Khóa luận: : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

82 2.3K 15
Khóa luận: : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu: 1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu. 2 5. Kết cấu luận văn. 2 CHƯƠNGINHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHTM 3 1.1. Những vấn đề chung về thẻ ngân hàng 3 1.1.1 Khái niệm về thẻ thanh toán, lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam 3 a Khái niệm về thẻ ngân hàng 3 1.1.3 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ 11 1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng 13 1.2.1. Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM 13 1.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ 13 1.2.3 Các nguyên nhân và hậu quả rủi ro trong kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại 17 1.3. Hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ đối với các ngân hàng thương mại 22 1.3.1. Quan điểm và sự cần thiết hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của các NHTM 22 1.3.2. Các phương pháp và công cụ hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM 23 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM 26 1.3.1 Nhân tố chủ quan 26 1.3.2. Nhân tố khách quan 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KINH DOANH THẺ VA RUI RO TRONG KINH DOANH THE TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 30 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank 30 2.1.2. Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 31 2.2. Thực trạng về hoạt động kinh doanh thẻ cua Sacombank 35 2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ 35 2.2.1.1. Hoạt động phát hành thẻ tín dụng 35 2.2.2. Hoạt động thanh toán thẻ 39 2.3. Thực trạng rủi ro và hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 46 2.3.1. Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ cua Sacombank 46 2.3.2. Thực trạng hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của Sacombank 53 2.4. Đánh giá kết quả hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của Sacombank. 62 2.4.1. Kết quả đạt được 62 2.4.2. Những hạn chế 65 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 68 3.1. Định hướng trong hoạt động kinh doanh thẻ của Sacombank 68 3.1.1. Thuận lợi và khó khăn của Sacombank trong hoạt động kinh doanh thẻ 68 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ 69 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 70 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức hoạt động Quản lý rủi ro trong hệ thống thẻ của Sacombank 70 3.2.2. Theo dõi các báo cáo hoạt động thẻ và chương trình quản lý rủi ro toàn cầu của các Tổ chức thẻ quốc tế. 71 3.2.3Phát hành thẻ chip thay thế thẻ băng từ. 71 3.2.4 Xây dựng hệ thống dự phòng cho hoạt động thẻ 72 3.2.5. Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra công tác thanh toán thẻ tại các ĐVCNT 72 3.2.6 Lựa chọn các ĐVCNT có uy tín 73 3.2.7 Phối hợp với các tổ chức kinh doanh thẻ trong nước và quốc tế trong công tác ngăn ngừa và phát hiện rủi ro. 73 3.2.8. Nâng cao trình độ chuyên môn đạo đức cán bộ thẻ tại Ngân hàng 74 3.2.9 Trang bị kiến thức, nâng cao trình độ người sử dụng thẻ 74 3.2.10 Tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng trong việc ngăn ngừa rủi ro 75 3.3 Kiến nghị với các cơ quan hữu quan. 76 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 76 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 78 3.3.3 Hiệp hội thẻ của các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ Việt nam. 80 KẾT LUẬN 82

