nếu quản lý phải tốn nhiều chi phí, thậm chí khi rủi ro xẩy ra thì nếu phát mại cũng không đủ thu hồi đủ vốn nên chi nhánh hạn chế các tài sản khác dùng làm bảo đảm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 74 - 75)