rủi ro (HĐQT) Phòng quản lý
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của các ngân hàng thương mại mà còn phải có một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp từ Nhà nước. Em xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động thanh toán thẻ:
Môi trường pháp lý có vai trò rất quan trọng, là cơ sở đảm bảo hoạt động thanh toán thẻ ổn định, an toàn và phát triển. Bởi vì luật pháp là yếu tố phức tạp, tác động đến tất cả các mối quan hệ thuộc mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Luật pháp được xem là công cụ tất yếu không thể thiếu để Nhà nước hình thành thói quen giao dịch, thanh toán thẻ trong xã hội. Vì vậy, việc xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng phát triển an toàn thực sự cần thiết.
Chính phủ nhanh chóng điều chỉnh và ban hành các văn bản mang tính pháp lý cao, mang tính tương đối chi tiết, cụ thể về mặt nghiệp vụ nhằm đảm bảo một hành lang pháp luật cao hơn, khả thi hơn và thống nhất hơn, góp phần tạo thuận lợi cho thị trường thanh toán hướng đến sự năng động và hiệu quả. Cụ thể:
o Sớm ban hành văn bản pháp quy về phạm vi và khối lượng giá trị được thanh toán bằng tiền mặt.
o Thực thi một cách nghiêm minh Luật giao dịch điện tử, nhanh chóng ban hành Luật thanh toán, các văn bản dưới luật để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng thanh toán, các hệ thống thanh toán tạo ra những kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích các giao dịch thông qua thẻ.
o Sớm ban hành văn bản quy định về tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc cho loại tội phạm làm thẻ giả, cấu kết lừa đảo gian lận giao dịch thẻ, hacker tin học,...
Thứ hai, xây dựng những chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh thẻ
Chính phủ khuyến khích các ngân hàng đầu tư dịch vụ thẻ thông qua chính sách giảm thuế. Đối với thanh toán thẻ hiện nay Chính phủ đánh thuế GTGT 10%.. Nếu Chính phủ tiếp tục giữ mức thuế cao như hiện nay thì khó có thể khuyến khích được người dân trong nước sử dụng loại hình dịch vụ này. Vì thế, Chính phủ nên có chính sách thuế thoả đáng hơn đối với mặt hàng thẻ, tốt nhất nên hạ mức thuế xuống còn khoảng 5%, điều này sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thực hiện việc giảm giá thành dịch vụ thẻ, đẩy nhanh tốc độ phát triển thẻ ngân hàng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh thẻ mà trong nước chưa sản xuất được.
Ngoài ra, Chính phủ cần có những biện pháp tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ cập các kiến thức và sự hiểu biết đến mọi tầng lớp dân cư trong việc sử dụng thẻ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau để người dân thấy rõ những ưu việt, thuận lợi, tác dụng và các lợi ích của việc sử dụng thẻ trong thanh toán hàng hoá dịch vụ.
Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán điện tử nói chung và hoạt động thanh toán thẻ nói riêng
Có thể nhận thấy rằng, việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật đáp ứng quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không phải là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà là một vấn đề mang tính chiến lược củaquốc gia. Vì vậy, cần thiết Nhà nước chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa Việt Nam theo kịp tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày nay.
Thanh toán điện tử nói chung và thanh toán thẻ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của công nghệ viễn thông của quốc gia. Do đó, Chính phủ chỉ đạo bộ Bưu chính viễn thông cần có chiến lược đầu tư thích hợp vào cơ sở hạ tầng viễn thông để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thanh toán điện tử cũng như hoạt động thẻ theo hướng nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Bộ Bưu chính viễn thông cần phải hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc cung ứng đường truyền, tín hiệu truyền, nhận tin và có kế hoạch phát triển hệ thống vệ tinh trong truyền dẫn số liệu của toàn ngành ngân hàng.