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu khoá luận. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc, kết quả trình bày trong khoá luận là trung thực, không sao chép từ bất cứ nguồn nào khác. Những thông tin tham khảo trong khoá luận đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Lê Thùy Nhung LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp cũng như trải qua bốn năm học tập tại trường Học viện Ngân hàng, em đã may mắn nhận được sự giúp đỡ, sự chỉ dạy tận tình cùng những kinh nghiệm quý báu từ các thầy cô khoa Ngân hàng nói riêng và các cán bộ giảng viên trường Học viện Ngân hàng nói chung. Nhờ vào sự hướng dẫn nhiệt tình Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung của các thầy cô và những kiến thức thực tế có được trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, em đã hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc cùng quý thầy cô trường Học viện Ngân hàng đã tạo cho em một môi trường học tập tích cực và bổ ích trong suốt bốn năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ giảng viên khoa Ngân hàng, đặc biệt là thầy PGS.TS Lê Văn Luyện đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Với sự giúp đỡ của thầy cô cùng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết, khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô để khoá luận tốt nghiệp hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Lê Thùy Nhung Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP Á Châu ATM Máy rút tiền tự động BĐH Ban điều hành ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ HĐQT Hội đồng quản trị MHB Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng song Cửu Long NHNN Ngân hàng Nhà nước NHPH Ngân hàng phát hành NHTM Ngân hàng thương mại NHTT Ngân hàng thanh toán PGD Phòng giao dịch POS Điểm chấp nhận thẻ Sacombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Số lượng thẻ tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phát hành giai đoạn 2012 - 2014 Bảng 2.2 Số lượng thẻ ghi nợ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phát hành giai đoạn 2012 - 2014 Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung Bảng 2.3 Tình hình sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2012 – 2014 Bảng 2.4 Giả mạo theo sản phẩm thẻ của Sacombank phát hành giai đoạn 2012 - 2014 Bảng 2.5 Giả mạo thẻ family do Sacombank phát hành giai đoạn 2012 - 2014 Sơ đồ 2.1 Quy trình phát hành thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình thanh toán thẻ cúa Sacombank Sơ đồ 2.3 Mô hình quản trị rủi ro tại Sacombank Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ doanh số thanh toán qua thẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín từ năm 2012 - 2014 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về thẻ và các điểm chấp nhận thẻ các năm 2012, 2013, 2014 so với năm 2011 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng khoản thu dịch vụ từ thẻ qua các năm 2012,2013,2014 Biểu đồ 2.4 Giả mạo trong lĩnh vực thanh toán thẻ của Sacombank năm 2012 - 2014 MỤC LỤC Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung 6 LỜI MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, để có thể vượt qua các rào cản, khó khăn của quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại đã và đang không ngừng nâng cao năng lực quản lý điều hành, chủ động mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho đơn vị. Một trong những lĩnh vực kinh doanh vừa đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng vừa mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội, đó chính là dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ. Hoạt động thanh toán thẻ không những giúp cho người dân tiếp cận các phương tiện thanh toán văn minh hiện đại của thế giới, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống xã hội mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi ngân hàng thương mại. Nắm bắt được vai trò quan trọng của thẻ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cũng đã rất tích cực phát hành thêm nhiều loại thẻ mới trong những năm vừa qua để đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như của nền kinh tế. Tuy nhiên, song song với những lợi ích mà thẻ mang lại, việc kinh doanh thẻ cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế kỷ của công nghệ hiện đại, khi nền công nghệ hiện đại càng phát triển thì rủi ro do sử dụng, lợi dụng công nghệ để đánh cắp tiền từ thẻ đang là một thách thức lớn cho cả đơn vị phát hành thẻ và chủ thẻ. Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ngày càng đa dạng và phức tạp. Nó làm suy giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng uy tín và thương hiệu của đơn vị phát hành thẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả thi để ngăn chặn, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ đã và đang trở thành vấn đề bức xúc, cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung 7 Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều, hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín vẫn tương đối ổn định. Đó là lý do tại sao em chọn đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín để nghiên cứu. 2- Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM - Nghiên cứu thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chỉ ra những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của hiện trạng để làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp. - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn đề tài, đối tượng chính của luận văn những rủi ro và hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ của Ngân hàng NHTM. Phạm vi nghiên cứu gồm các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín từ năm 2012 đến 2014. 4- Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: Tiếp cận thực tế, thu thập thông tin, số liệu để so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, đồng thời vận dụng kiến thức của các môn học về kinh tế, tài chính ngân hàng và tranh thủ những kinh nghiệm của những cán bộ làm thực tiễn trên lĩnh vực dịch vụ thẻ ngân hàng để phát hiện và đề xuất giải pháp giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài. 5. