Kiến nghị với BIDV Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 93 - 121)

- Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam cần có chính sách và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng cơ sở, cán bộ tác nghiệp trên các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ thẩm định, định giá tài sản nói chung, tài sản bảo đảm nói riêng. Có chính sách thu hút các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực này về công tác tại Ngân hàng.

- Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam tiếp tục rà soát, tập hợp và tiếp thu những phản hồi tư thực tế để chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh các quy định, quy chế về bảo đảm bằng tài sản (Quyết định 3979/QĐ – PC, 6020/QĐ-PC) ngày càng phù hợp với thực tế phát sinh và phù hợp với các quy định của pháp luật, cũng như những thay đổi về quan hệ kinh tế dân sự trong thời gian gần đây.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những diễn biến của thị trường, như thị trường chứng khoán, thị tường bất động sản, thị trường vàng, thị trường ngoại hối,... nâng cao khả năng phân tích, dự báo diễn biến của thị trường để từ đó có chỉ đạo, định hướng kịp thời hoạt động bảo đảm tài sản tại các chi nhánh. Đặc biệt là các chi nhánh tại các vùng trọng điểm, chịu nhiều tác động tiêu cực từ những diến biến của thị trường.

Tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro, cần chú ý hơn công tác thông tin theo dõi, đánh giá khách hàng. Tiếp tục cải tiêu tiêu chuẩn, tiêu thức đánh giá khách

hàng, xây dựng hệ thống đo lường tín dụng, phân loại các khoản vay chuân xác, áp dụng hình thức và mức bảo đảm bằng tài sản phù hợp với mức độ rủi ro của từng nhóm khách hàng, từng khoản vay.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về hoạt động tín dụng nói chung, quy định về bảo đảm tài sản nói riêng trong việc thẩm định tài sản bảo đảm, đánh giá tài sản bảo đảm, các đối tượng áp dụng, căn cứ pháp lý,.... kiểm tra việc ghi chép, theo dõi, quản lý lưu trữ trong kho quỹ. Đặc biệt là kiểm tra việc hạch tóan, xuất nhập, phong tỏa tài sản bảo đảm trên hệ thống BDS.

- Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam cần có cơ chế tiền lương phù hợp trong điều kiện kinh tế thị trường, cơ chế tiền lương phải đảm bảo thu hút được nguồn nhân sự cao cấp tại các trung tâm kinh tế, đô thị lớn nơi có mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Đồng thời thực hiện chế độ phúc lợi cho cán bộ hành động viên tinh thần, nuôi dưỡng nhân tài, chăm sóc nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV Chi nhánh Cầu Giấy , trong chương này luận văn đã đưa ra 3 nhóm giải pháp và để các giải pháp có thể triển khai trong thực tiễn hoạt động luận văn cũng đã đề xuất kiến nghị với Chính phủ, với NHNN, với các bộ ngành liên quan và với BIDV nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, hội nhập với kinh tế Thế giới, môi trường tín dụng còn nhiều rủi ro,… mục tiêu chính của NHTM đều hướng tới trong hoạt động tín dụng là an toàn - chất lượng - hiệu quả - bền vững. Các NHTM phải có các biện pháp để phát triển bền vững và mục tiêu an toàn được đặt lên hàng đầu vì có an toàn tiền vay sẽ giúp ngân hàng tăng uy tín, mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ các dự án hiệu quả. Mục tiêu tăng tỷ lệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản là mục tiêu hết sức cần thiết, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người vay, của cán bộ tín dụng và hạn chế được tình trạng lừa đảo vay vốn..và là một trong những biện pháp nâng cao tính an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Thực hiện mục tiêu nói trên, trong thời gian qua, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy đã áp dụng nhiều biện pháp tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, từng bước nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo vẫn chưa cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác này do đó để công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản có hiệu quả hơn cần có những giải pháp đồng bộ từ ngân hàng cũng như các chính sách vĩ mô của NHNN và Chính phủ. Từ những phân tích, đánh giá thực trạng TSBĐ tại chi nhánh Cầu Giấy, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, NHNN và Chính phủ để hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng.

Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản là yêu cầu khách quan quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nhưng lại chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan và quản thực đây là vấn đề rất lớn và phức tạp. Trong phạm vi hiểu biết của mình cũng như bị giới hạn bởi dung lượng của một luận văn thạc sỹ nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót, bất cập. tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn hoàn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ (1997), Nghị định 163/2005/NĐ -CP ngày 29/12/192005 về bảo đảm tiền vay, Nghị định 85/2002/NĐ - CP ngày 25/10/2002 sửa đổi bổ sung nghị định 178/1999/NĐ - CP.

2. Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.

3. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nxb thống kê, Hà Nội

4. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb thống kê, Hà Nội 5. Học Viện Ngân hàng (2002), Giáo trình Quản trị và Kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (2009), Quy định số 3979/QĐ -PC ngày 13/7/2009 ban hành Quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay; Quyết định số Quyết định số 6020/QĐ -PC về việc sửa đổi bổ sung quy định 3979/QĐ - PC

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh (các năm 2009, 2010, 2011, 6 tháng đầu năm 2012)

8. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự

9. Quốc hội (2003), Luật Đất đai 10.Quốc hội (2005), Luật Nhà ở

11. Quốc hội (1997, 2004), Luật các tổ chức tín dụng

12. Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2011. 13. Lê Văn Tề, Nguyễn Thị Liễu (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb thống kê, Hà Nội

Tiếng Anh

14. David, Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Frederic, S.Mishkin(1992), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa học và kỹ thuật, ( bản dịch của Nguyễn Quang Cư, PTS Nguyễn Đức Dy)

Website:

16. www.vietnamnet.vn 17. www.phapluattp.vn

Phụ lục 1

CÂU HỎI PHỎNG VẤN1

Ngày phỏng vấn: ……… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Họ tên người được phỏng vấn: ………. 2. Vị trí công tác: ……….. 3. Tên ngân hàng: ……… Trụ sở tại ……… 4. Năm thành lập: ………. 5. Ngân hàng của ông/bà có ban hành quy trình giao dịch bảo đảm trong hoạt động

tín dụng không?

Có Không

6. Ngân hàng của ông /bà có thẩm định tính pháp lý của hồ sơ tài sản bảo đảm không?

Có Không

7. Theo ông/bà thì đây có phải là yêu cầu bắt buộc không?

Có Không

8. Sau khi kiểm tra tính pháp lý của tài sản bảo đảm, Ngân hàng của ông/bà tiến hành các thủ tục nào sau đây

Định giá TSBĐ

Chứng thực hợp đồng bảo đảm Đăng ký giao dịch đảm bảo Quản lý TSBĐ và các giấy tờ liên quan

Xử lý tài sản bảo đảm 9.

1

Câu hỏi phỏng vấn này được tác giả soạn thảo nhằm mục đích khảo sát cho nghiên cứu khoa học của cá nhân, không nhằm mục đích thương mại. Tôi xin cam kết về những vấn đề trong sử dụng tài liệu phỏng vấn sẽ không làm ảnh hưởng tới đơn vị được phỏng vấn.

Bộ phận thẩm định giá trị tài sản bảo đảm tại Ngân hàng của ông/bà trực thuộc phòng/bộ phận nào? Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Quản lý rủi ro Phòng/bộ phận khác Không có bộ phận này

Nếu là phòng/bộ phận khác, xin vui lòng nêu tên phòng/bộ phận:………

10. Thành viên trong tổ thẩm định giá trị tài sản bảo đảm có phải là người đề xuất phê duyệt khoản vay không?

Có Không

Nếu câu trả lời có, xin ông/bà trả lời tiếp các câu hỏi từ 10.1 tới 10.3, trong trƣờng hợp ngƣợc lại xin ông/bà bỏ qua những câu hỏi này và trả lời tiếp từ 11 đến 19.

10.1. Trình độ của các thành viên tổ thẩm định giá ở trong ngân hàng như thế nào?

Đại học & trên đại học Ngành học: ……….

Cao đẳng Ngành học: ……….

Trung học chuyên nghiệp Ngành học: ……….

10.2. Yêu cầu phải có chứng chỉ về thẩm định giá

Có Không

10.3. Những rủi ro “tiềm ẩn” khi cán bộ thẩm định giá đồng thời là người đề cho vay

Định giá tài sản bảo đảm quá cao để tăng số tiền cho vay

Định giá tài sản bảo đảm quá thấp so với giá trị thực của tài sản bảo đảm

11. Ngân hàng của ông/bà có gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản bảo đảm có tính đặc thù (ví dụ: tàu biển, tàu bay, dây chuyền máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, bằng phát minh, sáng chế…)

Nếu có, Ngân hàng của ông/bà thường giải quyết khó khăn đó như thế nào? Từ chối nhận tài sản bảo đảm này để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không phải định giá Thuê bên thứ ba định giá Tự định giá

12. Ngân hàng của ông/bà có tiến hành ký hợp đồng công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không?

Có Không

13. Ông/bà có gặp nhiều vướng mắc khi đi đăng ký giao dịch bảo đảm không?

Có Không

Nếu có vui lòng ghi rõ các vướng mắc mà ông/bà đã gặp phải Thủ tục rườm rà

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đưa ra nhiều”yêu sách”

Thời gian đăng ký kéo dài hơn quy định

Khó khăn khác

Ghi cụ thể khó khăn khác là

gì:………

14. Ngân hàng của ông/bà quy định phòng/bộ phận nào lưu giữ hồ sơ tài sản bảo đảm

Phòng Quan hệ khách hàng Phòng quản lý rủi ro

Phòng Quản trị tín dụng Phòng tiền tệ kho quỹ

15. Ngân hàng của ông/bà có thành lập đoàn/tổ kiểm tra công tác hoàn thiện hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay hay không?