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu trong ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thẻ và các rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung 8 Chương 2: Thực trạng về kinh doanh thẻ và rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chương 3: Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHTM 1.1. Những vấn đề chung về thẻ ngân hàng 1.1.1- Khái niệm về thẻ thanh toán, lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.1.1- Khái niệm về thẻ ngân hàng Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM. 1.1.1.2- Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán Để có được các sản phẩm thẻ đa dạng như hiện nay, thẻ ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, xét về mặt thời gian, kinh doanh thẻ là lĩnh vực kinh doanh tương đối mới mẻ với sự ra đời và phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20 cho tới nay.  Sự phát triển của thẻ ngân hàng trên thế giới Thẻ thanh toán được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ dựa trên uy tín của khách đối với các tiệm này. Thông thường, các chủ tiệm theo dõi mỗi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi rõ các khoản mà khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng trả tiền sau vì họ tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua. Tuy nhiên, dần dần nhiều người trong số các chủ tiệm bán hàng hóa, dịch vụ này nhận thấy, họ không có đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả sau như vậy. Chính yếu tố này đã góp phần giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ. Bởi vì, chỉ với lượng vốn kinh doanh lớn và khả năng Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung 9 mở rộng, quay vòng vốn cho vay thì các tổ chức này mới có khả năng cung cấp cho khách hàng những khoản vay miễn lãi trong một thời gian tương đối. Vào năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu tiên cung cấp cho các khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh toán trả chậm. Công ty này phát hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi thực hiện 2 chức năng: giúp nhận diện và phân biệt khách hàng.; cung cấp và cập nhật dữ liệu về khách hàng, bao gồm các thông tin về tài khoản và thông tin về giao dịch thực hiện. Các tổ chức khác dần nhận ra những giá trị của loại hình dịch vụ nói trên của Western Union và chỉ trong một vài năm sau đó, rất nhiều đơn vị như nhà ga, khách sạn cũng như các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp dịch vụ trả chậm cho khách hàng của mình theo phương thức của Western Union. Trong đó, Tập đoàn xăng dầu của Mỹ cho ra đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên vào năm 1924, cho phép người dân sử dụng thẻ này để mua xăng, dầu tại các cửa hàng trên toàn quốc. Tiếp theo những tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các ngân hàng chính thức bước vào thị trường thẻ với mục tiêu nhanh chóng nhân rộng hình thức thanh toán này dựa trên mối quan hệ sẵn có giữa các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên cả nước với hệ thống đại lý rộng khắp của ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh và trước những khoản lợi dễ dàng như vậy, chỉ một vài năm sau đó, hơn 100 ngân hàng khác nhau trên nước Mỹ cùng thực hiện ý tưởng phát hành thẻ thanh toán trả chậm, sau này gọi là thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bởi việc phát triển sản phẩm quá nhanh, ồ ạt và không đa dạng hóa sản phẩm bằng những tiện ích đầy đủ như thẻ tín dụng hiện giờ nên nhiều ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khác đã gặp những bài học đắt giá và buộc phải xem lại chiến lược kinh doanh của mình. Vào năm 1950, Diners Club phát hành tấm thẻ tín dụng đầu tiên, được làm bằng chất liệu plastic. Sau này Frank McNamara, người sáng lập Diners Club, kể lại là ông đã từng trải qua một trường hợp hết sức lúng túng khi ông ở một cửa hiệu ở New York nhưng quên mang theo ví. Chính việc cam kết phải thanh toán sau đã gợi lên một ý tưởng kinh doanh thẻ đối với Frank McNamara. Sau Diners Club, vào năm 1958, công ty American Epress cũng tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng và đã thiết lập thành công tên tuổi của mình trong lĩnh vực mới mẻ này. Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh của mình, American Epress chú trọng phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch – một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng tại Mỹ và Châu Âu trong thời kỳ Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung 10 sau chiến tranh thế giới. Đến trước năm 1970, khái niệm về thẻ tín dụng đã được nhiều người biết đến và nhanh chóng được đón nhận. Năm 1966, ngân hàng Bank of America chính thức trao quyền phát hành thẻ BankAmericard của mình cho các ngân hàng khác thông qua việc ký các hợp đồng đại lý, chính thức bắt đầu giai đoạn tăng tốc trong phát triển. Người dân đi du lịch nhiều hơn trên đất Mỹ và ra nước ngoài mà ko lo lắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh toán. Thẻ tín dụng lúc này không chỉ mặc định dành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà dần trở thành những phương tiện thanh toán thông dụng. Thương hiệu BankAmericard với một loạt sản phẩm có màu xanh, trắng, vàng đặc trưng ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Bằng việc ký hợp đồng đại lý và cho các ngân hàng khác hưởng phí thanh toán chuyển đổi, Bank of America đã nhanh chóng tăng được lượng thẻ phát hành cũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các Đơn vị chấp nhận thẻ trên khắp nước Mỹ và mở rộng ra thế giới. Tới năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank of America thực sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên BankAmericard, tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng Cũng vào năm 1966, 3 nhóm ngân hàng lớn phía đông nước Mỹ quyết định hợp tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank Card Association (ICA). Sau này, tên ICA được chuyển đổi thành MasterCard. ICA ban hành các quy định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp marketing, bảo mật và các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cách hiệu quả. Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu thông qua việc liên kết với Ngân hàng Banco National của Mexico. Sau thời gian đó, ICA tìm kiếm đối tác tại thị trường Châu Âu, cho ra đời thẻ Eurocard. Cũng vào năm 1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số ngân hàng tại Nhật, nhằm từng bước thâm nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này. Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là một phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đồng thời đã và đang phản ánh đầy đủ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện. Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các Tổ chức thẻ quốc tế Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung [...]... giảm lợi của ĐVCNT Qua những hậu quả mà rủi ro trong kinh doanh thẻ gây ra, có thể thấy được sự cần thiết phải đề ra các biện pháp, công cụ hữu hiệu để hạn chế những rủi ro này 1.3- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ đối với các ngân hàng thương mại 1.3.1- Quan điểm và sự cần thiết hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của các NHTM Kinh doanh thẻ là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro như... hậu quả của rủi ro trong kinh doanh thẻ ngân hàng Rủi ro trong kinh doanh thẻ đã gây ra nhiều hậu quả lớn đối với cả các ngân hàng và cả về phía chủ thẻ và xã hội  Về phía chủ th : Có thể nói, cho dù nguyên nhân gây ra rủi ro là từ phía ngân hàng, ĐVCNT hay từ phía chủ thẻ thì chủ thẻ là đối tượng trực tiếp chịu hậu quả từ rủi ro trong việc kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại Những rủi ro này... nền kinh tế Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung 32 nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng, trong đó có hoạt động kinh doanh thẻ Kinh tế xã hội ổn định là cơ sở để ổn định đời sống và phát triển kinh tế, giảm các hiện tượng tiêu cực trong xã hội nói chung và trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng nói riêng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KINH DOANH THẺ VA RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG... quan tới hoạt động kinh doanh thẻ, bao gồm hoạt động phát hành, sử dụng và thanh Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung 18 toán thẻ Đối tượng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ 1.2.2- Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ 1.2.2.1- Xem xét rủi ro từ góc độ tổng quát chung: có thể xảy ra do những rủi ro sau: • Rủi ro về môi trường pháp l : trong hoạt động kinh doanh thẻ, quá trình thực... thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ • Việc thanh toán giữa ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ về số tiền thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ phải theo thỏa thuận giữa 2 bên qua phương thức thanh toán giữa các ngân hàng 1.2- Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng 1.2.1- Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM Rủi ro trong hoạt động thẻ là các tổn thất về vật chất... hại rủi ro cho chủ thẻ 1.2.3- Các nguyên nhân và hậu quả rủi ro trong kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại 1.2.3.1- Nguyên nhân  Nguyên nhân xuất phát từ chính ngân hàng Như đã nghiên cứu trên, rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ có thể phát sinh từ nhiều phía Dưới góc độ ngân hàng, rủi ro xảy ra từ một số nguyên nhân sau: • Việc mở rộng thị trường thẻ thời gian qua còn nhiều điểm bất cập, các ngân. .. ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM 1.3.3.1- Nhân tố chủ quan a Trình độ công nghệ ngân hàng Thẻ là một sản phẩm gắn liền với công nghệ kỹ thuật hiện đại, việc lựa chọn hệ thống công nghệ của từng ngân hàng phải phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng đó và có thể hạn chế được rủi ro cho ngân hàng và cho khách hàng Các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ cần phải... minh của chip, nâng cao uy tín ngân hàng Thực hiện đồng bộ việc sử dụng thẻ chip điện tử thay thế thẻ từ sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi gian lận về thẻ cũng như hạn chế tối đa hiện tượng làm giả thẻ 1.3.2.2- Về công cụ sử dụng để hạn chế rủi ro Với các phương pháp trên, thông thường các NHTM sử dụng những công cụ sau để hạn chế rủi ro trong kinh doanh th :  Dự báo phòng ngừa rủi ro: Nếu ngân. .. trương của nhà nước trong công cuộc phòng chống rửa tiền , góp phần đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, gây dựng một nền kinh tế phát triển lành mạnh 1.3.2- Các phương pháp và công cụ hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM Nhận thức được công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là vô cùng cần thiết, các NHTM đã có nhiều phương pháp và công cụ để hạn chế những rủi ro, ... có Trong nhiều trường hợp, các rủi ro phát sinh sẽ làm chậm lại quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ của chủ thẻ Đặc biệt, công việc kinh doanh của khách hàng có thể bị gián đoạn, làm giảm lợi nhuận, thậm chí chủ thẻ có thể bị mất những thương vụ - làm ăn quan trọng  Về phía ngân hàng: Những rủi ro trong kinh doanh thẻ để lại những hậu qu : Thứ nhất, gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngân . xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Lê Thùy Nhung Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP Á Châu ATM Máy rút tiền tự động BĐH Ban. trong khoá luận đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Lê Thùy Nhung LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp cũng như trải qua bốn năm học tập tại trường. giảng viên trường Học viện Ngân hàng nói chung. Nhờ vào sự hướng dẫn nhiệt tình Sinh viên: Lê Thuỳ Nhung của các thầy cô và những kiến thức thực tế có được trong thời gian thực tập tại Ngân hàng