Có Không

Ghi rõ tần suất kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm tại Ngân hàng của ông/bà Kiểm tra hàng tháng

01 quí/lần 06 tháng/lần 01 năm/lần

Chỉ kiểm tra khi có rủi ro xảy ra

17. Các lỗi/sai phạm đoàn kiểm tra thường phát hiện ra tại Ngân hàng Lỗi về hồ sơ pháp lý của tài sản bảo

đảm

Lỗi định giá tài sản

Không chứng thực hợp đồng thế chấp Không đăng ký giao dịch bảo đảm

18. Ông/bà đánh giá như thế nào về những các văn bản quy phạm pháp luật quy định trong việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản

Phù hợp với thực tế Quá chung chung Không vận dụng được

Đề xuất cụ thể:

………

19. Theo ý kiến của ông/bà thì có cần thiết phải thành lập cổng thông tin tra cứu tài sản bảo đảm và tình trạng thế chấp của các tài sản bảo đảm không?

Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả gửi phiếu điều tra KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

- Tác giả đã thực hiện khảo sát điều tra tại 15 ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam bao gồm: Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank, HSBC, Standard Chartered, ANZ, INDOVINA BANK, VID PUBLIC BANK, ACB, Techcombank, Eximbank, MB, Sacombank, VIB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối tượng thực hiện khảo sát điều tra: Lãnh đạo và nhân viên các bộ phận: Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng. Đồng thời cũng thực hiện khảo sát qua một số lãnh đạo các chi nhánh.

- Số phiếu phát ra: 50 - Số phiếu nhận về: 45 - Tỷ lệ: 90%

- Kết quả cụ thể như sau:

1. Ngân hàng của ông/bà có ban hành quy trình giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng không?

Có 41/45 Không 4/45

2. Ngân hàng của ông /bà có thẩm định tính pháp lý của hồ sơ tài sản bảo đảm không?

Có 41/45 Không 4/45 3. Theo ông/bà thì đây có phải là yêu cầu bắt buộc không?

Có 42/45 Không 3/45

4. Sau khi kiểm tra tính pháp lý của tài sản bảo đảm, Ngân hàng của ông/bà tiến hành các thủ tục nào sau đây

Định giá TSBĐ 40/45

Chứng thực hợp đồng bảo đảm 30/45 Đăng ký giao dịch đảm bảo 25/45 Quản lý TSBĐ và các giấy tờ liên

quan 45/45

5. Bộ phận thẩm định giá trị tài sản bảo đảm tại Ngân hàng của ông/bà trực thuộc phòng/bộ phận nào? Phòng Quan hệ khách hàng 30/45 Phòng Quản lý rủi ro 25/45 Phòng/bộ phận khác 0/45 Không có bộ phận này

Nếu là phòng/bộ phận khác, xin vui lòng nêu tên phòng/bộ phận:………

6. Thành viên trong tổ thẩm định giá trị tài sản bảo đảm có phải là người đề xuất phê duyệt khoản vay không?

Có 35/45 Không 10/45

Nếu câu trả lời có, xin ông/bà trả lời tiếp các câu hỏi từ 6.1 tới 6.3, trong trường hợp ngược lại xin ông/bà bỏ qua những câu hỏi này và trả lời tiếp từ 7 đến 15.

6.1. Trình độ của các thành viên tổ thẩm định giá ở trong ngân hàng như thế nào?

Đại học & trên đại học 40/45 Ngành học Tài chính ngân hàng Cao đẳng 5/45 Ngành học Tài chính ngân hàng Trung học chuyên nghiệp 0/45 Ngành học: ………. 6.2. Yêu cầu phải có chứng chỉ về thẩm định giá

Có 8/45 Không 37/45

6.3. Những rủi ro “tiềm ẩn” khi cán bộ thẩm định giá đồng thời là người đề cho vay

Định giá tài sản bảo đảm quá cao để

tăng số tiền cho vay 4/45

Định giá tài sản bảo đảm quá thấp so

với giá trị thực của tài sản bảo đảm 2/45

7. Ngân hàng của ông/bà có gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản bảo đảm có tính đặc thù (ví dụ: tàu biển, tàu bay, dây chuyền máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, bằng phát minh, sáng chế…)

Có 37/45 Không 8/45

Nếu có, Ngân hàng của ông/bà thường giải quyết khó khăn đó như thế nào? Từ chối nhận tài sản bảo đảm này để

không phải định giá 1/45

Thuê bên thứ ba định giá 12/45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tự định giá 32/45

8. Ngân hàng của ông/bà có tiến hành ký hợp đồng công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không?

Có 38/45 Không 7/45

9. Ông/bà có gặp nhiều vướng mắc khi đi đăng ký giao dịch bảo đảm không? Có 32/45 Không 13/45

Nếu có vui lòng ghi rõ các vướng mắc mà ông/bà đã gặp phải

Thủ tục rườm rà 35/45

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

đưa ra nhiều”yêu sách” 4/45

Thời gian đăng ký kéo dài hơn quy

định 38/45

Khó khăn khác

Ghi cụ thể khó khăn khác là

gì:………

10. Ngân hàng của ông/bà quy định phòng/bộ phận nào lưu giữ hồ sơ tài sản bảo đảm

Phòng Quan hệ khách hàng 0/45

Phòng quản lý rủi ro 0/45

Phòng Quản trị tín dụng 4/45

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 93 - 121)