Ngày đăng: 04/07/2015, 08:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • Tình hình sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2012 – 2014

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1- Tính cấp thiết của đề tài

  • 2- Mục đích nghiên cứu:

  • 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4- Phương pháp nghiên cứu.

  • 5. Kết cấu luận văn.

  • CHƯƠNG I

  • NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHTM

  • 1.1. Những vấn đề chung về thẻ ngân hàng

  • 1.1.1- Khái niệm về thẻ thanh toán, lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam

  • 1.1.1.1- Khái niệm về thẻ ngân hàng

    • Vào cuối tháng 6/2007, cả nước có trên 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 6,2 triệu thẻ. Hầu hết ngân hàng đã trang bị máy ATM với khoảng 3.820 máy, số thiết bị chấp nhận thẻ lên đến 21.875. Đồng thời, nhằm thúc đẩy phát triển nhu cầu sử dụng thẻ,  NHNN đã ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 (Quyết định 20) để thay thế cho Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999.

    • Và cho đến thời điểm cuối năm 2014, trên thị trường đã có 50 tổ chức phát hành thẻ với số lượng trên 77,3 triệu thẻ đã được phát hành, gần 15.900 máy ATM và hơn 164.000 POS/EDC. Trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ tại Việt Nam, quyết định số 20/2007/QĐ – NHNN đã không còn phù hợp. Vì vậy, NHNN đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (dự thảo Thông tư) để thay thế Quyết định 20. NHNN cũng muốn tạo hành lang pháp lý đầy đủ và toàn diện. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh phải bao hàm đầy đủ các hoạt động và chủ thể tham gia trên thị trường thẻ, tạo dựng được một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc sử dụng thẻ trong thanh toán không dùng tiền mặt.

    • 1.1.3- Quy trình phát hành và thanh toán thẻ

    • 1.2- Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng

    • 1.2.1- Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM

    • 1.2.2- Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ

    • 1.2.3- Các nguyên nhân và hậu quả rủi ro trong kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại

    • 1.3- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ đối với các ngân hàng thương mại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan